BỘ thưƠng mại vụ thị trưỜng châu mỹ


PHẦN IV PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NHẰM



tải về 328.69 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích328.69 Kb.
#39146
1   2   3   4

PHẦN IV

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NHẰM

XÁC LẬP NGƯỠNG AN TOÀN ĐỐI VỚI

CÁC TÁC NHÂN THỰC PHẨM GÂY DỊ ỨNG CHÍNH



TÓM TẮT
Bối cảnh.
Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và dán nhãn thực phẩm gây dị ứng (FALCPA) bổ sung cho Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (FFDCA) và yêu cầu nhãn của một sản phẩm thực phẩm có chứa thành phần “thực phẩm gây dị ứng chủ yếu” nêu rõ chất gây dị ứng như định nghĩa tại FALCPA. FALCPA định nghĩa “thực phẩm gây dị ứng chủ yếu” là một trong tám thực phẩm hoặc thành phần của thực phẩm có chứa chất đạm chuyển hóa từ một trong các loại thực phẩm đó. Một thành phần thực phẩm có thể được miễn các yêu cầu dán nhãn của FALCPA nếu không gây ra dị ứng gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc không chứa chất đạm gây dị ứng. FALCPA cũng yêu cầu FDA ban hành các quy định định nghĩa thuật ngữ “không chứa gluten”.
Báo cáo này tóm tắt hiện trạng các kiến thức khoa học về dị ứng thực phẩm và bệnh celiac, bao gồm thông tin về quan hệ phản ứng theo liều lượng của các thực phẩm gây dị ứng chủ yếu và gluten. Báo cáo cũng trình bày các định nghĩa và dữ liệu sinh học cần thiết để đánh giá các cách tiếp cận khác nhau trong việc xác lập các ngưỡng chắc chắn và hiệu quả về mặt khoa học để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mỗi cách tiếp cận đều có các mặt mạnh yếu, và việc áp dụng mỗi cách bị hạn chế bởi khả năng có được các dữ liệu phù hợp. Trong tương lai gần, các tiến bộ khoa học rất có thể giải quyết được các hạn chế nêu tại báo cáo này.
Nhóm Công tác Ngưỡng mong rằng bất kỳ một quyết định tiếp cận để xác lập ngưỡng cho thực phẩm gây dị ứng hoặc gluten nào đều phải được xem xét đến các nhân tố bổ sung không nêu tại báo cáo này. Hơn nữa, một phương án hàm chứa trong thảo luận về cách tiếp cận tiềm năng của báo cáo là quyết định không xác lập ngưỡng tại thời điểm này.
Các cách tiếp cận để xác lập ngưỡng
Báo cáo nêu ra bốn cách tiếp cận có thể được sử dụng để xác lập ngưỡng
Dựa trên phương pháp phân tích - các ngưỡng được xác định bởi độ nhạy của phương pháp này nhằm kiểm tra tính phù hợp.
Dựa trên đánh giá sự an toàn – một mức “an toàn” được tính toán sử dụng Mức độ hiệu ứng gây hại không được quan sát (NOAEL) có được nhờ các nghiên cứu thách thức mà con người có thể chịu được; Hệ số Không chắc chắn được áp dụng để dự tính các lỗ hổng kiến thức.
Dựa trên đánh giá độ rủi ro – nghiên cứu các tác hại đã biết và các tác hại tiềm tàng đối với sức khỏe con người trước hiểm nguy; lượng hóa các cấp độ rủi ro liên quan đến việc tiếp xúc cụ thể và mức độ không chắc chắn vốn có mỗi khi ước lượng rủi ro.
Phái sinh từ luật pháp – sử dụng miễn trừ có trong luật áp dụng và ngoại suy từ đó cho các trường hợp tương tự.

Các phát hiện của Nhóm công tác ngưỡng đối với “thực phẩm gây dị ứng chủ yếu”
Phát hiện 1. Cách tiếp cận đầu tiên được chọn để xác lập ngưỡng cho các chất gây dị ứng chính từ thực phẩm, các giá trị của ngưỡng và bất kỳ Hệ số không chắc chắn nào khác được sử dụng trong xác lập các giá trị của ngưỡng sẽ định kỳ được xem xét, thẩm định lại theo các kiến thức khoa học mới và các phát hiện mới về bệnh tật.
Phát hiện 2. Cách tiếp cận dựa trên phương pháp phân tích có thể được sử dụng để xác lập ngưỡng cho những thực phẩm gây dị ứng chủ yếu khi có thể áp dụng được phương pháp này. Tuy nhiên, nếu dùng cách tiếp cận này, các ngưỡng cần được thay thế bởi các ngưỡng được xác lập sử dụng một trong các cách tiếp cận khác nhanh nhất có thể.
Phát hiện 3. Cách tiếp cận dựa trên đánh giá sự an toàn, dựa trên các dữ liệu trị bệnh có sẵn, là một cách khả thi để xác lập ngưỡng cho thực phẩm gây dị ứng chủ yếu. Nếu cách tiếp cận này được triển khai, các quyết định về Mức độ hiệu ứng gây hại thấp nhất quan sát được (LOAEL) hay Mức độ hiệu ứng gây hại không quan sát được (NOAEL) phải dựa trên bằng chứng của “triệu chứng khách quan đầu tiên”. Mỗi thực phẩm gây dị ứng chủ yếu cần phải được xác lập một ngưỡng riêng. Nếu việc xác lập ngưỡng riêng không khả thi thì phải xác lập một ngưỡng duy nhất dựa trên những thực phẩm gây dị ứng mạnh nhất. Trong những trường hợp người ta hay sử dụng LOAEL hơn là NOAEL để xác lập ngưỡng thì phải sử dụng một Hệ số không chắc chắn phù hợp.
Phát hiện 4. Trong 4 cách tiếp cận nêu trên thì cách tiếp cận định lượng dựa trên đánh giá độ rủi ro đem lại các phân tích khoa học chắc chắn và minh bạch nhất để xác lập ngưỡng cho thực phẩm gây dị ứng chủ yếu. Tuy nhiên, cách tiếp cận này mới chỉ được áp dụng gần đây đối với thực phẩm gây dị ứng, hiện tại chưa có đủ số liệu để đáp ứng được yêu cầu của cách này. Cần triển khai một chương trình nghiên cứu phát triển các công cụ đánh giá rủi ro, và thu thập đánh giá các số liệu chữa trị bệnh và dịch tễ học cần thiết để hỗ trợ cho cách tiếp cận định lượng dựa trên đánh giá độ rủi ro này.
Phát hiện 5. Cách tiếp cận phái sinh từ luật pháp đưa ra một cơ chế xác lập ngưỡng cho các chất đạm gây dị ứng trong thực phẩm dựa trên sự loại trừ theo luật định. Rất cói thể, cách tiếp cận này sẽ được sử dụng để xác lập một cấp độ ngưỡng đơn nhất đối với chất đạm chiết xuất từ bất kỳ loại thực phẩm gây dị ứng chủ yếu nào. Cách tiếp cận này có thể thu lại những ngưỡng bảo vệ sức khỏe con người không thật cần thiết nếu so sánh với những ngưỡng được tạo ra bởi cách tiếp cận dựa trên đánh giá sự an toàn. Tuy nhiên, để khẳng định điều này cần có dữ liệu bổ sung. Nếu triển khai cách tiếp cận này để xác lập ngưỡng thì chỉ nên sử dụng tạm thời và tái thẩm định khi có các tri thức, dữ liệu và công cụ đánh giá rủi ro mới.
Các phát hiện của Nhóm công tác ngưỡng đối với “Gluten”
Phát hiện 6. Cách tiếp cận đầu tiên được lựa chọn để xác lập ngưỡng cho Gluten, giá trị của ngưỡng được chọn, và bất kỳ Hệ số không chắc chắn nào khác được sử dụng để xác lập giá trị của ngưỡng sẽ định kỳ được xem xét, thẩm định lại theo các kiến thức khoa học và các phát hiện mới về bệnh tật.
Phát hiện 7. Cách tiếp cận dựa trên phương pháp phân tích có thể được sử dụng để xác lập ngưỡng cho Gluten. Tuy nhiên, nếu dùng cách tiếp cận này thì các ngưỡng nêu trên sẽ được thay thế bởi các ngưỡng được xác lập sử dụng một trong các cách tiếp cận khác nhanh nhất có thể.
Phát hiện 8. Cách tiếp cận dựa trên đánh giá độ an toàn là một phương cách khả thi để xác lập ngưỡng cho Gluten, sử dụng các dữ liệu LOAEL sẵn có cho bệnh celiac. Một Hệ số không chắc chắn chung sẽ được ước lượng từ dữ liệu này và áp dụng đối với LOAEL để xác lập ngưỡng cho Gluten. Bất kỳ ngưỡng nào bắt nguồn từ cách tiếp cận này đều cần phải tái thẩm định khi có các dữ liệu nghiên cứu mới. Hiện tại, không có dủ dữ liệu để sử dụng cách tiếp cận này xác lập ngưỡng cho Gluten chim yến cho những người bị bệnh celiac do dị ứng với chim yến. Tuy nhiên, rất có thể ngưỡng dựa trên Gluten của lúa mỳ cũng có thể có ích để bảo vệ người mẫn cảm với Gluten chim yến.
Phát hiện 9. Sử dụng cách tiếp cận định lượng dựa trên đánh giá độ rủi ro để xác lập ngưỡng cho Gluten hiện tại là không khả thi. Tuy nhiên, xét đến ích lợi từ việc sử dụng cách tiếp cận này, cần ưu tiên xây dựng một chương trình nghiên cứu để thu thập thêm kiến thức và dữ liệu cần thiết.
Phát hiện 10. Hầu như không có các yêu cầu hay miễn trừ pháp lý nào phù hợp làm cơ sở cho cách tiếp cận phái sinh từ luật pháp để xác lập ngưỡng cho Gluten. Cách tiếp cận này không khả thi.
Bất kỳ một cách tiếp cận nào được sử dụng để xác lập ngưỡng nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước các dị ứng thực phẩm hay mẫn cảm đối với bệnh celiac cần phải được sử dụng nhiều lần. Cách tiếp cận ngưỡng cần được kiểm tra định kỳ để theo các kiến thức, số liệu và cách tiếp cận mới.
I. TỔNG QUAN
A. Mục đích
Việc dán nhãn chính xác và cung cấp thông tin rất quan trọng đối với người tiêu dùng bị dị ứng, cá nhân mắc bệnh celiac và gia đình của họ vì họ cần dựa vào việc kiêng khem khắt khe để tránh các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng và dán nhãn thực phẩm gây dị ứng (FALCPA) bổ sung cho Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (FFDCA) yêu cầu nhãn của một sản phẩm thực phẩm có chứa thành phần “thực phẩm gây dị ứng chủ yếu” phải nêu rõ chất gây dị ứng như định nghĩa tại FALCPA. FALCPA định nghĩa “thực phẩm gây dị ứng chủ yếu” là một trong tám loại thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm có chứa chất đạm chuyển hóa từ một trong các loại thực phẩm đó.
Một vấn đề khoa học quan trọng gắn liền với việc thực thi FALCPA là sự tồn tại của các cấp độ ngưỡng mà dưới các ngưỡng đó, những người bị dị ứng thực phẩm hầu như không có các phản ứng có hại nào. FALCPA cung cấp hai quá trình mà theo đó một thành phần có thể được miễn các yêu cầu dán nhãn của FALCPA. Đó là quá trình kiến nghị và quá trình thông báo. Trong quá trình kiến nghị, một thành phần có thể được miễn nếu người kiến nghị chứng minh được thành phần đó không “gây phản ứng dị ứng đe dọa tới sức khỏe con người”. Trong quá trình thông báo, một thành phần có thể được miễn nếu thông báo này chứa đựng bằng chứng khoa học cho thấy thành phần này “không chứa chất đạm gây dị ứng”, hoặc nếu FDA trước đó đã xác định, theo phần 409 của FFDCA, rằng thành phần thực phẩm đó không gây phản ứng dị ứng đe dọa sức khỏe con người. Do đó, việc nắm được các ngưỡng thực phẩm gây dị ứng và xây dựng một khung phân tích vững chắc cho các ngưỡng đó mang đóng vai trò quan trọng số một đối với phân tích của FDA, và đáp lại các kiến nghị và thông báo FALCPA.
FALCPA cũng yêu cầu FDA ban hành một quy định nhằm định nghĩa và cho phép sử dụng thuật ngữ “không chứa gluten” trên nhãn thực phẩm. Việc dán nhãn này rất quan trọng đối với người mắc bệnh celiac, một loại bệnh không lây nhiễm qua trung gian. Việc kiêng khem nghiêm túc Gluten (ở mức độ có thể tạo phản ứng gây hại) có tác dụng tránh các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Do đó, người tiêu dùng mẫn cảm với bệnh celiac cần các nhãn hàng chính xác, đầy đủ thông tin để bảo vệ bản thân. Việc nắm được các ngưỡng cho Gluten sẽ giúp FDA xây dựng được định nghĩa “không chứa gluten” và xác định việc sử dụng thích hợp thuật ngữ này. Phần 204 của FALCPA chỉ định FDA có nhiệm vụ chuẩn bị và trình báo cáo lên Quốc hội. Báo cáo cần tập trung chủ yếu vào vấn đề tiếp xúc chéo giữa thực phẩm và thực phẩm gây dị ứng, để mô tả các dạng, hiện trạng sử dụng, và các mong muốn của người sử dụng đối với việc dán nhãn khuyến nghị. Tiếp xúc chéo có thể diễn ra như một phần của quá trình sản xuất thực phẩm khi mà dư lượng của thực phẩm gây dị ứng có trong môi trường sản xuất và vô tình nhập vào thực phẩm không chứa chất gây dị ứng và do đó chất gây dị ứng sẽ không được nêu như một thành phần trong nhãn của thực phẩm. Trong một vài trường hợp, chất gây dị ứng thực phẩm được nêu rõ trong một khuyến cáo tự nguyện. Nắm được các ngưỡng của thực phẩm gây dị ứng và xây dựng một khung phân tích vững chắc cho các ngưỡng này rất hữu ích trong việc giải quyết các tiếp xúc qua trung gian và việc sử dụng các khuyến cáo nhãn mác. Trong nỗ lực chế ngự nguy cơ thực phẩm gây dị ứng và nhằm đáp lại các yêu cầu của FALCPA, CFSSAN đã thiết lập một nhóm nội bộ nghiên cứu học thuật (Nhóm Công tác Ngưỡng) để đánh giá hiện trạng của kiến thức khoa học liên quan đến chất gây dị ứng trong thực phẩm và bệnh celiac, để xem xét các cách tiếp cận khác nhau đối với việc xác lập ngưỡng đối với thực phẩm gây dị ứng và Gluten, và để xác định các định nghĩa và số liệu sinh học cần thiết để đánh giá độ chắc chắn khoa học của mỗi cách tiếp cận. Bản dự thảo báo cáo này là kết quả của các cân nhắc kỹ lưỡng của nhóm công tác.
Dự thảo này tóm tắt hiện trạng của kiến thức khoa học liên quan đến chất gây dị ứng trong thực phẩm và bệnh celiac, gồm cả thông tin về các quan hệ phản ứng theo liều lượng đối với thực phẩm gây dị ứng chủ yếu và Gluten. Khả năng xác lập ngưỡng phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về quan hệ phản ứng theo liều lượng đối với thực phẩm gây dị ứng chủ yếu và Gluten và việc đưa ra các phản ứng gây hại. Ngầm xác lập quan hệ phản ứng theo liều lượng chính là việc xác định số lượng dân cư mẫn cảm và mô tả bất kỳ cấp độ ngưỡng nào mà dưới đó tất cả hay một phần của nhóm dân cư mẫn cảm không phản ứng gì. Dự thảo này đưa ra các định nghĩa và số liệu sinh học cần thiết để đánh giá các cách tiếp cận nhằm xác lập ngưỡng vững chắc và hiệu quả về mặt khoa học để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
B. Định nghĩa về ngưỡng
Thuật ngữ “ngưỡng” được dùng để chỉ nhiều khái niệm khác nhau do các cá nhân hay nhóm người sử dụng. Người ta thí nghiệm ngưỡng trên người và động vật (tức Mức độ hiệu ứng gây hại thấp nhất quan sát được (LOAEL) hay Mức độ hiệu ứng gây hại không quan sát được (NOAEL), lấy từ các số liệu dịch tễ học, đánh giá thông qua mô hình hóa (thống kê hoặc giả lập), xác lập bởi quy chế, hay có được từ việc lựa chọn phương pháp phân tích. Khả năng đo và xác định ngưỡng có thể bị hạn chế bởi độ nhạy và đặc trưng của các phương pháp sẵn có để đo tác nhân kích thích hay phản ứng. Nắm bắt được các ưu điểm và hạn chế của số liệu làm cơ sở cho những cách tiếp cận khác nhau rất quan trọng khi đối phó với các phản ứng bất lợi hiếm gặp.
Bảng I -1. Tóm tắt các loại ngưỡng.

Loại

Mô tả

Định nghĩa nguyên dạng

“Hàm lượng mà dưới mức đó, một tác nhân tâm lý hay vật lý không thể được nhận biết và không dẫn tới phản ứng” - Từ điển Webster’s.

Định nghĩa theo độc học

Là liều lượng mà tại mức đó hay thấp hơn, không phát hiện thấy có tác dụng có hại trong thí nghiệm.

Định nghĩa phương pháp luận

Là giới hạn phát hiện của một phương pháp phân tích.

Định nghĩa theo luật

Là việc thiết lập một giới hạn theo hiến pháp, mà dưới mức đó, không phải tiến hành các hành động pháp lý.


C. FALCPA
Như đã nêu, FALCPA bổ sung FFDCA để quy định mẫu mã nhãn thực phẩm trong đó nêu rõ thực phẩm này có chứa một thành phần có chất thực phẩm gây dị ứng chủ yếu. Luật pháp cũng yêu cầu FDA ban hành một quy định để định nghĩa và cho phép sử dụng thuật ngữ “không chứa gluten”.
FALCPA xây dựng một quy trình kiến nghị qua đó các thành phần thực phẩm có thể được miễn khỏi các yêu cầu dán nhãn của FALCPA nếu thành phần đó không gây nên một phản ứng dị ứng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. FALCPA cũng xây dựng quy trình thông báo tại đó thành phần thực phẩm được nêu tại phần 201 (qq)(2) của FFDCA có thể được miễn khỏi các yêu cầu dán nhãn của FALCPA nếu thành phần đó không chứa chất đạm gây dị ứng, hoặc nếu trước đó FDA đã khẳng định rằng, theo phần 409 của FFDCA, thành phần thực phẩm đó không gây nên một phản ứng dị ứng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Theo quan điểm của Nhóm công tác, việc thực hiện quy trình kiến nghị và thông báo của FALCPA có thể sẽ liên quan một số vấn đề khoa học. Một là, thế nào là một “phản ứng dị ứng?” Hai là, liệu mọi phản ứng dị ứng đều gây nguy hại cho sức khỏe con người hay có những loại phản ứng nguy hiểm hơn những loại khác? Ba là, liệu các chất gây dị ứng trong thực phẩm có thể có liều lượng thấp đến mức không thể gây hại được hay không (ví dụ như chất gây dị ứng không tạo ra một phản ứng sinh học hoặc quá nhẹ để bị coi là nguy hiểm?)
Theo FALCPA, một loại “dầu tinh chế” xuất phát từ 1 trong 8 thực phẩm hay nhóm thực phẩm và “bất kỳ thành phần nào chiết xuất từ dầu tinh chế này” đều không thuộc định nghĩa “thực phẩm gây dị ứng chủ yếu” và được miễn thực hiện các yêu cầu dán nhãn của FALCPA. Có bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ dầu tinh chế dường như không liên quan đến các phản ứng dị ứng dù có chất đạm ở mức độ thấp trong ácc loại dầu này.
Phần 206 của FALCPA yêu cầu FDA ban hành một quy định để định nghĩa và cho phép sử dụng thuật ngữ “không chứa gluten” để dán nhãn thực phẩm. Phần 203 của FALCPA thừa nhận rằng phương pháp chữa trị hiện tại đang được khuyến nghị đối với bệnh celiac là việc tránh các gluten trong thực phẩm có liên quan đến bệnh đó. FALCPA không trực tiếp đề cập cách thức định nghĩa thuật ngữ “không chứa gluten”.
II. DỊ ỨNG THỰC PHẨM
A. Dị ứng thực phẩm và không chịu được thực phẩm
Nhiều người tiêu dùng quan niệm rất nhiều phản ứng có hại liên quan đến tiêu hóa thực phẩm chính là “dị ứng thực phẩm”. Thực ra, những phản ứng này có thể xuất hiện vì các nguyên nhân liên quan tới miễn dịch, độc chất hoặc trao đổi chất. Triệu chứng của các phản ứng này có thể khá đa dạng, từ sự nhạy cảm và tấy rát miệng cho đến các bệnh về đường ruột (tổn thương đường ruột, đau và suy dinh dưỡng), viêm ruột kết, chàm bội nhiễm. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể là do các chất độc như hixtamin, tạo nên bởi quá trình chuyển hóa vi khuẩn từ chất histidin có tự nhiên trong thực phẩm. Trong các trường hợp khác, các phản ứng có hại có thể do các điều kiện trao đổi chất như việc không chịu được/chấp nhận được đường sữa. Các điều kiện này đều đã được ghi chép lại đầy đủ. Trong một số trường hợp thậm chí nguy hiểm tới tính mạng và chúng được gọi một cách thích hợp nhất là các trường hợp không chịu được thực phẩm.
Phản ứng miễn dịch của các thành phần trong thực phẩm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới dân cư. Các phản ứng miễn dịch này gồm:
(1) sự nhạy cảm với dược phẩm có trung gian là globulin miễn dịch E (IgE)- (hội chứng dị ứng miệng, tính quá mẫn cảm)
(2) sự nhạy cảm với dược phẩm có trung gian là tế bào (bệnh celiac, viêm ruột non kết bằng kích thích chất đạm từ thực phẩm)
(3) miễn dịch hỗn hợp gồm IgE và miễn dịch có trung gian là tế bào (viêm đường ruột tế bào ưa eozin, viêm da có phản ứng đặc dị).
Do mục đích của bản báo cáo này, thuật ngữ “dị ứng thực phẩm” sẽ được sử dụng để mô tả các phản ứng miễn dịch có IgE là trung gian từ việc tiêu hóa các thực phẩm riêng biệt. Các phản ứng có hại gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức và nghiêm trọng nhất đều có liên quan đến sự nhạy cảm với dược phẩm có trung gian là globulin miễn dịch E (IgE).

B.Cơ chế phản ứng dị ứng
Một phản ứng dị ứng bắt nguồn từ phản ứng bất thường hoặc phóng đại của hệ thống miễn dịch đối với các sinh kháng thể đặc biệt, tức chất đạm trong thực phẩm. Phản ứng miễn dịch này xảy ra ở hai giai đoạn, đầu tiên là sự nhạy cảm đối với chất gây dị ứng và “giải phóng” của một phản ứng dị ứng tại sự thể hiện tiếp đó của chính chất gây dị ứng đó. Sự nhạy cảm xảy ra khi các cá nhân mẫn cảm sản xuất kháng thể IgE chống lại các chất đạm đặc biệt trong thực phẩm. Khi xảy ra việc tái xuất hiện của chất gây dị ứng thực phẩm tương tự, các chất đạm gây dị ứng liên kết với phân tử IgE của các tế bào miễn dịch trung gian (basophin và tế bào sồi), dẫn tới việc kích hoạt các tế bào trung gian này.
Suy luận này dẫn đến việc giải phóng các phân tử dễ phản ứng như liukotrien và hixtamin. Các triệu chứng cụ thể và tính ác liệt của một phản ứng dị ứng đều bị ảnh hướng bởi sự tập trung của các chất gây dị ứng, tuyến lan và các bộ phận cơ thể liên quan như da, hệ GI, hệ hô hấp và máu.
C. Phạm vi các phản ứng gây hại
Các đặc điểm bệnh lý của các phản ứng dị ứng thực phẩm khá đa dạng, từ việc tấy rát nhẹ cho đến triệu chứng hệ hô hấp bị sốc và kiệt sức gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng cụ thể ở da là pruritis, ban đỏ, mề đay, angiodemia, chàm bội nhiễm, ở mắt là viêm màng kết, sưng tấy periorbital, ở mũi là viêm mũi, hắt hơi, ở miệng là môi, lưỡi và vòm họng sưng phồng và ngứa, hay ở đường ruột là chảy ngước, đau bụng, đau ổ bụng, buồn nôn, nôn mửa, kiết lị. Trong các phản ứng nguy hiểm hơn liên quan đến hệ hô hấp, có thể là ho, hen suyễn, khó thở, sưng tấy xung quanh thanh quản và dây thanh ân và ở hệ tim mạch là choáng váng, giảm huyết áp có thể dẫn tới bất tỉnh, ngạt thở, sốc hoặc tử vong. Thuật ngữ “ngạt” được sử dụng để tả các phản ứng nguy hiểm thuộc về cơ thể đối với một chất gây dị ứng mà cần phải có can thiệp y tế ngay lập tức.
Bảng II-1 mô tả tổng quát các triệu chứng khách quan và chủ quan có thể xảy ra trong quá trình diễn ra một phản ứng dị ứng. Các phản ứng dị ứng thường diễn ra từ vài phút đến một tiếng sau khi tiêu hóa một thực phẩm gây khó chịu và thường tiến triển từ nhẹ sang nặng, các liều lượng lớn hơn sẽ dẫn đến các phản ứng nguy hiểm hơn. Một khi việc lan truyền diễn ra thì cá nhân sẽ bị tê cóng hoặc pruritis ngay lập tức ngay tại nơi tiếp xúc hoặc cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng này được gọi là các triệu chứng chủ quan vì không thể quan sát chúng được. Trong quá trình diễn ra các phản ứng, thì các triệu chứng khách quan như da tấy đỏ, phát ban, mặt và môi sưng tấy xuất hiện. Các triệu chứng này thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể liên kết với các triệu chứng nguy hiểm hơn đối với hệ hô hấp và hệ tim mạch. Các triệu chứng này có thể dẫn tới phải nằm viện hoặc gây tử vong, kể cả khi có sự can thiệp y tế phù hợp. Không phải tất cả các phản ứng nguy hiểm, hay quá mẫn cảm, đều được cảnh báo trước bởi những dấu hiệu nhẹ và không phải tất cả các phản ứng đều ngay lập tức. Trong một số trường hợp, các phản ứng quá mẫn cảm có thể chậm sau vài giờ so với các triệu chứng ban đầu.
Mức độ nghiêm trọng của một phản ứng dị ứng phụ thuộc các yếu tố như: phẩm chất di truyền (phản ứng đặc dị), tuổi tác, mẫu thực phẩm gây dị ứng, quá trình chế biến thực phẩm, môi trường và các điều kiện sinh lý học. Ví dụ, bài tập và cách điều trị bằng thuốc (chất chống kích thích không có xtêroit), tiêu thụ rượu, và hen suyễn có thể làm tăng tính nghiêm trọng của phản ứng dị ứng. Những phản ứng dị ứng nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng nhất đã xảy ra đối với những người lớn và trẻ em có phản ứng đặc dị cao và có tiền sử bị hen suyễn.
Nói chung người ta quan niệm rằng ai có tiền sử với các phản ứng dị ứng nghiêm trọng thì cũng dễ có nguy cơ gặp phải các phản ứng nghiêm trọng, Tuy nhiên, người có tiền sử với các phản ứng nhẹ không loại trừ khả năng xảy ra phản ứng nghiêm trọng. Ví dụ, Sicherer đã quan sát thấy các phản ứng nhẹ đối với lạc từ thuở nhỏ có thể có thể trở thành những phản ứng nghiêm trọng và không lường trước được khi lớn hơn và trưởng thành. Điều này có thể là do những trẻ em đó sau này bị hen suyễn. Tương tự, một nghiên cứu mới đây ở Anh về rủi ro do quá mẫn cảm cho thấy trong 85% các trường hợp bị phản ứng thực phẩm gây chết người thì người bệnh đã từng bị một phản ứng không nghiêm trọng trước đó. Pumphrey (2004) cho rằng tính nghiêm trọng của các phản ứng trước đó không phải là một yếu tố mạo hiểm đối với một phản ứng gây chết người đối với những bệnh nhân bị dị ứng quả hạch. Các số liệu này cho thấy bất kỳ ai có bệnh án với dị ứng thực phẩm IgE có thể được coi là có nguy cơ bị quá mẫn cảm hoặc các phản ứng nghiêm trọng.

Bảng II-1. Các triệu chứng của các phản ứng dị ứng


 

 

Các triệu chứng khách quan

Các triệu chứng chủ quan a

Thuộc về da


Da

Ngứa

- đỏ ứng, ban đỏ

- cương cứng của pilor

(như tiếng ngỗng kêu)
- phát ban cấp tính

- chàm bội nhiễm (thường chậm hơn, sau 6 tiếng)



mặt sưng tấy

Miệng (môi, lưỡi, vòm họng)

Ngứa, tê, khô cứng

Phù, sưng, tấy như lưỡi gà trên cổ họng

Mắt


Màng kết ngứa

Xung quanh mắt bị phù, đỏ màng kết hoặc chảy tuyến lệ

Đường ruột

Buồn nôn, đau, trừ trẻ sơ sinh

Nôn mửa, kiết lỵ, đau bụng ở trẻ sơ sinh

Hệ hô hấp

mũi

Ngứa

Tịt mũi, chảy mũi, hắt hơi

Thanh quản, cổ họng

Ngứa, khô rát

Sưng tấy quanh thanh quản và dây thanh âm, khản giọng, thở khò khè, ho

Phổi

Thở ngắn, đau tức ngực

Hệ hô hấp bị kiệt quệ (thở nhanh, khó thở, giảm mức thở có thể đo được, ho, thở khò khè

Tim và hệ tim mạch

Đau tức ngực, choáng váng, chóng mặt

Ngất, bất tỉnh, tụt huyết áp, sốc huyết áp thấp, nhịp tim rối loạn

Các triệu chứng khác

“Cảm nhận về sự diệt vong cận kề” b

Sự co bóp tử cung (phụ nữ)

a Tính quá mẫn cảm là một điều kiện được định nghĩa thiếu rõ ràng cho một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và thuộc về cơ thể. Các phản ứng dị ứng xuất phát từ các triệu chứng khách quan của hệ hô hấp và hệ tim mạch sẽ được các thầy thuốc lâm sàng coi là các phản ứng nghiêm trọng và mang tính quá mẫn cảm.
Trong một số bảng phân loại thì các triệu chứng trong hai hay nhiều hơn các mục kể trên như thuộc về da, đường ruột hoặc hệ hô hấp, dù có tương đối nhẹ thì vẫn được coi là mang tính quá mẫn cảm. Cú sốc do quá mẫn cảm là một hệ quả của tính quá mẫn cảm khi tim loạn nhịp và các mạch máu rò rỉ dẫn đến mất máu nghiêm trọng (thường lớn hơn 25% lượng máu đang ngưng nghỉ) và tụt huyết áp rất thấp.
b “Cảm nhận về sự diệt vong cận kề” là dấu hiệu hoặc báo trước một phản ứng nghiêm trọng


Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 328.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương