BỘ TƯ pháp số: /2011/tt-btp (Dự thảo 3 ) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 51.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích51.79 Kb.
#9409

BỘ TƯ PHÁP

Số: /2011/TT-BTP



(Dự thảo 3 )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày tháng năm 2011

THÔNG TƯ

Quy định về tổ chức thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên


Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Bộ Tư pháp quy định việc tổ chức thi tuyển Chấp hành viên như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp của Cục Thi hành thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự), Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự) đối với đối tượng là công chức thuộc các cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan khác có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.



Điều 2. Việc thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp

Việc thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự; Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự (sau đây gọi chung là Nghị định số 74/2009/NĐ-CP); Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây gọi chung là Nghị định số 24/2010/NĐ-CP); Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (sau đây gọi chung là Thông tư số 13/2010/TT-BNV) và các văn bản có liên quan.



Điều 3. Nguyên tắc tổ chức kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp

1. Việc thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp được thực hiện công bằng, khách quan, công khai và minh bạch. Trường hợp các tỉnh, thành phố có số lượng công chức thuộc cơ quan thi hành án dân sự được cử tham dự kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp nhiều hơn so với nhu cầu cần bổ sung Chấp hành viên sơ cấp của địa phương thì thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh.

2. Công chức được cử dự thi phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch chấp hành viên thi hành án dân sự quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP và quy định tại Thông tư 10/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chấp hành viên và thư ký thi hành án dân sự (sau đây gọi chung là Thông tư số 10/2010/TT-BNV).

Điều 4. Xây dựng kế hoạch thi tuyển Chấp hành viên

Chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hàng năm, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phải có văn bản báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự về số lượng công chức hiện có theo từng ngạch công chức và đăng ký nhu cầu cử công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu và thống nhất kế hoạch thực hiện theo thẩm quyền.



Chương II

NỘI QUY KỲ THI, HỘI ĐỒNG THI, TỔ CHỨC KỲ THI, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ VÀ THỜI GIAN TỔ CHỨC THI TUYỂN CHẤP HÀNH VIÊN SƠ CẤP

Điều 5. Nội quy kỳ thi

Nội quy kỳ thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp thực hiện theo quy định về Nội quy kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch công chức (Phụ Lục số 3) ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV.



Điều 6. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp trên cơ sở đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng: 01 Thứ trưởng Bộ Tư pháp;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc 01 Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp;

c) Các Ủy viên Hội đồng: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp và các uỷ viên khác là đại diện các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan;

d) Thư ký Hội đồng: 01 Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp là Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.



Điều 7. Quy chế thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp

Quy chế thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thực hiện theo quy định tại Quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức (Phụ lục số 4) ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV.



Điều 8. Điều kiện, Hồ sơ của công chức các cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố này đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố khác

1. Đơn vị mà công chức các cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố này đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố khác có nhu cầu bổ sung Chấp hành viên sơ cấp.

2. Việc sơ tuyển đối với công chức công chức các cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố này đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố khác do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi công chức đăng ký dự thi tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP.

3. Hồ sơ của công chức cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố này đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố khác thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP; kèm theo văn bản đồng ý và bản Nhận xét cán bộ của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi công chức đang công tác (đối với trường hợp công chức đang công tác tại Chi cục Thi hành án dân sự thì phải có ý kiến bằng văn bản của Chi cục trưởng).



Điều 9. Điều kiện, Hồ sơ của công chức không thuộc các cơ quan thi hành án dân sự đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp

Công chức từ cơ quan khác có nguyện vọng làm Chấp hành viên sơ cấp, không thuộc trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển theo quy định, có quyền đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp nhưng phải đáp ứng điều kiện và có Hồ sơ sau đây:

1. Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn của ngạch Chấp hành viên sơ cấp theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP và Thông tư số 10/2010/TT-BNV;

2. Đơn vị mà công chức đăng ký có nhu cầu bổ sung Chấp hành viên sơ cấp;

3. Đã qua sơ tuyển Chấp hành viên sơ cấp theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP và có văn bản đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi công chức đăng ký dự thi;

4. Hồ sơ của công chức không thuộc cơ quan thi hành án dân sự tham gia thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, kèm theo văn bản đồng ý, Nhận xét cán bộ của Thủ trưởng cơ quan nơi công chức đang công tác.



Điều 10. Thời gian tổ chức kỳ thi tuyển quốc gia vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp

Hàng năm, Bộ Tư pháp tổ chức một kỳ thi tuyển quốc gia vào ngạch chấp hành viên sơ cấp. Trường hợp cần tổ chức thêm kỳ thi tuyển Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.



Chương III

NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN CHẤP HÀNH VIÊN SƠ CẤP

Điều 11. Nội dung thi

1. Pháp luật thi hành án dân sự.

2. Kỹ năng thi hành án dân sự.

Điều 12. Các môn thi, hình thức thi, thời gian thi

1. Môn pháp luật về thi hành án dân sự: Thi trắc nghiệm 60 phút;

2. Môn kỹ năng thi hành án dân sự: Thi viết 180 phút.

Điều 13. Cách tính điểm các môn thi

Mỗi môn thi được tính theo thang điểm 100. Kết quả thi tuyển được tính bằng điểm môn pháp luật thi hành án dân sự cộng với điểm môn kỹ năng thi hành án dân sự.



Điều 14. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp

1. Công chức trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;

b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;

c) Khi đạt đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được giao (áp dụng đối với các địa phương có số lượng người dự thi nhiều hơn số chỉ tiêu được giao);

d) Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của ngạch Chấp hành viên sơ cấp (theo chỉ tiêu phân bổ của cơ quan quản lý công chức), thì người có điểm môn thi viết cao hơn là người trúng tuyển. Nếu có nhiều người cùng bằng điểm môn thi viết thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có văn bản đề nghị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu cuối cùng này trên cơ sở xem xét các tiêu chí về thời gian công tác, thành tích công tác, kết quả đánh giá công chức hàng năm.

2. Đối với trường hợp công chức không trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp nhưng đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, được bảo lưu kết quả thi tuyển Chấp hành viên trong thời hạn 01 năm.

Điều 15. Thông báo kết quả kỳ thi và bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp

1. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp công bố và thông báo cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự về điểm thi của công chức dự thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo điểm thi, công chức có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp. Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận kết quả kỳ thi và phê duyệt danh sách công chức trúng tuyển.

Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu Chấp hành viên sơ cấp cuối cùng của từng tỉnh, thành phố, Hội đồng thi tuyển Chấp hành viên lập riêng danh sách số người này để xác định người trúng tuyển theo quy định tại Thông tư này.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành các thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi và danh sách người trúng tuyển, thông báo cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có công chức tham dự kỳ thi, đồng thời quyết định bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định.



Điều 16. Điều động, bổ nhiệm Chấp hành viên đối với trường hợp công chức trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên có nguyện vọng sang làm Chấp hành viên sơ cấp của tỉnh, thành phố khác

1. Những công chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 14 của Thông tư này nhưng đã hết chỉ tiêu phân bổ của ngạch Chấp hành viên của đơn vị nơi đang công tác thì có thể được xem xét, bố trí đến bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp ở các cơ quan thi hành án dân sự của tỉnh khác.

2. Việc điều động, bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở nguyện vọng của công chức, nhu cầu và chỉ tiêu phân bổ của cơ quan thi hành án dân sự nơi công chức được chuyển đến.

3. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi công chức chuyển đi và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi công chức chuyển đến có văn bản đề nghị Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định.



Điều 17. Điều động, bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp đối với công chức các cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố này đỗ kỳ thi tuyển Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố khác

Căn cứ kết quả thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm và điều động Chấp hành viên đối với trường hợp công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc tỉnh, thành phố này đỗ kỳ thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố khác.



Điều 18. Tiếp nhận và bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp đối với trường hợp công chức không thuộc các cơ quan thi hành án dân sự đỗ kỳ thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp

Căn cứ kết quả thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi có công chức đăng ký dự thi hoàn tất hồ sơ, thủ tục với các cơ quan có liên quan báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp đối với trường hợp công chức không thuộc các cơ quan thi hành án dân sự đỗ kỳ thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp.



Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH


Điều 19. Trách nhiệm thi hành

1. Hàng năm, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm rà soát số lượng công chức hiện có theo từng ngạch công chức và đăng ký nhu cầu cử công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thi tuyển vào các ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp gửi Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp.

2. Căn cứ đề xuất của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, Tổng cục Thi hành án dân sự xây dựng kế hoạch thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt; chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp xây dựng đề án thi tuyển Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp để Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt thực hiện theo quy định.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2011.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ảnh về Bộ Tư pháp để hướng dẫn, xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để t/h);

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tư pháp;



- Lưu: VT, Tổng cục THADS.


BỘ TRƯỞNG

Hà Hùng Cường






Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> DỰ thảO ngày 16/12/2014

tải về 51.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương