BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Trên đây là kết quả tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ Tư pháp xin báo cáo Chính phủ./



tải về 0.53 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.53 Mb.
#1604
1   2   3   4   5

Trên đây là kết quả tổng kết thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, Bộ Tư pháp xin báo cáo Chính phủ./.





Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Thành viên Chính phủ;

- UBTP, UBPL, UBCVĐXH của Quốc hội;

- Văn phòng TW Đảng;

- Văn phòng Tổng bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Lưu: VT, Vụ PLDSKT.



KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đinh Trung Tụng



1 Do phạm vi điều chỉnh của BLDS rất rộng; công tác tổ chức thi hành BLDS được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau; các quy định của Bộ luật có bất cập, hạn chế lớn, nội dung đa dạng, phong phú; tính liên quan đến các luật chuyên ngành rất cao nên Báo cáo này chỉ tổng kết những vấn đề chung, có tính đại diện nhất, còn những vấn đề cụ thể xin xem thêm Báo cáo tổng kết thi hành BLDS của các Bộ, ngành, tổ chức và địa phương. Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu những vấn đề chưa được đưa vào Báo cáo này trong xây dựng Dự thảo BLDS (sửa đổi).

2 Tính đến ngày 30/6/2013, Bộ Tư pháp đã nhận được Báo cáo tổng kết thi hành BLDS của 20/21 Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương được Thủ tướng giao nhiệm vụ tổng kết và Báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Báo cáo kết quả của các phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án BLDS (sửa đổi); Báo cáo khảo sát nước ngoài về kinh nghiệm xây dựng và thi hành BLDS tại Cộng hòa liên bang Đức (tháng 3/2011) và Nhật Bản (tháng 3/2012); Báo cáo Hội thảo về đánh giá bất cập, hạn chế của BLDS qua 5 năm thi hành do JICA và Bộ Tư pháp đồng phối hợp tổ chức năm 2010; Báo cáo hội thảo khoa học lớn về vị trí, vai trò của BLDS, nguyên tắc cơ bản của Bộ luật và của các chế định trong BLDS do JICA phối hợp với Bộ Tư pháp (năm 2010, năm 2013); Báo cáo kết quá của Hội đồng Khoa học Bộ Tư pháp; Báo cáo kết quả khảo sát tại Khánh Hòa, Hải Phòng, Cần Thơ…

3 Xem thêm các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự tại Phụ lục số 01.

4 Kết quả của công tác tổ chức thi hành BLDS ở một số ngành, lĩnh vực như: y tế, lao động - thương binh, xã hội, văn hóa - thể thao, du lịch…; tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như: Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… chưa được đưa vào trong Báo cáo này, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan bổ sung, hoàn thiện Dự thảo Báo cáo về những nội dung trên.

5 Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã định kỳ hướng dẫn địa phương 6 tháng/1 lần danh mục sách, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; biên soạn hàng trăm loại tờ gấp; hơn 50 đầu tài liệu tuyên truyền các loại, trong đó có 7 đầu sách hỏi - đáp pháp luật được dịch ra 10 tiếng dân tộc thiểu số khác nhau; hơn 200 đề cương tuyên truyền các nội dung pháp luật gắn bó mật thiết với nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số như: Luật hôn nhân và gia đình, BLDS, Luật đất đai, pháp luật về phòng và chống tệ nạn ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em... phát miễn phí cho địa phương để nhân bản; biên soạn 13 băng cassette, trong đó có băng được dịch ra tiếng H'Mông về các nội dung pháp luật thiết thực với nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số để cung cấp cho các huyện, xã phát trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở và 02 đĩa DVD tuyên truyền pháp luật dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

6 Báo cáo Tổng kết số 116/BC-BTP ngày 2 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tư pháp về Tổng kết thi hành 13 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

7 Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 121.251 Tổ hòa giải cơ sở, 628.530 hòa giải viên. Trong đó có 179.986 hòa giải viên có trình độ Trung học Phổ thông và 84.975 hòa giải viên có trình độ chuyên môn từ Trung cấp đến cao Cao đẳng, Đại học, 738 hòa giải viên sau Đại học. Các thành viên Tổ hòa giải đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt, sống gương mẫu, có uy tín, có khả năng vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công tác hòa giải, được bầu chọn công khai, dân chủ trong cộng đồng.


8 Trích dẫn Báo cáo tổng kết thi hành BLDS của Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp.

9 Xem thêm Phụ lục số 05.

10 Về số liệu thống kê hộ tịch xem thêm Báo cáo số 104/BC-BTP ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tư pháp về Tổng kết công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch.

11 Xem thêm Phụ lục số 06.

12 Xem thêm phụ lục số 08.

13 03 tỉnh Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang chưa thành lập Văn phòng công chứng.

14 Theo Báo cáo Tổng kết 5 năm thi hành Luật công chứng của Bộ Tư pháp.

15 Theo Báo cáo tổng kết thi hành BLDS của Tòa án nhân dân tối cao.


16 Theo kết quả của dự án điều tra cơ bản về “Thực tiễn thi hành một số chế định của BLDS 2005 phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự” do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012.


17 Số liệu được cập nhật từ Báo cáo tổng kết thi hành BLDS của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.



18 Trích dẫn dự thảo Báo cáo tổng kết 20 năm công tác thi hành án dân sự (1993-2012) và công tác thi hành án hành chính thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp.

19 Việc thí điểm thừa phát lại dựa trên cơ sở những định hướng của Đảng tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020; Kế hoạch số 05-KH/CCTP ngày 22/2/2006 của Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương xác định nhiệm vụ công tác xã hội hóa trong công tác thi hành án dân sự đó là “Nghiên cứu mô hình tổ chức Thừa phát lại, trước mắt tổ chức thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh”; Nghị quyết của Quốc hội khóa XII tại kỳ họp thứ tư ngày 14/11/2008 về giao cho Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại (thừa hành viên) ở một số địa phương, thời hạn thí điểm từ ngày 01/7/2009 đến ngày 01/7/2012; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

20 Báo cáo tổng kết 20 năm công tác thi hành án dân sự (1993-2012) và công tác thi hành án hành chính thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp (dự thảo 3).

21 Xem thêm Phụ lục số 09.

22 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, , Liên đoàn Luật sư Việt Nam, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Bình Dương, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Hà Nam, Gia Lai, Hưng Yên, Thái Bình, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Phú Thọ…

23 Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật tư của Việt Nam trong thời gian qua, BLDS thực sự đã trở thành luật nguyên tắc của các luật khác như Luật thương mại, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật sở hữu trí tuệ… Qua đó, hệ thống luật tư từng bước được hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ.


24 Theo Báo cáo tóm tắt về kết quả công tác năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân.

25 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam , Hội Luật gia Việt Nam, Khoa Pháp luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Hải Dương, Phú Yên, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Bắc Giang, An Giang, Tiền Giang, thành phố Hà Nội…


26 Để đảm bảo vai trò của luật chung, có tính khái quát, tính hệ thống, logic cao, BLDS của các nước trên thế giới thường được kết cấu theo một trong hai mô hình:

(1) Mô hình kết cấu của BLDS Pháp - Institutiones: chia nội dung của BLDS thành ba phần: “Chủ thể”, bao gồm cả những quy định về gia đình; tiếp đến là “tài sản của các chủ thể và quyền của họ đối với tài sản đó”; và “xác lập quyền sở hữu” (bao gồm cả quan hệ nghĩa vụ, hợp đồng và quyền thừa kế). BLDS các nước như I-ta-lia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai Cập…, Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 và Bộ Dân luật năm 1972 của chế độ miền Nam Việt Nam được xây dựng theo mô hình này;



(2) Mô hình kết cấu của BLDS Đức - Pandekten: xây dựng BLDS theo mô hình cấu trúc hệ thống, phân biệt một cách rõ ràng quyền tài sản thành vật quyền với trái quyền, luật nội dung với luật hình thức. Trên cơ sở đó BLDS được xây dựng thành 5 phần: Quy định chung, Trái quyền, Vật quyền, Gia đình, Thừa kế. BLDS các nước Áo, Thụy Điển, Hy Lạp, Nhật Bản, Liên bang Nga… được xây dựng theo mô hình này.

27 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Bắc Ninh, Phú Thọ, Trà Vinh, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Hà Tĩnh, Tiền Giang, Kon Tum, Bình Định, Nam Định, Bình Phước, Quảng Nam, Bắc Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Bình Dương, Phú Yên, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng…

28 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền thông, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, tỉnh Nam Định, Trà Vinh, Phú Thọ, Điện Biên, Bến Tre, Kon Tum, Đắk Lắk, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Lai Châu, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Thái Nguyên, Cao Bằng, Phú Yên, Thái Bình, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tuyên Quang …

29 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, khoa Luật - Đại học Kinh tế quốc dân, UBND tỉnh Cà Mau, Thái Nguyên, Nam Định, Đắk Nông…

30 Pháp nhân công bao hàm các tổ chức được Nhà nước giao thực hiện quyền lực công cộng, thực hiện một trong các chức năng của Nhà nước hoặc đảm nhiệm một vai trò trong hệ thống chính trị. Các pháp nhân công chịu trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng tài sản, kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Pháp nhân tư là những tổ chức có tài sản riêng, chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

31 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Lai Châu, Phú Thọ, Nam Định, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Lào Cai, Lạng Sơn, Bình Định, Quảng Ngãi, Điện Biên, Hà Nam, Hà Tĩnh, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Thái Nguyên, Cao Bằng, Phú Yên, Hải Dương, Kiên Giang, Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Bến Tre, Trà Vinh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ…

32 Chẳng hạn trường hợp trong hộ khẩu của hộ gia đình có thành viên mới (con dâu/con rể, cháu, chắt…) thì thành viên mới đó có được tính là thành viên của hộ gia đình trong quan hệ PL dân sự không? nếu những người này cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh tế chung của hộ gia đình thì có quyền đối với tài sản chung của hộ gia đình hay không? Trong thực tiễn xét xử của Tòa án, ở mỗi thời điểm khác nhau như thời điểm hình thành tài sản, thời điểm được cấp giấy chứng nhận, thời điểm tòa thụ lý, thành viên của hộ cũng có những biến động làm ảnh hưởng đến việc xác định thành viên của hộ.

33 Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT), để biết thông tin xác định các thành viên hộ gia đình, người có yêu cầu có thể đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp thông tin về các thành viên trong hộ gia đình được Nhà nước giao đất. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đều có thể xác định được. Mặt khác, theo pháp luật đất đai hiện hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình cũng chỉ ghi tên chủ hộ mà không ghi tên các thành viên của hộ.

34 Theo kết quả của dự án điều tra cơ bản về “Thực tiễn thi hành một số chế định của BLDS 2005 phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự” do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012.

35 Chủ hộ gia đình trong quan hệ pháp luật dân sự có thể là chủ hộ theo hộ khẩu (bố hoặc mẹ) có thể là theo cách khác nhu người cao tuổi nhất, người đóng góp công sức tiền của nhiều nhất hoặc theo sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong hộ....

36 Theo kết quả của dự án điều tra cơ bản về “Thực tiễn thi hành một số chế định của BLDS 2005 phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự” do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012.

37 Theo kết quả của dự án điều tra cơ bản về “Thực tiễn thi hành một số chế định của BLDS 2005 phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự” do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012.

38 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Nam Định, Tuyên Quang, Đắk Nông, Lai Châu, Sóc Trăng, Cà Mau, Thái Nguyên, Cao Bằng, Phú Yên, Bến Tre, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Ninh…

39 Nhiều tổ hợp tác chỉ thành lập về hình thức, dừng lại ở mức độ các thành viên gặp nhau để cùng trao đổi kinh nghiệm, thông tin thị trường mà chưa có sự đóng góp tài sản của các thành viên. Có tổ hợp tác được thành lập để đứng ra vay vốn, hưởng lãi suất ưu đãi, sau đó các thành viên hoạt động riêng biệt, mỗi thành viên chịu trách nhiệm trong phần công việc của mình.

Theo Báo cáo tổng kết thi hành BLDS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì phần lớn các tổ hợp tác chưa thực hiện đăng ký chứng thực (gần 80%). Trong số các tổ hợp tác có hợp đồng được chứng thực chỉ có gần 30% số tổ đang hoạt động bởi những lý do: (1) tổ hợp tác hoạt động kinh tế có thời hạn ngắn, theo vụ việc; (2) một số tổ đã gắn với đoàn thể như phụ nữ, thanh niên, các hội nghề nghiệp, sở thích; (3) một số tổ hoạt động ngoài địa phương như các đội xây dựng, đội làm thuê theo mùa vụ; tổ có các thành viên gắn với một gia đình; (4) tổ gắn với một dự án đã thỏa thuận với đối tác. Theo số liệu trích dẫn lại của Viện Khoa học pháp lý -Bộ Tư pháp thì số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2007 cho thấy số tổ hợp tác được chứng thực ở 55/63 tỉnh, thành phố chỉ chiếm khoảng 16,47% - 18824/114293 tổ hợp tác.



40 Theo kết quả của dự án điều tra cơ bản về “Thực tiễn thi hành một số chế định của BLDS phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự” do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012.


41 Theo kết quả của dự án điều tra cơ bản về “Thực tiễn thi hành một số chế định của BLDS 2005 phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự” do Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012.

42 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Lào Cai, Nam Định, Hải Dương, Tuyên Quang, Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Dương, Thái Bình, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Thái Nguyên, Phú Yên, Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hưng Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bắc Giang, Bình Thuận, An Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Bình, Ninh Thuận…


43 Theo Tòa án nhân dân tối cao, việc quy định tuân thủ các quy định về hình thức đối với giao dịch mua bán nhà, đất, hiện nay, Nhà nước ta thực hiện chưa tốt công tác quản lý nhà, đất; thủ tục sang tên trước bạ còn phải qua nhiều khâu rườm rà; việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ… Vì vậy, việc thực hiện quy định về hình thức đối với hợp đồng mua bán nhà là rất khó khăn, phức tạp. Mặt khác, có trường hợp lại xuất phát từ yếu tố chủ quan của các bên, chẳng hạn khi mua bán hai bên hoàn toàn tự nguyện, nhưng khi làm thủ tục giá nhà biến động nên vì lợi ích kinh tế một trong hai bên đã yêu cầu hủy bỏ hợp đồng (thường là bên bán); hoặc trường hợp nhà, đất là tài sản của đồng sở hữu khi bán tất cả các đồng sở hữu đều đồng ý bán nhưng khi làm thủ tục thì một trong các đồng sở hữu lại không đồng ý bán… Do đó, nảy sinh tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết. Đối với những trường hợp này nếu khi giải quyết Tòa án lại tuyên bồ hợp đồng vô hiệu là không công bằng. Đó là còn chưa kể đến hiện nay việc giải quyết hậu quả của giao dịch mua bán nhà vô hiệu còn nhiều bất cập.

44 Điều 127 BLDS quy định “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này, thì vô hiệu”. Thuật ngữ “không có một trong các điều kiện…” có nghĩa là giao dịch dân sự thiếu một trong bốn điều kiện quy định tại Điều 122 BLDS thì vô hiệu. Thực tiễn khi xem xét một giao dịch dân sự có vô hiệu hay không, các thẩm phán phải vận dụng các điều luật lôgíc với nhau, như: giao dịch có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 122 hay không; ngoài ra, đối với từng trường hợp cụ thể Tòa án còn phải vận dụng thêm các điều luật khác từ Điều 128 đến Điều 134 để kết luận giao dịch đó có hiệu lực, vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu một phần. Những trường hợp vô hiệu quy định tại các điều từ 128 đến 134 đã cụ thể hóa trường hợp vô hiệu do không tuân thủ các điều kiện như quy định tại Điều 122, nên sự tồn tại của Điều 127 là không cần thiết.

45 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, UBND tỉnh Đắk Nông, Điện Biên, Ninh Thuận, Nam Định, Cà Mau, Quảng Nam, Yên Bái…

46 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Xây dựng, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Thái Bình, Sơn La, Tiền Giang, Bình Dương, Hải Dương, Quảng Nam, Đồng Tháp, Gia Lai, Quảng Trị, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Thái Nguyên, Cao Bằng, Phú Yên, Kiên Giang, Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nam Định, Tuyên Quang, Bến Tre, thành phố Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh…

47 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội, Tổng cục thi hành án dân sự, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỉnh Tiền Giang, Đắk Lắk, Nam Định, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Quảng Nam, Kiên Giang, Bến Tre, Tây Ninh, Long An, Cà Mau, Thái Nguyên, Bình Dương, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Tuyên Quang…

48 UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Sơn La.

49 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp, Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, tỉnh Nam Định, Đắk Nông, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Nam, Sóc Trăng, Cà Mau, Thái Nguyên, Cao Bằng, Phú Yên, Hải Dương, Hà Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Thái Bình…


50 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Nông, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Nam, Nam Định, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Tiền Giang, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Thái Bình, Bình Dương, Bắc Ninh, An Giang, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bình Thuận…

51 Công văn số 226/UBPL11 ngày 22/5/2007 của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội khoá XI.

52 Công văn số 3360/UBKTNS ngày 18/5/2007 của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khoá XI.

53 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giao thông vận tải, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Thái Nguyên, Phú Yên, Hà Giang, Bến Tre, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Quảng Nam, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, thành phố Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hà Nội...

54 Vụ công ty Vedan gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của nhiều người dân và các địa phương liên quan nhưng đã rất khó khăn trong việc áp dụng căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty này.

55 Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, Vụ Hành chính tư pháp - Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Kiên Giang, Lào Cai, Bình Định, Bình Dương, Kon Tum, Sóc Trăng, Bình Định, Tiền Giang, Đắk Lắk, Nam Định, Tièn Giang, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Cà Mau, Long An, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hưng Yên, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh…


56 Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Sóc Trăng, Sơn La, Quảng Ngãi, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Thái Bình, Tiền Giang, Nam Định, thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ…

57 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và truyền thông.

58 Xem thêm Báo cáo Tổng kết thi hành các quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp.

59 Sau gần ba thập kỷ chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, hiện nay, Việt Nam đã hình thành những điều kiện cần thiết để tiến tới một nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn. Việc thừa nhận sở hữu tư nhân và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; việc cải thiện quyền tự do giao dịch, lao động; tự do tiền tệ; tự do đầu tư; việc giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và được phép chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, chuyển đổi, cho hoặc tặng, góp vốn để kinh doanh; việc nỗ lực hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế…, cũng như việc nỗ lực cải cách thể chế kinh tế, làm cho BLDS phải giữ vai trò tích cực hơn nữa trong xây dựng thể chế kinh tế thị trường của chúng ta ngày càng phù hợp hơn với thế giới.

Mặt khác, Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng quan hệ ra thế giới và đã đạt được nhiều thành quả trong hội nhập quốc tế. Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, tham gia ngày càng sâu rộng vào Diễn đàn APEC, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình dương (TPP), các tổ chức khu vực… tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ… với những cam kết “phù hợp hóa” luật pháp quốc gia với các hiệp định và quy định của các tổ chức này trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và sở hữu theo cơ chế kinh tế thị trường.






Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 104/bc-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương