BỘ TƯ pháp dự thảo số: /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.92 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích0.92 Mb.
#39815
1   2   3   4   5   6   7

8.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong và tinh thần tự giác tuân theo pháp luật hoạt động hành nghề của một bộ phận luật sư chưa cao; chưa bầu được Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.

- Việc hướng dẫn thực hiện thẩm quyền công chứng, chứng thực còn lúng túng; việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng của một số địa phương chưa thực hiện đúng theo quy hoạch, chủ yếu là các tổ chức hành nghề công chứng nhỏ lẻ; vẫn còn sai sót trong quá trình tác nghiệp, gây hậu quả, thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, có trường hợp Công chứng viên bị truy tố.

- Tổ chức và hoạt động của phần lớn doanh nghiệp bán đấu giá còn chưa chuyên nghiệp, có quy mô nhỏ; việc thành lập Hội đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất trong một số trường hợp còn chưa phù hợp với quy định của pháp luật; còn tồn tại tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá, giá trị tài sản bán vượt mức giá khởi điểm chưa cao.

- Việc triển khai Luật giám định tư pháp còn gặp nhiều khó khăn; một số vướng mắc trong việc thực hiện giám định phục vụ một số vụ án lớn liên quan đến tham nhũng chưa được giải quyết kịp thời.

- Hệ thống tổ chức TGPL nhà nước chưa phù hợp và hoạt động chưa hiệu quả so với yêu cầu; công tác xã hội hoá hoạt động TGPL còn hạn chế; hoạt động TGPL đang dần chuyển hướng trọng tâm vào các vụ việc tố tụng, nhưng vẫn còn chậm. Kinh phí bố trí cho công tác TGPL về giảm nghèo còn hạn hẹp, việc cấp phát chậm nên ngân sách nhà nước chưa đảm bảo được kinh phí để thực hiện trong các Chương trình đã đề ra51.

b) Nguyên nhân

- Vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở một số nơi chưa được phát huy đầy đủ, năng lực tự quản còn hạn chế; công tác phối hợp giữa tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư và cơ quan quản lý nhà nước còn chưa nhịp nhàng.

- Việc theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực công chứng còn bất cập; công tác kiểm tra chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

- Pháp luật về bán đấu giá tài sản hiện hành chưa đồng bộ, chưa thống nhất, nhất là về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản đôi lúc, đôi nơi còn buông lỏng; công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa thực hiện thường xuyên; việc xử lý các vi phạm trong hoạt động bán đấu giá còn chưa kịp thời.

- Nhận thức của một số cán bộ các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan tiến hành tố tụng về công tác xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp này còn hạn chế, chưa đầy đủ; các tổ chức chuyên môn, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực giám định còn có tâm lý e ngại trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho hoạt động tố tụng.

- Nhận thức của một số cán bộ làm công tác quản lý và thực hiện TGPL ở Trung ương và địa phương về công tác TGPL trong giai đoạn mới còn chưa đầy đủ, thông suốt. Thể chế về TGPL còn nhiều bất cập; công tác quản lý nhà nước về TGPL còn thiếu sự kết nối giữa Trung ương và địa phương; hệ thống tổ chức TGPL nhà nước chưa phù hợp và hoạt động chưa hiệu quả so với yêu cầu thực tiễn do chưa tính đến đặc thù vùng miền.



9. Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật

9.1. Kết quả đạt được

a) Công tác pháp luật quốc tế

Thể chế cho công tác cấp ý kiến pháp lý đã có bước hoàn thiện quan trọng với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2015/NĐ-CP ngày 26/5/2015 về cấp ý kiến pháp lý. Trong năm 2015, Bộ Tư pháp đã đàm phán và cấp 47 ý kiến pháp lý cho các hiệp định vay nước ngoài (giảm 23 ý kiến pháp lý so với năm 2014). Việc chủ trì và đại diện pháp lý cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp quốc tế là nhiệm vụ mới được giao cho Bộ Tư pháp từ năm 2013 nhưng đã liên tục đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tiếp theo thắng lợi của 02 vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế (một vụ năm 2013 và một vụ năm 2014), năm 2015 Chính phủ Việt Nam tiếp tục giành thắng lợi thêm vụ thứ ba; hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong giải quyết 02 vụ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng hỗ trợ một số địa phương trong việc nâng cao năng lực xử lý các vấn đề pháp luật quốc tế, giải quyết các tranh chấp do nhà đầu tư nước ngoài kiện UBND cấp tỉnh; trực tiếp thẩm định 132 điều ước quốc tế; góp ý 417 điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế; tham gia đàm phán, chỉnh lý nhiều hiệp định thương mại (như TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu...).

Về lĩnh vực tương trợ tư pháp: Bộ Tư pháp đang chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm thi hành Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp khi Việt Nam chính thức gia nhập Công ước này. Trong năm 2015, Bộ Tư pháp đã thực hiện 800 hồ sơ uỷ thác tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (giảm 121 hồ sơ so với năm 2014); gửi 3.727 hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giải quyết (tăng 197 hồ sơ so với năm 2014); tiếp nhận và chuyển 15 yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Toà án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài (tương đương với năm 2014). Bộ Tư pháp cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả tổng kết 20 năm thực thi Công ước Niu - ước năm 1958 về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp được giao là cơ quan đầu mối quốc gia trong thực hiện Công ước này.

b) Công tác hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật

Năm 2015, thể chế cho công tác hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật tiếp tục được hoàn thiện với việc ban hành Thông tư số 07/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 113/2014/NĐ-CP về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và nghiên cứu, xây dựng các Đề án, văn bản để triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật 52. Số lượng đàm phán, ký kết các Thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật tăng hàng năm (xem biểu đồ số 11).





Biểu đồ số 11: Tình hình ký kết, đàm phán Thỏa thuận quốc tế của Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2011-2015

- Hợp tác đa phương toàn cầu tiếp tục được đẩy mạnh thông qua việc hoàn thiện thủ tục trình Hồ sơ gia nhập/Đề án nghiên cứu khả năng gia nhập các tổ chức quốc tế đa phương về pháp luật (ALLCO, UNIDROIT, IDLO)53, tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức của Liên hợp quốc (UNDP, UNWOMEN, UNODC, UNICEF…), Ngân hàng thế giới, IFC...

- Hợp tác đa phương khu vực tiếp tục được chú trọng, đặc biệt đối với hợp tác ASEAN và Liên minh châu Âu với các hoạt động cụ thể như: xây dựng và thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá ASEAN của Bộ Tư pháp; tích cực tham gia các hoạt động tiến tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015; nghiên cứu xây dựng Sáng kiến mới của Việt Nam trong ASEAN về “Thiết lập và triển khai Nhóm quan hệ đối tác pháp luật ASEAN”, tham dự Hội nghị Bộ trưởng tư pháp các nước ASEAN (ALAWMM) lần thứ 9 và Hội nghị Quan chức pháp luật cao cấp ASEAN (ASLOM) lần thứ 16; xây dựng dự án mới với EU về Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thay mặt Chính phủ ký kết Hiệp định tài chính về Dự án vào ngày 28/11/2015 nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ tại Liên minh Châu Âu).

- Hợp tác song phương: đã thúc đẩy hiệu quả quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng có chung đường biên giới, làm sâu sắc quan hệ hợp tác với Lào - Campuchia. Quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã được nối lại và làm sâu sắc hơn (như Nga, Séc, Slovakia, Azerbaijan, Hungary, Armenia). Cùng với đó, Bộ, ngành Tư pháp cũng thúc đẩy các quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, đối tác chiến lược, toàn diện như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Singapore; thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác mới như Luxambua, Xrilanca, U-dơ-be-ki-xtan, Cata, Nam Phi, Angieri...

Nhiệm kỳ 2011-2015, công tác pháp luật quốc tế ngày càng được chú trọng và đạt nhiều kết quả. Bộ, ngành Tư pháp đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc bảo đảm về mặt pháp lý trong các lĩnh vực, hoạt động có liên quan đến pháp luật quốc tế, qua đó nâng cao vị thế của Bộ, Ngành; khuôn khổ pháp lý về việc phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đã được hình thành; công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương đã dần đi vào nền nếp theo Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế54, đã góp phần làm nên thắng lợi liên tiếp của ba vụ tranh chấp trong thời gian năm 2014 và năm 2015. Công tác hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật không ngừng được thúc đẩy trên cả ba bình diện toàn cầu, khu vực và song phương, qua đó phục vụ, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Bộ, Ngành, đóng góp chung vào thành tựu đối ngoại của đất nước năm 2015 và nhiệm kỳ 2011-2015.

9.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

9.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Tính chủ động, hiệu quả phòng ngừa của các địa phương trong giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế chưa cao. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực. Nhiều yêu cầu uỷ thác tư pháp về dân sự không có kết quả, ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng và việc giải quyết các vụ việc dân sự - thương mại; tỷ lệ không công nhận các quyết định của trọng tài nước ngoài còn cao, nhất là các quyết định của trọng tài liên quan đến các doanh nghiệp của Mỹ, Anh, Thụy Sỹ...

- Việc tổ chức triển khai thực hiện các văn kiện hợp tác quốc tế tuy đã được quan tâm nhưng chưa được rà soát, điều chỉnh, cụ thể hóa kịp thời thành các hoạt động hợp tác hàng năm để khai thác, tranh thủ tối đa kết quả hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, Ngành trong bối cảnh chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Một số hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức chưa thực sự hiệu quả, thậm chí có trường hợp chưa tuân thủ các quy định về đối ngoại; việc chia sẻ thông tin, chế độ báo cáo về kết quả các chuyến công tác, kết quả hội nghị, toạ đàm chưa kịp thời. Kết quả hỗ trợ trong hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật chủ yếu mới tập trung ở các cơ quan Trung ương mà chưa vươn tới các địa phương.

b) Nguyên nhân

- Một số địa phương chưa nắm được quy định về cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Sự phối hợp trong uỷ thác tư pháp về dân sự giữa các cơ quan còn nhiều khó khăn; cơ quan tố tụng chưa cân nhắc đến các quy định của Công ước Niu – ước năm 1958 về Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài khi ra các phán quyết không công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài.

- Nhân lực thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật còn mỏng; một số cán bộ, công chức làm công tác hợp tác quốc tế tại các đơn vị chưa nắm bắt đầy đủ quy trình, nghiệp vụ trong triển khai các chương trình, dự án hợp tác.

10. Công tác xây dựng Ngành; quản lý nhà nước về pháp chế; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học pháp lý

10.1. Kết quả đạt được

a) Công tác xây dựng Ngành

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành Tư pháp trong nhiệm kỳ 2011-2015 không ngừng được tăng cường, mở rộng và làm sâu sắc thêm55. Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ đã hệ thống hóa, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình củng cố56, kiện toàn và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành Tư pháp. Tính đến hết năm 2015, tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp có 37 đơn vị, tăng 09 đơn vị so năm 200957, trong đó một số đơn vị đã được chuyển đổi mô hình hoạt động từ Vụ thành Cục để đáp ứng yêu cầu gắn xây dựng thể chế với tổ chức thực thi pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Đối với các cơ quan tư pháp địa phương, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp đã được kiện toàn theo Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, các địa phương còn lại cũng đã cơ bản hoàn thành dự thảo Quyết định để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định58. Đồng thời, căn cứ hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV, các địa phương cũng đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các Phòng Tư pháp cấp huyện và nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã. Trên cơ sở các quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được ban hành, các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp đang tiến hành sắp xếp, bố trí cán bộ, sửa đổi quy chế làm việc.

b) Quản lý nhà nước về công tác pháp chế

Việc phối hợp, quản lý nhà nước trong công tác pháp chế được chú trọng tăng cường. Năm 2015, đã đẩy mạnh phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Uỷ ban Dân tộc; Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2015-2020; phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp tổ chức các Hội nghị sinh hoạt pháp chế thường niên (Bảo hiểm XHVN, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam...).

Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, ở Trung ương, tính đến năm 2015, tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ đều đã thành lập Cục, Vụ Pháp chế; tổ chức pháp chế của các cơ quan thuộc Chính phủ cũng đã được thành lập, củng cố, kiện toàn; ở nhiều Tổng cục và tương đương, Cục trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng đã thành lập tổ chức pháp chế chuyên trách hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế. Đến nay, có 5.75959 người làm công tác pháp chế (chuyên trách là 1.784 người, kiêm nhiệm là 3.975 người) được biên chế tại các tổ chức pháp chế thuộc Bộ, ngành, hầu hết đều có trình độ đại học luật trở lên. Ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh, thành phố, đã thành lập được 286 Phòng Pháp chế (trước năm 2011 có 40 Phòng Pháp chế và có 70 Tổ công tác pháp chế), với số lượng là 2.059 người, trong đó có 1.071 người có trình độ đại học luật trở lên đạt hơn 52% (chuyên trách là 1.312 người, kiêm nhiệm là 747 người).

c) Công tác cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng

Trong nhiệm kỳ 2011-2015, đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tư pháp ngày càng lớn mạnh bước đầu cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tính đến nay, toàn Ngành có tổng số 39.750 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, Bộ Tư pháp có 1.724 người60, các địa phương có 26.433 người (các Sở Tư pháp: 5.572, các Phòng Tư pháp: 3.186, cấp xã: 17.675 công chức Tư pháp – Hộ tịch, với gần 55% số xã có từ 02 công chức trở lên); các cơ quan THADS có 11.593 người (Xem Biểu đồ số 12).





Biểu đồ số 12: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động ngành Tư pháp

Công tác quản lý cán bộ tiếp tục có sự đổi mới và chuyển biến tích cực, theo chủ trương của Đảng về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; triển khai và thực hiện đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức61; chất lượng tuyển dụng công chức, viên chức được chú trọng nâng cao. Công tác bổ nhiệm cán bộ có sự đổi mới mang tính đột phá, tổ chức thí điểm thi tuyển Lãnh đạo cấp Vụ tạo sự cạnh tranh lành mạnh, thu hút nhân tài vào các vị trí cán bộ chủ chốt của Bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được nâng tầm chiến lược62;

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp từ Trung ương đến cơ sở tiếp tục được nâng cao, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ quản lý, thực thi pháp luật và tư pháp của Bộ, Ngành63 (41,3% có trình độ trên đại học, 51% trình độ đại học); đặc biệt, với việc về đích sớm 2 năm việc thực hiện Quy hoạch thành lập mạng lưới các trường Trung cấp Luật, đã tạo điều kiện quan trọng tăng cường đào tạo nguồn cán bộ pháp luật cho các địa phương, nhất là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trong những năm qua.

Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ được thực hiện nghiêm túc, chất lượng, làm cơ sở quan trọng để Bộ Tư pháp làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh, có trình độ và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành trong thời gian tới. Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một số cán bộ lãnh đạo Bộ, cấp Vụ được đưa vào diện quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, thể hiện sự quan tâm, tín nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ, ngành Tư pháp.

Công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Bộ ngày càng được đẩy mạnh. Hoạt động đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội có nhiều đổi mới64, Trường tích cực triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 2015, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức tốt nghiệp cho sinh viên chính quy khóa (2011 - 2015) với tổng số 1.509 sinh viên; Học viện Tư pháp đã tổ chức đào tạo 2.396 học viên65, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, cán bộ pháp luật, bồi dưỡng ngạch và tiêu chuẩn quản lý lãnh đạo cho 3.584 lượt học viên và công nhận tốt nghiệp cho 402 học viên về nghiệp vụ công chứng, đấu giá; các Trường Trung cấp luật đã tổ chức tuyển sinh 8.038 học viên66, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tại các Trường Trung cấp luật được quan tâm đầu tư. Đã tổ chức khánh thành giai đoạn 1 xây dựng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, góp phần to lớn, phục vụ cho việc nâng cao điều kiện dạy và học cho nhà trường, đồng thời mở ra khả năng hợp tác đào tạo cán bộ pháp luật cho CHDCND Lào.


Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> DỰ thảO ngày 16/12/2014

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương