BỘ TƯ pháp dự thảo số: /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.92 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu09.06.2018
Kích0.92 Mb.
#39815
1   2   3   4   5   6   7

c) Công tác lý lịch tư pháp

Công tác lý lịch tư pháp (LLTP) tiếp tục được Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm triển khai thực hiện. Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 phê duyệt ''Đề án thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến'', triển khai thực hiện Đề án, đến nay đã có 17/63 Sở Tư pháp thực hiện thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính; 50/63 Bưu điện tỉnh, thành phố ký kết hợp đồng với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện dịch vụ chuyển phát hồ sơ, kết quả cấp Phiếu LLTP31; việc triển khai Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu LLTP được các địa phương tích cực thực hiện. Cùng với đó, việc áp dụng phương thức mới trong việc nhận hồ sơ yêu cầu, trả kết quả cấp Phiếu LLTP thông qua mô hình “Kiềng 3 chân” (Trung tâm - Cục C53 - Sở Tư pháp) tại Trung tâm LLTPQG và 30 Sở Tư pháp đã mang lại hiệu quả tích cực, cơ bản tháo gỡ được “điểm nghẽn” về thời hạn cấp Phiếu, được người dân đồng tình, ủng hộ; đã cấp gần 5 vạn Phiếu bảo đảm thời hạn theo quy định.



Năm 2015, các Sở Tư pháp đã cấp được 306.818 Phiếu LLTP32 (tăng 6.710 phiếu so với năm 2014 và tăng hơn 2,3 lần so với năm 2011); Bộ Tư pháp cấp 166 Phiếu LLTP của người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam. Theo Biểu đồ số 08, số Phiếu LLTP được cấp tăng hàng năm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.



Biểu đồ số 08: Số Phiếu LLTP đã cấp trong nhiệm kỳ 2011-2015

Nhìn lại nhiệm kỳ 2011-2015, việc triển khai nhiệm vụ về LLTP đã được thực hiện khá đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và đạt nhiều kết quả, thể hiện ở số Phiếu cấp tăng dần qua mỗi năm. Thể chế về LLTP đã cơ bản hoàn thiện; định hướng phát triển đã được xác định rõ trong Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 203033; tổ chức bộ máy làm công tác LLTP đã được kiện toàn từ Trung ương đến các Sở Tư pháp; công tác chuyên môn ngày càng đi vào nền nếp với việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ; cơ sở dữ liệu LLTP đã bước đầu được hình thành theo mô hình hai cấp; thủ tục cấp Phiếu được cải cách mạnh mẽ; đặc biệt, giải pháp “Kiềng ba chân” và việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu trực tuyến tạo tiền đề để giải quyết cơ bản tình trạng chậm cấp Phiếu LLTP, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân.



d) Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm

Năm 2015, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành tập trung sửa đổi các thông tư, thông tư liên tịch về lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký, khắc phục một số bất cập trong thực hiện thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, xóa bỏ quy định giới hạn phạm vi thẩm quyền giải quyết yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, đồng thời đang chuẩn bị triển khai phương án thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 đối với lĩnh vực này. Năm 2015, 03 Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản đã tiếp nhận và giải quyết 383.010 đơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin (tăng 24,62% so với năm 2014). Số đơn đăng ký trực tuyến chiếm 44.2% tổng số đơn đăng ký.



Trong nhiệm kỳ 2011-2015, các quy định về quy trình đăng ký, cung cấp thông tin đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng thuận tiện, khoa học và giảm chi phí, tạo được niềm tin, uy tín đối với khách hàng về chất lượng phục vụ của cơ quan đăng ký. Hệ thống đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm đã mang lại sự tiện tích, hiệu quả, là bước đột phá và điểm nhấn nổi bật trong việc cung cấp các dịch vụ công của Bộ Tư pháp.

đ) Công tác bồi thường nhà nước

Năm 2015, việc hoàn thiện thể chế trong công tác bồi thường tiếp tục được đẩy mạnh34; các hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường được thực hiện thường xuyên; công tác phối hợp quản lý nhà nước trong công tác bồi thường (nhất là trong lĩnh vực tố tụng) được thực hiện hiệu quả hơn; việc rà soát, lập danh sách các vụ việc bồi thường, trao đổi, thống nhất các giải pháp để hướng dẫn giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp được xã hội quan tâm35, công tác giải đáp vướng mắc về pháp luật và hỗ trợ thủ tục pháp lý cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường bảo đảm kịp thời; công tác giải quyết bồi thường cũng đạt được kết quả đáng kể, đã thụ lý giải quyết 94 việc (trong đó có 44 việc thụ lý mới, tương đương với năm 2014), đã giải quyết xong 41/94 việc (đạt tỉ lệ 43.6%) với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định giải quyết bồi thường, bản án, quyết định về giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là 16 tỷ 437 triệu 786 nghìn đồng (trong đó riêng việc của ông Nguyễn Thanh Chấn, Bắc Giang, số tiền phải bồi thường là 7,2 tỷ đồng).

Nhìn chung, công tác quản lý về bồi thường nhà nước được triển khai bước đầu có hiệu quả, hướng tới ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đồng thời làm chuyển biến sâu sắc ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ, từng bước đưa một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống.

7.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch ở một số địa phương vẫn còn sai sót36, có trường hợp sai sót nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng giải quyết thủ tục hành chính quá thời hạn theo quy định pháp luật vẫn còn tồn tại trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch37. Tỷ lệ đăng ký khai tử thấp, số đăng ký quá hạn cao.

- Một số địa phương còn lúng túng trong việc hướng dẫn người dân thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; một bộ phận cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC vẫn có tâm lý e ngại khi phải tự đối chiếu bản sao với bản chính, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính; người dân vẫn có tâm lý sợ mất bản chính và thói quen sử dụng bản sao có chứng thực đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên việc lạm dụng bản sao có chứng thực khi giải quyết TTHC vẫn còn xảy ra. Một số văn bản có quy định về việc nộp bản sao có chứng thực chưa được sửa đổi kịp thời theo Chỉ thị số 17/CT-TTg.

- Công tác triển khai thi hành Luật nuôi con nuôi và Công ước La Hay về con nuôi quốc tế còn chưa đồng đều ở các địa phương. Một số quy định pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi chưa thật sự sát với thực tiễn. Những vướng mắc trong việc sử dụng lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài và huy động nguồn hỗ trợ nhân đạo chưa được tháo gỡ một cách thật sự triệt để và hiệu quả. Một số địa phương chưa chỉ định cơ sở nuôi dưỡng được giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật nuôi con nuôi; hiện tượng trẻ em bị bỏ rơi trong nhà chùa chưa đưa vào cơ sở nuôi dưỡng còn phổ biến; số lượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo chưa tìm được mái ấm gia đình còn nhiều.

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp Phiếu LLTP vẫn còn tồn tại những điểm còn hạn chế. Việc lập LLTP và cập nhật thông tin LLTP bổ sung vào cơ sở dữ liệu tại một số Sở Tư pháp chưa được thực hiện kịp thời và số lượng thông tin còn tồn đọng khá lớn38. Vẫn còn tình trạng sai sót trong quá trình cập nhật, xử lý thông tin LLTP dẫn đến phải đính chính, bổ sung39. Việc xây dựng, tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau chưa được thực hiện. Tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP và lạm dụng quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 của cá nhân vẫn còn40.

- Hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước ở một số Bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn lúng túng; tiến độ giải quyết các yêu cầu về bồi thường, thực hiện thủ tục chi trả tiền bồi thường còn rất chậm và gặp nhiều khó khăn.



b) Nguyên nhân

- Đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước ở địa phương còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, nhất là cán bộ Tư pháp-Hộ tịch ở cấp xã. Trong đăng ký khai tử, việc thực hiện đang phụ thuộc nhiều vào ý thức tự giác của người dân, pháp luật chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm nên còn nhiều trường hợp không thực hiện đăng ký khai tử.

- Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, LLTP, bồi thường nhà nước còn hạn chế. Cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực cấp Phiếu LLTP, đăng ký giao dịch bảo đảm, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước chưa được xây dựng hoặc hoạt động thiếu nhịp nhàng, chặt chẽ, có công tác còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết các kiến nghị của địa phương trong một số trường hợp còn chưa kịp thời. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm còn chưa được Bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện thường xuyên.

- Thể chế trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, LLTP, bồi thường nhà nước còn bất cập, chưa được sửa đổi kịp thời.

- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử trong các lĩnh vực hộ tịch, LLTP còn hạn chế và chưa đồng đều.



8. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý

8.1. Kết quả đạt được

a) Lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật: Bộ Tư pháp đã phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II; phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam; kiện toàn Đảng đoàn Liên đoàn luật sư Việt Nam...; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực luật sư, tư vấn pháp luật cũng được chú trọng, tăng cường41. Bộ Tư pháp đã cấp trên 1.000 Chứng chỉ hành nghề luật sư, 32 Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài, 08 Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến nay, cả nước có 3.520 tổ chức hành nghề luật sư (tăng 103 so với năm 2014, tăng 687 so với năm 2011) với 9.915 luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề (tăng 540 luật sư so với năm 2014 và tăng 2.714 so với năm 2011). Biểu đồ số 09 cho thấy, trong nhiệm kỳ 2011-2015, số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư đều tăng và tăng mạnh ở các năm cuối nhiệm kỳ, bảo đảm đúng định hướng phát triển luật sư tại Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. Ước tính năm 2015, các luật sư trong nước tham gia 211.153 việc (tăng 14.447 việc so với cùng kỳ năm 2014), nộp thuế gần 59,5 tỷ đồng.



Biểu đồ số 09: Số lượng luật sư và tổ chức hành nghề LS nhiệm kỳ 2011-2015

b) Về lĩnh vực công chứng: Để quy định chi tiết thi hành Luật công chứng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình, ban hành 03/03 văn bản42 được giao, đạt 100%; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành 01 Thông tư liên tịch về phí trong lĩnh vực công chứng. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã chú trọng hướng dẫn các địa phương về việc chuyển giao thẩm quyền công chứng, chứng thực43; chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Hội công chứng viên ở các địa phương44 tiến tới thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam; tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch và tình hình tổ chức, hoạt động công chứng tại một số địa phương45, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật và Quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng. Tính đến hết năm 2015, cả nước có 895 tổ chức hành nghề công chứng (tăng 49 tổ chức so với năm 2014 và tăng gần 78% so với năm 2011), trong đó có 145 Phòng Công chứng và 750 Văn phòng công chứng, với tổng số công chứng viên là 2.063 (tăng 293 so với năm 2014 và tăng gần 2,2 lần so với năm 2011) - Xem Biểu đồ số 10. Bên cạnh đó, đến nay đã thành lập được 13 Hội công chứng ở địa phương46. Năm 2015, các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng được 4.497.971 hợp đồng, giao dịch (tăng khoảng 30% so với năm 2014), đóng góp cho Ngân sách nhà nước hoặc nộp thuế gần 478 tỷ đồng (tăng gần 178 tỷ đồng so với năm 2014). Triển khai quy định của Luật công chứng (sửa đổi) và Nghị định số 29/2015/NĐ-CP, có địa phương (Lâm Đồng) đã chuyển đổi thành công Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, làm cơ sở cho việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động công chứng trong thời gian tới.



Biểu đồ số 10: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng nhiệm kỳ 2011-2015

c) Lĩnh vực giám định tư pháp: Công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp tiếp tục được tăng cường, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức thành công Phiên họp lần thứ tư Ban chỉ đạo Đề án 258 cấp Trung ương; Bộ Tư pháp47; Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ cũng đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện Đề án 258… Năm 2015, cả nước hiện có 4.855 người được bổ nhiệm là giám định viên chuyên trách và 967 giám định viên theo vụ việc; đã thực hiện được 136.184 vụ việc giám định (giảm 10.175 vụ việc so với năm 2014), trong đó có 102.483 vụ việc theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng (chiếm hơn 75% tổng số vụ việc).

d) Lĩnh vực bán đấu giá tài sản: Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW theo hướng từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động bổ trợ tư pháp, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động đấu giá tài sản Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và trình Chính phủ dự án Luật đấu giá tài sản với định hướng khắc phục những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản hiện nay, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan; nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, tăng cường trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên, doanh nghiệp đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”; công tác bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương cũng được thực hiện kịp thời48. Đến nay, cả nước có 370 Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, với 1.475 Đấu giá viên (tăng hơn 2,7 lần so với năm 2011). Năm 2015, các tổ chức bán đấu giá đã tổ chức đấu giá thành 18.821 cuộc (tăng 2.423 cuộc so với năm 2014), nộp ngân sách nhà nước hơn gần 369 tỷ đồng (tăng 76 tỷ đồng so với năm 2014).

đ) Lĩnh vực trọng tài thương mại: Triển khai Luật trọng tài thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành: Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công Hội nghị sơ kết 04 năm thi hành Luật trọng tài thương mại và đang chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tính đến nay, cả nước có 14 Trung tâm trọng tài với 347 trọng tài viên. Số lượng vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài cũng tăng hơn so với trước. Riêng năm 2015 các tổ chức trọng tài đã giải quyết 1.255 vụ việc, tăng 389 vụ việc so với năm 2014.

e) Lĩnh vực quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản: Đây là lĩnh vực mới, để triển khai thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định, hướng dẫn các địa phương về việc triển khai thực hiện Nghị định49; đến nay, Bộ Tư pháp đã cấp Chứng chỉ hành nghề quản tài viên cho 482 trường hợp. Sự ra đời của đội ngũ quản tài viên góp phần làm chuyên nghiệp hoá việc quản lý, thanh lý, xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

g) Lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Công tác xây dựng thể chế về trợ giúp pháp lý tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án đổi mới công tác TGPL với nhiều định hướng quan trọng nhằm đưa hoạt động TGPL đi vào chiều sâu, thực chất, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của hoạt động TGPL; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17/9/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL. Năm 2015, các Trung tâm TGPL đã thực hiện 140.007 vụ việc TGPL trên tổng số 144.800 vụ việc tiếp tiếp nhận (tăng 35% so với năm 2014) cho 146.187 lượt người (tăng gần 11% so với năm 2014), trong đó vụ việc tham gia tố tụng tăng 33% từ 7.611 vụ việc lên 10.148 vụ việc. Tính chung cả nhiệm kỳ 2011-2015, các Trung tâm TGPL nhà nước đã thực hiện tổng số hơn 620.000 vụ việc tương ứng với hơn 652.000 lượt người, trong đó có 577.098 vụ việc tư vấn pháp luật; 36.681 vụ việc tham gia tố tụng; 1.052 vụ việc đại diện ngoài tố tụng; 707 vụ việc hòa giải và hơn 4.600 vụ việc khác.

Như vậy, trong suốt nhiệm kỳ 2011-2015, với nhận thức bổ trợ tư pháp là hoạt động quan trọng, góp phần bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức, công tác bổ trợ tư pháp được xác định là một trong công tác trọng tâm của Bộ, ngành, trong đó việc hoàn thiện thể chế về lĩnh vực này được ưu tiên thực hiện50. So với nhiệm kỳ 2007-2011, việc xã hội hóa, phát triển các nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đạt được nhiều kết quả cụ thể theo đúng tinh thần cải cách tư pháp; số lượng luật sư ngày càng được tăng cường, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp; việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng, về cơ bản, theo đúng quy hoạch, lộ trình, chất lượng dịch vụ được tăng cường. Hoạt động bổ trợ tư pháp đã góp phần quan trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế.



Каталог: tintuc -> Lists -> ChiDaoDieuHanh -> Attachments
Attachments -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ CÔng an số: 411/bc-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2013/NĐ-cp ngày 12/9/2013 quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Attachments -> Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2016
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1215/btp-pbgdpl v/v tăng cường quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> VĂn phòng số: 1470/tb-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> DỰ thảO ngày 16/12/2014

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương