BỘ quốc phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 0.7 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.7 Mb.
#24186
1   2   3   4   5   6   7   8

2.3.2. Đội trưởng RPBM:

2.3.2.1. Là người có năng lực quản lý, điều hành; có hiểu biết sâu về lĩnh vực bom mìn, vật nổ; được đào tạo cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, đã qua lớp đào tạo đội trưởng tại các đơn vị, nhà trường và được cấp chứng chỉ (đối với tổ chức RPBM trong nước) hoặc tại các cơ sở đào tạo được quốc tế công nhận (đối với tổ chức RPBM nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ);

2.3.2.2. Là người có kính nghiệm thực tiễn ít nhất 2 năm trực tiếp làm công tác tổ chức, chỉ huy thi công RPBM; nắm chắc quy trình kỹ thuật RPBM; có hiểu biết sâu về tính năng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bom mìn, vật nổ thường gặp trong thi công RPBM; nắm chắc quy tắc an toàn trong thi công RPBM; hiểu biết và sử dụng thành thạo các trang, thiết bị phục vụ cho công tác RPBM;

2.3.2.2. Trường hợp thực hiện thi công RPBM dưới biển phải có khả năng bơi lặn tốt.



2.3.3. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật:

Được huấn luyện thành thạo về chuyên môn kỹ thuật; nắm chắc về tính năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bom mìn, vật nổ thông thường; nắm chắc quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong RPBM; nắm chắc tính năng kỹ thuật, sử dụng thành thạo các loại máy, thiết bị và trang bị chuyên dùng; được cấp chứng chỉ, đã qua lớp huấn luyện chuyên môn kỹ thuật RPBM do Binh chủng Công binh hoặc đơn vị được Binh chủng Công binh ủy quyền cấp (đối với tổ chức RPBM trong nước) hoặc tại các cơ sở đào tạo được quốc tế công nhận (đối với tổ chức RPBM nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ).

2.3.3.2. Trường hợp thực hiện thi công RPBM dưới biển phải có khả năng bơi lặn tốt.

2.3.4. Yêu cầu về lực lượng của đội RPBM

Tổ chức lực lượng của đội RPBM chỉ quy định tổng số cán bộ, nhân viên và cơ cấu tổ chức phải có của đội RPBM sau chiến tranh. Việc bố trí số lượng nhân viên của từng tổ, đội trưởng sẽ căn cứ vào khối lượng công việc phải thực hiện để điều chỉnh cho hợp lý, về cơ bản cơ cấu tổ chức của đội RPBM sau chiến tranh như sau:

2.3.4.1. Đội RPBM trên cạn: Tổng số 25 người, được chia thành các tổ, gồm:

- Chỉ huy: 01 đội trưởng và 01 đội phó;

- Tổ chuẩn bị mặt bằng, dò tìm và đánh dấu tín hiệu;

- Tổ đào, xử lý tín hiệu;

- Tổ bảo vệ cảnh giới an toàn;

- Tổ phục vụ (hậu cần, y tế, vật tư kỹ thuật).

2.3.4.2. Đội RPBM dưới nước: Tổng số 25 người, được chia thành các tổ, gồm:

- Chỉ huy: 01 đội trưởng và 01 đội phó;

- Tổ chuẩn bị mặt bằng, dò tìm và đánh dấu tín hiệu;

- Tổ lặn đào, xử lý tín hiệu;

- Tổ bảo vệ cảnh giới an toàn;

- Tổ phục vụ (hậu cần, y tế, vật tư kỹ thuật).

2.3.4.3. Đội RPBM dưới biển: Từ 30 người đến 35 người, được chia thành các tổ, gồm:

- Chỉ huy: 01 đội trưởng và 01 đội phó;

- Tổ định vị dẫn đường;

- Tổ sử dụng thiết bị Sona - Từ kế và thiết bị định vị thủy âm;

- Tổ sử dụng thiết bị trục vớt bom đạn;

- Tổ định vị và lặn xử lý tín hiệu;

- Tổ sử dụng ROV phục vụ xử lý tín hiệu;

- Tổ bảo vệ cảnh giới an toàn;

- Tổ phục vụ (hậu cần, y tế, vật tư kỹ thuật).

2.3.5. Yêu cầu về trang thiết bị RPBM và phương tiện bảo đảm

2.3.5.1. Yêu cầu chung

- Các Đội RPBM sau chiến tranh phải có đầy đủ các loại máy, trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu và bảo hộ lao động theo quy định;

- Các loại máy, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho RPBM sau chiến tranh đối với từng loại hình RPBM trên cạn, dưới nước hay dưới biển phải đảm bảo số lượng, chất lượng tương ứng theo Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3. Phải thường xuyên kiểm tra, kiểm định 6 tháng/lần về tình trạng kỹ thuật, phải kịp thời thay thế ngay các chi tiết và bộ phận không bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và thiếu đồng bộ (việc kiểm định sẽ do đơn vị được Cơ quan quản lý Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện).



2.3.5.2. Đội RPBM trên cạn

Bảng 1 - Thống kê máy, trang thiết bị và phương tiện của 1 đội RPBM trên cạn

STT

Loại máy, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Chất lượng

Ghi chú

1

Máy dò bom (dò sâu)

Chiếc

2

Cấp I; II

Các máy, trang thiết bị, phương tiện phải được kiểm định theo định kỳ.

2

Máy dò mìn (dò nông)

Chiếc

4

Cấp I; II

3

Các loại trang bị chuyên dùng

Bộ

Đủ

Cấp I; II

4

Bộ dụng cụ làm tay

Bộ

1

Cấp I; II

5

Trang bị, dụng cụ phát quang

Bộ

Đủ

Cấp I; II

6

Dụng cụ, thiết bị chống cháy lan

Bộ

Đủ

Cấp I; II

7

Dụng cụ và bộ đồ y tế

Bộ

1

Cấp I; II

8

Trang bị bảo hộ cá nhân

Bộ

Đủ

Cấp I; II

9

Xe ca chở quân

Chiếc

1

Cấp I; II

10

Xe tải nhẹ chở trang thiết bị

Chiếc

1

Cấp I; II

11

Xe chở bom mìn, vật nổ

Chiếc

1

Cấp I; II

2.3.5.3. Đội RPBM dưới nước (độ sâu nước đến 15 m)

Bảng 2 - Thống kê máy, trang thiết bị và phương tiện của 1 đội RPBM dưới nước

STT

Loại máy, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Chất lượng

Ghi chú

1

Máy dò bom dưới nước (dò sâu)

Chiếc

Từ 2 đến 3

Cấp I; II

Các máy, trang thiết bị, phương tiện phải được kiểm định theo định kỳ.

2

Máy dò mìn dưới nước (dò nông)

Chiếc

1

Cấp I; II

3

Trạm lặn (đồng bộ)

Trạm

1

Cấp I; II

4

Thiết bị xói và hút bùn, cát

Thiết bị

1

Cấp I; II

5

Thuyền cao su tiểu

Chiếc

2

Cấp I; II

6

Thuyền cao su trung

Chiếc

1

Cấp I; II

7

Thuyền Composit (đặt trạm lặn, máy xói và hút bùn, cát)

Chiếc

Từ 1 đến 2

Cấp I; II

8

Các loại trang bị chuyên dùng

Bộ

Đủ

Cấp I; II

9

Bộ dụng cụ làm tay

Bộ

1

Cấp l; II

10

Trang thiết bị trục vớt bom đạn

Bộ

1

Cấp I; II

11

Dụng cụ và bộ đồ y tế

Bộ

1

Cấp I; II

12

Trang bị bảo hộ, áo phao

Bộ

Đủ

Cấp I; II

13

Xe ca chở quân

Chiếc

1

Cấp I; II

14

Xe tải chở trang thiết bị

Chiếc

1

Cấp I; II

15

Xe chở bom mìn, vật nổ

Chiếc

1

Cấp I; II

2.3.5.4. Đội RPBM dưới biển (độ sâu nước lớn hơn 15 m)

Bảng 3 - Thống kê máy, trang thiết bị và phương tiện của 1 đội RPBM dưới biển

STT

Loại máy, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Chất lượng

Ghi chú

1

Bộ thiết bị Sona và Từ kế được kết nối đồng bộ

Thiết bị

1

Cấp I; II

Các máy, trang thiết bị phương tiện phải được kiểm định theo định kỳ.

2

Hệ thống định vị toàn cầu vi sai (DGPS)

Hệ thống

1

Cấp I; II

3

Thiết bị định vị thủy âm

Thiết bị

1

Cấp I; II

4

Máy dò bom dưới nước

Chiếc

Từ 2 đến 3

Cấp I; II

5

Máy dò mìn dưới nước

Chiếc

2

Cấp I; II

6

Trạm lặn (đồng bộ)

Trạm

1

Cấp I; II

7

Thiết bị xói và hút bùn, cát

Thiết bị

1

Cấp I; II

8

Thuyền cao su trung

Chiếc

1

Cấp I; II

9

Tàu (đặt trạm lặn, máy xói và hút bùn, cát)

Chiếc

Từ 1 đến 2

Cấp I; II

10

Thiết bị lặn tự hành (ROV)

Bộ

1

Cấp I; II

11

Các loại trang bị chuyên dùng

Bộ

Đủ

Cấp I; II

12

Bộ dụng cụ làm tay

Bộ

1

Cấp I; II

13

Trang thiết bị trục vớt bom đạn

Bộ

1

Cấp I; II

14

Dụng cụ và bộ đồ y tế

Bộ

1

Cấp I; II

15

Trang bị bảo hộ, áo phao

Bộ

Đủ

Cấp I; II

16

Tàu chở quân và trang thiết bị (đến 2500 cv)

Chiếc

1

Cấp I; II

2.3.6. Trình tự RPBM trên cạn

2.3.6.1. Khoanh khu vực RPBM

- Căn cứ vào các mốc đã đánh dấu khi khảo sát, tiến hành mở đường bao rộng từ 4 m đến 6 m chạy xung quanh toàn bộ khu vực để triển khai dò tìm, đi lại, vận chuyển và cách ly khu vực dò tìm với xung quanh;

- Kiểm tra, chuẩn bị mặt bằng và tiến hành RPBM tại phạm vi đường bao theo đúng các nội dung quy định từ 2.3.6.2 đến 2.3.6.5.

2.3.6.2. Chuẩn bị mặt bằng

- Chuẩn bị mặt bằng bằng thủ công:

+ Áp dụng cho tất cả các loại địa hình như: Đồng bằng, trung du, rừng núi, đầm lầy và rừng ngập mặn ven biển;

+ Trang bị sử dụng gồm: Dao phát và các loại dụng cụ làm tay khác, các loại khí tải kiểm tra bom mìn, vật nổ, cọc tiêu, biển báo;

+ Đóng cọc chia nhỏ khu vực thành các ô có kích thước 25 m x 25 m hoặc 50 m x 50 m tùy theo địa hình khu vực (hoặc chiều dài 25 m, chiều rộng tùy theo chiều rộng của khu vực khi RPBM ở những dải hẹp);

+ Phát dọn sạch dây leo, có rác, cây cối có đường kính nhỏ hơn 10 cm, gốc cây còn lại không cao quá 5 cm (với cây có đường kính lớn hơn 10 cm chỉ được chặt phá khi có tín hiệu phải xử lý nằm dưới gốc cây), dọn sạch các chướng ngại vật và đưa ra khỏi phạm vi thi công RPBM (khu vực là bãi mìn thì việc phát dọn được thực hiện đồng thời với việc RPBM bằng thủ công đến độ sâu 7 cm).

- Chuẩn bị mặt bằng bằng thủ công kết hợp đốt bằng xăng, dầu:

+ Chỉ áp dụng cho các khu vực có hoặc không có bãi mìn nhưng có cây cối, lau lách và dây leo rậm rạp và được cơ quan có thẩm quyền quản lý rừng cho phép;

+ Trang bị sử dụng gồm: Dao phát và các loại dụng cụ làm tay khác, các loại khí tài kiểm tra bom mìn, vật nổ, cọc tiêu, biển báo, xăng, dầu và các dụng cụ phun xăng, dầu;

+ Phát dọn cây cối mở các đường có chiều rộng từ 2 m đến 3 m để chia thành các ô có kích thước 25 m x 25 m hoặc 50 m x 50 m tùy theo địa hình khu vực (hoặc chiều dài 25 m, chiều rộng tùy theo chiều rộng của Khu vực khi RPBM ở những dải hẹp); đối với khu vực có bãi mìn, việc phát dọn cây cối mở các đường có chiều rộng từ 2 m đến 3 m để chia thành các ô dò, được tiến hành đồng thời với việc RPBM theo các nội dung quy định từ 2.3.6.3 đến 2.3.6.5;

+ Phun xăng, dầu đốt hết cây cối rậm rạp trong từng ô vào các thời điểm thích hợp;

+ Phát dọn cây cối, chướng ngại vật và đưa ra ngoài phạm vi RPBM trong từng ô (công việc này được tiến hành đồng thời với RPBM đến độ sâu 7 cm hoặc 30 cm).

- Chuẩn bị mặt bằng bằng thủ công kết hợp với thuốc nổ:

+ Áp dụng cho các khu vực là bãi mìn, có hàng rào dây thép gai và cây cối, lau lách, dây leo rậm rạp;

+ Trang bị và vật tư sử dụng gồm: Dao phát và các loại dụng cụ làm tay khác, các loại khí tài kiểm tra bom mìn, vật nổ, cọc tiêu, biển báo, thuốc nổ, hỏa cụ, khí tài gây nổ và các vật tư khác;

+ Quan sát, kiểm tra, dùng lượng nổ dài để phá hàng rào; mở đường phụ có chiều rộng từ 2 m đến 3 m, đóng cọc chia nhỏ khu vực thành các ô có kích thước 25 m x 25 m hoặc 50 m x 50 m tùy theo địa hình khu vực (hoặc chiều dài 25 m, chiều rộng tùy theo chiều rộng của khu vực khi RPBM ở những dải hẹp);

+ Phát dọn cây cối, chướng ngại vật và đưa ra ngoài phạm vi RPBM trong từng ô (công việc này được tiến hành đồng thời với RPBM đến độ sâu 7 cm hoặc 30 cm).

2.3.6.3. Rà phá bom mìn bằng thủ công đến độ sâu 7 cm

- Áp dụng cho các khu vực là bãi mìn, có các loại mìn nhạy nổ, mìn vướng nổ, các loại mìn nhựa mà các loại máy dò khô phát hiện được và các khu vực là bãi mìn có lẫn nhiều vật nhiễm từ mà không sử dụng máy dò được;

- Trang bị sử dụng gồm các loại dây chuyên dùng đánh dấu đường dò, móc kéo (có dây dài từ 25 m đến 30 m), thuốn, dao phát, dao găm, xẻng, các loại chốt an toàn, cờ đuôi nheo nhỏ màu đỏ và trắng, dụng cụ thu gom;

- Từ đường chia ô dò, dùng cờ đuôi nheo trắng đánh dấu phạm vi đường dò (rộng từ 1 m đến 1,5 m), RPBM đến đâu đánh dấu đến đó (khoảng cách cờ đánh dấu là 1,5 m). Đến các đường dò tiếp theo được phép rút cờ biên của dải dò trước để sử dụng theo kiểu cuốn chiếu;

- Dùng thuốn kết hợp với quan sát bằng mắt, thuốn theo đúng kỹ thuật từ trái qua phải, từ gần đến xa. Mũi thuốn nghiêng một góc từ 30° đến 40° so với mặt đất tự nhiên. Thuốn theo hình hoa mai, các mũi thuốn cách nhau từ 3 cm đến 5 cm, sâu từ 7 cm đến 10 cm;

- Khi phát hiện tín hiệu, tiến hành thuốn kiểm tra xác định tín hiệu, đảo kiểm tra tín hiệu theo đúng kỹ thuật cơ bản. Nếu tín hiệu không phải bom mìn, vật nổ thì thu gom về nơi quy định; nếu tín hiệu là bom mìn, vật nổ thì xử lý an toàn và thu gom về nơi quy định; nếu tín hiệu là bom mìn, vật nổ không an toàn hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu bằng cờ đỏ chờ xử lý riêng;

- Khoảng cách giữa hai người gần nhau nhất trong cùng khu vực RPBM không nhỏ hơn 15 m.

2.3.6.4. Kiểm tra, phá hủy tại chỗ bom mìn, vật nổ đến độ sâu 7 cm

- Áp dụng cho các loại bom mìn, vật nổ phát hiện được nhưng không an toàn cho thu gom, vận chuyển và khi được cấp có thẩm quyền cho phép;

- Trang bị sử dụng gồm: Thuốn, dao găm, xẻng, thuốc nổ, hỏa cụ và khí tài gây nổ;

- Dùng lượng nổ tập trung đặt trực tiếp vào vật nổ cần hủy, lượng nổ để hủy căn cứ vào từng loại bom mìn, vât nổ được quy định trong Điều lệ công tác nổ;

- Sau khi hủy xong, phải kiểm tra lại để bảo đảm đã hết bom mìn, vật nổ. Trường hợp còn sót bom mìn, vật nổ thì phải tiến hành xử lý tiếp theo thứ tự trên;

- Kiểm tra, thu gom các loại khí tài gây nổ và các mảnh vụn (nếu có) ra khỏi khu vực RPBM.

2.3.6.5. RPBM bằng máy dò mìn đến độ sâu 30 cm

- Áp dụng đối với các bãi mìn sau khi đã RPBM đến độ sâu 7 cm và các khu vực không phải là bãi mìn;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò mìn, thuốn, cờ đuôi nheo màu trắng và đỏ, cọc gỗ, dây chuyên dùng để đánh dấu đường dò;

- Cắm cọc căng dây đánh dấu dải dò, mỗi dải dò rộng từ 1 m đến 1,5 m;

- Dùng máy dò mìn tiến hành RPBM theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Dò từ trái sang phải và ngược lại, vệt dò sau phải trùm lên 1/3 vệt dò trước, đường dò sau phải lấn sang đường dò trước từ 10 cm đến 20 cm;

- Khi máy dò chỉ thị có tín hiệu, người dò phải dò thành vệt chữ thập để xác định tâm tín hiệu và dùng cờ đuôi nheo đỏ cắm bên cạnh tâm tín hiệu. Việc cắm cờ đánh dấu có thể ở bên phải hoặc bên trái tâm tín hiệu (do người chỉ huy quyết định) nhưng phải bảo đảm khi kéo thẳng đuôi nheo xuống là chỉ thẳng vào tâm tín hiệu;

- Khoảng cách tốt thiểu giữa các máy dò trên cùng một khu vực là 7 m.

2.3.6.6. Đào kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 30 cm

- Áp dụng cho tất cả các tín hiệu đã đánh dấu được nêu trong 2.3.6.5;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò mìn, thuốn, xẻng, dao găm, các loại chốt an toàn, thuốc nổ, hỏa cụ và khí tài gây nổ, dụng cụ thu gom;

- Dùng máy dò mìn, thuốn kiểm tra lại vị trí đã đánh dấu tín hiệu. Dùng xẻng đảo hố có miệng rộng từ 0,5 m đến 0,6 m (tùy theo độ lớn của tín hiệu), thận trọng bóc từng lớp đất từ trên xuống và từ mép vào tâm hố, vừa đào vừa kiểm tra. Khi thấy tín hiệu thì dùng dao găm để bới đất xung quanh cho lộ hẳn vật gây tín hiệu;

- Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu: Nếu không phải là bom mìn, vật nổ thì thu gom về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ thì xử lý an toàn và thu gom về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu bằng cờ đỏ chờ xử lý riêng;

- Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, dùng máy dò mìn kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để bảo đảm sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự trên.

2.3.6.7. RPBM bằng máy dò bom ở độ sâu từ 0,3 m đến 3 m; đến 5 m hoặc đến 10 m (độ sâu dò tìm được nêu trong Phụ lục D)

- Áp dụng cho tất cả các khu vực có bom mìn, vật nổ nằm ở độ sâu lớn hơn 0,3 m sau khi đã RPBM ở độ sâu đến 0,3 m;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò bom, cờ đỏ to đánh dấu tín hiệu, cọc gỗ và dây chuyên dùng để đánh dấu đường dò;

- Chuẩn bị máy dò, kiểm tra xác định độ nhiễm từ của đất trong khu vực để điều chỉnh máy cho phù hợp;

- Đóng cọc căng dây đánh dấu đường dò, mỗi đường dò cách nhau 1 m;

- Dùng máy dò bom tiến hành dò theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Khi máy dò chỉ thị tín hiệu, người dò phải dò thành vệt chữ thập để xác định tâm tín hiệu và dùng cờ đỏ to đánh dấu sát bên cạnh tâm tín hiệu;

- Khoảng cách tối thiểu giữa các máy dò trên cùng một khu vực là 7 m.

2.3.6.8. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 3 m

- Áp dụng đối với tất cả các tín hiệu đã đánh dấu;

- Trang bị sử dụng gồm: Máy dò bom, thuốn, xẻng, dao găm, các loại chốt an toàn, thuốc nổ, hỏa cụ, khí tài gây nổ và dụng cụ thu gom. Khi làm tại các nơi có nước ngầm phải có máy bơm nước;

- Chuẩn bị, kiểm tra và dùng dụng cụ làm tay thận trọng đào, bới xung quanh vị trí tâm tín hiệu đã đánh dấu. Đào từ ngoài vào trong, kích thước hố đào tùy thuộc vào độ lớn và độ sâu của tín hiệu (thông qua phán đoán khi kiểm tra bằng máy dò). Khi gần tới vật gây tín hiệu phải đào thành từng lớp có độ dày nhỏ hơn 10 cm, kết hợp máy dò và thuốn kiểm tra xung quanh vị trí tâm tín hiệu trước khi đào lớp tiếp theo cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu;

- Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu: Nếu không phải là bom mìn, vật nổ thì thu gom về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ thì xử lý an toàn và thu gom về nơi quy định; nếu là bom mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì đánh dấu bằng cờ đỏ chờ xử lý riêng;

- Sau khi đã xử lý xong tín hiệu, dùng máy dò mìn kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để bảo đảm sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự trên;

- Không tổ chức quá 2 người trong một kíp đào và xử lý tín hiệu. Khoảng cách tối thiểu giữa bộ phận đào và xử lý tín hiệu tới các bộ phận khác không nhỏ hơn 25 m.

2.3.6.9. Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5 m hoặc đến độ sâu 10 m

Trang bị sử dụng và các bước thực hiện tương tự như 2.3.6.8 cho các độ sâu lớn hơn.


Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> Nghiên cứu hà lan
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương