Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ Phải chăng cần viết lại lịch sử ? Roland Jacques



tải về 481.69 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích481.69 Kb.
#37005
1   2   3   4
nôm, nghĩa là một loại chữ Việt Nam cổ xưa dựa theo chữ Hán.105 Chữ nôm có điểm lợi là tương đối được giới ưu tú của xã hội Việt Nam biết đến - tức là các người có học - nhưng bất tiện là đa số các nhà truyền giáo lại không đọc nổi. Và sự cân nhắc trong quyết định của họ là làm sao tránh việc đẩy cộng đồng Kitô giáo vừa mới được khai sinh đi ra khỏi gốc rễ truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh của một nền văn hóa có nét Trung Hoa nầy; hơn nữa nếu làm như thế, thì còn hoàn toàn đi ngược lại những nguyên tắc và phương pháp của các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha.

Văn hóa Việt Nam có hai nguồn gốc chính liên hệ hổ tương cho nhau: một phần là các truyền thống của các sắc dân địa phương và nền tảng của tiếng nói Việt Nam, không thuộc vào nhóm Trung hoa; một phần khác là văn hóa Trung hoa, tồn trữ và lưu hành nơi ngôn ngữ của nó qua chữ viết và qua nhiều hình thái vay mượn khác nhau. Chữ nôm có một vị trí đặc biệt trong bối cảnh nầy như bản lề giữa hai cánh cửa. Những chữ viết lấy từ chữ viết Trung hoa (hán tự) và tạo được uy thế nhờ nguồn gốc nầy; nhưng chúng lại đọc thành tiếng Việt với một nghĩa đặc biệt của tiếng Việt ấy; nên chúng đúng là một quốc tự, nghĩa là chữ viết quốc gia. Những chữ viết “nôm” lại có thể trực tiếp mượn các nguồn chữ hán một cách thoải mái, nên mãi phát triển rộng và sâu. Chữ quốc ngữ không bao giờ có được sức tác dụng có tính cách tượng trưng đó.

Vấn đề chữ viết Việt Nam có vẻ rối rắm vì nhiều tác giả tây phương lẫn lộn vấn đề tiếng nói và chữ viết.106 Thật thế, các tu sĩ dòng Tên buộc phải chọn lựa giữa hai thứ tiếng nói: thay vì Trung hoa (là tiếng chính thức, tiếng dùng giáo dục và lớp người có học), thì họ thích tiếng Việt Nam (tiếng nói của dân chúng). Trong những hoàn cảnh hạn chế như đã nêu, họ cũng áp dụng chữ viết truyền thống (chữ nôm) của tiếng nói dân gian ấy; đồng thời họ sáng tác ra một vần latinh áp dụng vào tiếng nói nầy (tức là chữ quốc ngữ) để dùng riêng trong công việc của họ. Việc sử dụng tiếng hán nhiều hay ít trong ngôn ngữ Việt Nam không liên quan gì đến chữ viết. Nhưng cần xác định thêm rằng đường lối sử dụng ngôn ngữ như thế là chính sách chung của các nhà truyền giáo; không có gì cho phép ta nêu lên rằng trong lãnh vực nầy, Alexandre de Rhodes có một lập trường độc đáo cả.

Nhưng dẫu sao, chúng tôi phải nêu lên rằng lối phê bình của ông Lê Thành Khôi, một nhà viết sử Việt Nam, về việc nầy là lầm lẫn, ông ấy viết: “Sáng chế (chữ quốc ngữ) trước hết phát sinh do một mục đích truyền đạo. Thật vậy, trở ngại lớn cho việc truyền đạo Kitô phát xuất từ khung cảnh giáo dục phổ quát của Khổng học. Để đi vào tâm thức quần chúng, các nhà truyền giáo phải chống lại văn hóa Trung hoa và chữ viết tiêu biểu cho nền văn hóa đó. Họ cố trao cho dân chúng phương tiện để quẳng bỏ chữ viết đang thịnh hành, và họ đã đạt được ý định khi bày ra hệ thống chuyển âm tiếng Việt nhờ mẫu tự latinh, kèm theo những âm tiêu để có được những dấu thăng trầm khác nhau. Các người trở lại đạo dùng chữ viết quốc ngữ không còn đọc tiếng hán nữa; tiếng hán nầy lại được dùng trong các văn kiện nhà nước và phần lớn sinh hoạt văn chương. Ta thấy đó là tầm mức chính trị của sự kiện, đã làm cho người công giáo Việt Nam trở thành một nhóm riêng trong cộng đồng quốc gia trong một thời gian dài.”107 Một lối phê bình như thế phản ảnh một sự quên lảng gia trọng (bên cạnh nhiều yếu tố khác nữa) về nỗ lực văn hóa rất tích cực do chính những vị tu sĩ dòng Tên nầy của đoàn truyền giáo của Trung hoa, trong đường hướng của Matteo Ricci (+ 1610). Lối phê bình đó không đứng vững trước những sự kiện, đặc biệt là khối lượng sáng tác và phát hành của văn chương kytô giáo bằng chữ nôm, khởi đầu ngay từ các thời đầu tiên của công việc truyền giáo. Khi nhà truyền giáo Jerónimo Mayorica qua đời năm 1659, bề trên đã viết một loại điếu văn và nhắc đến ” thư viện phong phú gồm 48 bộ sách mà ngài đã viết hoặc dịch ra tiếng nói và ra chữ viết của xứ ấy”108 . Và mãi cho đến ngay giữa thế kỷ 20, dưới chế độ thực dân Pháp, các nhà xuất bản công giáo Việt Nam vẫn phổ biến cho kytô hữu nhiều sách bằng chữ nôm và chữ hán.109

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, rất ít kitô hữu hiểu được lối chữ Việt theo vần latinh mà các vị thừa sai có thể chỉ cho họ, vì chữ viết nầy hoàn toàn xa lạ. Như thế, tại sao lúc bấy giờ Francisco de Pina và các người kế tiếp ông lại phí nhiều công sức và tài trí để sáng tác rồi hoàn chỉnh lối viết theo mẫu tự latinh, tức là chữ quốc ngữ ấy? Sự kiện đã xảy ra vì chữ quốc ngữ có mục đích trước hết là để dạy cho các nhà truyền giáo và giúp họ sử dụng. Nó cống hiến cho các vị nầy một bước trung gian rất thuận lợi để tiếp cận với lối nói của người Việt; ngoài ra, nó còn đem lại một phương tiện trao đổi về mặt học hỏi và giao tiếp bằng chữ viết với những người Việt lãnh đạo chính yếu của cộng đoàn, mà người ta buộc phải học lối viết mới nầy trong mục đích hạn chế đó.110 Tình trạng phổ biến rất hạn chế của chữ quốc ngữ như thế, sẽ biến đổi một cách chậm chạp vào giữa thế kỷ XVIII. Chỉ đến lúc nầy, chữ viết theo mẫu tự latinh mới bắt đầu lan tràn rộng rãi hơn trong cộng đồng người Kitô giáo; đây là vì những lý do an ninh trước một chế độ cấm đạo111 và cũng có thể vì việc sử dụng rất tiện lợi.

Viễn tượng mới đó kéo theo hậu quả không thể tránh khỏi đó là sự tiến hóa dần dần chữ quốc ngữ. Mục đích chính lúc đầu đòi hỏi phải ưu tiên cho khía cạnh thuần túy ngữ âm, nghĩa là cho việc mô tả cách phát âm, nhằm giúp cho người ngoại quốc mới bắt đầu học đọc tiếng Việt cho thật đúng. Khi việc sử dụng lối viết nầy được phổ biến hơn nơi những người nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ, thì người ta lại ưu tiên khía cạnh âm vị học,112 thiết thực cho họ hơn.

Trong khuôn khổ của bản văn nầy, chúng tôi xin chỉ nêu lên một thí dụ. Trong lối viết quốc ngữ, mà cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes cho ta thấy, các phụ âm mũi cuối mặt lưỡi- vòm trước (consonnes nasales finales dorso-prépalatale), mặt lưỡi - vòm mềm (dorso-vélaire) và môi-vòm mềm(labio-vélaire) được diễn tả bằng ba lối chép thành chữ khác nhau, như sau: (chẳng hạn <lành>); (chẳng hạn <làng>), và một dấu gọi là dấu apex, lấy từ dấu til (tilde) chữ viết Bồ đào nha <~> , đặt ở trên đầu chữ nguyên âm (chẳng hạn <làõ>, ngày nay viết là <lòng>). Những lối ghi chép đánh dấu đó phản ảnh cách đọc chuẩn của vùng Hà nội, đúng như một người Bồ đào nha cố nghe và phân tích được dựa vào hệ thống ghi chép mà người ấy quen thuộc. Trong lối viết nơi cuốn từ điển của Pigneau de Béhaine và Taberd (xem chú thích số 114), hai mẫu phụ âm sau cùng nêu lên trên đây lại cho chép y như nhau là “ng”, bởi lẽ chúng không đối chọi gì nhau, sự xuất lộ của chúng lệ thuộc vào nguyên âm đi trước. Việc phân biệt hai mẫu phụ âm nầy đối với một người gốc Việt Nam là việc thừa. Người ta hầu như đã đơn giản hóa đến mức tối đa khi chung lộn hai ký hiệu “nh” và “ng”: trong hệ thống tiếng Việt, không cần đến sự phân biệt nầy nếu lưu ý đến các nguyên âm /a/ và /œ/113

Cần lưu ý rằng đây không hề có việc sửa chữa những sai lầm có thể có về việc ghi chép, nhưng nhằm đơn giản hóa các luật của nó.114 Nhưng thực sự thì đổi thay không nhiều lắm, nên ngày nay chỉ cần học vài phút thì độc giả Việt Nam có thể đi vào toàn bộ các bản văn bằng quốc ngữ viết vào thế kỷ XVII.

Vì chữ nôm và chữ hán cũng rất khó học đối với giới cai trị của Pháp, không kém gì trường hợp của các vị truyền giáo trước đây, nên chế độ thực dân đã tha thiết ngay với lối chữ viết theo mẫu tự latinh nầy; sau nầy họ đã cho nó một qui chế chính thức, buộc phải sử dụng trong tất cả các dịch vụ hành chánh.115 Và như vậy, vào đầu thế kỷ XX, chữ viết theo mẫu tự latinh do người Bồ Đào Nha gợi ra trước đây bắt đầu lan tràn ra ngoài cộng đồng Kitô giáo. Nho sĩ yêu nước trong xứ, rất đông, cương quyết chống lại sự mới mẻ nầy, nại lý do bảo vệ truyền thống và bản chất Việt Nam. Nhưng dần dần, vì nhận thấy hiệu năng thiết thực của nó, họ lại cố học chữ viết lối mới và sử dụng.116 Sự thành công của chữ quốc ngữ không phải là kết quả của sự áp đặt do luật lệ của bạo quyền. Ai cũng thấy kháng cự chống lại chữ viết mới mẻ nầy chẳng lợi ích gì; tương lai xã hội lại đòi hỏi phải canh tân cơ chế xã hội và đẩy mạnh giáo dục quần chúng. Dường như sau những thất bại của các phong trào yêu nước vào năm 1930, những đối kháng về chữ quốc ngữ không còn nữa; giới ưu tú lãnh đạo đã rút tỉa bài học qua các biến cố đau thương nầy. Vậy mà chữ nôm từ lâu chỉ dành cho một thiểu số nho sĩ, giới nho quan truyền thống. Chỉ có chữ quốc ngữ mới cống hiến được phương tiện kiến hiệu nhằm thoát ra khỏi tình trạng nầy và cổ võ cho lý tưởng thoáng hé lộ.117

Những xác tín như thế trở thành phổ biến khi nhìn về một Việt Nam thời hậu thực dân. Và chữ nôm bị xóa dần đi đến độ biến mất hẳn; chữ viết của các nhà truyền giáo trước đây và của người Pháp nay trở thành chữ viết duy nhất của tất cả người Việt Nam: “quốc ngữ”. Mọi người dùng chữ quốc ngữ, và chữ viết đó đã chứng thực rằng nó có thể áp dụng một cách dễ dàng và hữu hiệu để đi vào tất cả các lãnh vực của kiến thức.118 Ngoài ra, chính chữ quốc ngữ đã cống hiến nhiều hơn cả trong việc bảo tồn sự thống nhất ngôn ngữ, ngay cả trong cuộc chiến gay gắt giữa đôi bên: nó đẩy lui được các khuynh hướng chủ trương phân cách, một cách hữu hiệu hơn điều người ta có thể mong ước thực hiện hoặc nơi một lối chữ viết áp dụng âm vị học một cách rốt ráo do một số người chủ trương.119

Làm sao quên được công trình vĩ đại mà các vị tiên phong của công cuộc truyền giáo tại Việt Nam đã thực hiện? Những điều mà các vị truyền giáo dòng Tên đến từ Bồ Đào Nha, do Bồ Đào Nha gửi đi, đã thực hiện trong phạm vị ngữ học kỳ cùng là những công trình có tính cách quyết định cho tương lai văn hóa Việt Nam đến độ ngày nay tương lai đó không thể quan niệm được nếu không có chữ viết theo mẫu tự latinh. Tấm bia tưởng niệm đã được dựng lên lại vào cuối năm 1995 ở thư viện quốc gia tại Hà Nội, và chỉ tôn vinh một mình Alexandre de Rhodes; đó là một dấu hiệu cho thấy sự đóng góp văn hóa đặc biệt của người Bồ Đào Nha còn bị quên lảng, ngay cả trong giới khoa học. Nhưng người ta cũng thấy nơi tấm bia kỷ niệm đó một dấu chỉ chờ đợi, một mấu móc đầu tiên nhằm nối lại cuộc đối thoại văn hóa với Tây phương về quá khứ chung và về tương lai. Trong khuôn khổ đó, nước Pháp và các nước nói tiếng Pháp chắc chắn có đóng một vai trò; nhưng thật đáng tiếc là các nước nầy đã không hợp tác với các quốc gia tây phương khác nữa để cùng thực hiện cuộc đối thoại nêu trên, vì kinh nghiệm về Á châu của họ xa xưa hơn, và họ lại không có nhược điểm của một quá khứ thực dân còn gây ấn tượng đau thương nơi ý thức quốc gia của người Việt Nam.
Chú Thích

1. (a) Dictionnarium annamiticum, lusitanum et latinum, Roma, S.C. de Propaganda Fide, 1651; tái bản bằng bản chụp với phần phiên dịch việt ngữ hiện hành: Từ Điển Annam-Lusitan-Latinh, TP Hồ Chí Minh, Nhà xb. Khoa Học Xã Hội, 1991.

(b) Catechismus pro ijs, qui volunt suscipere Baptismum, in octo dies divisus. Phép Giảng Tám Ngày..., Roma, S.C. de Propaganda Fide, [1651]; tái bản bằng bản chụp với phần dẫn nhập của Nguyễn Khắc Xuyên, phiên dịch việt ngữ hiện hành do André MARILLIER và pháp ngữ do Henri CHAPPOULIE, [TP Hồ Chí Minh], Tủ sách Đại Kết, 1993.

2. Jean- Louis TABERD: Dictionnarium Annamitico- Latinum, Serampore (Ấn Độ), 1838.

3. Sắc luật đưa chữ quốc ngữ vào các kỳ thi do toàn quyền Paul Doumer ký từ năm 1898; nhưng được áp dụng dứt khoát vào năm 1909. Năm 1917, một chỉ dụ của triều đình bãi bỏ lối giáo dục truyền thống và thay bằng một nền giáo dục dựa vào chữ quốc ngữ và pháp ngữ. Xem Nguyễn Thị Chân Quỳnh, “Concours de mandarins”, trong La Jaune et la rouge [Paris, école Polytechnique], số 525, 5.1997(tr. 31-37), tr.36-

4. Georges TABOULET, La geste française en Indochine: Histoire par les textes de la présence de la France en Indochine des orgines à 1914, 2 tập, Paris, Adrien Maisonneuve, 1955-1956: tập I, quyển I, chương I, trang 9-22.

5. Cha của Rhodes người Marranne Aragon và mẹ người Ý; trong gia đình có lẽ Rhodes đã sử dụng tiếng Tây Ban Nha, Ý và ngay cả tiếng Do thái (!)... Về các xác quyết bấp bênh nầy, xem lời minh xác lại của Michel BARNOUIN: "gốc gác cha mẹ của Alexandre de Rhodes người Vaucluse (1593-1660)" trong Mémoires de l’ Académie de Vaucluse [Avignon], 8e série, 4, 1995, trang 9-40; và thư mục đã dẫn.

6. Trong thời gian chúng tôi viết bài nầy, xác quyết đó một lần nữa được François RIDEAU lặp lại, ịMes rapports avec la langue vietnamienneỐ, trong La jaune et la rouge [Paris, école Polytechnique], số 525, 5. 1997, trang 25-30: trang 27.

7. Chúng ta sẽ trở lại trong đoạn sau về việc có một số tu sĩ dòng Phanxicô người Tây ban nha bị lạc vào bờ biển của Việt Nam từ 1583-1584, nhưng không lưu lại dấu vết nào và cũng không hề học được những khái niệm về ngôn ngữ địa phương.

8. André Georges HAUDRICOURT, "Origine des particularités de l’ alphabet vietnamien", trong tập san Dân Việt Nam (Trường Viễn Đông Bác Cổ [EFEO] 3, 1949, tr. 61-68. Ngoài ra, Haudricourt là tác giả các bài biên khảo về tiếng Việt và lịch sử tiếng nầy; trong số đó có bài "Les consonnes préglottalisées en Indochine"Á, trong Bulletin de la Société de Linguistique de Paris 46, 1950, tr. 172-182; "ÏLes voyelles brèves du vietnamien"Á, tlđd. 48, 1952, tr.90-93; "La place du vietnamien dans les langues austroasiatiques", tlđd. 49, 1953, tr. 122-128; "De l’ origine des tons du vietnamien"Á, trong Journal Asiatique 242, 1954, tr. 69-83; v.v...

9. Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions du P. Alexandre de Rhodes en la Chine, & autres Royaumes de l’ Orient, Paris, Sébastien Mabre-Cramoisy et Gabriel Cramoisy, 1653; tái bản bằng bản chụp với phần dịch chuyển dịch Việt ngữ của Hồng Nhuệ [bút hiệu của Nguyễn Khắc Xuyên], TP Hồ Chí Minh, Tủ sách Đại Kết, 1994; phần 3, tr. 78-79.

10. Xem John DE FRANCIS, Colonialism and Language Policy, La Haye, 1997. Cũng xem chú thích 71.

11. Vào năm 1941, tấm bia được dựng trong một đền thờ nhỏ trên bờ hồ Hoàn Kiếm, trước đền Ngọc Sơn. Nhà thờ nhỏ đó bị đập phá để có chỗ xây một đền đài cách mạng. Tấm bia bấy giờ do một tư nhân đem về nhà sử dụng tùy nghi. Năm 1995, người ta không thể đặt lại chỗ cũ, nên đã chọn một chỗ xứng đáng đó là Thư viện Quốc gia, cách đền thờ cũ không xa.

12. Xem "Let’s do Justice to Alexandre de Rhodes", trong Vietnam Social Sciences (Hà Nội) 40, 2/1994, tr. 88- 89, trong một bài viết của MINH Hiền đăng trên tuần san Lao Động (Hà Nội) ngày 21.11.1993. Cũng xem cuộc hội thảo khoa học tổ chức về Alexandre de Rhodes tại Hà Nội, ngày 22.12.1995 do Bộ Văn Hóa và Trung Tâm Quốc Gia Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (tài liệu sẽ xuất bản). Trong cuộc hội thảo nầy, phó thủ tướng Nguyễn Khánh, một trong những nhân vật cao cấp của nhà nước đã chính thức lên tiếng về đường lối muốn phục hồi danh dự cho cha Rhodes. Đây là nguyên văn lời nói đó: “Alexandre de Rhodes, nhà hoạt động văn hóa cống hiến cho sự phát triển quốc ngữ và văn hóa Việt Nam” - trong Xưa và Nay (Hà Nội), [cơ quan ngôn luận của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam], 1/1995, tr. 19-20.

13. Chúng tôi nêu lên ý kiến nầy qua hai tác phẩm có giá trị khoa học cao, trong số các tài liệu xuất bản gần đây:

- (1). Pierre-Richard Féray, Le Việt Nam, Paris P.U.F., 1984, về những ảnh hưởng văn hóa Âu châu vào thế kỷ 17, trang 18: "Trong lúc nhà Trịnh (Đàng Ngoài) kêu cứu viện trợ của người Hòa Lan [...], thì nhà Nguyễn lại cầu cứu người Bồ đào nha, rồi đến người Pháp, và không ngại tiếp rước các nhà truyền giáo dòng Tên đến độ cha Alexandre de Rhodes, từ năm 1650 đến 1660, đã có ý kiến chuyển chữ viết bằng vần latinh. Chữ quốc ngữ như thế được khai sinh".

-(2) Josef METZLER, Die Synoden in Indochina: 1625-1934, [các hội nghị giám mục ở Đông dương 1625- 1934], Paderborn / Munich / Vienne / Zurich, Ferdinand Schưningh, 1984. Nối tiếp phần lớn các sử gia đi trước về các cuộc truyền giáo của Công giáo, tác giả gán cho Rhodes phần chính yếu của nỗ lực truyền giáo nầy; sau đó tác giả nói rõ ở trang 7: "Qua những công trình nghiên cứu khoa học của ông, [Rhodes] trở thành người khai sinh ra chữ viết của Việt Nam và chuyển qua mẫu tự latinh, được sử dụng đến hôm nay".

14. Về vấn đề bảo trợ của vua Bồ đào nha đối với công cuộc truyền giáo Đông phương, đặc biệt nên đọc: António DA SILVA REGO, Le Patronage portugais de l’ Orient, aperçu historique, Lisbonne, Agência Geral do Ultramar, 1957; Alelhelm JANN, Die katholischen Missionen in Indien, China und Japan: Ihre Organisation und das portugiesische Patronat, vom 15. bis ins 18. Jahrhundert [Các cuộc truyền giáo công giáo tại ấn độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Công việc tổ chức và sự bảo trợ của Bồ đào nha từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII], Paderborn, Ferdinand Schưningh, 1915.

15. Trong hậu bán thế kỷ thứ XVI, Tây ban nha dần hồi đến và định cư lâu dài tại Phi luật tân. Nhưng những mưu toan của người Tây ban nha nhằm nối một đầu cầu với lục địa Á châu, đặc biệt tại Đông dương, sẽ không có kết quả nào. Về các nổ lực nầy, ngoài các tài liệu khác nên đọc L.P. BRIGGS, "Missionnaires Portugais et Espagnols au Cambodge, 1555-1603" trong Bulletin de la Société des études Indochinoises 25, 1950; A. GALLEGO, "Espanõa en Indochina, Expediciones religioso-militares" trong Espanõa misionera, 7, 1951, tr. 298 - 310; Benno BIERMANN, "Die Missionsversuche der Dominikaner in Kambodscha" [Những nỗ lực truyền giáo của các tu sĩ dòng Đaminh tại Cam Bốt]; trong Zeitschrift für Missionswissenschaft und Religionswissenschaft [Tập San những khoa học truyền giáo và tôn giáo (Mơnster) 23, 1933, tr. 108-132.

16. Thời điểm Afonso de Albuquerque chiếm Malacca. Xem Genevière BOUCHON, Albuquerque: Le lion des mers d’ Asie, Paris, Desjonquères, 1992. Việc chiếm Malacca một mặt giúp người Bồ đào nha mở rộng con đường hàng hải đến các đảo sản xuất gia vị ở vùng biển Nam Thái bình dương, mặt khác mở đường đến Trung Hoa và Nhật Bản.

17. Nên đọc Pierre-Yves MANGUIN, Les Portugais sur les côtes du Viêt-nam et du Campa, étude sur les routes maritimes et les relations commerciales, d’ après les sources portugaises des XVIe, XVIIe, XVIIIe siècles, Paris, EFEO, 1972; Roderich PTAK (ed.), Portuguese Asia: Aspects in History and Economic History (16th-17th centuries), Stuttgart, F. Steiner, 1987; Anthony REID, Southeast Asia in the Age of Commerce (1450-1680), vol.I, The Lands below the Winds, New Haven et Londres, Yale University Press, 1988. Đáng lưu ý là trong DéCADA XIII, nói đến thời kỳ từ 1612 đến 1617 vào lúc các tu sĩ dòng Tên mở đường truyền giáo đến Việt Nam, nhà chép sử biên niên chính thức người Bồ đào nha António BOCARRO chỉ nói thoáng một lần về xứ nầy; và cũng chỉ nói gián tiếp, nhân nói đến nước Xiêm, như là miền sản xuất ra lụa, do người Anh và Hòa lan du nhập vào xứ nầy. Xem Decada XIII da Historia da India composta por Antonio Bocarro chronista d’ aquelle estadto [...]. xb. do Rodrigo José De Lima Felner, 2 tập, Libonne, Academia Real das Sciencias, 1876: tập 1, tr. 530.

18. Cha dòng Tên Francisco de Jasu y Javier [Xavier], 1506-1552, gốc người Navarre, đã thực hiện công cuộc truyền giáo của mình tại Á châu với tư cách vừa là sứ thần của Giáo hoàng vừa là khâm sứ của vua Bồ đào nha. Xem Georg SCHURHAMMER, Franz Xaver, Sein Leben und seine Zeit, 3 quyển, Fribourg-en- Brisgau, Herder, 1955-1971: Francis Xavier: His life, his time, 4 tập, Roma, Institutum Historicum Societatis Iesu, 1973-1982. Tiếng Pháp có: Alexandre BROU, S. François-Xavier, 2 tập, Paris, Beauchesne, 1922; hoặc gần đây hơn: James Brodrick, Saint François-Xavier (1506-1552), Paris, Spes, [1954], bản dịch của: Saint François-Xavier, Londres, Burns Oates, [1952]. Về qui chế pháp lý của Phanxicô Xavie, xem Joseph WICKI, "Der hl. Franz Xaver als Nuntius Apostolicus", trong Studia Missionalia 3, 1947, tr. 107-130.

19. Kế hoạch truyền giáo nầy có lúc người ta cho là do Alexandro Valignano, người tổ chức các công cuộc truyền giáo dòng Tên tại Viễn Đông (sinh năm 1537 tại Chieti, Vaignano làm Tuần thị các vùng truyền giáo dòng Tên ở Đông phương từ năm 1573, và từ năm 1583 làm Giám tỉnh của tỉnh dòng Ấn Độ, bấy giờ gồm cả toàn khối Viễn Đông. Ngài chết tại Macao năm 1606). Kỳ thực quan điểm nầy phát xuất từ chính Phanxicô Xavie. Linh mục dòng Tên người Navarre nầy từng có kinh nghiệm về ảnh hưởng của Trung Hoa trên Nhật Bản, và những khó khăn mà người Nhật gặp phải khi bỏ những đạo lý đến từ Trung Hoa để theo Kitô giáo. Trong một bức thư luân lưu ngày 21.01.1552, ngài viết: ” Tôi tin là trong năm 1552 nầy, tôi sẽ đi gặp vua Trung Hoa, đây đúng là một xứ mà luật của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, có thể phát triển lớn mạnh; và nếu ở đấy người ta tiếp nhận luật Chúa, thì việc đó sẽ giúp cho Nhật Bản mất đi lòng tin cậy vào những giáo thuyết tôn giáo mà Nhật bản đang tin”. Cũng vào lúc nầy, Ngài viết thư cho Inhaxiô de Loyola như sau: ” Nếu người Nhật biết rằng người Trung Hoa nghe theo luật Thiên Chúa, thì chắc chắn họ sẽ mất niềm tin vào những điều họ vẫn giữ trong các giáo thuyết của họ”. (Epistolae S. Francisci Xaverii aliaque eius scripa [...], Georg SCHURHAMMER et Joseph WICKI ed., t. II (1549-1552), Roma, Monumenta historica Societatis Jesu, 1945: tr. 227 và tr. 291-292).

Gần ba mươi năm sau, mặc dù gặp phải những thất bại và ngỡ ngàng ở Trung Hoa, quan điểm nầy vẫn xem là có giá trị. Thí dụ như trong bức thư của tu sĩ dòng Phanxicô Pedro de Álfaro gởi cho bạn cùng dòng là Agustín de Tordesillas, viết từ Macao ngày 20.11.1579, vị nầy viết: “[Cha Coutinho, bề trên các cha dòng Tên của Macao] có nói rằng Đông dương không truyền giáo được ngay bây giờ và cũng không quan trọng như chúng ta tưởng [...]. Ngài nhân danh Chúa mà đưa ra ý kiến đó, cũng như ý kiến của Đức Cha [Belchior Carnerio, Giám quản của địa phận Macao], người từng rất muốn làm cho người ta trở lại, đó là trước hết phải tìm cách giảng đạo cho Đại Vương quốc (Trung Hoa) rồi sau đó mọi sự sẽ dễ dàng...” (Sinica Franciscana, tập 2: Relationes et epistolas Fratrum Minorum sculi XVI et XVII, Anastasius VAN DEN WYNGAERT ed., Quaracchi-Florence, Collegium S. Bonaventurỉ, 1933, tr. 52 chú thích 1). Quan điểm của Valignano có điểm khác, như hệ đến Việt Nam. Theo Ngài, mọi nỗ lực truyền giáo của các cha dòng Tên phải tập chú vào Nhật Bản, ở đây đang thu hái nhiều thành quả to lớn. Gửi người đi chỗ khác sẽ mất thì giờ và phân tán sức lực một cách đáng tiếc: ” Hội dòng phải nỗ lực hết sức mình để chu toàn công việc truyền giáo ở đây, dẫu phải bỏ qua các vùng truyền giáo khác.” (Sumario de las cosas que pertenecen a la Provincia de Jappón y al govierno della, chương 6; xem phần dịch pháp ngữ của J. Bésineau, Les Jésuites au Japon: relation missionnaire [1583], [Paris], Desclée De Brouwer [1990], tr.113). Khi Nhật bản gặp phải các cuộc bắt bớ, thì nơi thay thế duy nhất mà công cuộc truyền giáo Hội dòng nhắm đến đó là Trung Hoa, và ngài gửi Ruggieri và Ricci đến đây. Trong ý ngài, các dòng khác tự do đi các vùng đất mà các cha dòng Tên không có mặt (tlđd. chương 9, tr. 133). Nhưng các tu sĩ dòng Augustinô, Đaminh và Phanxicô lại cũng thích chọn Trung Hoa và Nhật bản...

20. Thư đề ngày 29.11.1555 viết từ Malacca, gửi đến viện trưởng Collège St. Paul ở Goa: bản dịch pháp ngữ của Pierre-Yves MANGUIN, Les Portugais sur les côtes du Viêt-Nam et du Campa (trích chú thích 17), tr.48-49. Từ ngữ "padrão" tiếng Bồ đào nha có nghĩa là một bia đá mang huy hiệu của Bồ đào nha, đánh dấu việc chiếm hữu một cách tượng trưng nhân danh triều đình Bồ đào nha. Việc chọn lựa đặt padrão trên đảo Cù lao Chàm thay vì ở trên đất liền có thể để nhấn mạnh đến khía cạnh thuần tượng trưng của sự việc. Năm 1524, người Bồ đào nha đã đau đớn ý thức rằng không có vấn đề nhường lại quyền lãnh chúa thực sự của mình cho bất kỳ ai trong vùng biển Trung Hoa, ngược lại việc họ đã làm trong vùng Ấn độ dương đến Malacca. Xem Henri CORDIER, "Người Bồ đào nha đến Trung Hoa", trong T’ oung Pao, 12, 1911, tr. 485-543; cũng như trong phần dẫn nhập của Charles Ralph BOXER (ed.) nơi cuốn South China in the 16th century. Being the narratives of Galeote Pereia, Fr. Ga Martin de Rada, 1550-1575, Londres, Hakluyt Society, 1953; Nendeln/Liechtenstein, Kraus Reprints, 1967.



tải về 481.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương