BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 3.18 Mb.
trang34/37
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.18 Mb.
#930
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37

đ. Mẫu Quyết định kỷ luật


Tline 622ÊN CƠ QUAN BAN HÀNH (1)

Số.../QĐ - (2)


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Đline 621ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
....(3)..., ngày ... tháng..... năm 200


QUYẾT ĐỊNH

Vline 623ề việc ........ (5)................
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ .........................................(6).......................................................;

Căn cứ ....................................................................................................;

Theo đề nghị của .....................................................................................;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kỷ luật Ông (bà, tập thể, đơn vị).......... đã vi phạm nội quy (quy định, pháp luật) trong quá trình ................ (danh sách kèm theo - nếu là tập thể)

Điều 2. Ông (bà, tập thể, đơn vị) bị xử lý vi phạm mức...............

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc có liên quan và Ông (Bà, tập thể, đơn vị)...…........... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:

- ..........

- ..........

- Lưu: ......



...........(7).............

(Ký tên, đóng dấu)

Họ tên đầy đủ



5.6. Biên bản

5.6.1. Khái niệm

Biên bản là hình thức văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.



5.6.2. Phân loại biên bản

- Biên bản hội họp: Biên bản ghi lại tiến trình tổ chức thực hiện các cuộc họp hay hội nghị;

- Biên bản hành chính: Biên bản ghi chép cách tiến hành một công việc theo quy định hành chính như biên bản mở đề thi, biên bản giao nhận và bàn giao, biên bản hợp đồng;



- Biên bản có tính chất pháp lý: Biên bản ghi chép những vụ việc có liên quan đến pháp luật như biên bản phiên tòa, biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản tai nạn giao thông.

5.6.3. Phương pháp ghi biên bản

- Ghi biên bản thật đầy đủ và chính xác là công việc không dễ dàng, đặc biệt là ghi biên bản cuộc họp hoặc ghi lời khai của nhân chứng, vì tốc độ nói bao giờ cũng nhanh hơn tốc độ viết. Vì thế, nếu không có một số phương pháp, người ghi biên bản khó thể theo kịp tiến độ của cuộc họp hoặc vụ việc đang diễn ra.

- Về nguyên tắc, ghi biên bản là ghi ý. Tuy nhiên, người ghi biên bản cần phân loại khi tiếp nhận các thông tin. Nếu là thông tin để biết thì chỉ cần ý chính; nếu là thông tin để biết và để thực hiện thì phải ghi đầy đủ, không được bỏ sót ý nào, với những thông tin quan trọng cũng vậy. Trường hợp người phát biểu ý kiến yêu cầu ghi nguyên văn thì người ghi biên bản có thể sử dụng hình thức dẫn lời nói trực tiếp.

- Cần tập trung lắng nghe và có trí nhớ tốt, vận dụng kỹ thuật ghi chép nhanh. Có thể sử dụng các cách biến đổi câu trong tiếng Việt để có thể lựa chọn cấu trúc câu ngắn nhất mà vẫn đảm bảo thông tin được diễn đạt đầy đủ và chính xác. Có thể viết tắt một số từ thông dụng (UBND, TNHH, CP,…)

- Chuẩn bị sẵn các mẫu ghi biên bản để khi cuộc họp hoặc vụ việc diễn ra thì có thể ghi chép ngay.



5.6.4. Cấu trúc biên bản

Cấu trúc biên bản thường gồm 3 phần:

- Phần mở đầu

+ Thời gian, địa điểm lập biên bản;

+ Thành phần tham dự.

- Phần nội dung

+ Nếu là biên bản hội họp hoặc vụ việc đang diễn ra thì ghi theo tiến trình của cuộc họp, hội nghị, vụ việc đó;

+ Biên bản vụ việc đã xảy ra thì mô tả lại hiện trường, ghi chép lại lời khai của nhân chứng, đương sự hoặc nhận định của những người có liên quan.

- Phần kết thúc:

+ Ghi thời gian, địa điểm kết thúc việc lập biên bản;

+ Nếu biên bản được thông qua những người tham dự thì phải ghi rõ, hoặc nếu biên bản được lập thành nhiều bản thì cũng phải ghi rõ số bản được lập.

+ Biên bản phải có chữ ký của cán bộ lập biên bản và chữ ký của chủ tọa (nếu là biên bản hội họp), hoặc tùy theo tính chất của vụ việc, biên bản phải có chữ ký của người đại diện tổ chức vi phạm, chữ ký của người làm chứng và người bị hại (nếu có).



5.6.5. Mẫu biên bản

a. Mẫu biên bản cuộc họp, hội nghị

TÊN CQ,TC CẤP TRÊN (1)

TÊN CƠ QUAN,TỔ CHỨC(2)

Số: /…(3)…-…(4) … line 630



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….(5)…., ngày ….tháng…., năm 20……




BIÊN BẢN

Hline 605ọp …………………(6)………………………
1. Thời gian họp :

- Khai mạc: …..giờ …..ngày ……tháng ……năm …….

- Địa điểm tại :

- Nội dung họp :

2. Thành phần dự hop:

- Thành viên có mặt …….trên tổng số ………

- Thành viên vắng mặt ……

3. Chủ tọa cuộc họp:

……………………………………………………………………………

4. Thư ký cuộc họp :

……………………………………………………………………………

5. Các báo cáo tại cuộc họp :

……………………………………………………………………………

6. Thảo luận tại cuộc họp :

…………………………………………………………………………….

7. Kết thúc kỳ họp

……………………………………………………………………………

THƯ KÝ

(Ký tên)
Họ và tên

CHỦ TỌA

(Ký tên , đóng dấu)
Họ và tên



tải về 3.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương