BỘ khoa họC, CÔng nghệ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 66.05 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích66.05 Kb.
#11074

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ MÔI TRƯỜNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------

------------------------------

Số: 1761/2000/QĐ-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2000


QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Về việc ban hành "Quy chế tạm thời về tuyển chọn và công nhận cơ quan chủ trì xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm"



BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm";

Xét đề nghị của các Ông/Bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ Quản lý KH&CN Công nghiệp, Vụ Quản lý KH&CN Nông nghiệp, Vụ quản lý Khoa học Xã hội và Tự nhiên và Chánh Văn phòng Bộ,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành “Quy chế tạm thời về tuyển chọn và công nhận cơ quan chủ trì xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm”.



Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các Ông/Bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ Quản lý KH&CN Công nghiệp, Vụ Quản lý KH&CN Nông nghiệp, Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

(Đã ký)

Chu Tuấn Nhạ



QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TUYỂN CHỌN VÀ CÔNG NHẬN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1761 /2000/QĐ-BKHCNMT ngày 29 tháng 9 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Quy chế tạm thời này quy định việc tuyển chọn và công nhận cơ quan chủ trì xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm (sau đây viết tắt là PTNTĐ) thuộc Danh mục các PTNTĐ quy định tại Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PTNTĐ.

- Các Viện nghiên cứu khoa học đầu ngành;

- Các Trường đại học trọng điểm.

Sau đây gọi chung là tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN)

3. ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN ĐỂ TUYỂN CHỌN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PTNTĐ.

3.1.Tổ chức KH&CN phải có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu thuộc các lĩnh vực KH&CN tương ứng của các PTNTĐ.

3.2 Tổ chức KH&CN đã có tiền đề về nhà xưởng, trang thiết bị thuộc lĩnh vực có liên quan và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của PTNTĐ. PTNTĐ không phải đầu tư phần xây lắp, nếu có chỉ cải tạo, mở rộng hoặc nâng cấp, đảm bảo đủ điều kiện lắp đặt trang thiết bị.

3.3. Tổ chức KH&CN phải có cán bộ đầu ngành thuộc lĩnh vực KH & CN của PTNTĐ tương ứng, đã và đang chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước và đã có những đóng góp trong công tác nghiên cứu KH&CN (có sản phẩm cụ thể trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ, đào tạo cán bộ KH&CN.v..v), có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực sử dụng và khai thác hiệu quả số trang thiết bị hiện có (đặc biệt là các thiết bị quý hiếm).

3.4. Cán bộ quản lý phòng thí nghiệm (PTN) có năng lực điều hành, có uy tín để tập hợp lực lượng và có kinh nghiệm hợp tác KH&CN trong và ngoài nước.

4. HỒ SƠ THAM DỰ TUYỂN CHỌN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PTNTĐ.

4.1. Công văn của thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ gửi Bộ KHCNMT đề nghị các tổ chức KH&CN trực thuộc tham dự tuyển chọn.

4.2. Đơn xin đăng ký xây dựng PTNTĐ của tổ chức KH&CN tham dự tuyển chọn chủ trì xây dựng PTNTĐ.(Theo mẫu kèm theo)

4.3. Thuyết minh Dự án xây dựng PTNTĐ của Tổ chức KH&CN tham dự tuyển chọn. (Theo mẫu kèm theo).

Hồ sơ tham dự tuyển chọn nêu trên được quản lý theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý hồ sơ đấu thầu.

5. QUY TRÌNH XÉT DUYỆT

5.1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan Danh mục PTNTĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hồ sơ tham dự tuyển chọn.

5.2. Đối với mỗi lĩnh vực KH&CN thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định 850/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ thành lập 1 (một) Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước để tuyển chọn cơ quan chủ trì xây dựng các PTNTĐ có liên quan (sau đây gọi tắt là Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành).

- Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành bao gồm từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng gồm các nhà khoa học, các nhà công nghệ có uy tín chuyên môn và am hiểu về lĩnh vực khoa học và công nghệ tương ứng.

5.3. Phương thức làm việc của Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành.



5.3.1. Nguyên tắc chung:

- Hội đồng làm việc khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. (không kể các thành viên thuộc tổ chức KH&CN đến phiên họp xét PTNTĐ mà tổ chức KH&CN của mình đăng ký tuyển chọn).

- Những thành viên Hội đồng vắng mặt không được bỏ phiếu đánh giá.

- Những thành viên Hội đồng thuộc tổ chức KH&CN tham gia tuyển chọn không được bỏ phiếu đánh giá khi xem xét PTNTĐ mà tổ chức KH&CN của mình đăng ký tuyển chọn.

- Hội đồng không xem xét những hồ sơ không đủ thủ tục.

- Hội đồng xem xét, đánh giá dựa trên cơ sở hồ sơ tham dự tuyển chọn .



5.3.2. Quy định thang điểm và điểm chuẩn.

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết định thang điểm và điểm chuẩn trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành trước khi mở hồ sơ tham dự tuyển chọn.



5.3.3.Trình tự làm việc của Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành.

a. Phân công các thành viên Hội đồng.

- Hội đồng sẽ phân công ít nhất 2 thành viên phản biện có trình độ chuyên môn, am hiểu về công nghệ và thiết bị của lĩnh vực KH&CN tương ứng, nghiên cứu hồ sơ và viết nhận xét, đánh giá để đưa ra Hội đồng thảo luận.

- Các thành viên còn lại của Hội đồng có ý kiến tư vấn bằng văn bản.

Khi thấy cần thiết, Hội đồng sẽ kiểm tra hiện trạng phòng thí nghiệm (PTN) và đối chiếu với các thông tin mà chủ Dự án đã khai trong thuyết minh Dự án.

b. Phương thức bỏ phiếu đánh giá:

- Sau khi thảo luận, đánh giá các nội dung trong "Thuyết minh Dự án xây dựng PTNTĐ" và kiểm tra hiện trạng PTN (nếu cần thiết), Hội đồng kết luận theo nguyên tắc bỏ phiếu bằng cách cho điểm theo Thang điểm thống nhất.

c. Xử lý trường hợp các tổ chức KH&CN có số điểm bằng nhau.

Trường hợp có từ 2 tổ chức KH&CN trở lên đạt số điểm bằng nhau

- Chọn tổ chức KH&CN được số thành viên nhiều hơn cho điểm cao (kể từ điểm bình quân trở lên);

- Trường hợp số thành viên nói trên bằng nhau thì chọn tổ chức KH&CN mà Chủ tịch Hội đồng cho số điểm cao hơn;

- Trường hợp số điểm của Chủ tịch Hội đồng nói trên bằng nhau thì trình Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết định.

Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành sẽ chọn hồ sơ của tổ chức KH&CN có số điểm cao nhất của từng loại PTN vào Danh sách chung thuộc lĩnh vực KHCN ưu tiên mà Hội đồng có trách nhiệm tuyển chọn. Trên cơ sở số điểm, tầm quan trọng và tính cấp thiết của từng loại PTNTĐ, Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành sẽ sắp xếp các loại PTNTĐ này theo thứ tự ưu tiên thuộc lĩnh vực KH&CN ưu tiên đó.

5.4. Lựa chọn PTNTĐ để ưu tiên đầu tư giai đoạn 2001-2002.

Căn cứ kết quả tuyển chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành và điểm chuẩn cho từng loại PTNTĐ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quyết định chọn 5 PTNTĐ để đầu tư giai đoạn 2001-2002 theo nguyên tắc sau đây:



Lần thứ 1: Chọn các PTNTĐ thoả mãn đồng thời 2 điều kiện:

a. PTNTĐ phải đạt từ điểm chuẩn trở lên.

b. Đối với mỗi lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo máy và tự động hoá: chọn 01 PTNTĐ. Riêng đối với lĩnh vực công nghệ sinh học chọn 02 PTNTĐ. (Lần lượt chọn theo sắp xếp thứ tự ưu tiên của các Hội đồng tuyển chọn chuyên ngành) .

Sau lần chọn thứ nhất nếu chưa đủ 5 PTNTĐ thì tổ chức chọn tiếp lần thứ 2 đối với các lĩnh vực còn lại.



Lần thứ 2: Chọn các PTNTĐ thoả mãn đồng thời 2 điều kiện:

a. PTNTĐ phải đạt từ điểm chuẩn trở lên .

b. PTNTĐ là số 1 của các lĩnh vực KH&CN theo số thứ tự: lĩnh vực hoá dầu, lĩnh vực năng lượng và lĩnh vực KH&CN khác.

Sau 2 lần chọn nêu trên vẫn chưa đủ 5 PTNTTD, thì chỉ lấy số lượng PTNTĐ đủ tiêu chuẩn đã chọn để đầu tư trong giai đoạn 2001-2002.

Các PTNTĐ chưa đạt điểm chuẩn có thể rút lại hồ sơ để chuẩn bị tham gia các đợt tuyển chọn cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ của Nhà nước giai đoạn sau.

Các PTNTĐ đạt điểm chuẩn nhưng chưa được chọn để đầu tư trong giai đoạn 2001-2002 thì được ghi nhận kết quả để xem xét khi tham gia tuyển chọn cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ của Nhà nước đợt tiếp theo.

6. CÔNG NHẬN CƠ QUAN CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PTNTĐ.

6.1. Căn cứ vào kết quả tuyển chọn nêu trên, trong thời hạn 05 ngày, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra Quyết định công nhận cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo bằng văn bản cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan.

6.2. Các tổ chức KH&CN, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến Quyết định công nhận cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐ có quyền khiếu nại, khởi kiện về Quyết định này theo quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại.

7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức KH&CN có liên quan phản ánh cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để kịp thời nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp.
BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Chu Tuấn Nhạ

HƯỚNG DẪN THUYẾT MINH DỰ ÁN XÂY DỰNG PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM

A. Phần khai PTN hiện có:

1. Bộ chủ quản

2. Cơ quan KHCN

3. Tên PTN

4. Địa chỉ PTN

5. Thuộc hướng KHCN ưu tiên.

6. Lĩnh vực KHCN chính PTN đang làm

7. Phụ trách PTN Tuổi nam/nữ

8. Học hàm, học vị Chuyên ngành đào tạo

9. Chức năng nhiệm vụ của PTN

10. Số cán bộ KHCN chính đang làm việc tại PTN (kê khai cho những người là TS, NCVCC, NCVC về chuyên ngành đào tạo, khả năng nghiên cứu hiện nay....) có thể lập bảng biểu phù hợp cho việc kê khai.

11. Kê khai cơ sở vật chất Kỹ thuật

- Kê khai số trang thiết bị hiện có (Tên thiết bị, ký mã hiệu, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, chỉ tiêu kỹ thuật và trình độ công nghệ, hiện trạng khai thác sử dụng, lịch trình hoạt động, tên cán bộ vận hành các thiết bị quý hiếm....) có thể lập bảng biểu phù hợp cho việc kê khai.

- Kê khai diện tích, cấp nhà xưởng và diện tích trạm trại, ao vườn phục vụ cho PTN, có thể lập bảng biểu phù hợp cho việc kê khai.

12. Từ tiềm lực hiện có nêu khó khăn và ảnh hưởng đến nghiên cứu và các sản phẩm nghiên cứu;

13. Thành quả đạt được của PTN trong thời gian 5 năm trở lại đây.

- Các kết quả nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế và trong nước (kể tên các Tạp chí)

- Các sản phẩm nghiên cứu và chế tạo được (nói rõ các chỉ tiêu kỹ thuật so sánh với sản phẩm tương tự của nước ngoài....), địa chỉ áp dụng....

- Thống kê kết quả nghiên cứu của các dự án KHCN cấp Nhà nước đã và đang thực hiện hoặc của cấp Bộ có tầm quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh tế, đời sống.

- Kết quả đào tạo cán bộ KHCN (nêu số lượng, thạc sỹ, TS.. và lĩnh vực KHCN , quy mô và phương thức đào tạo.v..v.).

14. Kết quả hợp tác nghiên cứu với các cơ quan trong và ngoài nước. (Nêu cụ thể các công trình hợp tác, kinh phí, hiệu quả và kết quả đạt được)

15. Đánh giá chung về mọi mặt của PTN hiện có.

B. Kế hoạch xây dựng PTNTĐ

1. Bộ chủ quản:

2. Cơ quan KHCN (Cơ quan chủ trì)

3. Tên PTNTĐ (Tên đầy đủ và viết tắt bằng tiếng Anh nếu có)

4. Địa chỉ xây dựng PTNTĐ

5. Thuộc hướng KHCN ưu tiên.

6. Lĩnh vực nghiên cứu

7. Dự kiến Giám đốc PTNTĐ Tuổi Nam/ nữ

8. Học hàm, học vị

9.Chuyên ngành đào tạo, các lĩnh vực chuyên môn khác được đào tạo và thời gian làm việc tại PTN của Giám đốc PTNTĐ.

10. Mục tiêu, tính cấp thiết và nội dung đầu tư xây dựng PTNTĐ.

a. Mục tiêu cần đạt (giai đoạn nào tương đương với PTN nào, nước nào)

b. Tính cấp thiết của việc xây dựng PTNTĐ.

c. Nội dung đầu tư :

+ Nhu cầu thiết bị cần đầu tư thêm: Kê khai tên thiết bị, số lượng, hãng nước sản xuất, chỉ tiêu kỹ thuật và trình độ công nghệ, dự toán kinh phí, hiện trạng người sử dụng có thể ghi tên và trình độ cụ thể (có, chưa có, đang đào tạo, sẽ đào tạo...). Kể cả thiết bị hiện có sẽ lập Bảng danh mục thiết bị toàn bộ PTNTĐ

+ Nhu cầu xây lắp: Kê khai diện tích xây lắp, sửa chữa, mở rộng, cải tạo để lắp đặt thiết bị và các phần xây lắp khác đảm bảo cho hoạt động của thiết bị như điện, nước và diện tích khác phục vụ nghiên cứu của PTNTĐ; dự toán kinh phí.

+ Nhu cầu và điều kiện thực hiện: năng lượng, nguyên vật liệu (số lượng, chủng loại, nguồn cung cấp...) trong 1 năm hoạt động.

Trên cơ sở nội dung phần đầu tư thêm và cơ sở vật chất - kỹ thuật hiên có, thiết kế vẽ sơ đồ khối toàn bộ PTNTĐ (chú ý vị trí hợp lý của thiết bị) và giải thích công nghệ của nhóm hoặc của từng thiết bị. Chú ý biểu diễn màu sắc để dễ phân biệt cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và phần cần đầu tư thêm của toàn bộ PTNTĐ.

11. Dự kiến số lượng, cơ cấu, chức danh cán bộ KHCN cho PTNTĐ, trên cơ sở đó sẽ xây dựng phương án đào tạo, bổ túc nâng cao trình độ (đối với cán bộ cũ) và xin thêm số lượng cơ cấu, trình độ chuyên môn đối với số cán bộ tuyển dụng mới.

12. Nêu rõ các phương án quản lý và hoạt động của PTNTĐ

- Phương án hoạt động theo hướng mở cửa, hợp tác trong và ngoài nước;

- Phương án dùng chung thiết bị (nêu rõ lợi thế về địa lý, lực lượng cán bộ, và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động ổn định của PTNTĐ)

- Phương án sử dụng thiết bị, lịch trình hoạt động và phương pháp khai thác, sử dụng thiết bị (đặc biệt là thiết bị quý hiếm)

- Phương án thu hút lực lượng cán bộ, nắm bắt nhu cầu thị trường, hạch toán kinh tế.v..v.

- Phương án về bảo vệ môi trường khi đưa PTNTĐ vào hoạt động.

13. Ý tưởng và dự kiến kết quả đầu ra của PTNTĐ.

(có thể nêu: với tiềm lực PTNTĐ tương tự, quốc tế có các sản phẩm nghiên cứu gì? dự kiến kết quả nghiên cứu của nước ta như thế nào.v..v.)

14. Vốn đầu tư

Vốn XDCB:

a. Xây lắp ........................... tr.đồng

Trong đó

+ Nhà xưởng đã có (Giá trị còn lai) ............................ tr.đồng

+ Nhà xưởng bổ sung, cải tao: ........................... tr.đồng



b. Thiết bị .............................. tr.đồng

Trong đó

+ Thiết bị đã có (giá trị còn lại) ..................................tr.đồng

+ Thiết bị máy móc mua mới ..................................tr.đồng



c. Chi khác ..................................tr.đồng

# Kinh phí hoạt động của PTNTĐ trong 1 năm tr.đồng

Trong đó

+ Chi phí thường xuyên (dự kiến hàng năm cho vận hành, duy tu bảo dưỡng, vật tư hoá chất tiêu hao.v..v.) tr.đồng

+ Chi phí đào tạo (dự kiến hàng năm cho đào tạo mới, nâng cao và bổ túc trình độ, .v..v.) .........................tr.đồng

Nguồnvốn:

Tổng số: (chỉ tính phần đầu tư mới) ..................tr.đồng

Trong đó

- Vốn đầu tư phát triển tr.đồng

- Kinh phí sự nghiệp khoa học tr.đồng

- Kinh phí sự nghiệp GD và đào tạo tr.đồng

- Các nguồn khác tr.đồng

(vốn vay, tự có ... và thuyết minh tính khả thi của các nguồn này)

15. Kế hoạch và tiến độ thực hiện

- Thời gian bắt đầu/ kết thúc (theo năm kế hoạch và dự kiến kinh phí hàng năm)

16. Hiệu quả kinh tế-xã hội:

17.Kết luận và kiến nghị



Ngày tháng năm 2000

Ngày tháng năm 2000

Ngày tháng năm 2000


BỘ CHỦ QUẢN
XD PTNTĐ

(Ký tên,)

CƠ QUAN CHỦ TRÌ XDPTNTĐ

(Ký tên, đóng dấu)

GIÁM ĐỐC
PTNTĐ

(Ký tên, đóng dấu)

Каталог: VANBAN
VANBAN -> CHỦ TỊch nưỚC
VANBAN -> Ubnd tỉnh phú thọ Số: 1220/QĐ-ub cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VANBAN -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
VANBAN -> Sè: 90/2003/Q§-ub
VANBAN -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
VANBAN -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
VANBAN -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
VANBAN -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
VANBAN -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
VANBAN -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004

tải về 66.05 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương