BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học ngoại thưƠng


Nội dung công tác quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam



tải về 0.82 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.82 Mb.
#29956
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2.2. Nội dung công tác quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

2.2.1. Căn cứ pháp lý liên quan đến quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cũng như quản lý hải quan đối với các loại hình xuất nhập khẩu khác, quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên Luật Hải quan 2001 và gần đây nhất là Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quan ngày 14 tháng 06 năm 2005. Và để tạo được sự thống nhất trong chính sách xuất nhập khẩu nói chung và chính sách quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, nhằm hướng dẫn Luật Hải quan là Nghị định số 154/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản điều chỉnh về chính sách thuế như Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11.

Tuy nhiên chính sách quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự điều chỉnh riêng của một số văn bản liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04/04/2007 của Bộ Công Thương, chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tại Thông tư 123/2007/TT-BTC ngày 23/10/2007 của Bộ Tài chính hay căn cứ việc ban hành Danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được; Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được; Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước đã sản xuất được; Danh mục nguyên vật liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu trong nước đã sản xuất được; Danh mục nguyên liệu ,vật liệu, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được tại Thông tư số 04/2009/TT-BKH ngày 15/08/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xác định việc miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của các dự án đầu tư và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, văn bản của các Bộ ngành hướng dẫn thi hành các Luật nêu trên.

2.2.2. Quy định đối với hàng hoá tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một trong những khâu quan trọng nhất đối với quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đó là quản lý hải quan đối với hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vây, trong phần này luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu về thủ tục hải quan và chính sách thuế liên quan đối với hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.



2.2.2.1. Thủ tục hải quan

Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của ngành Hải quan kể từ khi thành lập đến nay, Hải quan Việt Nam đã tiến hành thông qua công cụ thực hiện là “ Thủ tục hải quan”. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải ( Luật Hải quan, 2001). Như vậy, thủ tục hải quan là một bộ phận của hành chính hải quan nhưng đồng thời là một bộ phận của nghiệp vụ hải quan nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan. Thủ tục hải quan cụ thể hóa, chi tiết hóa những yêu cầu đề ra cho các đối tượng chịu sự quản lý Nhà nước về hải quan. Các đối tượng đó chỉ được thông quan khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan vừa có tính chất hướng dẫn, vừa có tính chất bắt buộc phải thi hành đối với các cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu.

Hàng nhập đầu tư là một trong mười hai loại hình hàng hóa thương mại, quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Vì vậy hàng nhập đầu tư cũng có những quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, quản lý thuế tuy nhiên đối với hàng hóa nhập đầu tư được phân thành hàng đầu tư không được miễn thuế và hang đầu tư được miễn thuế.



a. Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư không được miễn thuế

Hàng đầu tư không được miễn thuế được làm thủ tục như hàng hóa nhập khẩu kinh doanh. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư 194/2010/TT-BTC và Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu được ban hành mới đây theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại của Tổng cục Hải quan, bao gồm các bước và các công việc như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế.

Bước 3: Thu thuế đối với những doanh nghiệp không được ân hạn thuế, lệ phí hải quan, đóng dấu “ Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan.

Bước 4: Phúc tập hồ sơ.





CÔNG CHỨC

BƯỚC 1

  1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan;

  2. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai;

  3. Nhập thông tin tờ khai vào hệ thống;

  4. Đăng ký tờ khai;

  5. In Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra;

  6. Kiểm tra hồ sơ hải quan;

LÃNH ĐẠO CHI CỤC

  1. Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra; Duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ;

CÔNG CHỨC

  1. Xử lý kết quả kiểm tra;

  2. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan.










CÔNG CHỨC

BƯỚC 2

  1. Kiểm tra thực tế hàng hóa;

  2. Ghi kết quả kiểm tra và kiểm luận kiểm tra;

  3. Đề xuât xử lý khai bổ sung;

  4. Xử lý kết quả kiểm tra;

    1. Kết quả kiểm tra phù hợp.

LÃNH ĐẠO CHI CỤC

    1. Xử lý kết quả kiểm tra có sai lệch.

CÔNG CHỨC

  1. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan










CÔNG CHỨC

BƯƠC 3:

  1. Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định;

  2. Đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” lên tờ khai hải quan;

  3. Vào sổ và trả tờ khai hải quan cho người khai hải quan;

  4. Chuyển sang hồ sơ sang bước 4.





CÔNG CHỨC

BƯỚC 4:

Phúc tập hồ sơ



Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (ban hành kèm theo Quyết đinh 1171).

b. Thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư được miễn thuế

Khác với các loại hình khác, thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạo tài sản cố định ( TSCĐ) được miễn thuế của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phải thực hiện đầu tiên và trước thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu đó là đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tạo TSCĐ được miễn thuế do doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thực hiện với cơ quan hải quan. Khi thực hiện đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan, người đăng ký danh mục hàng hóa nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ gồm : Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế ; Danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (bao gồm cả các dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam); Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mở rộng đối với trường hợp mở rộng dự án ưu đãi đầu tư, thay thế, đổi mới công nghệ; Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiết của dự án và dự án mở rộng (trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu); Tài liệu kỹ thuật; Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế ( Thông tư 194 của Bộ Tài chính,2010). Ngoài ra tùy từng trường hợp nhập khẩu cụ thể khác, người nhập khẩu phải nộp thêm và xuất trình một số giấy tờ như: Hợp đồng đóng tàu đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhập khẩu phục vụ cho việc đóng tàu; Dự án sản xuất phần mềm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất phần mềm; Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối với hàng hóa nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt… Để thực hiện thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế được cụ thể các bước tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ, kiểm tra và xử lý hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế, đăng ký danh mục miễn thuế theo quy định (Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan, 2008).

Tiếp theo để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp phải nộp và xuất trình cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ hải quan theo quy định .

Kết thúc của quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, quản lý thuế đối với hàng nhập đầu tư được miễn thuế là thủ tục thanh lý. Các hình thức thanh lý là: xuất khẩu, nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng, tiêu hủy. Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện thanh lý bao gồm: Vật tư, thiết bị dôi dư sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp; Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu và các hàng hoá khác khi doanh nghiệp vẫn đang hoạt động; Tài sản của doanh nghiệp sau khi giải thể, chấm dứt hoạt động. Hàng nhập khẩu chỉ được thanh lý khi đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển: Hết thời gian khấu hao; Bị hư hỏng; Để thu hẹp quy mô sản xuất hoặc thay đổi mục tiêu hoạt động; Để thay thế máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển mới. Đối với nguyên vật liệu và các hàng hoá khác: Dư thừa, tồn kho; Không đảm bảo chất lượng; Không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng nhập khẩu được miễn thuế. Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý theo hình thức nhượng bán tại thị trường Việt Nam, cho, biếu, tặng thì việc kê khai, tính thuế thực hiện theo hướng dẫn và không phải mở tờ khai mới. Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của Chi cục đăng ký tờ khai hải quan.



2.2.2.2. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được các doanh nghiệp quan tâm và là căn cứ trong việc quản lý đối với ngành Hải quan đó là việc ưu đãi miễn thuế nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định được chi tiết theo Luật Đầu tư và Luật Thuế xuất nhập khẩu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế “ Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” ( Luật đầu tư, 2005); lĩnh vực ưu đãi được miễn thuế và địa bàn ưu đãi, đặc biệt ưu đãi về đầu tư được miễn thuế “Địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính” (Nghị định 87/2010/NĐ-CP,2010). Đây là ba vấn đề được xem xét và quan tâm nhất khi thực hiện thủ tục hải quan, thực hiện chế độ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại TSCĐ của các dự án đầu tư .

Nếu đáp ứng được một trong hai điều kiện đó là đảm bảo lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu hoặc địa bàn thuộc ưu đãi thuế nhập khẩu thì các mặt hàng nhập khẩu sau thuộc đối tượng được miễn thuế: Thiết bị, máy móc; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, gồm: xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải được miễn thuế; Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc ; Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được .

Căn cứ những quy định trên doanh nghiệp thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa được miễn thuế và công chức hải quan thực hiện thủ tục đăng ký Danh mục miễn thuế, thực hiện thủ tục miễn thuế cho doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

2.2.3. Quy định hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Gia công là một trong những hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư tại nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu những quy định hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

So với giai đoạn trước hoạt động gia công hàng xuất khẩu ở Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Chỉ tính trong khoảng thời gian 2001-2010 theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2010 tăng hơn 4 lần so với năm 2001, trong đó kim ngạch hàng gia công xuất khẩu năm 2010 tăng gần 4 lần so với năm 2001 (Nguồn Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan).
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (2001-2010)

Đơn vị tính: Tỷ USD


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

XUẤT GIA CÔNG

3,5

4,32

5,44

6,74

7,56


13,69


11,0



11,9

11

13

XUẤT KHÁC

13,0

12,38

14,74

19,76

29,41

26,13

37,5

50,8

46,09

58,33

TỔNG KIM NGẠCH XK

16,5


16,7


20,18


26,5


36,97


39,82


48,5


62,7



57,09

72,19

( Nguồn: Cục CNTT và TK Tổng cục Hải quan)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (2001-2010)

( Nguồn: Cục CNTT và TK Tổng cục Hải quan)

Để thống nhất quản lý hoạt động gia công xuất khẩu với thương nhân nước ngoài trong toàn ngành, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 hướng dẫn Quy trình nghiệp vụ quản lý đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài và Thông tư 74/2010/TT-BTC ngày 14/05/2010 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài. Theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản pháp lý liên quan, về nguyên tắc thủ tục hải quan và nội dung quản lý của hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu sản phẩm được áp dụng như đối với hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu thông thường. Tuy nhiên do yêu cầu quản lý thuế (thuộc diện miễn thuế khi sản phẩm gia công được xuất khẩu) nên thủ tục hải quan đối với loại hình này có thêm một số đặc điểm riêng.

Để thực hiện một hợp đồng gia công xuất khẩu sản phẩm, thủ tục hải quan thực hiện theo trình tự sau :

- Đăng ký hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thuê mượn của gia công xuất khẩu, phụ lục hợp đồng gia công xuất khẩu;

- Nhập khẩu nguyên vật liệu, đăng ký định mức sản phẩm xuất khẩu;

- Xuất khẩu sản phẩm;

- Tái xuất máy móc thiết bị;

- Thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu.



2.2.3.1. Đăng ký hợp đồng gia công xuất khẩu, phụ lục hợp đồng gia công xuất khẩu

Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công xuất khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng gia công xuất khẩu, danh mục nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thuộc hợp đồng gia công xuất khẩu phải có đầy đủ các tiêu chí : tên gọi, mã thuế nguyên vật liệu, máy móc thiết bị; đơn vị tính theo danh mục thống kê Việt Nam; nguyên vật liệu chính (là những nguyên liệu cơ bản để sản xuất ra sản phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất ra những bộ phận, chi tiết cơ bản của sản phẩm); các tiêu chí trên phải được thống nhất trong suốt quá trình từ khi nhập khẩu đến khi thanh khoản.

Lấy mẫu nguyên vật liệu chính: trừ những nguyên vật liệu chính là vàng, đá quý và những hàng hóa không thể bảo quản mẫu lâu dài được, cơ quan hải quan phải lấy mẫu niêm phong giao cho doanh nghiệp bảo quản để làm cơ sở đối chiếu với sản phẩm xuất khẩu sau này.

2.2.3.2. Đăng ký định mức sản phẩm xuất khẩu, điều chỉnh định mức

Thời điểm đăng ký định mức được tiến hành cùng với việc đăng ký hợp đồng gia công hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng nguyên liệu vật tư đầu tiên của hợp đồng gia công (lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao, tỷ lệ hao hụt trên một đơn vị sản phẩm) hoặc điều chỉnh định mức đã đăng ký trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm mã hàng cần điều chỉnh định mức.



2.2.3.3. Thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu

Doanh nghiệp tiến hành thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu tại đơn vị hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công xuất khẩu sản phẩm.

Việc thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu được thực hiện thông qua các nguyên tắc sau :

- Tt c tờ khai xut khẩu sản phẩm, nhp khu nguyên vt liệu đưa vào thanh khon phi theo th t thời gian, t khai xut nhập khu trước thanh khoản trưc.

Thực hiện nguyên tắc này giúp cơ quan hải quan kiểm soát được một số trường hợp gian lận qua cân đối thanh khoản như: nguyên vật liệu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, định mức khai báo không hợp lý hoặc nguyên vật liệu mua trong nước nhưng không khai báo …

- Tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm.

Về nguyên tắc này phải có nhập nguyên liệu mới đưa vào sản xuất được, qua đó khi cân đối thanh khoản sẽ giúp phát hiện các trường hợp xuất khẩu âm do chưa có nguyên liệu nhập khẩu hoặc do định mức xây dựng cao.

- Mt t khai nhp khu nguyên vt liệu th thanh khoản nhiu ln (cho nhiu ph lc hp đng ca hp đng gia công xut khu đó ).

Nguyên tắc này xuất phát từ việc do tờ khai nhập khẩu gồm nhiều nguyên liệu khác nhau, cấu thành trong nhiều sản phẩm, được xuất khẩu ở nhiều tờ khai khác nhau cho nhiều phụ lục hợp đồng khác nhau trong một thời gian dài. Trong khi đó chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc từng phụ lục của hợp đồng gia công doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thanh khoản ( Thông tư 74 của Bộ Tài chính,2010). Do vậy một tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu có thể thanh khoản nhiều lần cho nhiều phụ lục hợp đồng gia công khác nhau.

- Mt t khai xut khu sản phm chỉ được s dng đ thanh khoản mt ln.

Theo nguyên tắc này, khi đã có sản phẩm xuất khẩu, thì những nguyên liệu nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu đã có và khi thanh khoản sẽ cấn trừ hết; đồng thời không theo dõi tờ khai xuất khẩu này nữa, chỉ phải theo dõi số lượng còn tồn của những tờ khai nhập khẩu. Trường hợp một tờ khai xuất khẩu được sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau (như nhập sản xuất xuất khẩu, nhập kinh doanh), thì khi đưa tờ khai xuất khẩu vào thanh khoản, doanh nghiệp cũng phải đưa toàn bộ tờ khai nhập khẩu.

Để thực hiện thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu thì hồ sơ thanh khoản gồm các bảng, biểu và các loại chứng từ theo quy định gồm: Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu ; Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu ; Bảng kê tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công (bao gồm cả tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ; tờ khai giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp) đã làm xong thủ tục hải quan; Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công; Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng; Bảng khai nguyên liệu tự cung ứng ; Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu; Bảng thanh khoản hợp đồng gia công ;Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất; Tờ khai tạm nhập máy móc, thiết bị thuê, mượn; Tờ khai nhận máy móc, thiết bị từ hợp đồng gia công khác (nếu có); tờ khai tái xuất máy móc, thiết bị ( Thông tư 74 của Bộ Tài chính, 2010).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra :

- Tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản;

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức với hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp;

- Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản;

Sau khi kiểm tra hồ sơ thanh khoản đầy đủ, hợp lệ… cơ quan hải quan sẽ tiến hành bước tiếp theo: Xác nhận hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu.

Trên cơ sở các phương án xử lý đối với nguyên phụ liệu dư, máy móc thiết bị tạm nhập, phế liệu, phế phẩm, phế thải, đã được cơ quan hải quan xác nhận; Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản, doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan để giải quyết số nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm, phế thải.

Qua quy trình quản lý hoạt động gia công xuất khẩu, ta nhận thấy các khâu thực hiện trong quy trình quản lý hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu được sắp xếp một cách hợp lý theo trình tự thời gian, từ khi doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công xuất khẩu, nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất, xuất khẩu sản phẩm cho đến khi doanh nghiệp thanh khoản hợp đồng gia công xuất khẩu.

Trong các khâu của quy trình quản lý hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu thì khâu đăng ký định mức và xuất khẩu sản phẩm là đặc biệt quan trọng, trong đó định mức nguyên phụ liệu trên đơn vị sản phẩm là quan trọng nhất. Bởi vì đây là những khâu mà doanh nghiệp dễ lợi dụng để gian lận, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.

Đối với khâu xuất khẩu, doanh nghiệp dễ lợi dụng chính sách ưu đãi, miễn kiểm tra đối với hàng hóa thực tế để xuất khẩu hàng hóa ít hơn so với khai báo nhằm tiêu thụ trong nước phần chênh lệch, gian lận thuế thì đối với khâu đăng ký định mức, doanh nghiệp có thể đăng ký định mức tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế để gian lận thuế phần chênh lệch. Nếu như đối với sản phẩm xuất khẩu, cơ quan hải quan có thể dùng các biện pháp nghiệp vụ khác để phòng ngừa việc xuất khẩu hàng hóa khống như xác định trọng lượng trên vận đơn (bill of lading), kiểm tra chứng từ thanh toán... thì đối với gian lận định mức, việc kiểm tra định mức thực tế của doanh nghiệp đối với một số mặt hàng đôi khi không thể phát hiện được, vì thực tế có những nguyên phụ liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, không cấu thành nên sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp có thể lợi dụng điểm này để kê khai không chính x ác nhằm gian lận thuế.




tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương