BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học ngoại thưƠng



tải về 0.82 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.82 Mb.
#29956
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách về thương mại liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Cấp phép hoạt động đối với dự án trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các dự án đã cấp phép.

- Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; công bố các điều kiện cam kết liên quan đến đầu tư trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thương mại liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động thương mại của dự án đầu tư.
1.1.3.4. Ủy ban nhân dân tỉnh

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư­.

- Chủ trì tổ chức việc đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trước thời hạn đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo các nội dung chủ yếu sau:

+ Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành thực hiện thanh tra các dự án đầu tư trên địa bàn;

+ Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giám sát việc sử dụng đất;

+ Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

+ Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn.

- Chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý tổng hợp để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hoạt động đầu tư trên địa bàn.


1.1.3.5. Một số cơ quan ngành khác

Liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư còn có một số Bộ quản lý ngành khác như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quyền hạn và trách nhiệm cơ bản sau:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện.

- Trình Chính phủ ban hành các điều kiện đầu tư đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện thuộc ngành kinh tế - kỹ thuật.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành.

- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện đầu tư, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành.

- Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát chuyên ngành việc đáp ứng các điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành liên quan và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực thuộc chuyên ngành quản lý của mình.



1.2. Sự cần thiết của công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

1.2.1. Tính tất yếu của công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, yêu cầu tạo thuận lợi trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại đã trở thành xu thế tất yếu cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong đó việc thu hút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam bởi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm, ổn định đời sống chính trị - xã hội... Tuy nhiên, song song với việc thu hút đầu tư nước ngoài là yêu cầu đảm bảo về quản lý nhà nước nói chung và yêu cầu đảm bảo quản lý hải quan nói riêng.

Thứ hai, song song với xu hướng phát triển của thương mại quốc tế là chính sách vĩ mô và tiến trình mở cửa của các nước đang phát triển đặc biệt là các nước Chủ nghĩa xã hội. Việt Nam sau 24 năm thực hiện chủ trương đổi mới, phát triển kinh tế theo hướng mở rộng hoạt động thương mại và hợp tác với các nước phát triển trên thế giới. Kết quả là kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Nếu như trong trong 11 năm qua (từ năm 2000 đến 2010) kim ngạch hàng hoá XNK đều tăng với tốc độ từ 20% đến 25% thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cả về số lượng dự án, doanh nghiệp; cả về giá trị vốn đầu tư: Nếu như năm 2000 tổng số dự án là 391 dự án với số vốn đăng ký là 2,838 tỷ USD, số vốn giải ngân là 2,413 tỷ ; năm 2001 tổng số dự án là 555 với số vốn đăng ký là 3,142 tỷ USD, số vốn giải ngân là 2,450 tỷ USD; năm 2002 tổng số dự án là 808 dự án với số vốn đăng ký là 2,998 tỷ USD, số vốn giải ngân là 2,591 tỷ; năm 2003 tổng số dự án là 791 dự án với số vốn đăng ký là 3,191 tỷ USD, số vốn giải ngân là 2,650 tỷ USD; năm 2004 tổng số dự án là 811 dự án với số vốn đăng ký là 4,547 tỷ USD, số vốn giải ngân là 2,852 tỷ USD; năm 2005 tổng số dự án là 970 dự án với số vốn đăng ký là 6,839 tỷ USD, số vốn giải ngân là 3,308 tỷ USD; năm 2006 tổng số dự án là 987 dự án với số vốn đăng ký là 12,004 tỷ USD, số vốn giải ngân là 4,1 tỷ USD; năm 2007 tổng số dự án là 1544 dự án với số vốn đăng ký là 21,347 tỷ USD, số vốn giải ngân là 8,3 tỷ USD; năm 2008 tổng số dự án là 1171 dự án với số vốn đăng ký là 64,011 tỷ USD, số vốn giải ngân là 11,5 tỷ USD; năm 2009 tổng số dự án là 837 dự án với số vốn đăng ký là 21,480 tỷ USD, số vốn giải ngân là 10 tỷ USD; năm 2010 tổng số dự án là 969 dự án với số vốn đăng ký là 17,23 tỷ USD, số vốn giải ngân là 11 tỷ USD. Như vậy giai đoạn 2000-2010: Tổng số vốn đăng ký 159,61 tỷ USD, tổng số giải ngân 61,16 tỷ USD. Tỷ trọng giải ngân 38,3% trong đó: Giai đoạn 2000-2005: đăng ký 23.55 tỷ USD, giải ngân 16.26 chiếm tỷ trọng 69%; giai đoạn 2006-2010: đăng ký 136.06 tỷ USD, giải ngân 44.9 tỷ USD chiếm tỷ trọng 33% ( Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Bảng 1.1: Tình hình thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2000-2010

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm

Số dự án

Đăng ký

Giải ngân

2000

391

2838,9

2413,5

2001

555

3142,8

2450,5

2002

808

2998,8

2591

2003

791

3191,2

2650

2004

811

4547,6

2852,5

2005

970

6839,8

3308,8

2006

987

12004

4100,1

2007

1544

21347,8

8300

2008

1171

64011

11500

2009

837

21480

10000

2010

969

17230

11000

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư




























































































































Biểu đồ 1.1: Tình hình thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2000-2010

Thứ ba, theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải thực hiện các cam kết, hiệp định và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Thương mại quốc tế phát triển dẫn đến sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế (WCO, ASEAN, APEC, WTO...) mà Việt Nam đã chủ động tham gia vì lợi ích chung của quốc gia. Nghĩa vụ của chúng ta là phải thực hiện các cam kết quốc tế cả song phương lẫn đa phương như: Hiệp định CEPT/AFTA, GATT, Công ước H/S, Công ước Kyoto... , đặc biệt là yêu cầu đảm bảo và thực hiện các cam kết Hải quan khi Việt Nam gia nhập WTO. Một trong mười vấn đề cam kết đó là đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao năng lực, trình độ quản lý; hiện đại hóa quản lý hải quan. Đơn giản hóa thủ tục hải quan là các thủ tục hải quan nhìn chung sẽ phải đảm bảo không gây rào cản cho thương mại và phải được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực quốc tế theo Công ước Kyoto, bao gồm các chuẩn mực về thông quan, thủ tục hải quan, thuế quan và kiểm tra hải quan. Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển nhưng mặt khác lại luôn đòi hỏi giảm bớt các thủ tục phiền hà, giảm thời gian làm thủ tục thông quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thứ tư, qua kinh nghiệm thực tế của quản lý nhà nước hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian vừa qua cho thấy cùng với sự phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự “ganh đua” giữa các địa phương về việc thu hút đầu tư “ngầm”, tạo lợi ích riêng cho địa phương như việc “bẻ ngoặt chính sách”, “trải thảm đỏ”,... tạo sự cạnh tranh không bình đẳng, gây thiệt hại không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho Ngân sách nhà nước gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư “minh bạch’ cũng như có một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức làm công tác quản lý có thái độ gây sách nhiễu, phiền hà trong các thủ tục hành chính (thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, thủ tục hải quan, thủ tục miễn thuế,...) để trục lợi cá nhân và có không ít doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi miễn thuế để nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng hoá miễn thuế bán ra thị trường kiếm lời, thu lợi bất chính.

Thứ năm, việc nghiên cứu, hệ thống hoá pháp luật đầu tư, nhất là pháp luật về thủ tục hải quan, thủ tục ưu đãi miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư chưa được nhiều các cấp, ngành chú trọng đầu tư một cách bài bản, khoa học trong đó nhiều chính sách đầu tư, chế độ ưu đãi miễn thuế còn chưa rõ ràng, cụ thể và đồng bộ dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí còn thiếu qui phạm, còn bất cập, chồng chéo giữa các ngành quản lý với nhau dẫn đến việc xử lý thiếu công bằng, thiếu minh bạch cho các doanh nghiệp gây khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài cũng như công tác báo cáo, quyết toán của nhà đầu tư chưa được thực hiện nghiêm túc; chế độ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan quản lý đối với hoạt động đầu tư chưa được tiến hành thường xuyên, bởi vậy chưa kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái (cả của cán bộ quản lý, cả của nhà đầu tư) gây thất thoát cho nhà nước.

1.2.2. Tác dụng của công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Công tác quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế đối với thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được,... nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư bao gồm: thủ tục hải quan; chế độ ưu đãi về thuế; chính sách quản lý hàng hoá miễn thuế thuộc trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nhà nước về đầu tư của ngành Hải quan theo Điều 81 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Điều 73 Nghị đinh số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư; Khoản 6,7,8,9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu số 15/2005/QH11 ngày 14/6/2005... . Vì vậy quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những biện pháp nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Hải quan, chống gian lận thương mại có hiệu quả, đảm bảo thu thuế đúng và đủ cho Nhà nước góp phần tích cực phát triển giao lưu thương mại quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp.

Hoạt động quản lý hải quan đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thực hiện chính sách đầu tư phù hợp, tiến bộ để vừa đảm bảo định hướng chung của quốc gia, vừa đảm bảo các nguyên tắc của cơ chế thị trường: bình đẳng trong đầu tư, không phân biệt đầu tư trong nước hay nước ngoài; cạnh tranh lành mạnh,...để điều tiết, định hướng hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế phục vụ cho các mục tiêu kinh tế của quốc gia, nhà nước góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư nhằm mục đích đạt kết quả mang tính dài hạn trong tương lai.

Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả pháp luật hải quan và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp.

Thông qua hoạt động quản lý nhà nước về hải quan nhằm thực hiện công tác thống kê nhà nước về số liệu đối với hàng đầu tư bởi vì thông qua nghiệp vụ này cơ quan Hải quan có được khá đầy đủ các thông tin về số lượng doanh nghiệp, số lượng hàng hoá nhập khẩu theo loại hình đầu tư có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước hoạch định chính sách thuế, chính sách ngoại thương, phân bổ lực lượng lao động, cơ cấu mặt hàng... một cách hợp lý.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1. Nhiệm vụ của ngành Hải quan Việt Nam

Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ tr­ưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh Hải quan Việt Nam.

Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu và duy trì nguồn thu ngân sách, Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan năm 2005 và các văn bản dưới Luật hướng dẫn cụ thể từng quy trình nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện cho cán bộ công chức Hải quan và các đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Luật Hải quan thực hiện.

Qua mỗi thời kỳ, nhiệm vụ và vai trò của Hải quan Việt Nam cũng thay đổi để đáp ứng với xu thế phát triển của Hải quan hiện đại trên thế giới. Cụ thể, ngoài nhiệm vụ truyền thống là: thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; thực hiện thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các khoản thu khác; tổ chức đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; thực hiện thống kê Nhà nước về hải quan, Hải quan Việt nam còn có vai trò và trách nhiệm trong thực hiện mục tiêu chung tạo thuận lợi thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế.

Với địa bàn hoạt động của Hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về Hải quan: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan; quy định về tổ chức và hoạt động của hải quan; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại; thống kê nhà nước về hải quan; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan; hợp tác quốc tế về hải quan.

2.1.2. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Quản lý Nhà nước về hải quan thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại mục 1 Chương II Nghị định số 154/2005/NĐ-CP bao gồm: hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá; hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư; hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế; hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm; hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê.

Như vậy, thực hiện thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong quản lý Nhà nước về hải quan cụ thể: tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong đó điển hình là quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư, hàng hoá nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó nhiệm vụ cơ bản trong chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đó là thực hiện về ưu đãi đầu tư và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:

Ưu đãi đầu tư là một công cụ hữu hiệu của chính sách đầu tư nhằm khuyến kích và thu hút đầu tư. Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện đại hoá và hội nhập hiện nay, nhu cầu thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài rất lớn, bởi vậy cần có những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm khuyến khích, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế đất nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động và ổn định cán cân thanh toán quốc tế.

Chính sách ưu đãi đầu tư được phân định theo lĩnh vực (ngành nghề) ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư:

+ Lĩnh vực ưu đãi đầu tư: Điều 27 Luật Đầu tư qui định lĩnh vực ưu đãi đầu tư là những ngành nghề được định hướng ưu tiên như phát triển khoa học công nghệ, chế biến nông lâm, thủy hải sản, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, các ngành nghề truyền thống và chú trọng sử dụng nhiều lao động (từ 500 lao đồng thường xuyên trở lên),…. Trong đó được chia ra lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư được qui định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP.

+ Địa bàn ưu đãi đầu tư: Điều 28 Luật Đầu tư qui định địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm là những địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp nhằm mục tiêu phát triển đồng đều các vùng miền kinh tế trong cả nước và hình thành các cụm kinh tế tập trung.

Ngoài ra, chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư được qui định tại các điều từ 32 đến 39 Luật Đầu tư. Chính sách hỗ trợ đầu tư được qui định trừ các điều từ 40 đến 44 Luật Đầu tư bao gồm: Ưu đãi về thuế được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế; được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi đối với nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.




tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương