BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học ngoại thưƠng



tải về 0.82 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.82 Mb.
#29956
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2. Tình hình nghiên cứu


Đây là một lĩnh vực mới mẻ nhưng cũng đã được một số tác giả nghiên cứu với cả công trình dưới cấp độ luận văn, luận án khoa học nghiên cứu, sách chuyên khảo..., chẳng hạn:

- Đề tài luận văn thạc sỹ “ Chế độ quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư của tác giả Trần Lương Bắc, năm 1998 ;

- Đề tài luận văn thạc sỹ “Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập ” của tác giả Lê Xuân Hải, Tổng cục Hải quan, năm 2001 ;

- Đề tài luận văn “Hoàn thiện thủ tục hải quan Việt Nam trong giai đoạn hiện naycủa tác giả Nguyễn Mạnh Hùng ;

- Sách chuyên khảo “Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu : Lý luận và tình huống ứng dụng của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền, Học viện Tài chính, năm 2008 ;

- Đề tài luận văn thạc sỹ “Hội nhập quốc tế về hải quan ở Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Đặng Thị Thu Hương, năm 2007 ;

- Đề tài luận văn “Hiệp định tạo thuận lợi thương mại trong WTO và vai trò của công tác hải quan tại Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa, năm 2009.

Trong các công trình nghiên cứu và các đề tài trên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể về mặt lý luận, thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam kể từ khi Luật đầu tư 2005. Để thực hiện đề tài này tác giả có tham khảo một số ý tưởng những tài liệu đã được công bố ở trong nước và khảo sát ở nước ngoài để bổ sung cho phần cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong nội dung đề tài.


3. Mục đích nghiên cứu


Mục đích là đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam góp phần quản lý tốt, minh bạch đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và hàng hóa nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phạm vi nghiên cứu tập trung liên quan đến các văn bản pháp lý kể từ khi Luật đầu tư 2005 ra đời.

5. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tiếp cận trên ba phương diện: lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm. Luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, mô hình hóa. Đồng thời có kế thừa những công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương, cụ thể như sau:

Chương I: Quản lý Nhà nước và sự cần thiết quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Chương II: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

CHƯƠNG I

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Hoạt động đầu tư là một dạng hoạt động kinh tế, một quá trình chi tiêu cho các dự án sản xuất, kinh doanh, trong đó các nguồn lực sản xuất được huy động và sử dụng nhằm làm tăng năng lực sản xuất với mục đích thu được lợi ích tương lai lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.



Ngày nay, thuật ngữ đầu tư được sử dụng rất rộng rãi để chỉ tất cả các hoạt động có sử dụng vốn (tiền) nhằm mục đích thu lợi ích tương lai. Về phương diện pháp lý, khái niệm đầu tư là: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản nhằm tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của pháp luật ( Luật Đầu tư,2005). Tuy nhiên tùy theo góc độ nghiên cứu, tùy góc độ tiếp cận của các chủ thể nghiên cứu liên quan đến đầu tư mà hoạt động đầu tư được chia ra các hình thức đầu tư khác nhau như đầu tư phát triển (đầu tư sản xuất, kinh doanh) và đầu tư chuyển dịch (gửi tiết kiệm, mua cổ phiếu để bán lại, tích trữ hàng hoá để bán lại,..); đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; v.v....

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động to lớn đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Những tác động này ảnh hưởng không chỉ đến những nước nhận đầu tư mà ngay cả những nước xuất khẩu tư bản (đầu tư). Những tác động đó bao gồm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới: Tìm kiếm thị trường mới (nước ngoài ) mới có những nhu cầu tiềm ẩn cho các sản phẩm của công ty khi mà thị trường trong nước đã bảo hòa; Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi nhuận cao; Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất: Một công ty có nỗ lực muốn bán sản phẩm ban đầu của mình tại các thị trường mới có thể làm tăng mức thu nhập cổ phần của mình do tăng năng suất. Điều này làm giảm chi phí bình quân từng đơn vị sản phẩm. Công ty càng sử dụng nhiều máy móc thiết bị thì khả năng này càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện; Sử dụng yếu tố nuớc ngoài trong sản xuất: Các chi phí sử dụng đất đai và lao động có thể khác biệt nhau rất xa giữa các quốc gia. Các công ty đa quốc gia thường cố gắng thiết lập việc sản xuất tại địa điểm có giá lao động và đất đai rẻ. Họ thực hiện việc nghiên cứu thị trường để xác định xem họ có thể thu được lợi nhuận không từ các chi phí rẻ hơn khi sản xuất ở những thị trường đó; Sử dụng nguyên liệu nước ngoài: Do các chi phí vận chuyển, một số công ty cố gắng tránh nhập khẩu nguyên vật liệu từ một đất nước khác, đặt biệt là khi công ty dự tính sẽ bán thành phẩm ngược lại cho người tiêu dùng nước đó, một giải pháp khả thi hơn là phát triển việc sản xuất sản phẩm tại một nước mà nguyên vật liệu có sẵn; Sử dụng công nghệ nước ngoài: Các công ty đa quốc gia thiết lập ngày càng nhiều các nhà máy ở nước ngoài hay mua lại các nhà máy hiện hữu của nước ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác. Công nghệ này sau đó được sử dụng để cải tiến quy trình sản xuất tại các nhà máy của các công ty con trên khắp thế giới; Khai thác các thuận lợi về độc quyền: Các công ty có thể trở nên quốc tế hóa nếu như họ sở hữu các tiềm lực hay kỹ năng mà các đối thủ cạnh tranh không bao giờ có. Trong một chừng mực nào đó, công ty sẽ có được thuận lợi hơn các đối thủ và có thể thu được lợi nhuận từ việc trở nên quốc tế hóa; Đa dạng hóa ở tầm cỡ quốc tế: Một trong những lý do tại sao các công ty tiến hành kinh doanh ở tầm cỡ quốc tế là sự đa dạng hóa quá trình sản xuất; Phản ứng với giá trị thay đối của ngoại tệ: Khi một công ty cho rằng ngoại tệ của một quốc gia nào đó bị giảm giá, công ty đó có thể tính đến khả năng đầu tư trực tiếp vào đất nước đó. Do sự giảm giá ngoại tệ, mức phí tổn ban đầu có khả năng thấp. Nếu đồng ngoại tệ đó mạnh lên theo thời gian, thu nhập được chuyển về công ty mẹ sẽ tăng lên. Một nguyên khác dẫn đến việc đầu tư trực tiếp là nhằm bù đắp nhu cầu đang thay đổi cho việc xuất khẩu của công ty do những dao động về tỷ giá hối đoái; Phản ứng với các kiềm hãm thương mại: Trong một số trường hợp, một công ty đa quốc gia sử dụng việc đầu tư trực tiếp như là một chiến lược phòng ngự hơn là tấn công; Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính tr: Một số công ty đa quốc gia đóng tại những nước có nền chính trị không ổn định đang cố gắng phát triển sang những nước ổn định hơn. Mặt khác khi hoạt động của một công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó là cơ sở để có được những thuận lợi về mặt chính trị.

Vì vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Để có cơ sở nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết đề tài luận văn nghiên cứu những cơ sở pháp lý liên quan đến cam kết và tình hình thực hiện cam kết liên quan đến đầu tư khi Việt Nam gia nhập WTO vì đó là cơ sở xây dựng cơ sở pháp lý của Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.



1.1.1. Cam kết và tình hình thực hiện các cam kết về đầu tư khi Việt Nam gia nhập WTO

1.1.1.1 Cam kết và tình hình thực hiện biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại ( TRIMS)

Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIMS ( Trade Related Investment Measures) đạt được tại vòng đàm phán Uruquay là cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại của dự án đầu tư, quy định các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong việc sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Mục đích của hiệp định là nhằm xóa bỏ tác động tiêu cực của các biện pháp đầu tư đối với thương mại hàng hóa, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài.

Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIMS là các nước thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với nghĩa vụ đối xử quốc gia quy định trong điều III.4 và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế về định lượng quy định tại điều XI.1 của GATT1994. Cụ thể:

- Điều III của GATT 1994 bao gồm những biện pháp mang tính bắt buộc hoặc được thực thi thông qua luật trong nước và các quyết định mang tính hành chính hoặc các điều kiện mà chỉ khi tuân thủ các điều kiện này với được hưởng một ưu đãi nào đó và biện pháp này qui định:

+ Doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước, dù yêu cầu đó được xác định theo sản phẩm nhất định, theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm hoặc theo tỷ lệ về số lượng hoặc giá trị của sản xuất trong nước;

+ Doanh nghiệp chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một tổng số tính theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà doanh nghiệp này xuất khẩu.

- Khoản 1, Điều XI của GATT 1994 bao gồm những biện pháp mang tính bắt buộc hoặc được thực thi thông qua luật trong nước và các quyết định mang tính hành chính hoặc các điều kiện mà chỉ khi tuân thủ với các điều kiện này mới được hưởng một ưu đãi nào đó và biện pháp này hạn chế:

+ Việc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm để sử dụng cho hoặc liên quan đến sản xuất trong nước dưới hình thức hạn chế chung hoặc hạn chế trong một tổng số liên quan đến số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước mà doanh nghiệp đó xuất khẩu;

+ Việc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm để sử dụng cho hoặc liên quan đến sản xuất trong nước bằng cách hạn chế khả năng tiếp cận đến nguồn ngoại hối liên quan đến nguồn thu ngoại hối của doanh nghiệp này;

+ Việc doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu các sản phẩm, mặc dù được qui định dưới hình thức sản phẩm cụ thể hay dưới hình thức số lượng hoặc giá trị sản phẩm hoặc theo  một tỷ lệ về số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước của doanh nghiệp.

Vì vậy, để thực hiện Hiệp định TRIMS, Việt Nam cam kết sẽ loại bỏ hoàn toàn các biện pháp không phù hợp với Hiệp định ngay từ thời điểm gia nhập WTO. Cụ thể Việt Nam cam kết loại bỏ các biện pháp sau: Yêu cầu về nội địa hóa đối với dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử; cấp ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng cơ khí, điện, điện tử và phụ tùng ô tô; yêu cầu về đầu tư phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án đầu tư nước ngoài chế biến các sản phẩm sữa, dầu thực vật, mía đường, gỗ…

Kết quả là kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện được hầu hết tất cả các yêu cầu mà Hiệp định TRIMS đặt ra, các quy định mà Việt Nam đưa ra mang tính bảo đảm đầu tư cao, các nhà đầu tư chỉ căn cứ vào khả năng, nhu cầu thị trường, thị trường nội địa, thị trường ngoài nước mà thực hiện đầu tư, không bị ràng buộc bởi yếu tố khác. Điều này quy định cụ thể trong điều 8 liên quan đến mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại trong Luật đầu tư năm 2005 đó là mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết; không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây: Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất.



1.1.1.2. Cam kết và tình hình thực hiện hiệp định GATS

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS ( General Agreement on Trade in Services) là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của WTO. Mục đích chính của GATS là tạo ra khuôn khổ pháp lý cho tự do hóa thương mại dịch vụ. Hiệp định gồm có 29 điều và 8 phụ lục, bao gồm ba phần: văn bản chính của hiệp định nêu ra những nghĩa vụ và quy định chung, phần phụ lục bao gồm các quy định được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau và các cam kết cụ thể của các nước nhằm đảm bảo mở cửa thị trường nội địa, kể cả những chỉ dẫn đối với trường hợp các nước tạm thời từ bỏ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nền tảng của điều khoản tối huệ quốc.

Hiệp định điều chỉnh thương mại tất cả các loại dịch vụ. GATS được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ được trao đổi trên thế giới, chẳng hạn như các dịch vụ ngân hàng, viễn thông, du lịch, các dịch vụ chuyên nghiệp ... Hiệp định cũng định nghĩa 4 phương thức trao đổi dịch vụ: Một nước cung ứng dịch vụ cho một nước khác (chẳng hạn các cuộc gọi quốc tế), được gọi tên chính thức là “cung ứng dịch vụ qua biên giới” (hay “phương thức 1” theo ngôn từ của WTO); người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ như du lịch), được gọi tên chính thức là “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài” (“phương thức 2”); doanh nghiệp nước ngoài lập chi nhánh hoặc công ty con tại một nước nhằm cung ứng dịch vụ tại nước đó (chẳng hạn các giao dịch của ngân hàng nước ngoài tại một nước), được gọi tên chính thức là “hiện diện thương mại” (“phương thức 3”); các cá nhân rời khỏi một nước để sang cung ứng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ như hoạt động của người mẫu thời trang hoặc nhà tư vấn), được gọi tên chính thức là “hiện diện của tự nhiên nhân” (“phương thức 4”).

Như vậy trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ trên thì phương thức cung cấp dịch vụ qua hiện diện thương mại có vai trò quan trọng và có mối liên hệ trực tiếp đến đầu tư nước ngoài. Hiện diện thương mại được hiểu là việc thành lập và duy trì pháp nhân để cung cấp dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ thông qua việc mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Ngoài ra, phương thức cung cấp dịch vụ thứ 4 cũng có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên GATS không phải là hiệp định đầu tư, chỉ quy định vấn đề tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, không có các điều khoản về khuyến khích và bảo hộ đầu tư như các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, không quy định trình tự và thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận các cơ chế giải quyết tranh chấp.

Cam kết chung hay cam kết nền trong các biểu cam kết dịch vụ là cam kết áp dụng với tất cả các ngành, phân ngành dịch vụ thuộc Biểu cam kết dịch vụ. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm 155 phân ngành dịch vụ). Các ngành dịch vụ mà Việt Nam cam kết là: (i) Dịch vụ kinh doanh; (ii) Dịch vụ thông tin; (iii) Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ liên quan; (iv) Dịch vụ phân phối; (v) Dịch vụ giáo dục; (vi) Dịch vụ môi trường; (vii) Dịch vụ tài chính; (viii) Dịch vụ y tế và xã hội; (ix) Dịch vụ du lịch; (x) Dịch vụ văn hóa, giải trí và thể thao; (xi) Dịch vụ vận tải, do đó, cam kết nền sẽ áp dụng đối với tất cả các ngành/phân ngành dịch vụ này. 

Nội dung đầu tiên trong phần cam kết nền liên quan tới hình thức pháp lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức cụ thể tại từng ngành, phân ngành dịch vụ cũng như lộ trình thực hiện sẽ căn cứ vào cam kết trong từng ngành, phân ngành cụ thể tuy nhiên chưa cam kết cho phép các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài được lập chi nhánh, trừ trong một số dịch vụ cụ thể mà chỉ cho phép các nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thiết lập chi nhánh trong các phân ngành sau: dịch vụ pháp lý, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý, dịch vụ xây dựng, dịch vụ nhượng quyền thương mại, dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, dịch vụ ngân hàng, một số dịch vụ chứng khoán.

             Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài cũng được lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, tuy nhiên các văn phòng đại diện này không được phép tham gia các hoạt động sinh lời trực tiếp.

            Việt Nam cũng cam kết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép thuê đất để thực hiện dự án đầu tư của mình. Tuy nhiên, thời hạn thuê đất phải phù hợp với thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp này, được quy định trong giấy phép đầu tư. Thời hạn thuê đất sẽ được gia hạn khi thời gian hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền gia hạn.

            Đối với việc đầu tư dưới hình thức mua cổ phần, trong cam kết nền đã đưa ra cam kết về việc nhà đầu tư nước ngoài được tham gia góp vốn dưới hình thức mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không vượt quá 30%, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định khác. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ không quá 49% (trừ ngành ngân hàng).

Trong phần cam kết nền, cam kết cho phép các nhà quản lý, chuyên gia, giám đốc điều hành, chuyên gia của các doanh nghiệp nước ngoài được nhập cảnh, lưu trú và làm việc tại hiện diện thương mại (liên doanh, chi nhánh, v.v) của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. Việt Nam cũng cho phép người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (đối với dịch vụ máy tính và dịch vụ tư vấn kỹ thuật) được nhập cảnh và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Với những cam kết trên, sau 1 năm kể từ ngày gia nhập, Việt Nam cam kết sẽ bãi bỏ hạn chế 30% cổ phần nước ngoài. Đối với các ngành/phân ngành khác đã cam kết, mức cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ sẽ phù hợp với mức mà họ được phép đầu tư trực tiếp. Áp dụng nguyên tắc trên, theo cam kết dịch vụ, kể từ ngày 1/1/2009 cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được quyền mua 100% cổ phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này.   

1.1.1.3. Cam kết và tình hình thực hiện hiệp định các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ TRIPS

Hiệp định TRIPS ( Trade Related Aspects of Intellectual Property rights) là Hiệp định đa phương chi tiết, đầy đủ về sở hữu trí tuệ quy định các thành viên WTO phải thiết lập hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ đầy đủ, có hiệu quả theo bốn tiêu chuẩn tối thiểu nhất định về: Nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc bảo hộ; đối tượng bắt buộc phải được bảo hộ và mức độ phạm vi bảo hộ các đối tượng đó bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả, sáng chế, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; hệ thống bảo đảm thực thi và thời hạn thực hiện các tiêu chuẩn đó.

Hiệp định TRIPS không trực tiếp quy định các vấn đề về đầu tư nhưng các quy định liên quan đến tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, cơ chế thực thi trong nước và cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tác động đến hoạt động đầu tư nước ngoài, bảo đảm cho những sáng chế của nhà đầu tư nước ngoài được bảo hộ góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư tại các nước tiếp nhận đầu tư và làm cho các nhà đầu tư yên tâm khi tiến hành đầu tư.

Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) của WTO ngay sau khi gia nhập. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng trong suốt những năm qua để những quy định và luật pháp của Việt Nam về sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS. Chính phủ Việt Nam đã xem xét, chỉnh sửa các luật lệ và quy định hiện tại cho phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiến hành cải cách hệ thống luật pháp đối với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm những quyền này được thực thi một cách hiệu quả. Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua vào 29/11/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. Ngày 22 tháng 9 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là: Nghị định số 103/2006/NĐ-CP  ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP  ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Nội dung cam kết cụ thể thể hiện qua các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ như sau: Bản quyền tác giả; nhãn hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế...

1.1.2. Chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

Để triển khai thực hiện các hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư và trước thực tế các văn bản quy định về đầu tư được ban hành sau thời gian thực hiện có nhiều vấn đề còn thiếu nhất quán đặc biệt trong các quy định còn có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư và các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã hạn chế việc huy động và phát huy các nguồn lực cũng như yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế, Việt Nam đã ban hành chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đó là Luật Đầu tư năm 2005 được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 01/07/2006 gồm 10 chương và 89 điều được xây dựng trên cơ sở của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và có phạm vi áp dụng thống nhất và mở rộng hơn cụ thể phạm vi điều chỉnh quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và đối tượng áp dụng là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.

Trên cơ sở Luật đầu tư 2005, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thể hiện qua các văn bản dưới luật khác như Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 101/2006/NĐ-CP quy định về việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư và các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã thể hiện sự thay đổi thực sự trong quan điểm của Chính phủ về việc tạo lập môi trường pháp lý công bằng, minh bạch hơn cho tất các các nhà đầu tư, thể hiện thái độ tích cực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

1.1.3. Nội dung và chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư được quy định tại điều 71 chương VII Nghị định 08/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư bao gồm:

-Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển để huy động và điều tiết các nguồn lực cho đầu tư phát triển;

- Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến hoạt động đầu tư; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư; tổng hợp, kiến nghị hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc do các cấp ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung không phù hợp;

- Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về điều ước quốc tế;

- Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư;

- Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; quản lý thống nhất hoạt động đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và hoạt động của nhà đầu tư;

- Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư;

- Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư;

- Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý hoạt động đầu tư;

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư theo thẩm quyền. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư hoặc xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.    

Chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các Bộ, ngành như sau:



1.1.3.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo quy định tại khoản 2 điều 81 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư cụ thể:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư. Hướng dẫn, phổ biến, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư. Ban hành các mẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư để áp dụng trong phạm vi cả nước.

- Tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, tổng hợp trình Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập danh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tham mưu về việc bổ sung quy hoạch đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ không nằm trong quy hoạch; có ý kiến với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về sự cần thiết của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

-Thẩm tra các dự án đầu tư quan trọng quốc gia và dự án đầu tư khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về vận động xúc tiến đầu tư; phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; đặt đại diện tổ chức xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; thực hiện quản lý quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đàm phán và trình Chính phủ ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư; thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư.

- Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp.

- Phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức hoạt động thống kê về đầu tư theo quy định của pháp luật về thống kê; tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế -  xã hội của hoạt động đầu tư.

- Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.



1.1.3.2. Bộ Tài chính

Quyền hạn và trách nhiệm của Bộ Tài chính đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại điều 73 Nghị định 108/2006/NĐ-CP cụ thể:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư; hướng dẫn trình tự, thủ tục về hỗ trợ và hưởng ưu đãi đầu tư thuộc thẩm quyền.

- Cấp phép hoạt động đối với dự án trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các dự án đã cấp phép.

- Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến tài chính, bảo lãnh về tài chính của Chính phủ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và hải quan liên quan đến hoạt động đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí, thủ tục hải quan, quản lý tài chính và hoạt động tài chính khác.

1.1.3.3. Bộ Công thương



tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương