BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 42/2012/tt-bgdđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.24 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.24 Mb.
#728
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Yêu cầu của chỉ số:

Các ngành nghề hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Gợi ý các minh chứng:

- Các ngành nghề do nhà trường hướng nghiệp cho học sinh hằng năm;

- Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá thực hiện giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp;

- Các minh chứng khác (nếu có).



b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt ít nhất 70% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng học nghề đối với trường trung học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt ít nhất 80% trên tổng số học sinh thuộc đối tượng

học nghề đối với trường trung học cơ sở; 100% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên.

Yêu cầu của chỉ số:

Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đảm bảo quy định trên.



Gợi ý các minh chứng:

- Danh sách học sinh tham gia học nghề;

- Các báo cáo của nhà trường có nội dung số liệu kết quả xếp loại giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp;

- Các minh chứng khác (nếu có).



c) Kết quả xếp loại học nghề của học sinh:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Đạt 80% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ sở, 90% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên;

- Các vùng khác: Đạt 90% loại trung bình trở lên đối với trường trung học cơ sở, 95% đối với trường trung học phổ thông và trường chuyên.

Yêu cầu của chỉ số:

Kết quả xếp loại học nghề của học sinh đảm bảo quy định trên.



Gợi ý các minh chứng:

- Kết quả hằng năm về xếp loại học nghề học sinh của nhà trường;

- Các báo cáo của nhà trường có nội dung số liệu kết quả xếp loại học nghề học sinh;

- Các minh chứng khác (nếu có).



12. Hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường.

a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp ổn định hằng năm.

Yêu cầu của chỉ số:

Tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp ổn định trong 5 năm.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của nhà trường có nội dung số liệu tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp của học sinh;

- Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh hằng năm;

- Các minh chứng khác (nếu có).



b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban:

- Miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Không quá 3% học sinh bỏ học, không quá 5% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học;

- Các vùng khác: Không quá 1% học sinh bỏ học, không quá 2% học sinh lưu ban; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.

Yêu cầu của chỉ số:

Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hằng năm đảm bảo quy định trên.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của nhà trường có số liệu học sinh bỏ học, lưu ban;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Có học sinh tham gia và đoạt giải trong các hội thi, giao lưu đối với tiểu học, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đối với trung học cơ sở và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với trung học phổ thông hằng năm.

Yêu cầu của chỉ số:

Học sinh tham gia và đoạt giải trong các hội thi, giao lưu đối với tiểu học, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đối với THCS và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với THPT hằng năm.



Gợi ý các minh chứng:

- Bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền đối với nhà trường và cá nhân học sinh đoạt giải trong các hội thi, giao lưu;

- Danh sách học sinh tham gia, đoạt giải trong các hội thi, giao lưu;

- Các báo cáo của nhà trường hằng năm có nội dung đánh giá kết quả tham gia các hội thi, giao lưu;

- Các minh chứng khác (nếu có).

Trên đây là yêu cầu và gợi ý tìm minh chứng cho các chỉ số trong tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học và trường trung học, ban hành kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các cơ quan quản lý cần hướng dẫn các nhà trường sử dụng văn bản này để tham khảo, tránh áp dụng máy móc.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phòng Kiểm định chất lượng giáo mầm non, phổ thông và thường xuyên) theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; ĐT: 04.38683361, fax: 04.38684995, E-mail: phongkdclgdpt@moet.edu.vn để được giải đáp./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- TT. Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);

- Cục trưởng (để b/c);

- Các vụ, cục có liên quan thuộc Bộ (để p/h);

- Lưu: VT, KĐPT.



KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Ngô Thành Hưng



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Số: 430/KTKĐCLGD-KĐPT

V/v xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2013
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Để triển khai kiểm định chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là trung tâm) được thuận lợi và đúng quy định, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xác định yêu cầu các chỉ số và gợi ý tìm minh chứng cho các chỉ số trong từng tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể như sau:



Phần I

HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Trong kiểm định chất lượng giáo dục, minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

2. Minh chứng được thu thập từ các nguồn: Hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục, các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động giáo dục của trung tâm. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác.

3. Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Cần lựa chọn và sắp xếp minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá.

4. Mỗi minh chứng chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn), không nhân thêm bản để tránh lãng phí. Trong trường hợp có nhiều minh chứng thì chỉ cần một bản có giá trị pháp lý cao nhất và phù hợp nhất. Minh chứng bằng hiện vật thì có thể lập bảng thống kê, mô tả thông số và vị trí đặt hiện vật. Không “phục chế” minh chứng.

5. Minh chứng để trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa để thuận tiện cho việc tra cứu. Minh chứng hết giá trị được thay thế bằng minh chứng đang còn hiệu lực và phù hợp. Minh chứng thay thế được ghi ký hiệu của minh chứng bị thay thế và ghi rõ ngày, tháng, năm thay thế.

6. Trong văn bản này, mục Gợi ý các minh chứng chỉ có tính chất tham khảo. Có thể lựa chọn một hoặc một vài minh chứng được gợi ý, không nhất thiết phải sử dụng tất cả.

7. Khi triển khai việc thu thập, xử lý, phân tích minh chứng, các trung tâm cần lưu ý nghiên cứu kỹ Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tránh hiểu và vận dụng máy móc, cứng nhắc.



Phần II

XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA CHỈ SỐ VÀ GỢI Ý MINH CHỨNG

I. TIÊU CHUẨN 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1. Xây dựng chiến lược phát triển trung tâm

a) Chiến lược phát triển xác định được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện.



Yêu cầu của chỉ số:

Chiến lược phát triển của trung tâm:

- Xác định được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể;

- Có giải pháp thực hiện.



Gợi ý các minh chứng:

- Văn bản chiến lược phát triển được phê duyệt;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Chiến lược phát triển phù hợp với các nguồn lực của trung tâm, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân.



Yêu cầu của chỉ số:

Chiến lược phát triển phù hợp với:

- Các nguồn lực của trung tâm;

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá về nguồn lực, nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp hoặc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành;

- Phiếu khảo sát, điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn;

- Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Chiến lược phát triển được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trung tâm, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc website của trung tâm (nếu có).

Yêu cầu của chỉ số:

- Chiến lược phát triển được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;

- Được công bố công khai.

Gợi ý các minh chứng:

- Văn bản chiến lược phát triển được phê duyệt;

- Các tư liệu chứng minh chiến lược phát triển của trung tâm được niêm yết tại trung tâm, được đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình;

- Đường dẫn truy cập vào website của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc website của trung tâm có đăng tải nội dung chiến lược phát triển.



2. Thực hiện công tác điều tra nhu cầu học tập của xã hội để xây dựng kế hoạch hoạt động

a) Tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn.



Yêu cầu của chỉ số:

Hằng năm, trung tâm thực hiện điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn.



Gợi ý các minh chứng:

- Kế hoạch tổ chức, điều tra;

- Phiếu khảo sát nhu cầu học tập;

- Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của người dân;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung về tổ chức điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Sử dụng kết quả điều tra để xây dựng kế hoạch hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

Yêu cầu của chỉ số:

Sử dụng kết quả điều tra để xây dựng kế hoạch hoạt động.



Gợi ý các minh chứng:

- Kế hoạch hoạt động và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung các hoạt động của trung tâm (nếu có);

- Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học tập của người dân;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Chủ động tham gia xây dựng phong trào học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Yêu cầu của chỉ số:

Trung tâm chủ động tham gia xây dựng phong trào:

- Học thường xuyên;

- Học suốt đời;

- Xây dựng xã hội học tập.

Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá trung tâm chủ động tham gia xây dựng phong trào học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập;

- Kế hoạch năm học;

- Hình ảnh (nếu có);

- Kết quả thực hiện qua xây dựng các phong trào học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng xã hội học tập;

- Các minh chứng khác (nếu có).



3. Thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, học kỳ, năm học.



Yêu cầu của chỉ số:

Trung tâm xây dựng được kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, học kỳ, năm học.



Gợi ý các minh chứng:

- Kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, học kỳ, năm học của trung tâm;

- Sổ kế hoạch và chương trình hành động;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động; thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ theo quy định.

Yêu cầu của chỉ số:

- Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạt động;

- Thực hiện quản lý chuyên môn;

- Thực hiện kiểm tra nội bộ.



Gợi ý các minh chứng:

- Sổ nghị quyết của trung tâm;

- Biên bản họp các đơn vị trực thuộc trung tâm;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động;

- Kế hoạch kiểm tra nội bộ;

- Văn bản ghi kết quả kiểm tra nội bộ;

- Bảng thống kê kết quả xếp loại sau kiểm tra;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Quản lý hồ sơ, sổ sách theo quy định và theo Luật Lưu trữ.

Yêu cầu của chỉ số:

Quản lý hồ sơ, sổ sách theo quy định và theo Luật Lưu trữ.



Gợi ý các minh chứng:

- Danh mục hệ thống hồ sơ, sổ sách của trung tâm;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc lưu trữ hồ sơ, văn bản;

- Các minh chứng khác (nếu có).



4. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học viên theo quy định của pháp luật, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm

a) Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm theo quy định.



Yêu cầu của chỉ số:

- Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;

- Thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm theo quy định.

Gợi ý các minh chứng:

- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó có nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;

- Hồ sơ tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và quản lý học viên.

Yêu cầu của chỉ số:

Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ:

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên;

- Quản lý học viên.



Gợi ý các minh chứng:

- Danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm;

- Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn;

- Sổ kế hoạch giảng dạy;

- Sổ gọi tên và ghi điểm;

- Sổ ghi đầu bài;

- Sổ đăng bộ;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và quản lý học viên;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Huy động tối đa đội ngũ giáo viên sẵn có của địa phương và những người có kinh nghiệm, tâm huyết tham gia giảng dạy các chương trình đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng và chuyển giao công nghệ.



Yêu cầu của chỉ số:

Huy động tối đa:

- Đội ngũ giáo viên sẵn có của địa phương;

- Những người có kinh nghiệm, tâm huyết tham gia giảng dạy.



Gợi ý các minh chứng:

- Danh sách cán bộ, giáo viên của trung tâm;

- Danh sách (hoặc hợp đồng) giáo viên thỉnh giảng tại trung tâm;

- Danh sách (hoặc hợp đồng) những người được mời giảng dạy tại trung tâm;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc huy động người tham gia giảng dạy tại trung tâm;

- Các minh chứng khác (nếu có).



5. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước

a) Có hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản liên quan và

quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định.

Yêu cầu của chỉ số:

- Có hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản liên quan;

- Có quy chế chi tiêu nội bộ.

Gợi ý các minh chứng:

- Các văn bản hiện hành về quản lý tài chính, tài sản có liên quan;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc quản lý tài chính, tài sản;

- Quy chế chi tiêu nội bộ;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán và báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định.



Yêu cầu của chỉ số:

- Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán;

- Thực hiện báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định.

Gợi ý các minh chứng:

- Dự toán kinh phí hằng năm của trung tâm;

- Báo cáo thu, chi, quyết toán, thống kê, tài chính, tài sản hằng năm;

- Biên bản kiểm kê tài sản hằng năm;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ; thực hiện công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định.



Yêu cầu của chỉ số:

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ đúng theo luật lưu trữ;

- Thực hiện công khai tài chính;

- Thực hiện kiểm tra tài chính.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ hằng năm;

- Sổ quản lý tài sản, tài chính;

- Hồ sơ, chứng từ thu chi;

- Biên bản hội nghị cán bộ, viên chức có nội dung công khai tài chính;

- Biên bản của thanh tra nhân dân có nội dung kiểm tra công khai tài chính;

- Báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra về tài chính của cấp có thẩm quyền;

- Các minh chứng khác (nếu có).



6. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện các phong trào thi đua

a) Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục thường xuyên; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.



Yêu cầu của chỉ số:

- Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương;

- Chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của các cấp;

- Các báo cáo, nghị quyết của tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan quản lý có nội dung đánh giá việc chấp hành của trung tâm;

- Các hình thức khen thưởng của cơ quan có thẩm quyền về sự chấp hành tốt của trung tâm;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Tổ chức, duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.



Yêu cầu của chỉ số:

Tổ chức, duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.



Gợi ý các minh chứng:

- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học;

- Báo cáo đánh giá việc tổ chức thực hiện và duy trì phong trào thi đua;

- Các hình thức khen thưởng của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện tốt các phong trào thi đua của trung tâm;

- Sổ thi đua;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Yêu cầu của chỉ số:

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo định kỳ, đột xuất của trung tâm khi cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu;

- Sổ ghi công văn đi;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền;

- Các minh chứng khác (nếu có).

7. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; phòng chống bạo lực, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm; phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trung tâm.



Yêu cầu của chỉ số:

Trung tâm có các phương án:

- Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn, thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm;

- Phòng tránh các hiểm họa thiên tai;

- Phòng tránh các tệ nạn xã hội.

Gợi ý các minh chứng:

- Các phương án của trung tâm về đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội;

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá về các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng tránh các tệ nạn xã hội;

- Các minh chứng khác (nếu có).

b) Đảm bảo an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Yêu cầu của chỉ số:

Đảm bảo an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung đánh giá việc đảm bảo an toàn cho học viên và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm;

- Văn bản phối hợp với cơ quan công an về thực hiện phương án bảo đảm an ninh của trung tâm;

- Các hình thức khen thưởng của cơ quan có thẩm quyền về thành tích bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của trung tâm;

- Sổ thi đua;

- Các minh chứng khác (nếu có).

c) Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong trung tâm.

Yêu cầu của chỉ số:

Không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực trong trung tâm.



Gợi ý các minh chứng:

- Các báo cáo của trung tâm có nội dung khẳng định không có hiện tượng kỳ thị, vi phạm về giới, bạo lực;

- Các hình thức khen thưởng của cơ quan có thẩm quyền về thành tích bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của trung tâm;

- Các minh chứng khác (nếu có).



II. TIÊU CHUẨN 2: CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC VIÊN

1. Cán bộ quản lý

a) Giám đốc, phó giám đốc trung tâm đạt các yêu cầu theo Chuẩn giám đốc trung tâm, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.



Yêu cầu của chỉ số:

Giám đốc, phó giám đốc trung tâm đạt các yêu cầu theo:

- Điều 4, 5 và 6 Chương II Thông tư 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Thông tư 42/2010/TT-BGDĐT);

- Khoản 2 Điều 13 và Khoản 1 Điều 14 Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT).



Каталог: Data -> News
News -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
News -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
News -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
News -> Bch đOÀn tp. HỒ chí minh số: 191- bc/TĐtn-btn đOÀn tncs hồ chí minh
News -> TRƯỜng đẠi học lạc hồng khoa cnh-tp
News -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
News -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
News -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam
News -> ĐOÀn tncs hồ chí minh

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương