BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng đẠi học khoa học phạm thị hà



tải về 2.93 Mb.
trang15/24
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.93 Mb.
#39500
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24

4.2.1.2. Phủ định sự nhấn mạnh phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình

a. Trong quá trình hành vi

Trong tiếng Anh và tiếng Việt, để diễn đạt sự nhấn mạnh với thái độ phủ định trong quá trình hành vi, chúng ta có thể sử dụng chính ngay những từ ngữ biểu hiện ý nghĩa phủ định làm điểm xuất phát trong cấu trúc và làm cho nó giữ vai trò là Đề đánh dấu.



Ví dụ: {4: 5}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Kiểu đảo phủ định trong QT: hv

...Not once did his eyes meet hers and he spoke no word of interruption...[6]

...Không, đừng nói vậy, Kiên... [17]

Để nhấn mạnh sự phủ định ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố được đảo trong quá trình hành vi đối với tiếng Anh và tiếng Việt, nguồn ngữ liệu thu thập được cho chúng tôi thấy cả hai ngôn ngữ đều có điểm khởi đầu là yếu tố phủ định và giữ vai trò là phần Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc Đề - Thuyết. Cụ thể, các từ phủ định trong tiếng Anh thường là not, no, và never....; các từ phủ định trong tiếng Việt là: không, chưa, đừng... Trong ví dụ trên, Đề đánh dấu là các yếu tố phủ định Not once Không có chức năng nhấn mạnh vì sự xuất hiện của nó ở vị trí đầu câu.

b. Trong quá trình tinh thần

Sự phủ định được nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố được đảo trong quá trình tinh thần đối với tiếng Anh và tiếng Việt có khá nhiều điểm tương đồng. Đó là sự phủ định biểu hiện qua các tham tố được đảo Hiện tượng và thuộc tính chu cảnh xảy ra trong các quá trình tinh thần nhận thức, tri nhận...



Ví dụ:{4:6}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Đảo Hiện tượng

...How she got out of the office she never remembered... [6]

...Vùng này em không thạo lắm... [17]

Đảo thuộc tính chu cảnh

...Never have I seen a greater, or more beautiful, or a calmer or more noble thing than you, brother... [2]

... Thật chưa bao giờ ông lại vất vả và mệt đến thế... [23]

Ví dụ trên cho thấy, trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt ở vị trí xuất phát và giữ vai trò làm khung đề đánh dấu là các tham tố Hiện tượng (How she got out of the office và Vùng này). Phần Thuyết nhằm thuyết giải cho Đề bao gồm các quá trình tinh thần (remembered và thạo) cùng với các yếu tố phủ định (never và không) do các Cảm thể (she và em) thực hiện. Ngoài ra, đối với sự phủ định được nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố thuộc tính chu cảnh được đảo trong quá trình tinh thần, chúng tối nhận thấy trong tiếng Anh cũng như tiếng việt, tham tố thuộc tính chu cảnh cũng chính là yếu tố phủ định và cùng giữ vai trò làm Đề đánh dấu trong cấu trúc như: Never và Thật chưa bao giờ. Các yếu tố còn lại bao gồm Cảm thể, quá trình tinh thần và các yếu tố tình thái, chu cảnh tùy chọn đóng vai trò làm Thuyết để thuyết giải cho Đề.

4.2.1.3. Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình

Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, khi muốn xác nhận một thông tin nào đó, người ta dùng thái độ nghi vấn để diễn đạt điều muốn xác nhận. Thông tin tác giả muốn xác nhận thường được thể hiện bằng một thuộc tính chu cảnh trong cấu trúc chuyển tác và được xem như là thành phần Bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp.Yếu tố chu cảnh này được đặt ở vị trí đầu câu và trở thành Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề – Thuyết.



Ví dụ: {4: 7}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Đảo thuộc tính chu cảnh

...- what dress should she wear to the barbecue? ...[6]

... - sao hôm nay đồng chí không cho chiến sĩ tập luyện? ... [11]

Ví dụ trên cho thấy trong cả hai ngôn ngữ được so sánh, yếu tố thể hiện thái độ nghi vấn được giữ vai trò làm Đề đánh dấu và vì vậy chúng xuất hiện ở đầu câu (what dress, và sao hôm nay). Các tham tố còn lại xuất hiện trong phần Thuyết và thực hiện nhiệm vụ thuyết giải cho Đề.

4.2.2. Kiểu 2: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ

Đối với kiểu này, trong câu bị động tiếng Anh và tiếng Việt có yếu tố phụ trợ, các thành phần nhấn mạnh là các tham tố Đích thể (Bị thể/ Tiếp thể). Qua việc thống kê số liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy đây là sơ đồ có tỉ lệ câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt khá tương đương nhau. Trong đó, tỷ lệ câu đảo ngữ tiếng Anh chiếm 11.8 % và tiếng Việt chiếm 14.2 %.



4.2.2.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ

Trong tiểu loại này, chúng tôi tìm thấy nét tương đồng đáng chú ý là trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt khi muốn nhấn mạnh tham tố Đích thể (Bị thể/Tiếp thể) - yếu tố chịu sự tác động của Hành thể trong quá trình vật chất, người ta đảo yếu tố đó lên vị trí đầu câu và làm cho chúng trở thành Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc. Hơn nữa, khi yếu tố Đích thể (Bị thể/Tiếp thể) được nhấn mạnh và đặt ở vị trí đầu câu, yếu tố bị động cũng có thể sẽ xuất hiện trong cả hai ngôn ngữ thông qua các động từ bị động.



Ví dụ: {4: 8}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Đảo Đích thể trong QT:vc tác động

...The lights were only turned on when some one was brought in at night or when something was being done ... [1]

...Cánh cửa bị đóng lại. Ngọn đèn dầu được vặn to lên ... [21]

Đảo Đích thể trong QT:vc khiến tác

... One candle burned on the table ...[6]

... Cửa xe đóng... [14]

Trong ví dụ trên, các tham tố Đích thể (The lights, Cánh cửa, One candle và Cửa xe) được nhấn mạnh và giữ vai trò làm Đề ngữ đánh dấu trong cấu trúc. Tuy nhiên, đối với QT:vc khiến tác mặc dù tham tố Đích thể là yếu tố được nhấn mạnh và chịu sự tác động của Hành thể do các QT:vc thực hiện nhưng yếu tố động từ bị động lại không được hiển lộ trong câu. Theo đó, tham tố Hành thể – chủ thể của các quá trình hành động lại trở thành thành phần thứ yếu so với Đích thể và có thể không xuất hiện trong cấu trúc.

4.2.2.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ

Trong cả hai ngôn ngữ của mô hình chuyển tác bị động phủ định, mục đích nhấn mạnh vẫn nhằm vào các đối tượng: Bị thể, lợi thể, tiếp thể, hiện tượng, phát ngôn, và tiếp ngôn thể đảo. Vì vậy, tham tố này vẫn đóng chức năng Đề đánh dấu trong cấu trúc. Tuy nhiên, câu sẽ có sự xuất hiện của các từ phủ định trong từng ngôn ngữ tương ứng nhằm bổ sung vào phần Thuyết để thuyết giải tính chất phủ định cho Đề trong cấu trúc.



Ví dụ: {4: 9}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Đảo Đích thể trong QT:vc

... a smashed permanent bridge that could not be repaired and used... [1]

... Khẩu đại liên không được tiếp đạn... [17]


Ví dụ trên cho thấy, trong cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt tham tố Đích thể được nhấn mạnh (a smashed permanent bridge và Khẩu đại liên) và chiếm đóng ở vị trí xuất phát để tạo thành Đề đánh dấu. Sự phủ định được thể hiện thông qua các yếu tố phủ định (not) và (không) trong các QT:vc: repaired and used và tiếp đạn của phần Thuyết.

4.2.3. Kiểu 3: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình hiện hữu trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau

Đối với kiểu này, nét tương đồng đáng chú ý là cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có tham tố đảo làm đề đánh dấu thuộc quá trình hiện hữu là một chu cảnh.

4.2.3.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình hiện hữu trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau

Từ quá trình mô tả đặc điểm của kiểu nhấn mạnh chủ đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình tồn tại trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau trong tiếng Anh và tiếng Việt ở các chương trước, chúng tôi nhận thấy trong cả hai ngôn ngữ đều có nét tương đồng là: Khi muốn nhấn mạnh sự tồn tại của sự vật hiện tượng (được biểu hiện qua tham tố Hiện Hữu thể) trong thế giới khách quan (được biểu hiện qua tham tố Chu cảnh) người ta có thể diễn đạt ý tưởng đó bằng cách đưa các yếu tố chu cảnh lên vị trí xuất phát của câu và làm cho nó trở thành Đề đánh dấu trong cấu trúc. Tham tố Hiện Hữu thể phải xuất hiện như là một phần của Thuyết trong cấu trúc. Chính sự hoán đổi vị trí giữa Hiện Hữu thể và Chu cảnh làm cho câu mang tính “hậu đảo”.



Ví dụ: {4: 10}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Đảo Chu cảnh trong QT:hh

...Toward the sea there are salt marshes and very few roads ... [1]

...Ngoài sân, có hai bóng người... [11]

Ví dụ trên cho thấy đứng đầu câu tiếng Anh và tiếng Việt đồng thời chiếm giữ vai trò làm Đề đánh dấu là các tham tố chu cảnh (Toward the sea và Ngoài sân) đã hoán đổi vị trí cho các tham tố Hiện Hữu thể (salt marshes and very few roads và hai bóng người) của phần Thuyết. Quá trình đảo các tham tố này được thực hiện thông qua các QT:hh và làm cho câu mang tính “hậu đảo”.

4.2.3.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình hiện hữu trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau

Kiểu phủ định sự nhấn mạnh chủ đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình tồn tại trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau cũng giống với kiểu khẳng định sự nhấn mạnh ở chủ đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình tồn tại trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau. Đó là sự đảo vị trí giữa hai tham tố Hiện Hữu thể và Chu cảnh trong QT:hh với phần Đề đánh dấu thuộc sở hữu của Chu cảnh. Hiển nhiên, thành phần không thể thiếu trong mô hình này là sự xuất hiện của các yếu tố phủ định trong tiếng Anh và tiếng Việt.



Ví dụ: {4: 11}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Đảo Chu cảnh trong QT:hh

...in this hour of greatest need, there was no one ... [6]

... Trong tôi không hề có hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống ... [23]

Ví dụ trên cho thấy chiếm giữ vị trí xuất phát và làm Đề đánh dấu trong câu tồn tại phủ định có thành phần đảo về phía sau là các chu cảnh (in this hour of greatest need và Trong tôi). Các thành phần còn lại bao gồm yếu tố phủ định, Hiện Hữu thể và QT:hh đều xuất hiện trong phần sau và giữ vai trò làm Thuyết trong cấu trúc.

4.2.4. Kiểu 4: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong cấu trúc câu có thành phần đảo về phía trước

Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, để khẳng định sự nhấn mạnh nội dung thông tin liên quan đến một tham tố nào đó trong các quá trình, người ta có thể sử dụng các yếu tố chêm xen và đặt nó ở vị trí xuất phát của cấu trúc kết hợp với tham tố muốn được nhấn mạnh. Yếu tố chêm xen tương đương trong tiếng Anh (it) và tiếng Việt (Chính/ngay cả) khi được kết hợp với tham tố đảo tạo thành cụm chêm xen nhấn mạnh và làm cho câu mang tính chất “tiền đảo”.

Ví dụ: {4: 12}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Câu chứa tham tố đảo kết hợp với yếu tố chêm xen

... It would be interesting to know who was the father of Emmie Slattery’s baby... [6]

... Ngay từ hồi đó mình đã biết rõ... [17]

Ví dụ trên cho thấy, chiếm giữ vị trí đầu câu là các yếu tố chêm xen nhấn mạnh it (tiếng Anh) và Ngay (tiếng Việt). Các yếu tố nhấn mạnh này được kết hợp với tham tố đảo interesting (tiếng Anh) và từ hồi đó (tiếng Việt) xuất hiện trước trong cấu trúc nhằm mục đích nhấn mạnh chính các thông tin đó và tạo hiệu ứng đến người đọc/nghe.

4.2.5. Kiểu 5: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo có yếu tố chêm xen phụ trợ (cấu trúc câu)

Câu mang tính chất “tiền đảo” cũng được chúng tôi tìm thấy thông qua nguồn cứ liệu khi một trong hai tham tố bị đảo được nhận diện là một cấu trúc câu. Trong đó, tham tố kết hợp với các yếu tố chêm xen it (tiếng Anh) và ngay/đúng (tiếng Việt) thường được thông qua quá trình quan hệ biểu hiện bằng động từ “be” trong tiếng Anh và “là” trong tiếng Việt.


Ví dụ: {4: 13}.

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Câu chứa tham tố đảo kết hợp với yếu tố chêm xen (cấu trúc câu)

...It was a token that he was harking back through his own life to the lives of his forebears ... [4]

... Đó chính là cái mặt ngựa mà lúc nãy y vừa để ý tới... [11]


Ví dụ trên cho thấy, chiếm giữ vị trí đầu câu là các cụm yếu tố chêm xen nhấn mạnh kết hợp với quá trình quan hệ: it was (tiếng Anh) và Đó chính là (tiếng Việt). Các cụm yếu tố nhấn mạnh này được kết hợp với tham tố đảo a token (tiếng Anh) và cái mặt ngựa (tiếng Việt) xuất hiện trước trong cấu trúc nhằm tạo hiệu ứng nhấn mạnh đến người đọc/nghe. Tham tố còn lại bị đảo cũng được biểu hiện bằng một cú với sự có mặt đầy đủ của các tham tố bắt buộc của một cấu trúc chuyển tác tương đương với các thành phần câu bắt buộc là cụm chủ – vị như: he was harking back through his own life to the lives of his forebears (tiếng Anh) và y vừa để ý tới (tiếng Việt).

4. 3. Biểu hiện những điểm dị biệt

4.3.1. Kiểu 1: Nhấn mạnh nhằm đối lập tham tố đảo làm Đề đánh dấu trong câu có thành phần đảo không có yếu tố phụ trợ

Đối với kiểu này, chúng tôi tìm thấy khá nhiều nét khác biệt trong cả hai ngôn ngữ khi người nói/ viết muốn bày tỏ thái độ nhấn mạnh đối lập tham tố đảo ở các thức khác nhau. Cụ thể:



4.3.1.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình

a. Trong quá trình vật chất

Từ quá trình mô tả đặc điểm câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt ở chương 2 và chương 3, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt lớn đối với kiểu khẳng định về sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình vật chất. Trong tiếng Việt, khi muốn nhấn mạnh tham tố quá trình vật chất chúng ta có thể đưa chính quá trình đó lên vị trí đầu câu và làm cho nó trở thành Đề ngữ có đánh dấu. Trường hợp này không xảy ra đối với tiếng Anh.

Ví dụ: {4: 13}: ...Tràn vào lòng chị một cảm giác thảnh thơi, thư thái... [11]

Ví dụ trên cho thấy thành phần bị đảo ra đầu câu và giữ vai trò làm Đề đánh dấu là cụm vị thể chứa quá trình vật chất hành động: Tràn vào lòng chị. Phần Thuyết được xác định là tham tố Hành thể: một cảm giác thảnh thơi, thư thái.

Cũng xét trong kiểu khẳng định về sự nhấn mạnh phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình vật chất, chúng tôi thấy: Trong tiếng Anh để khẳng định sự nhấn mạnh người ta còn dùng ngay chính thành phần diễn đạt sự nhấn mạnh đó làm đề đánh dấu và đặt nó lên vị trí đầu câu nhằm tạo hiệu ứng nhất định đối với người nghe/ đọc. Đề đánh dấu chính là đề cấu trúc được thể hiện bằng trạng từ khẳng định so (cũng có/cũng vậy) báo hiệu cấu trúc đảo trợ động từ. Đề cấu trúc đứng trước Đề hữu hạn do, does và did. Các trợ vị từ này thay thế cho cả một ngữ đoạn vị từ đã bị tỉnh lược khi ngôn cảnh cho phép. Chủ ngữ của câu có thể là một danh ngữ, một danh từ riêng hay một đại từ nhân xưng được phép làm chủ ngữ xuất hiện ở vị trí cuối câu (Swan, 1980).

Ví dụ: {4: 14}:... “I’m afraid we have to start to go.”

“All right, darling.”

“I hate to leave our fine house.”

So do I.” ... [1]

Đứng sau đề cấu trúc (so) nhằm thể hiện hình thức đảo ngữ là đề tình thái (do). Vị trí tận cùng của câu là thành phần chủ ngữ: I. Hơn nữa, đề cấu trúc (so) trong ví dụ trên được xem là sự thay thế cho I hate to leave our fine house.”.



b. Trong các quá trình tinh thần

Trong tiếng Việt, khi muốn nhấn mạnh tham tố là quá trình tinh thần chúng ta có thể đưa chính quá trình đó lên vị trí đầu câu và làm cho nó trở thành Đề ngữ có đánh dấu. Trường hợp này không xảy ra đối với tiếng Anh.

Ví dụ: {4: 15}: ... Bật lên trong chị tất cả sức nén chịu, lòng căm giận, và niềm hy vọng... [11]

Đứng đầu câu và giữ vai trò làm Đề là cụm vị thể: Bật lên trong chị. Phần Thuyết đứng sau Đề là tham tố Cảm thể: tất cả sức nén chịu, lòng căm giận, và niềm hy vọng.



c. Trong quá trình phát ngôn

Đối với kiểukhẳng định sự nhấn mạnh phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các phát ngôn, chúng tôi nhận thấy trong tiếng Anh hai tham tố phát ngôn thể (PNT) và quá trình phát ngôn (QT:pn) có thể hoán đổi vị trí cho nhau và xuất hiện sau tham tố Ngôn thể. Trong khi đó, sự hoán đổi này không tồn tại trong tiếng Việt.

Ví dụ: {4: 16}: ... “I’m sorry, Tenente,” said Manera... [1]

Đứng sau Đề đánh dấu chứa tham tố Ngôn thể: “I’m sorry, Tenente,” là hai tham tố gồm QT:pn (said) và PNT (Manera) của phần Thuyết. Tuy vậy, vị trí của QT:pn và PNT trong phần Thuyết được hoán đổi vị trí cho nhau.



d. Trong quá trình quan hệ

Trong câu đảo ngữ tiếng Việt, các từ thì, mà và là được xem là những phương tiện phân chia phần Đề và phần Thuyết, đồng thời đánh dấu cấu trúc đảo của câu. Trong khi đó, tiếng Anh có động từ be. Tuy nhiên, vì tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình cho nên động từ “be” phải có sự biến đổi cho phù hợp với ngôi và thì.



Một điểm khác biệt đáng lưu ý đối với sự khẳng định nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình quan hệ là từ nhấn mạnh “so” còn được làm Đề đánh dấu trong văn bản mà không đi kèm thuộc tính của Đương thể.

Ví dụ {4:17}.... “I’m always hungry.”

So am I ... [1]

Xét câu : “So am I”, Đề đánh dấu chính là từ nhấn mạnh “so” nhằm khẳng định sự nhấn mạnh và thay thế thông tin đã nêu trước đó “I’m always hungry” thông qua QT:qh (am) và Đương thể (I).



4.3.1.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình

Trong tiếng Anh, các từ, ngữ đoạn trạng từ mang nghĩa phủ định như: never, nor, not, never, scarcely, only, rarely, hardly, seldom, little và no... có vai trò quyết định trong việc đánh dấu cấu trúc đảo trong câu trần thuật tiếng Anh. Bởi lẻ, tiếng Anh là một ngôn ngữ biến hình, động từ trong tiếng Anh phải được chia theo ngôi và số. Vì vậy các tác tử tình thái như: do, does, did, have, has, had, can, could, will, should... đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc đảo ngữ tiếng Anh. Các tác tử tình thái đánh dấu cấu trúc đảo bán phần trong tiếng Anh và hiện tượng này không được tìm thấy trong tiếng Việt. Nói cách khác, đảo ngữ tiếng Anh bắt buộc phải có sự thể hiện của thành phần Hữu định đứng trước Chủ ngữ trong câu. Thành phần Hữu định có chức năng làm cho nhận định trở nên hữu định. Nó đưa nhận định trở lại thực tế, chịu sự chi phối của con người và khiến con người phải có sự trao đổi với nhau. Tính Hữu định trong tiếng Anh được diễn đạt thông qua các tác tử động từ có thể là thời gian, có thể là tình thái. Các tác tử thời gian được phân chia thành ba giai đoạn: quá khứ, hiện tại và tương lai. Các tác tử tình thái được phân chia thành ba cấp độ: thấp, trung bình và cao. Trật tự Hữu định đứng trước Chủ ngữ thể hiện đặc điểm của các hình thức đảo ngữ trong tiếng Anh. Qua khảo sát chúng tôi đã tìm thấy đảo ngữ tiếng Anh không có sự tương đồng với tiếng Việt xét trên các bình diện của mô hình phủ định sự nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình xét trên bình diện trật tự Hữu định + Chủ ngữ.

Ví dụ: {4: 18}: ... Never have I seen a greater, or more beautiful, or a calmer or more noble thing than you, brother.... [2]

Ví dụ trên cho thấy: Nhờ sự xuất hiện của thành phần Thức (have + I) cùng với một yếu tố phủ định (never), chúng tôi xác định đây chính là sự thể hiện của mô hình phủ định về sự nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình tinh thần (seen). Có thể nói, những đặc điểm và hình thức biểu hiện về thành phần Thức như vừa được diễn giải ở trên không được tìm thấy trong tiếng Việt.

Đối với kiểu phủ định về sự nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình, chúng tôi cũng nhận thấy: Trong tiếng Anh để phủ định sự nhấn mạnh người ta còn dùng ngay chính thành phần diễn đạt sự nhấn mạnh đó làm đề đánh dấu và đặt nó lên vị trí đầu câu nhằm cung cấp thông tin mới nhất đến người nghe/ đọc. Đề đánh dấu chính là đề cấu trúc được thể hiện bằng trạng từ phủ định neither (cũng không/cũng không vậy) báo hiệu cấu trúc đảo trợ động từ. Đề cấu trúc đứng trước Đề hữu hạn do, does, did, was, were, have, has, can, could.... Các trợ vị từ này thay thế cho cả một ngữ đoạn vị từ đã bị tỉnh lược khi ngôn cảnh cho phép.

Ví dụ {4: 19}:... “Oh, no, sir,” she laughed. “I don’t smoke, sir.”

Neither do I,” said Harris... [3]

Ví dụ trên cho thấy chính trạng từ phủ định neither được dùng để nhấn mạnh và thay thể cho ngữ đoạn được nêu trước đó “I don’t smoke, sir.” của quá trình giao tiếp.



4.3.1.3. Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình

Để thể hiện thái độ nghi ngờ về một việc gì đó, cả người Anh và người Việt thường dùng hình thức nghi vấn để biểu hiện ý định đó của mình. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất về hình thức thể hiện thái độ của người Anh đối với người Việt là: Bất cứ hình thức thể hiện thái độ nghi vấn nào của người Anh đều có sự xuất hiện của tác tử động từ: do, does, did, was, were, have, has, can, could.... Chính sự có mặt của các tác từ hữu định này mà thái độ (Thức) trong tiếng Anh được hình thành. Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đối với kiểu nghi vấn về sự nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình là ở góc độ câu với chức năng tình thái. Đối với tiếng Anh, câu có hai phần rõ rệt là phần Thức và phần Dư. Trong đó, phần Thức được cụ thể hóa bằng thì (thời) của động từ hoặc tác tử động từ và chủ ngữ. Phần còn lại là phần Dư và thường xuất hiện ở vị trí đầu câu. Trong khi đó, đối với tiếng Việt, việc xác định phần Thức và phần Dư chỉ mang tính tương đối bởi lí do tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình và biến cách. Động từ trong tiếng Việt không bị chia theo ngôi và số. Các yếu tố chủ ngữ và động từ không có sự ràng buộc và qui định lẫn nhau như trong tiếng Anh.

Trên phương diện câu với chức năng nghĩa tình thái, các loại câu nghi vấn tiếng Anh và tiếng Việt đều có sự đa dạng về kiểu loại và có chức năng hỏi, tức là người nói muốn người nghe cung cấp cho mình điều mà mình chưa biết hoặc còn hoài nghi.

Xét trên cả ba bình diện, câu nghi vấn tiếng Anh và tiếng Việt đều được hình thành với sự tham gia đầy đủ của các thành phần câu. Trên bình diện cấu trúc chuyển tác, câu nghi vấn tiếng Anh và tiếng Việt đều có sự tham gia của thành phần tham thể và quá trình. Trên bình diện tình thái, cả hai ngôn ngữ đều có sự xuất hiện cảu cấu trúc thức. Trên bình diện câu với cấu trúc đề – thuyết, cả hai ngôn ngữ đều có phần đề và phần thuyết tham gia.



Ví dụ {4: 20}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

cấu trúc nghi vấn

...How could he deliberately break her heart?...[6]

... - Tại làm sao bà nỡ đối xử với chúng tôi như thế?... [14]

Có thể thấy rằng kiểu nghi vấn về sự nhấn mạnh phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình trong ví dụ tiếng Anh trên có xuất hiện tác tử tình thái (could). Trong khi đó, tiếng Việt không tồn tại tác tử tình thái đối với mô hình này mặc dù về hình thức cả hai ngôn ngữ có khá nhiều nét tương đồng khi người nói muốn thể hiện thái độ nghi ngờ đối với sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.

Như vậy, trong tiếng Anh, hình thức biểu hiện nghĩa liên nhân của câu thông qua sự hiện diện của thành phần Thức với hai tiểu thành phần là Chủ ngữ và tác tử Hữu định. Trật tự của Chủ ngữ và Hữu định hiện thực hóa các cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh về phương diện nghĩa liên nhân. Xét trên phương diện nghĩa liên nhân, đảo ngữ tiếng Anh bắt buộc phải có sự thể hiện của thành phần Hữu định đứng trước Chủ ngữ trong câu.

Chúng tôi cũng đã tìm thấy điểm khác biệt lớn giữa hai ngôn ngữ đối với mô hình nghi vấn về sự nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình vật chất là: Trong tiếng Việt, khi muốn bày tỏ sự nghi vấn một thông tin nào đó, người ta đề cập đến tham tố chứa thông tin đó trước trong hội thoại và làm cho nó trở thành đề ngữ có đánh dấu.

Ví dụ {3: 21}... - Đôi giày của cụ, cậu có cất không?... [14]

Mặc dù đây là một câu đảo thể hiện thái độ nghi vấn nhưng vì muốn nhấn mạnh đến đối tượng Đích thể mà tham tố này được đưa lên vị trí đầu câu và vì vậy nó cũng trở thành thông tin được nhấn mạnh đóng chức năng làm Đề đánh dấu.

4.3.1.4. Cảm thán sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong các quá trình

Nguồn cứ liệu thu thập được cho chúng tôi thấy có sự khác biệt khá lớn đối với kiểu cảm thán về sự nhấn mạnh phần đề đánh dấu trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đó là kiểu cảm thán trong tiếng Anh bắt buộc phải có sự hiện diện của một trong hai thành phần chu tố what hoặc how ở vị trí của Đề còn kiểu cảm thán điển hình trong tiếng Việt là sự hoán đổi vị trí của vị thể và tham tố.



Ví dụ {4: 21}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

cấu trúc cảm thán

... What a relief!... [6]

...Vinh dự thay, anh kép Tư Bền!... [14]

Trong ví dụ trên, câu cảm thán tiếng Anh được hình thành với sự xuất hiện của chu tố (what) và chu tố này chiếm vị trí của Đề, tiếp theo sau là tham tố (a relief) đóng vai trò làm Thuyết. Trong khi đó, cảm thán tiếng Việt được hình thành với sự hoán đổi vị trí của tham tố (anh kép Tư Bền) và vị thể (Vinh dự thay).

4.3.2. Kiểu 2: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ

Qua việc phân tích và chứng minh bằng nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy đây là kiểu có sự khác biệt lớn về các yếu tố cấu tạo nên phần Thuyết trong cả hai ngôn ngữ.

4.3.2.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ

Qua phân tích nguồn cứ liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy trong cả tiếng Anh và tiếng Việt có một số khác biệt về phần Thuyết trong kiểu khẳng định sự nhấn mạnh bằng chủ đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố Bị thể, Lợi thể, Tiếp thể, Hiện tượng, Phát ngôn, và Tiếp ngôn thể đảo (trong câu bị động có yếu tố phụ trợ). Đối với tiếng Anh, tham tố Hành thể/ Ứng thể/ Cảm thể/ Phát ngôn thể nếu được hiện diện trong câu thì nó phải đứng sau giới từ by và sau các động từ biểu hiện qua các quá trình tương ứng với các tham tố Bị thể, Lợi thể, Tiếp thể, Hiện tượng, Phát ngôn, và Tiếp ngôn thể đảo. Tuy nhiên, đối với tiếng Việt các tham tố Hành thể/ Ứng thể/ Cảm thể/ Phát ngôn thể nếu được hiện diện trong câu thì nó phải xuất hiện ngay sau các động từ bị động (bị/được).



Ví dụ {4: 22}

Tiếng Anh

Tiếng Việt

cấu trúc bị động

... a few more houses had been hit by shell fire... [1]

... Cả làng ấy đã bị máy bay Mỹ hủy diệt hoàn toàn... [22]

Trong ví dụ trên, các tham tố Hành thể (shell fire và máy bay Mỹ) cùng xuất hiện trong phần Thuyết nhưng vị trí của nó có sự khác nhau trong hai ngôn ngữ. Hành thể (shell fire) trong tiếng Anh xuất hiện sau giới từ by và sau cụm động từ bị động và động từ chính (had been hit), còn Hành thể (máy bay Mỹ) trong tiếng Việt xuất hiện sau động từ bị động (bị) nhưng lại trước động từ chính (hủy diệt hoàn toàn) thể hiện các quá trình vật chất hành động.


tải về 2.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương