BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng đẠi học khoa học phạm thị hà



tải về 2.93 Mb.
trang13/24
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.93 Mb.
#39500
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24
được người ta khênh nằm trong áo quan bày ở giữa nhà, trên thắp hương nghi ngút... [14]

Cấu trúc đảo ngữ đối với quá trình vật chất mang tính chuyển giao hay thuyên chuyển như: khênh nằm trong ví dụ: Bà được người ta khênh nằm trong áo quan bày ở giữa nhà, trên thắp hương nghi ngút. Trong đó Tiếp thể (Bà) được Hành thể (người ta) thực hiện quá trình chuyển giao “khênh vào nằm” lại xuất hiện ở vị trí đầu câu và trở thành Đề ngữ có đánh dấu cung cấp thông tin cho chính tham tố này. Yếu tố Hành thể (người ta) – chủ thể của hành động (khênh nằm) xuất hiện sau Đề trở thành một phần của Thuyết.



d. QT:vc tác động.

Đảo ngữ theo kiểu bị động còn xảy ra đối với Qt: vc tác động.

Ví dụ {3: 35}... Mỵ sợ quá, Mỵ cựa quậy. Xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây chói xiết lại, đâu đứt từng mảnh thịt... [13]

Xét câu: Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây chói xiết lại, đau đứt từng mảnh thịt. Quá trình “xiết lại” và “đau đứt” là do Hành thể “dây chói” gây ra đối với Đích thể “Cổ tay, đầu, bắp chân”. Tuy nhiên, Đích thể lại xuất hiện ở đầu câu với tư cách là thông tin được nhấn mạnh của văn bản chiếm vị trí tương ứng với Đề ngữ trong cấu trúc. Nói cách khác, Đích thể và Hành thể có sự hoán đổi vị trí cho nhau cùng với sự xuất hiện của động từ bị động “bị”. Vì vậy mà câu mang ý nghĩa đảo ngữ bị động.

Tuy nhiên, kiểu đảo ngữ bị động đối với quá trình vật chất tác động không phải khi nào cũng có sự xuất hiện của Hành thể mà có khi chỉ cần sự xuất hiện của ba thành phần Đích thể, tiểu từ bị động “bị” hoặc “được” và quá trình vật chất tác động như trong ví dụ sau:

Ví dụ {3: 36}... Cuộc hoan lạc ào ạt song ít vui, đúng hơn là tuyệt nhiên chẳng vui một chút nào. Bàn ghế bị xô đổ, đập nát, chẻ băm ra, ngổn ngang, lổng chổng. Giấy má tiền bạc tung tóe bay. Ly cốc bình tách bằng sứ bằng thủy tinh bị đập vụn...[17]

Xét các câu: Bàn ghế bị xô đổ, đập nát, chẻ băm ra, ngổn ngang, lổng chổng. Giấy má tiền bạc tung tóe bay. Ly cốc bình tách bằng sứ bằng thủy tinh bị đập vụn trong ví dụ trên. Quá trình vật chất tác động (xô đổ, đập nát, chẻ băm ra; đập vụn; tung tóe bay) mô tả đặc điểm của Đích thể (Bàn ghế, Giấy má tiền bạc và Ly cốc bình tách bằng sứ bằng thủy tinh) chứ không phải là quá trình do chính các tham tố Đích thể này gây ra. Tuy vậy, các Đích thể này lại xuất hiện đầu câu chiếm giữ vị trí của Hành thể và đóng chức năng làm Đề đánh dấu.

Trong kiểu đảo ngữ bị động của quá trình vật chất hành động, Đích thể xuất hiện ở đầu câu và làm Đề ngữ cung cấp thông tin về Khiến thể nên yếu tố Dung môi trở thành một phần trong các thành phần còn lại làm Thuyết ngữ. Chúng đóng chức năng thứ yếu trong câu cho nên sự xuất hiện của chúng đôi khi không cần thiết và đôi khi có thể bị che dấu.

Ví dụ {3: 37}:.. Ông chủ vào nhà. Cánh cửa bị đóng lại. Ngọn đèn dầu được vặn to lên... [21]

Trong ví dụ này, Khiến thể (Cánh cửa, Ngọn đèn dầu ) là thông tin được nhấn mạnh và xuất hiện đầu câu làm Đề ngữ có thể do quá trình “đóng” và “vặn” tác động gây ra nhưng cũng có thể do yếu tố Dung môi (bị che dấu) tác động gây nên. Như vậy, Dung môi là một thực thể qua môi trường của nó quá trình xuất hiện [23] nhưng trong ví dụ trên nó không được hiển lộ và câu mang tính chất trung tính. Thành phần Khiến thể và Dung môi đều được thể hiện thông qua một quá trình “đóng” và “vặn”.



e. QT:vc khiến tác

Đối với sơ đồ khiến tác của câu bình thường, yếu tố Dung môi (Hành thể) thường xuất hiện sau Quá trình. Tuy nhiên, QT:vc khiến tác là một quá trình trung tính. Trong đó, quá trình được thể hiện như thể vừa không vừa có tác nhân bên ngoài và vừa không vừa có tác nhân bên trong [24]. Khiến thể và Dung môi đều được hiện thức hóa qua hình thức. Cấu trúc kinh nghiệm của nó trung hòa hóa hai đặc điểm “tự/nội khiển” và “ngoại khiển”. Như vậy, quá trình vật chất có thể vừa do Khiến thể và vừa do Dung môi tạo ra.

Ví dụ {3: 38}: ... Hai người đó, một người là chủ nhà này, còn một người là khách. Đèn xe tắt. Cửa xe đóng. Chủ khách bước vào nhà...[14]

Trong cú chuyển tác, hành động thường hướng tới đối tượng Đích thể. Đích thể được giải thích như là một tham thể bị tác động bởi quá trình. Xét câu: Đèn xe tắt. Cửa xe đóng trong ví dụ trên, Đèn xe và Cửa xe đã chịu tác động của quá trình tắt và đóng. Tuy nhiên, vị trí của nó lại xuất hiện ở đầu câu – là vị trí mà Hành thể thường chiếm đóng. Hành thể lại không được đề cập đến trong trường hợp này nhưng từ diễn ngôn, chúng ta thấy có thể hai người (một người là chủ nhà này, còn một người là khách) đã tác động vào Đèn và Cửa xe.



3.2.1.2. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố Hiện tượng trong quá trình hành vi

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định




TN

(cụm) danh/ đại từ



(bị/được) + (CN) + VN

động từ bị động + (cụm) danh/ đại từ + (cụm) động từ



CTCT

HTg

(bị/được) + (ƯT) + QT:hv

Quá trình hành vi hay còn được gọi là “quá trình ứng xử” và được định nghĩa như là một quá trình thuộc “hành vi tâm sinh lí” do Ứng thể thực hiện và có thể bao gồm hoặc không bao gồm một Hiện tượng. Tuy nhiên, với tư cách là một quá trình nằm trên đường ranh giới giữa các quá trình vật chất, tinh thần và phát ngôn, quá trình hành vi thể hiện các đặc điểm chung với cả ba kiểu quá trình này. Trong nhiều quá trình hành vi Hiện tượng có thể trùng khớp với Chủ ngữ và vì thế cấu trúc điển hình của nó có sự thay đổi theo kiểu bị động với sự xuất hiện của tiểu từ “bị” hoặc “được”.

Ví dụ {3: 39}... Chùa Đồi Mai ở xa làng mạc biệt lập trên một khu đồi nên cũng ít bị phiền nhiễu bởi đám tạp khách. Thỉnh thoảng trong bọn khách đến chơi, ông cụ Sáu được sư cụ biệt đãi nhất....[26]

Xét cú: Thỉnh thoảng trong bọn khách đến chơi, ông cụ Sáu được sư cụ biệt đãi nhất. Ứng thể (sư cụ) thực hiện các hành vi (biệt đãi) đối với Hiện tượng (Ông cụ Sáu). Như vậy, Hiện tượng (Ông cụ Sáu) là đối tượng do Ứng thể (sư cụ) tác động nhưng lại đứng đầu câu, chiếm vị trí của Chủ ngữ trong mệnh đề và trở thành thông tin đến trước những thông tin khác trong cấu trúc. Nhờ sự xuất hiện của tiểu từ “được”, ranh giới giữa Đề và Thuyết được xác định.

3.2.1.3. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố Hiện tượng trong quá trình tinh thần

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

TN

(cụm)danh/đại từ



(bị/được) + (CN) + VN

tiểu từ bị động + (cụm)danh/đại từ + (cụm)động từ



CTCT

HTg

(bị/được) + (CT) + QT:tt

a. QT:tt Cảm quan/ Nhận thức

Quá trình tinh thần tri giác trong tiếng Việt có thể được định nghĩa như là những quá trình chỉ cảm giác/tri nhận của con người như nhìn thấy/trông thấy, nghe thấy, ngửi thấy, đánh hơi thấy, sờ thấy, nếm thấy, nghĩ, hiểu, biết, tin/tin tưởng, nhớ, quên, mơ.... Chủ thể thực hiện những quá trình này là Cảm thể. Cảm thể cảm quan (thông qua quá trình tinh thần) các Hiện tượng trong thế giới khách quan.

Ví dụ {3: 40}...Cháu mà biết cách nói cho êm thì em nó nghe ra thôi. Bà giáo Miên dặn thêm khi tiễn tôi ra đến chân cầu thang. Bỗng nhiên tôi được bà tin cậy gửi gắm...[22]

Xét cú: tôi được bà tin cậy gửi gắm. Ta thấy, vị trí vai nghĩa Hiện tượng (tôi) trong cấu trúc đảo thay thế vị trí vai Cảm thể (bà) trong cấu trúc bình thường. Cùng với sự xuất hiện của tiểu từ “được” quá trình tri giác “tin cậy” đã xảy ra. Quá trình tinh thần thường xảy ra đối với người vì vậy mà tri giác thường gắn liền với ý nghĩa liên nhân và câu thường xuất hiện các từ tình thái như (Bỗng nhiên). Như vậy, Hiện tượng (Tôi) đáng lẽ xuất hiện sau quá trình tinh thần (tin cậy) do Cảm thể (bà) thực hiện nhưng với sự hiện diện của tiểu từ “được” nó đã được đưa lên vị trí đầu câu nhằm tạo hiệu ứng nhấn mạnh đến người đọc và trở thành phần Đề đánh dấu trong cấu trúc. Phần còn lại được xác định ranh giới từ “được” trở thành phần Thuyết vì xuất hiện sau phần Đề.



b. QT:tt Tình cảm

Đảo ngữ bị động cũng xảy ra đối với những động từ tinh thần chỉ tình cảm.

Ví dụ {3: 41}... Con Đỏ con, cả ngày, chỉ có việc bế anh, rồi làm phụ dưới bếp. Rồi đến khi anh ngủ, có chuông bà gọi, thì lên quạt hầu bà. Bà có khiến nó làm việc gì nặng nhọc quá sức nó nữa đâu? Con Đỏ con mới được bà nuôi ngót một tháng, nên nó vẫn còn gầy còm lắm...[14]

Trong ví dụ trên Cảm thể (Bà) đã thực hiện quá trình “nuôi” – hành động mang tính tình cảm tác động lên Hiện tượng “Con Đỏ con”, nhưng vị trí xuất hiện của CT và HTg lại được hoán đổi cho nhau cùng với tiểu từ bị động “được”. Do sự hoán đổi vị trí này mà Hiện tượng “Con Đỏ con” trở thành thông tin được nhấn mạnh đứng đầu câu làm thành Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc. Phần còn lại bao gồm cả Cảm thể (bà) được xác định bắt đầu từ tiểu từ bị động “mới được” trở thành phần Thuyết kiến giải cho Đề..



Tuy vậy, không phải trong mọi trường hợp quá trình tinh thần xảy ra với Cảm thể và Hiện tượng đều gắn liền với người mà có những lúc Cảm thể và Hiện tượng là những danh từ trừu tượng như “thời gian”; “Mọi sai lầm” và “mọi nỗi đau” trong ví dụ sau:

Ví dụ {3: 42}... Tình yêu trở thành không đáng kể. Thất tình thành chuyện không đáng kể. Bị lường gạt cũng thành chuyện vô nghĩa. Mọi nỗi đau đều được thời gian xoa dịu. Mọi sai lầm đều có thể sửa chữa được. Chỉ trừ cái chết... [22].



3.2.1.4. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố Ngôn thể trong Quá trình phát ngôn

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

TN

(cụm)danh/đại từ



(bị/được) + (CN) + VN

tiểu từ bị động + (cụm)danh/đại từ + (cụm)động từ



CTCT

TNT

(bị/được) + (PNT) + QT:pn

Trong lí thuyết chức năng hệ thống, quá trình phát ngôn có thể được định nghĩa khái quát như là quá trình giải thích “hành động hữu ngôn” hay hành động phát ngôn. Một hành động hữu ngôn thường bao gồm một người nào đó hay một “nguồn tượng trưng” nào đó được gọi là Phát ngôn thể (PNT) – người nói ra một điều gì đó, cái được nói ra – Ngôn thể (NT), tác động của lời nói – QT:pn để phát ngôn đó được hướng tới – Tiếp ngôn thể (TNT).

Như là một phạm trù ngữ pháp trong quá trình phát ngôn, TNT hoặc NT có thể có một số đặc điểm khu biệt. TNT có tiềm năng trùng khớp với Chủ ngữ trong các cú bị động.

Ví dụ {3: 43}... Tất cả các seo phảibinh thầu, sau cuộc nổi loạn ở Phéc Bủng, đều đã đến chào Lử. Lính dõng, cai, đội cũ đều bị Lử gọi vào lính... [11]

Trong ví dụ này, TNT chính là Lính dõng, cai, đội cũ, do PNT (Lử) thực hiện quá trình phát ngôn (gọi). Như vậy, PNT trong cấu trúc bình thường đã hoán đổi vị trí cho TNT trong cấu trúc bị động đồng thời với việc xuất hiện của tiểu từ “được”. Theo đó, TNT (Lính dõng, cai, đội cũ) đã đứng đầu câu và trở thành phần Đề được nhấn mạnh có đánh dấu trong ngôn bản. Phần còn lại bao gồm cả PNT (Lử) xuất hiện ở vị trí đứng sau cho nên chúng được xem là Thuyết nhằm kiến giải cho Đề.

3.2.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ

3.2.2.1. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố Bị thể/Đích thể/ Khiến thể trong quá trình vật chất

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

TN

(cụm)danh/đại từ



yếu tố phủ định + bị/được + (CN) + VN

yếu tố phủ định + tiểu từ bị động + (cụm)danh/đại từ + (cụm)động từ



CTCT

ĐT/KhiT

yếu tố phủ định + bị/được + (HT) + QT:vc

Đối với kiểu chuyển tác bị động phủ định, danh từ biểu thị đối tượng (Khiến thể) vẫn đóng chức năng Đề đánh dấu nhằm mục đích nhấn mạnh. Vì vậy, câu mang ý nghĩa bị động. Tuy nhiên, câu sẽ có sự xuất hiện của động từ bị động và từ phủ định là: không bị hoặc không được.

Ví dụ {3: 44}... Khẩu đại liên không được tiếp đạn, nhả loạt đạn cuối cùng rồi im miệng... [17]

Trong ví dụ trên, tác giả muốn nhấn mạnh yếu tố Đích thể (Khẩu đại liên) với thái độ phủ định nên đã đặt nó ở vị trí xuất phát của phát ngôn và làm cho nó trở thành Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc. Với sự xuất hiện của cụm tiểu từ phủ định (không được) và quá trình hành động (tiếp đạn) tiếp theo vị trí của Đích thể đã thuyết giải ý nghĩa nhấn mạnh cho Đích thể (Khẩu đại liên), đồng thời làm cho nó trở thành Thuyết trong câu.

3.2.2.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố Hiện tượng trong quá trình tinh thần

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

TN

(cụm)danh/đại từ



(CN) + (yếu tố phủ định + tiểu từ bị động) + VN

(cụm)danh/đại từ + yếu tố phủ định + tiểu từ bị động + (cụm) động từ



CTCT

HTg

(CT) + (yếu tố phủ định + tiểu từ bị động) + QT:tt

Thái độ phủ định trong sơ đồ bị động còn được chúng tôi tìm thấy đối với sự nhấn mạnh thông tin liên quan đến tham tố Hiện tượng trong quá trình tinh thần.

Ví dụ {3: 45}... Sau Lử là A Sinh và hai anh dân quân cắp súng, đeo tù và. Tay không bị trói, mặt Lử không lộ một nét sợ sệt, trái lại còn câng câng ... [11]

Trong ví dụ trên, tác giả đã nhấn mạnh tham tố Hiện tượng (mặt Lử) với thái độ phủ định nên đã đặt nó ở vị trí xuất phát của phát ngôn và làm cho nó trở thành Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc. Với sự xuất hiện của từ phủ định (không) và quá trình tinh thần (lộ) theo sau vị trí của hiện tượng đã thuyết giải ý nghĩa nhấn mạnh hiện tượng (mặt Lử), đồng thời làm cho nó trở thành Thuyết trong câu.

3.3. Kiểu 3: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình hiện hữu trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau



Sơ đồ tổng quát:

Số lượng: 193/500 (Tỷ lệ: 38.6 %)

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định/ Phủ định

(cụm) TrN

VN + CN

(cụm) động từ + (cụm) danh từ

CTCT

CC QT:hh + HHT


Trong sơ đồ này, Đề đánh dấu được xác định là các tham tố đảo hoặc là Chu cảnh hoặc là các vị từ tồn tại xảy ra trong các quá trình chuyển tác (quá trình hiện hữu) tương ứng với các thành phần câu (Trạng ngữ hoặc vị từ tồn tại) trong cấu trúc cú pháp được cụ thể hóa từ Cấu trúc Thức. Đối với sơ đồ này, chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn ngữ liệu trên hai Thức (Thức khẳng định, Phủ định). Kết quả khảo sát cho thấy đây là sơ đồ chiếm tỷ lệ 38.6 % câu đảo ngữ trong tổng số nguồn ngữ liệu được khảo sát. Phần Thuyết bao gồm quá trình hiện hữu, các tham tố (Hiện Hữu thể) nếu Chu cảnh xuất hiện trong phần Đề. Khi quá trình hiện hữu đóng chức năng làm Đề đánh dấu thì phần Thuyết bao gồm các tham tố (Hiện hữu thể) và có thể có Chu cảnh (bắt buộc).

3.3.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo thuộc quá trình hiện hữu trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau

Một loại cấu trúc có nghĩa biểu hiện thông qua quá trình hiện hữu có cấu trúc khá đơn giản trong tiếng Việt là câu không có Khung đề không gian hay Khung đề thời gian. Diệp Quang Ban gọi loại này là câu tồn tại khái quát, nghĩa là “câu mang ý nghĩa tồn tại là có thực nói chung mà không chỉ ra nơi mà vật tồn tại”. Nói cách khác, trong trường hợp này, người nói chỉ muốn xác nhận và thông báo về trạng thái có thực của sự vật. Sự vắng mặt của Khung đề không gian hay Khung đề thời gian không phải được quy định bởi bản chất ý nghĩa của câu mà do tác động của ngữ cảnh, hoàn cảnh giao tiếp. Ở kiểu câu này có sự tiềm ẩn của không gian và thời gian. Mặc dù không có từ biểu thị không gian và thời gian, nhưng người nói và người nghe vẫn ngầm hiểu phạm vị không gian và thời gian tồn tại của sự vật, hiện tượng biểu thị trong câu. [Bùi Tất Tươm (chủ biên), 1997:269] gọi đây là “câu trần thuật khuyết Đề” hay “câu một phần” [Cao Xuân Hạo, 1991: 148-153]. Loại câu này được xếp vào loại câu tỉnh lược (rút gọn).

Ngoài ra, trong câu đảo ngữ tiếng Việt mang ý nghĩa tồn tại, từ tượng thanh, tượng hình có thể tự mình làm vị từ trung tâm của câu. Khi làm vị từ trung tâm trong câu tồn tại, các từ tượng thanh, tượng hình không đi kèm với các yếu tố hạn định chỉ phương thức. Nói cách khác, tính tượng thanh / tượng hình của trạng ngữ làm Chu cảnh bắt buộc chỉ Cách thức cho phép chúng thay thế vị từ trung tâm đã hoàn toàn bị lược bỏ khỏi ngữ đoạn vị từ của câu đảo. Ngoài ra, ngữ nghĩa của tham tố làm Hữu thể cũng góp phần quan yếu vào khả năng thay thế vị từ trung tâm bằng trạng ngữ. Khi Hữu thể là danh ngữ “biểu thị âm thanh, màu sắc, hình dáng” của “những vật thể phân lập được cụ thể hóa trong không gian” [Lý Toàn Thắng, 1984:8] theo sau trạng ngữ được biểu hiện bằng “một từ tượng thanh, tượng hình”, chúng tạo thành tiểu cú làm Thuyết của một câu “một bậc Đề – Thuyết” [Cao Xuân Hạo, 1991: 153-157], còn gọi là “câu một bậc hai phần” [Bùi Tất Tươm (chủ biên), 1997:265], mà Đề của nó là một Khung đề không gian. Quá trình hiện hữu được biểu hiện bằng các vị từ tồn tại là:

- Các từ chuyên dụng biểu thị ý nghĩa tồn tại như: có, còn...

- Các từ chỉ tư thế sự vật như: đứng, nằm, ngồi...

- Các từ chỉ lượng như: nhiều, ít, đầy...

- Các từ tượng thanh hay tượng hình như: lấp ló, lù lù, bồm bộp ...

Các sơ đồ tương ứng:


CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

VN

(cụm) động từ



CN + (TrN)

(cụm) danh từ + (cụm) trạng ngữ



CTCT

QT:hh

HHT + (CC)

Ví dụ {3: 46}... Pùa rúc trong bãi cỏ gianh. Đang bò, chợt Pùa đứng dậy. một bóng người. Nó lại biến đâu rồi? Pùa ngỏng cổ... [2]

Ví dụ {3: 47}... Chúng và thằng Pùa hò nhau khiêng cái cần cối chè đi dựng cột điện thoại. Loáng thoáng bóng mấy người bộ đội. Người thổi sáo đã đi.... [2]

Từ nguồn ví dụ, chúng ta thấy rằng Vị từ tồn tại đã được mã hóa bằng từ tượng hình như: Loáng thoáng trong ví dụ {3:47}, và vị từ tồn tại như: có trong {3:46}. Các vị trí này được đặt ở vị trí đầu câu. Chiếm vị trí cuối câu là tham tố Hiện Hữu thể như: một bóng người và bóng mấy người bộ đội.

Như vậy, cấu trúc đảo ngữ với Hiện Hữu thể (HHT) là chủ ngữ nhưng không kiêm chủ đề, thường được thể hiện bằng một danh ngữ không xác định, theo sau vị từ tồn tại. Ở đây, Hiện Hữu thể và Quá trình tồn tại xuất hiện theo trật tự V-C (Vị ngữ – Chủ ngữ)- một trật tự không theo quy tắc trong ngữ pháp tiếng Việt. Trật tự từ trong một giới hạn nhất định sẽ tạo nên những khuôn hình câu mà giá trị của nó ngày càng được khẳng định. Câu tiếng Việt có nghĩa biểu hiện thông qua quá trình tồn tại thường được định nghĩa như là kiểu câu xác nhận sự tồn tại của người, vật, đối tượng (kẻ tồn tại) trong một phạm vi nào đó.

Một số động từ chỉ hoạt động có tính chất hoạt động thỏa mản các điều kiện sau: Một là, những động từ này phải là những động từ chứa sẵn mối liên hệ tham chiếu với các biến không gian trong nội dung ý nghĩa của nó. Hai là, những động từ này phải là những động từ lưu kết quả. Vì đó là cơ sở cần thiết để tạo ra ý nghĩa về trạng thái tĩnh tại. [DT: Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998, tr: 308]. Như vậy, để diễn đạt tư tưởng về sự tồn tại của vật thể trong một tư thế cụ thể trong không gian, ngôn ngữ đã cho chúng ta những phương tiện rất đa dạng. Chính nhờ lớp từ nội bộ “không thuần nhất” trên mà cách diễn tả ý nghĩa tồn tại trở nên có sức sống và đa dạng.

Cách mở đầu văn bản bằng câu tồn tại đưa người đọc, người nghe vào câu chuyện với những thông tin giới thiệu không gian, thời gian, nhân vật... Có thể nói rằng, chức năng của câu tồn tại là thông báo, giới thiệu cho người đọc, người nghe thông tin về sự tồn tại, có mặt, xuất hiện, xảy ra hay mất đi của sự vật. Câu tồn tại tiếng Việt là loại câu có cấu trúc đặc thù. Chức năng đặc trưng của câu tồn tại tiếng Việt là khẳng định về nội dung thông tin được nhấn mạnh ở chủ đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình tồn tại trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau.

Các sơ đồ tương ứng:

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

(cụm) TrN

VN + CN

(cụm) động từ + (cụm) danh từ



CTCT

CC

QT:hh + HHT

Trong cấu trúc nghĩa của câu tồn tại, có những lúc Chu cảnh là một tham tố bắt buộc xuất hiện một cách tất yếu do yêu cầu của QT:hh. Chính vì vậy, thành phần làm khung đề trong cấu trúc Đề – Thuyết. Trong tư duy của con người, phạm trù không gian, thời gian có mối quan hệ logic với phạm trù tồn tại. Một sự vật, hiện tượng bao giờ cũng tồn tại ở một vị trí không gian, thời gian nhất định. Mối quan hệ trong không gian, thời gian với tồn tại mang tính tất yếu, tự nhiên, nằm trong bản chất của vật thể. Tất cả những điều này được phản ánh vào ngôn ngữ.

Ví dụ {3: 48}... Giàng ly trang nghĩ, nhưng vội quay lại, quát con lài và nhanh nhảu bước ra thềm. Ngoài sân, có hai bóng người.... [11]

Ví dụ {3: 49}... Huệ theo Liên đi vào và gật đầu. - Thôi, cúng đi. Chị sửa soạn xong chưa? Trên chiếc bàn rửa mặt đầy vết bẩn ... [16]

Ví dụ {3: 50}... . Giàng ly trang vừa vỗ vỗ bàn tay định trách lão thì đã lại vội lập cập xuống thang. Ngoài sân, rộn rịch chân ba con ngựa. Ba con, con nào trên lưng cũng kềnh kệnh những bó bạt lớn, dài... [11]

Các ví dụ trên cho thấy: Đề ngữ chính là yếu tố chu cảnh (Ngoài sân; Trên chiếc bàn rửa mặt ) chứa thông tin được nhấn mạnh ở chủ đề đánh dấu biểu hiện qua quá trình tồn tại (có; đầy; rộn rịch) trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau là các tham tố Hiện Hữu thể (hai bóng người; vết bẩn; chân ba con ngựa ).

3.3.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo thuộc quá trình hiện hữu trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau

Khi yếu tố chu cảnh trở thành thành phần thứ yếu và không được đề cập, thái độ phủ nhận QT:hh của Hiện Hữu thể trở thành thông tin được nhấn mạnh và làm thành Đề có đánh dấu.

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định




yếu tố phủ định


+ VN + CN + (TrN)

+ (cụm) động từ + (cụm)danh từ + (Trạng ngữ)



CTCT

yếu tố phủ định

+ QT:hh + HHT + (CC)

Ví dụ {3: 51}... Nhưng yên ắng lạ lùng, đáng sợ và khó hiểu. Không nghe thấy đại bác nã. Không có tiếng rú rít của trực thăng... [17]

Trong ví dụ trên, tác giả thể hiện thái độ phủ định QT: hh (có) của Hữu thể (tiếng rú rít của trực thăng) bằng việc đặt yếu tố phủ định (không) trước vị trí của QT:hh (có) làm cho chúng trở thành Đề ngữ được thuyết giải trong phần thuyết chứa tham tố Hữu thể (tiếng rú rít của trực thăng).

Khi muốn biểu hiện thái độ phủ định về nội dung thông tin được nhấn mạnh ở chủ đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo thuộc quá trình tồn tại trong câu tồn tại có thành phần đảo về phía sau, chúng ta thường thêm yếu tố phủ định như: không, không hề, chưa... vào vị trí trước QT:hh. Yếu tố phủ định, QT:hh và Hiện Hữu thể xuất hiện sau tham tố Chu cảnh và trở thành phần Thuyết thuyết giải cho Đề.

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

(cụm) TrN


yếu tố phủ định + VN + CN

yếu tố phủ định + (cụm) động từ + (cụm) danh từ



CTCT

CC

yếu tố phủ định + QT:hh + HHT

Ví dụ {3: 52}... Trong tôi không hề có hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống, thậm chí tôi quên mất cả khuôn mặt thân yêu của bố mẹ tôi... [23]

Trong ví dụ trên, Đề đánh dấu chính là tham tố Chu cảnh (Trong tôi) xuất hiện như là thông tin được nhấn mạnh làm điều kiện để thể hiện sự phủ định của Hiện Hữu thể (hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống) thông qua thái độ phủ nhận quá trình tồn tại (không hề có).

3.4. Kiểu 4: Nhấn mạnh chủ đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong cấu trúc câu có thành phần đảo về phía trước

Sơ đồ tổng quát:

Số lượng: 6/500 (Tỷ lệ: 1.2 %)

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định/ Phủ định

Yếu tố chêm xen + TN

(CN) + VN + BN

CTCT

Yếu tố chêm xen + Tham tố đảo (Tham tố) + QT + CC

Một trong những cách tạo hiệu ứng mạnh trong quá trình giao tiếp là sử dụng các mô hình cấu trúc câu nhấn mạnh. Khi người nói/viết muốn nhấn mạnh thông tin nào đó, yếu tố ngôn ngữ tương ứng với thông tin đó được đưa lên phía trước kết hợp với các từ nhấn mạnh như (chính..., đó..., chính..., ngay..., ngay cả....). Yếu tố phụ trợ (chính..., đó..., chính..., ngay..., ngay cả...) xuất hiện đầu câu có kết hợp với một tham tố nào đó và chiếm vị trí của chủ ngữ nên nó trở thành Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề – thuyết. Đối với sơ đồ này, chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn ngữ liệu trên hai Thức (Thức khẳng định và Thức Phủ định). Kết quả khảo sát cho thấy đây là sơ đồ chiếm tỷ lệ rất thấp (1.2 %) câu đảo ngữ trong tổng số nguồn ngữ liệu tiếng Việt được khảo sát.

3.4.1. Khẳng định sự nhấn mạnh tham tố đảo trong các quá trình



3.4.1.1. Khẳng định sự nhấn mạnh tham tố đảo trong quá trình vật chất

Qua khảo sát nguồn cứ liệu thu thập được, kết quả cho thấy khi muốn nhấn mạnh một thông tin nào đó trong quá trình vật chất hành động người ta có thể diễn đạt bằng cách dùng các từ, ngữ biểu thị sự nhấn mạnh như: Đúng (là), chính (là), ngay (cả)... Các từ ngữ nhấn mạnh được đặt trước ngay tham tố liên quan đến chính quá trình đó.

Ví dụ {3: 53}... Con chó lại dí mũi xuống sát đất ngoắt ngoắt đuôi, nhanh nhẹn chạy chếch lên phía trước theo hướng mục tiêu mà nó bắt được trong thính giác. Kiên kín đáo thở phào. Đúng giây lát đó, thình lình vang lên một phát súng lục... [17]

Trong ví dụ trên, để nhấn mạnh thông tin liên quan đến thời gian xảy ra hành động “vang lên” của Hành thể (một phát súng lục), tác giả đã đặt thông tin liên quan đến thời gian (giây lát đó) lên trước quá trình và hành thể với sự xuất hiện của từ nhấn mạnh (Đúng) ở vị trí đầu câu. Chính cụm từ Đúng giây lát đó là thông tin được nhấn mạnh và làm thành Đề ngữ đánh dấu trong cấu trúc có Thức khẳng định: Đúng + Trạng ngữ + Vị ngữ + Chủ ngữ.



3.4.1.2. Khẳng định sự nhấn mạnh tham tố đảo trong quá trình tinh thần

a. Quá trình tinh thần: tri nhận (cognition)

Trong quá trình tinh thần tri nhận, kiểu đảo ngữ nhấn mạnh còn xảy ra đối với các thành phần câu như Tân ngữ, Chủ ngữ, và Trạng ngữ. Khi các thành phần câu này kết hợp với các từ nhấn mạnh, chúng tạo thành Đề ngữ đánh dấu.

Ví dụ {3: 54}... Sâu thẳm trong lòng anh một tình yêu vô độ, một tình yêu vô bờ và bừng sáng lên niềm mến thương, lòng ngưỡng mộ với cả một sự thần phục ngây ngất hướng tới nàng. "Ngay từ hồi đó mình đã biết rõ, - Kiên nghĩ, cố hình dung ra trước mắt gương mặt nàng đang cúi xuống, thần tiên, mê mải trước cây đàn xưa... [17]

Quá trình tinh thần tri nhận đôi khi cũng xảy ra trong mô hình đảo nhấn mạnh thành phần Trạng ngữ với thái độ khẳng định việc cung cấp thông tin nhấn mạnh liên quan đến bộ phận trạng ngữ như câu Ngay từ hồi đó mình đã biết rõ trong ví dụ {3: 54}. Với từ nhấn mạnh Ngay kết hợp với trạng ngữ (từ hồi đó) tạo thành Đề đánh dấu chứa thông tin được nhấn mạnh về thời gian mà quá trình tinh thần tri nhận (đã biết rõ) xảy ra. Quá trình này cùng với Cảm thể (mình) xuất hiện ở vị trí sau cụm nhấn mạnh trạng ngữ được gọi là Thuyết nhằm kiến giải cho nội dung thông tin được đề cập đến trong phần Đề có đánh dấu.



b. Quá trình TT: nhận thức

Kiểu nhấn mạnh trạng ngữ cũng được chúng tôi tìm thấy đối với quá trình tinh thần nhận thức trong câu ghép có đề ngữ đa.

Ví dụ {3: 55}... Ánh nắng cứ lẳng lặng rọi xuống. Cây cối mệt nhọc, cành gục lả. Nhưng giữa nơi yên lặng, chìm đắm trong sự buồn thảm ấy, có một chỗ đầy vẻ hoạt động. Ngay ở quãng tử thi mà người đồng loại kinh tởm khi nhìn thấy, hoặc ghê sợ khi đến gần, thì những loài vật khác giống tỏ vẻ âu yếm, thiết tha lạ lùng... [14]

Xét câu: Ngay ở quãng tử thi mà người đồng loại kinh tởm khi nhìn thấy, hoặc ghê sợ khi đến gần, thì những loài vật khác giống tỏ vẻ âu yếm, thiết tha lạ lùng. Từ nhấn mạnh (ngay) kết hợp với cụm trạng ngữ (ở quãng tử thi) tạo thành Đề ngữ thứ nhất có đánh dấu cung cấp thông tin mới liên quan đến yếu tố chu cảnh mà QT:tt nhận thức xảy ra với thái độ khẳng định. Phần còn lại là Thuyết bao gồm Cảm thể (người đồng loại) và QT:tt nhận thức (loại kinh tởm khi nhìn thấy, hoặc ghê sợ khi đến gần). Ngoài ra, vì đây là câu ghép cho nên phần còn lại có thể được phân tích thành một cụm Đề – Thuyết nữa nhưng trong mệnh đề này phần Đề mang tính không đánh dấu (những loài vật khác giống) và phần Thuyết là tỏ vẻ âu yếm, thiết tha lạ lùng.

3.4.2. Phủ định sự nhấn mạnh tham tố đảo trong quá trình vật chất

Trong quá trình vật chất chuyển giao, có những lúc thông tin được nhấn mạnh là tham tố Đích thể nhưng lại đứng sau từ nhấn mạnh Ngay cả tạo thành Đề ngữ đánh dấu chở thông tin đến người đọc/nghe.

Ví dụ {3: 56}... Ngay cả những bức tranh cha cũng không để lại. Ông đã đốt hết toàn bộ kho tàng báu vật của suốt cuộc đời không ngừng vẽ và vẽ... [17]

Xét câu: Ngay cả những bức tranh cha cũng không để lại. Đề đánh dấu là cụm từ Ngay cả những bức tranh. Trong đó, tân ngữ (những bức tranh) là thông tin được nhấn mạnh kết hợp với từ nhấn mạnh (Ngay cả). Phần còn lại là Thuyết (cha cũng không để lại) bao gồm tham tố Hành thể (cha), yếu tố phủ định (cũng không) và QT:vc chuyển giao (để lại) có chức năng cụ thể hóa thông tin trong phần Đề.

3.5. Kiểu 5: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo có yếu tố chêm xen phụ trợ (cấu trúc câu)

Số lượng: 9/500 (Tỷ lệ: 1.8 %)

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định/ Phủ định

Yếu tố chêm xen + VN + TN

CN VN BN

CTCT

Yếu tố chêm xen + QT:qh + Tham tố

Tham tố QT ↔ CC



tải về 2.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương