BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế trưỜng đẠi học khoa học phạm thị hà



tải về 2.93 Mb.
trang12/24
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích2.93 Mb.
#39500
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24
Trên hè ướt át và nhớp nháp bùn, không một bóng người qua lại... [15]

Ngoài ra, khi muốn phủ định thông tin chứa tham tố Hành thể trong QT:vc, người ta thường chêm xen yếu tố phủ định ngay trước tham tố đó. Xét câu: Trên hè ướt át và nhớp nháp bùn, không một bóng người qua lại trong ví dụ. Tác giả phủ định tham tố Hành thể (một bóng người) bằng cách chêm xen yếu tố phủ định (không) vào ngay trước tham tố này. Sự phủ định của Hành thể được nhấn mạnh trong không gian (Trên hè ướt át và nhớp nháp bùn) và làm cho nó trở thành Đề đánh dấu.

3.1.2.2. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình hành vi

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

TrN

Yếu tố phủ định



CN + VN + (BN)

(cụm)danh/đại từ + (cụm)động từ + (cụm)trạng/giới từ



CTCT

CC

PNT + QT:pn + (CC)

Trong sơ đồ này thông tin được nhấn mạnh ở phần Đề đánh dấu biểu hiện qua thái độ phủ định với sự xuất hiện của từ “không” ở vị trí đầu câu. Với vị trí này, yếu tố phủ định “không” trở thành Đề ngữ có đánh dấu của phát ngôn. Phần còn lại là Thuyết được xác định từ tham thể PNT, QT:pn và TNT.

Ví dụ {3: 19}... - Nếu thế để tớ bảo quân lực họ sang tên - Kiên mỉa mai - Chứ đừng kêu càm ràm nữa. Về lán mà nằm đi! 


- Không, đừng nói vậy, Kiên. Tôi nói vậy là nói thực tình chứ có ý gì đâu ... [17]

Trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra ác liệt, việc giao tiếp giữa các người lính đôi khi cũng bị hoàn cảnh chi phối và làm cho họ có những lời nói mà đối phương không muốn nghe. Trong ví dụ trên, tác giả đã thể hiện thái độ phản đối của mình bằng sự nhấn mạnh phủ định (không, đừng) và đề cập đến nó đầu tiên trong chuỗi phát ngôn và làm cho nó trở thành Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề – Thuyết. Phần còn lại được xác định là Thuyết, đánh dấu từ QT:pn (nói vậy) và PNT (Kiên).



3.1.2.3. Phủ định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình tinh thần

a. Đảo tham tố Hiện tượng trong QT:tt ( nhận thức)

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

TN

(cụm)danh/đại từ/cú



CN + phủ định bộ phận + VN

(cụm)danh/đại từ + phủ định bộ phận +(cụm) động từ



CTCT

HTg

CT + (phủ định bộ phận) + QT:tt

Sự nhấn mạnh tham tố Hiện tượng trong QT:tt nhận thức của Cảm thể với thái độ phủ định được thể hiện với việc thêm yếu tố phủ định (không) vào ngay trước QT:tt nhận thức. Tham tố Hiện tượng vẫn xuất hiện ở vị trí đầu câu nên nó tiếp tục làm thành Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề - Thuyết.

Ví dụ {3: 20}... Em vào B năm 66. Hai năm rồi, nhưng chủ yếu ở dưới cánh trung. Vùng này em không thạo lắm... [17]

Xét câu: Vùng này em không thạo lắm. Trong hoàn cảnh nhân vật (em) – Cảm thể muốn giải thích về việc không thông thạo vị trí địa lí (vùng này) – Hiện tượng của nơi mình đang sống, cô đã thể hiện QT:tt nhận thức của mình với thái độ phủ định (không thạo lắm) nhưng thông tin mà cô muốn nhấn mạnh và truyền đạt là tham tố Hiện tượng (vùng này) nên nó được đề cập trước trở thành Đề đánh dấu trong cấu trúc.

Chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng đối với sự nhấn mạnh tham tố Hiện tượng trong QT:tt nhận thức của Cảm thể với thái độ phủ định được thể hiện với việc thêm yếu tố phủ định (không) vào ngay trước QT:tt nhận thức. Tuy nhiên, tham tố Hiện tượng được biểu hiện bằng một cú và giữ vai trò làm Đề đánh dấu như: Hình ảnh mẹ và chị chăm sóc anh từ lúc mê man đến lúc lành vết thương trong ví dụ sau đây:

Ví dụ {3: 21}... Mẹ Nàng Pheng đã thương và coi anh như con. Hình ảnh mẹ và chị chăm sóc anh từ lúc mê man đến lúc lành vết thương anh không thể quên được. Anh nhớ mùi cơm nếp Lào được nấu cách thủy... [25]

b. Đảo tham tố thuộc tính chu tố trong QT:tt nhận thức/tình cảm/mong muốn

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức phủ định

TrN

(yếu tố phủ định)



CN + VN

(cụm)danh/đại từ + (cụm) động từ



CTCT

TTCC

CT + QT:tt (nhận thức / tình cảm / mong muốn)

Trong sơ đồ này, thông tin được nhấn mạnh chính là yếu tố phủ đinh xuất hiện ở vị trí đầu câu và trở thành Đề đánh dấu mà tác giả truyền đạt đến người đọc/nghe trong hội thoại. Yếu tố phủ định thường được biểu hiện là thuộc tính chu cảnh trong cấu trúc chuyển tác của các QT:tt nhận thức/tình cảm/mong muốn.

Ví dụ {3: 22}... Ông Diểu lần mò đến hơn hai tiếng đồng hồ mới xuống được đến chân núi. Thật chưa bao giờ ông lại vất vả và mệt đến thế... [23]

Trong ví dụ trên, để nhấn mạnh sự đối lập hoàn cảnh khác biệt giữa hiện tại và quá khứ của Ông Diểu, tác giả đã thể hiện bằng thái độ phủ định được diễn đạt bằng cụm từ: Thật chưa bao giờ. Thành phần này xuất hiện đầu câu và làm Đề ngữ có đánh dấu trong cấu trúc Đề – Thuyết. Phần còn lại: ông lại vất vả và mệt đến thế là phần Thuyết nhằm thuyết giải cho Đề, chứa tham tố Cảm thể và QT:tt nhận thức.

Ví dụ {3: 23}... Pao đi xuống châu theo Việt Minh sau khi thoát khỏi tay bọn Lử, Seo Cấu và lũ sảo quán Pha Linh. Ba năm qua, chẳng lúc nào Pao nguôi thương cha, không lo cho em Pùa... [11]

Sự phủ định về nội dung thông tin được nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố được đảo còn được chúng tôi tìm thấy trong Quá trình tinh thần tình cảm. Trong ví dụ {3: 23}, sự phủ định về nội dung thông tin được nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố được đảo là yếu tố thuộc tính chu cảnh chẳng lúc nào được thuyết giải trong phần Thuyết: Pao nguôi thương cha, không lo cho em Pùa. Sự nhấn mạnh này nhằm chứng minh tình cảm của Pao đối với Cha và em Pùa mặc dù họ phải sống xa nhau trong thời gian dài.

Ví dụ {3: 24}... Mãi mãi trong lòng Kiên lưu giữ thầm lặng một tình cảm biết ơn đầy tha thiết và ngậm ngùi đối với chị. Vậy mà tuyệt nhiên chưa bao giờ Kiên định rằng sẽ viết một cái gì đấy về kỷ niệm này... [17]

Trong ví dụ trên, vì muốn nhấn mạnh tình cảm và sự ngậm ngùi của nhân vật Kiên với người chị mà anh trân trọng, tác giả đã đề cập đến sự nâng niu tình cảm đó bằng thái độ phủ định ý định có thể làm khơi dậy điều gì đó của Kiên bằng sự khởi đầu với yếu tố phủ định chưa bao giờ. Yếu tố này xuất hiện như là Đề đánh dấu và được thuyết giải thông qua QT:tt mong muốn của Cảm thể: Kiên định rằng sẽ viết một cái gì đấy về kỷ niệm này.

3.1.3. Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong các quá trình



3.1.3.1. Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình vật chất

a. Đảo tham tố đích thể

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức nghi vấn

TN

(cụm) danh từ



(CN) + VN + (TrN)

(cụm) danh/ đại từ + (cụm) động từ + (cụm) trạng từ



CTCT

ĐT

(HT) + QT:vc + (CC)

Khi muốn bày tỏ sự nghi vấn đối với một thông tin nào đó, người ta có thể đề cập đến thông tin đó trước trong hội thoại và làm cho nó trở thành đề đánh dấu.

Ví dụ {3: 25}... nhà chủ xin phép cụ cho bốn người lên hầu bài, rồi đi xuống. lúc gặp cậu người nhà, anh ta mới hỏi khẽ:


- Đôi giày của cụ, cậu có cất không? - không! sao bác hỏi lố bịch thế ?... [14]

Xét câu: - Đôi giày của cụ, cậu có cất không?. Vì thái độ nghi vấn đối với Đích thể “đôi giày” mà nó được tác giả đề cập ngay và làm cho nó trở thành phần Đề đánh dấu. Phần còn lại (cậu có cất không?) là Thuyết ngữ được hiện thể hiện qua cấu trúc chuyển tác của QT:vc (cất) và được hiện thực hóa bằng cụm chủ – vị.



b. Đảo tham tố chu cảnh

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức nghi vấn

BN

(cụm)trạng từ nghi vấn



(CN) + VN + (TN)

(cụm)danh/đại từ + (cụm)động từ + (cụm)danh/đại từ



CTCT

TTCC

(HT) + QT:vc + (ĐT)

Khi muốn xác nhận một thông tin nào đó, người ta có thể dùng thái độ nghi vấn để diễn đạt điều muốn xác nhận. Thái độ được thể hiện để xác nhận một thông tin nào đó thường được thể hiện bằng một thuộc tính chu cảnh trong cấu trúc chuyển tác và được xem như là thành phần Bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp.Yếu tố chu cảnh này được đặt ở vị trí đầu câu và trở thành Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề – Thuyết.

Ví dụ {3: 26}... - sao hôm nay đồng chí không cho chiến sĩ tập luyện? ... [11]

Ví dụ {3: 27}... - Tháng này đã cấy đâu chị?... [12]

Trong các ví dụ trên, để bày tỏ sự xác nhận đối với những thông tin liên quan đến thời gian mà các Hành thể (đồng chí; chị) thực hiện các QT:vc hành động (tập luyện, cấy), tác giả đã sử dụng các thuộc tính chu cảnh chỉ thời gian (sao hôm nay; Tháng này). Các thuộc tính này được đưa lên vị trí đầu câu làm thành Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề – Thuyết với thái độ nghi vấn.



3.1.3.2. Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình hành vi

Thái độ nghi vấn về nội dung thông tin được nhấn mạnh ở phần đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố trong các quá trình hành vi cũng được biểu hiện bằng sự xuất hiện của của các yếu tố nghi vấn như: tại làm sao, như thế nào, khi nào... ở vị trí đầu câu và làm Đề đánh dấu trong cấu trúc. Phần còn lại là các tham tố Ứng thể, quá trình hành vi và chu cảnh tùy chọn tạo thành Thuyết để thuyết giải cho Đề.

Ví dụ {3: 28}... Chừng nửa giờ sau, bà lái đò mới mở đôi mắt mệt nhọc nhìn chúng tôi, thở dài, nhắm mắt lại. Biết rằng bà ta đã tỉnh, đồng chí Việt Nam hỏi:
- Tại làm sao bà nỡ đối xử với chúng tôi như thế? - Họ là người Pháp, chúng tôi không chở cho giặc!... [14]

Xét câu: - Tại làm sao bà nỡ đối xử với chúng tôi như thế. Vì muốn nhấn mạnh thái độ nghi vấn liên quan đến lí do của Ứng thể (bà) đối với quá trình hành vi (đối xử) trong phần Thuyết mà yếu tố nghi vấn (Tại làm sao) xuất hiện ở vị trí đầu câu và được giữ vai trò làm Đề có đánh dấu trong cấu trúc.



3.1.3.3. Nghi vấn sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo trong quá trình tinh thần

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức nghi vấn

BN

(cụm)trạng từ nghi vấn



(CN) + VN + (TN)

(cụm) danh/ đạitừ + (cụm) động từ + (cụm) danh/đại từ



CTCT

TTCC

(CT) + QT:tt + (HTg)

Cũng giống như sự bày tỏ thái độ nghi vấn trong quá trình vật chất, sự bày tỏ thái độ nghi vấn cũng xảy ra đối với QT:tt. Đó là việc khi muốn thể hiện thái độ nghi ngờ về một thông tin nào đó, tác giả có thể sử dụng các thuộc tính chu cảnh (từ nghi vấn) để diễn đạt và đặt nó lên đầu câu nhằm xác định phần Đề đánh dấu.

Ví dụ {3: 29}... Độ này quan lớn mạnh khỏe đấy chứ?... [21]

Ví dụ {3: 30 }... Tôi tự hỏi: vì sao bố tôi lại đi coi tôi là người nhẹ dạ?... [23]

Trong các ví dụ trên, thông tin mà tác giả dùng để thể hiện thái độ nghi vấn về thời gian và nguyên nhân của Cảm thể (quan lớn; bố tôi) đối với quá trình tinh thần (mạnh khỏe và lại đi coi) là các thuộc tính chu cảnh: Độ này và vì sao. Chúng xuất hiện ở đầu cú và được xem như là Đề ngữ đánh dấu trong cấu trúc Đề – Thuyết.

3.1.4. Cảm thán sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua tham tố đảo

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức cảm thán

BN

(cụm) tính từ



CN

(cụm) danh/ đại từ



CTCT

Tham tố

Tham tố

Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. Câu cảm thán có chức năng diễn đạt một mức độ nhất định của cảm xúc, tâm trạng khác thường, thái độ, cách đánh giá của người nói đối với vật, việc, hiện tượng được nêu ra trong câu với tư cách là nguyên nhân của sự cảm thán. Theo ngữ pháp chức năng, từ ngữ cảm thán đứng thành câu riêng làm thành câu đặc biệt vì nó không chứa cấu trúc cú pháp. Với tư cách một kiểu câu, câu cảm thán tiếng Việt mang những dấu hiệu hình thức nhất định. Một trong những phương tiện hình thức thường được dùng là: Thán từ làm thành câu đứng riêng.

Ví dụ {3: 31 }...Ai nấy đều nóng ruột sốt lòng, mong cho chóng đến giờ mở màn sân khấu, để được cười, được vỗ tay, được học thêm vào lối pha trò mới, để mai làm nhếch mép người yêu. Vinh dự thay, anh kép Tư Bền!... [14]

Ví dụ trên cho thấy xuất hiện đầu câu là một (cụm) tham tố chỉ một đặc điểm nào đó như Vinh dự thay làm thành phần Đề đánh dấu trong cấu trúc Đề - Thuyết. Theo sau là Tham tố (anh kép Tư Bền!) thực hiện sự thuyết giải cho phần Đề. Chính sự hoán đổi vị trí cho nhau của hai tham tố kèm theo dấu hiệu cảm thán mà phát ngôn được xác nhận là Thức cảm thán.

3.2. Kiểu 2: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ



Sơ đồ tổng quát:

Số lượng: 71/ 500 (Tỷ lệ: 14.2 %)

CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định/ Phủ định

TN

(cụm)danh/đại từ



(động từ bị động) + (CN) + VN

bị/được + (cụm) danh/ đại từ + (cụm) động từ



CTCT

Tham tố đảo

(bị/được) + (Tham tố) + QT

Trong sơ đồ này, Đề đánh dấu được xác định là các tham tố đảo (Đích thể/ Khiến thể/ Bị thể, Hiện tượng) xảy ra trong các quá trình chuyển tác (quá trình vật chất, tinh thần, hành vi) tương ứng với các thành phần câu (Tân ngữ) trong cấu trúc cú pháp được cụ thể hóa từ Cấu trúc Thức. Đối với sơ đồ này, chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn ngữ liệu trên hai Thức (Thức khẳng định, Phủ định). Kết quả khảo sát cho thấy đây là sơ đồ chiếm tỷ lệ 14.2 % câu đảo ngữ trong tổng số nguồn ngữ liệu được khảo sát. Phần Thuyết bao gồm động từ bị động (bị, được), các quá trình chuyển tác và các tham tố (Hành thể, Cảm thể) tham gia vào các quá trình chuyển tác.

3.2.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố đảo trong câu bị động có yếu tố phụ trợ



3.2.1.1. Khẳng định sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiện qua các tham tố Bị thể /Đích thể/ Khiến thể trong quá trình vật chất

Các sơ đồ tương ứng:



CTĐT

Đề đánh dấu

Thuyết

CTT

Thức khẳng định

TN

(cụm)danh/đại từ



(bị/được) + (CN) + VN

động từ bị động + (cụm)danh/đại từ + (cụm) động từ



CTCT

ĐT/KhiT

(bị/được) + (HT) + QT:vc

a. QT:vc hành động/ tác động

Đối với kiểu chuyển tác bị động, tham tố biểu thị đối tượng (Đích thể/Khiến thể) đóng chức năng Đề đánh dấu nhằm nhấn mạnh và cung cấp thông tin liên quan về tham tố này. Vì vậy, câu mang ý nghĩa bị động. Đồng thời câu sẽ có sự xuất hiện của động từ bị động là bị hoặc được.

Ví dụ {3: 32}: ... Mang một chiếc chân giả, cô giáo Miên đã dẫn Mai Trừng về quê cha "có nhà máy cháo, có lò đúc muôi". Cả làng ấy đã bị máy bay Mỹ hủy diệt hoàn toàn... [22]

Xét câu: Cả làng ấy đã bị máy bay Mỹ hủy diệt hoàn toàn và theo mô hình cấu trúc đảo ngữ tương ứng kiểu chuyển tác bị động thì Đích thể (Cả làng ấy) làm Đề ngữ có đánh dấu bị Dung môi (máy bay Mỹ) tác động thông qua quá trình vật chất hành động (hủy diệt).



b. QT:vc Tạo vật

Cũng giống như cấu trúc đảo ngữ quá trình vật chất hành động và tác động, quá trình vật chất tạo vật cũng có mô hình tương tự.

Ví dụ {3: 33}... Vườn chuối phía tây thành sớm nay quang đãng khác mọi ngày. Trên mặt cỏ ngổn ngang nhựa thẫm màu. Nhựa ấy bị không khí làm se lại, kết nên thành những khối keo quyện chặt lấy bùi cỏ gà... [26]

Đích thể – yếu tố được nhấn mạnh, xuất hiện ở vị trí đầu câu làm thành Đề ngữ đánh dấu, nhưng là kết quả do Hành thể, một phần của Thuyết – đứng sau tiểu từ bị động “bị” hoặc “được” tạo nên thông qua quá trình vật chất có tính chất tạo vật. Xét câu: Nhựa ấy bị không khí làm se lại, kết nên thành những khối keo quyện chặt lấy bùi cỏ gà. Đích thể (Nhựa ấy) được tạo nên nhờ quá trình (làm se lại, kết nên thành) nhưng đứng vị trí đầu câu tương ứng với Đề trong cấu trúc. Phần còn lại bao gồm Hành thể (không khí), cụm tiểu từ bị động (bị), quá trình vật chất tạo vật (làm se lại, kết nên thành), và chu cảnh kết hợp làm thành phần Thuyết nhằm kiến giải cho Đề.



c. QT:vc Thuyên chuyển, chuyển giao

Có thể nói rằng trong kiểu câu bị động, quá trình đảo ngữ liên quan đến quá trình vật chất có tính đa dạng nhất bởi nó cũng cung cấp thông tin liên quan đến các tham tố như Lợi thể/Tiếp thể trong quá trình vật chất thuyên chuyển/chuyển giao.

Ví dụ {3:34}... Do sự công phẫn, các bà xui chồng đến nhà chị cu, mỗi người giúp một tay. Bởi thế, chẳng mấy chốc, mẹ chồng chị được hoàn toàn là người chết hợp pháp.



tải về 2.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương