BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


Phần VI: Tính toán nhu cầu năng lượng, nhu cầu nước của nhà máy



tải về 1.16 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.16 Mb.
#3011
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Phần VI: Tính toán nhu cầu năng lượng, nhu cầu nước của nhà máy

I. Tính nhiệt lạnh

1. Lượng nhiệt lạnh cần cấp cho thiết bị lạnh nhanh


Lượng dịch đường đi lên men ứng với một mẻ nấu bia chai 182 hl, có nồng độ chất khô 12˚Bx có khối lượng riêng 1,048kg/l. Khối lượng dịch đường đưa đi lên men: G1 = 18200.1,048 = 19074(kg).

Dịch đường sau lắng xoáy có nhiệt độ khoảng 85 – 90˚C cần được làm lạnh nhanh xuống nhiệt độ lên men là 8˚C, Δt1 = 80˚C. Ở điều kiện này ta lấy thông số trung bình:

Nhiệt dung riêng của nước: Cn = 4,173(kJ.kg-1.độ-1)

Nhiệt dung riêng của chất tan quy theo đường tan: Ct = 1,314(kJ.kg-1.độ-1)

Nhiệt dung riêng của dịch đường:

C1 = = 3,830 (kJ.kg-1.độ-1)

Chất tải nhiệt là nước đá có nhiệt độ 2˚C sẽ được đun nóng lên nhiệt độ 70 – 75˚C, Δt2 = 70˚C. Ở điều kiện này ta lấy nhiệt dung riêng trung bình của nước: C2 = 4,173(kJ.kg-1.độ-1).

Khi đó lượng nước đá cần để làm lạnh dịch đường đi lên men là:

G2 = = = 20007(kg)

Nước ban đầu có nhiệt độ 25˚C được làm lạnh xuống 2˚C, Δt = 23˚C. Ở điều kiện này nhiệt dung riêng trung bình của nước là: C = 4,185(kJ.kg-1.độ-1).

Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp để làm lạnh nước ứng với một mẻ nấu là:

Q = G2.C.Δt = 20007.4,185.23 = 1926.103(kJ)

Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp để làm lạnh nước ứng với 1 ngày nấu là:

QLạnh nhanh = 6 × Q = 11556.103(kJ)


2. Lượng nhiệt lạnh cấp cho khu tank lên men


a. Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp trong giai đoạn lên men chính

Phản ứng chính xảy ra trong quá trình lên men:


C12H22O11 + H2O → 4C2H5OH + 4CO2 + Q

342g 18g 184g 176g 312,3kJ

Nhiệt lượng toả ra khi lên men 1kg đường maltose là:

q = = 913,1(kJ)

Lượng dịch đường đi lên men ứng với một tank lên men bia chai là: 109,02 m3

Dịch đường đi lên men có nồng độ chất khô là 12˚Bx, có khối lượng riêng 1,048 kg/l.

Khối lượng dịch đường đưa đi lên men ứng với một tank lên men bia chai là:

109020.1,048 = 114253(kg)

Trung bình mỗi ngày lên men nồng độ chất khô của dịch giảm 1,5˚Bx, tức là một ngày ứng với 1tank lên men lượng chất khô chuyển hoá là:

G = = 1713,8(kg)

Coi chất khô chuyển hoá ở đây là đường maltose thì nhiệt lượng toả ra ứng với một tank trong một ngày ở giai đoạn lên men chính là:

Q = G.q = 1713,8.913,1 = 1564871(kJ)

Lượng nhiệt cần phải giải toả ở 6 tank trong giai đoạn lên men chính trong một ngày là:

Q1 = 6 × Q = 9389.103(kJ)

Tổn thất lạnh: Qtt = K × F × Δt (kJ/h)

K: Hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt K = 1,2(kJ.m-2.độ-1.h-1)

Nhiệt độ không khí bên ngoài thùng lên men tng = 32˚C

Nhiệt độ dịch lên men ở giai đoạn lên men chính ttr = 8˚C

Δt = tng – ttr = 24˚C

F: Diện tích truyền nhiệt (m2)

Coi tổn thất chủ yếu ở phần thân trụ của thùng lên men ta có:

F = π × Dng × H = π × 4,6 × 8,0 = 115,6(m2)

Qtt = K.F.Δt = 1,2.115,6.24 = 3329(kJ/h)

Tổn thất nhiệt lạnh trong một ngày ở cả 6 tank trong giai đoạn lên men chính:

Q2 = 6 × 24 × Qtt = 6 × 24 × 3329 = 479.103(kJ)

Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp cho các tank lên men trong giai đoạn lên men chính một ngày:

QLMchính = Q1 + Q2 = 9389.103 + 479.103 = 9868.103(kJ)

b. Lượng nhiệt lạnh cần cấp để hạ nhiệt độ dịch

Khi kết thúc lên men chính bia non có nồng độ chất khô 3˚Bx được hạ nhiệt độ từ 8˚C xuống 4˚C thực hiện quá trình xả nấm men kết lắng, sau đó tiếp tục hạ nhiệt độ khối dịch xuống 2˚C và thực hiện quá trình lên men phụ, Δt = 6˚C. Ở điều kiện này ta lấy thông số trung bình:

Nhiệt dung riêng của nước: Cn = 4,207(kJ.kg-1.độ-1)

Nhiệt dung riêng của chất tan quy theo đường tan: Ct = 1,638(kJ.kg-1.độ-1)

Nhiệt dung riêng của dịch: C = 0,97Cn + 0,03Ct = 4,130(kJ.kg-1.độ-1)

Thể tích bia non ứng với 1 tank lên men: 105(m3). Bia có nồng độ chất khô 3˚Bx, có khối lượng riêng 1,012(kg/l). Khối lượng dịch cần làm lạnh:

G = 105000 × 1,012 = 106260 (kg)

Giai đoạn này tổn thất lạnh ra môi trường khoảng 5%. Tổng lượng nhiệt lạnh cần cung cấp:

QHạ nhiệt = G.C.Δt/0,95 = 106260.4,130.6/0,95 = 2501.103(kJ)

c. Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp trong giai đoạn lên men phụ:

Trung bình 1 lít bia non tổn hao 1kJ trong ngày, thể tích bia non ứng với 1 tank lên men là 105 m3. Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp đối với 15 tank trong giai đoạn lên men phụ trong một ngày là:

Q1 = 15 × 105.103 × 1 = 1575.103(kJ)

Tổn thất lạnh: Qtt = K × F × Δt (kJ/h)

K: Hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt K = 1,2(kJ.m-2.độ-1.h-1)

Nhiệt độ không khí bên ngoài thùng lên men tng = 32˚C

Nhiệt độ dịch lên men ở giai đoạn lên men chính ttr = 2˚C

Δt = tng – ttr = 30˚C

F: Diện tích truyền nhiệt F = 115,6(m2)

Qtt = K.F.Δt = 1,2.115,6.30 = 4161,6(kJ/h)

Tổn thất lạnh trong một ngày ứng với 15 tank trong giai đoạn lên men phụ:

Q2 = 15 × 24 × Qtt = 15 × 24 × 4161,6 = 1498.103(kJ)

Tổng lượng nhiệt lanh cần cung cấp cho các tank ở giai đoạn lên men phụ trong một ngày là:

QLMphụ = Q1 + Q2 = 1575.103 + 1498.103 = 3073.103(kJ)

► Lượng nhiệt lạnh lớn nhất cần cấp cho các tank lên men trong một ngày là:

QLên men = QLM chính + QHạ nhiệt + QLM phụ = 9868.103 + 2501.103 + 3073.103 = 15442.103(kJ)


3. Lượng nhiệt lạnh cấp cho hệ thống cấp men giống


a. Lượng nhiệt lạnh cần cấp để tái sử dụng men kết lắng

* Rửa men:

Lượng nước rửa sữa men kết lắng ứng với 1 tank lên men có thể tích bằng 3 lần thể tích sữa men kết lắng ứng với một tank lên men

Vn = 3 × 2184 = 6552(l), hay Gn = 6552(kg)

Nước ban đầu vào có nhiệt độ 25˚C, để thực hiện quá trình rửa men kết lắng nước cần được làm lạnh xuống 1 – 2˚C, Δtn = 24˚C. Ở điều kiện này nhiệt dung riêng trung bình của nước là: Cn = 4,185(kJ.kg-1.độ-1)

Nhiệt lạnh cần cung cấp để làm lạnh nước là:

Qrửa men = Gn × Cn × Δtn = 6552 × 4,185 × 24 = 658.103(kJ)

Lượng men kết lắng ứng với 1 tank lên men là 2184(l) có thể tái sử dụng được khoảng 1100(l), khi hoạt hoá sẽ cho 5000(l) men giống có thể cấp để lên men dịch đường ứng với 2 tank.

* Bảo quản men:

Men sữa sau rửa, kiểm tra hoạt lực cần được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0 – 2˚C. Thực hiện bảo quản ngay trong thùng rửa men, tổn thất lạnh trong quá trình bảo quản là:

Qtt = K × F × Δt (kJ/h)

K: Hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt K = 1,2(kJ.m-2.độ-1.h-1)

Nhiệt độ không khí bên ngoài tng = 32˚C

Nhiệt độ bảo quản men sữa ttr = 0˚C

Δt = tng – ttr = 32˚C

F: Diện tích truyền nhiệt (m2)

Coi tổn thất lạnh chủ yếu ở thân trụ của thùng thì:

F = π × Dng × H = π × 1,8 × 2,52 = 14,3(m2)

Suy ra: Qtt = K × F × Δt = 1,2 × 14,3 × 32 = 547,2(kJ/h)

Lượng nhiệt lạnh cần cấp để bảo quản men trong một ngày là:

Qbảo quản = 24 × Qtt = 24 × 547,2 = 13,1.103(kJ)

* Hoạt hoá men:

Men sữa trước khi tái sử dụng được hoà trộn với lượng dịch đường có thể tích gấp 4 lần thể tích men sữa và để nhiệt độ tăng từ từ tới gần nhiệt độ lên men 8˚C. Trong quá trình hoạt hoá độ cồn của dịch tăng lên tới khoảng 0,3%.

Thể tích dịch men sữa đã hoạt hoá bằng 1/100 thể tích dịch ứng với 1 tank lên men: 1092(l). Coi tỷ khối của dịch bằng 1. Khối lượng cồn được tạo ra là:.

0,003 × 1092 = 3,276(kg)

Tương ứng với lượng cồn tạo thành, nhiệt lượng toả ra là:

Q = × 3276 = 5,56(kJ)

Tổn thất lạnh trong quá trình hoạt hoá:

Qtt = K × F × Δt (kJ/h)

K: Hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt K = 1,2(kJ.m-2.độ-1.h-1)

Nhiệt độ không khí bên ngoài tng = 32˚C

Nhiệt độ men hoạt hoá ttr = 8˚C

Δt = tng – ttr = 24˚C

F: Diện tích truyền nhiệt (m2)

Coi tổn thất lạnh chủ yếu ở phần thân trụ của thiết bị thì:

F = π × Dng × H = π × 1,2 × 1,57 = 5,9(m2)

Suy ra: Qtt = K × F × Δt = 1,2 × 5,9 × 24 = 170,5(kJ/h)

Thời gian hoạt hoá men khoảng 6h, thì lượng nhiệt lạnh cần cấp cho quá trình hoạt hoá men là: Qhoạt hoá = Q + 6 ×Qtt = 5,56 + 6 × 170,5 ≈ 103(kJ)

► Lượng nhiệt lạnh lớn nhất cần cấp trong một ngày để tái sử dụng men kết lắng là:

Qmen sữa KL = Qrửa men + Qbảo quản + Qhoạt hoá = 658.103+ 13,1.103+ 103 = 672,1.103(kJ)

b. Lượng nhiệt lạnh cần cấp để nhân men


* Nhân men cấp II:

Lượng dịch đường sử dụng để nhân men cấp II bằng 1/10 lượng dịch lên men, tức có thể tích 10920(l). Dịch đường sử dụng để nhân men có nồng độ chất chiết 12˚Bx, có khối lượng riêng 1,048kg/l.

Khối lượng dịch đường dùng để nhân giống cấp II là:

10920 × 1,048 = 11444(kg)

Lượng chất khô có trong dịch đường nhân men cấp II là:

0,12 × 11444 = 1373(kg)

Trong đó có 80% chất chiết là đường có khả năng lên men. Ta coi trong lượng chất chiết chuyển hoá chiếm 60% tổng lượng chất chiết có trong dịch đường, thì khối lượng chất khô chuyển hoá là:

0,6 × 1373 = 824(kg).

Coi chất khô chuyển hoá là đường maltose, 1 kg đường maltose lên men toả ra nhiệt lượng 913,1kJ.

Nhiệt lượng toả ra là: Q1 = 913,1 × 824 = 752,4.103(kJ)

Tổn thất lạnh:

Qtt = K × F × Δt (kJ/h)

K: Hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt K = 1,2(kJ.m-2.độ-1.h-1)

Nhiệt độ không khí bên ngoài tng = 32˚C

Nhiệt độ nhân men sản xuất ttr = 16˚C

Δt = tng – ttr = 16˚C

F: Diện tích truyền nhiệt (m2)

Coi tổn thất lạnh chủ yếu ở phần thân trụ của thiết bị thì:

F = π × Dng × H = π × 2,4 × 2,77 = 20,9(m2)

Suy ra: Qtt = K × F × Δt = 1,2 × 20,9 × 16 = 401(kJ/h)

Tổn thất lạnh trong một ngày là:

Q2 = 24 × Qtt = 24 × 401 = 9,6.103(kJ)

Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp để nhân men cấp II là:

QNMcấp II = Q1 + Q2 = 752,4.103+ 9,6.103 = 762.103(kJ)



* Nhân men cấp I:

Thể tích dịch nhân men cấp I bằng 1/3 thể tích dịch nhân men cấp II, tức là có thể tích: 3640 (l), cũng nhân men ở 16˚C và sử dụng dịch đường có nồng độ chất chiết 12˚Bx.

Ta cũng coi lượng chất chiết chuyển hoá chiếm 60% tổng lượng chất chiết trong dịch đường thì nhiệt lượng do nhân men cấp I toả ra bằng 1/3 nhiệt lượng do nhân men cấp II toả ra:

Q1’ = Q1/3 = 752,4.103/3 = 250,8.103(kJ)

Tổn thất lạnh:

Qtt = K × F × Δt (kJ/h)

K: Hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt K = 1,2(kJ.m-2.độ-1.h-1)

Nhiệt độ không khí bên ngoài tng = 32˚C

Nhiệt độ nhân men sản xuất ttr = 16˚C

Δt = tng – ttr = 16˚C

F: Diện tích truyền nhiệt (m2)

Coi tổn thất lạnh chủ yếu ở phần thân trụ của thiết bị thì:

F = π × Dng × H = π × 1,8 × 2,01 = 11,4(m2)

Suy ra: Qtt = K × F × Δt = 1,2 × 11,4 × 16 = 218(kJ/h)

Tổn thất lạnh trong một ngày là:

Q2’ = 24 × Qtt = 24 × 218 = 5,2.103(kJ)

Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp để nhân men cấp I là:

QNM cấp I = Q1’ + Q2’ = 250,8.103 + 5,2.103 = 256.103(kJ)

► Lượng nhiệt lạnh lớn nhất cần cấp để thực hiện quá trình nhân men trong một ngày là:

Qnhân men = QNM cấp II + QNM cấp I = 762.103 + 256.103= 1018.103(kJ)

Men sữa có thể tái sử dụng 7 lần, tức là để thực hiện 8 chu kì lên men chỉ cần nhân men cho 1 chu kì đầu còn tái sử dụng men kết lắng trong 7 chu kì sau. Mặt khác ta có Qnhân men > Qmen sữa KL. Do đó lượng nhiệt lạnh lớn nhất cần cung cấp trong một ngày để cấp men giống là:

QCấp men = Qnhân men = 1018. 103(kJ)


4. Lượng nhiệt lạnh cấp cho phân xưởng hoàn thiện


Bia sau lên men có nhiệt độ 2˚C được làm lạnh xuống –1˚C trước khi thực hiện quá trình lọc trong bia, Δt = 3˚C. Ở điều kiện này ta lấy nhiệt dung riêng trung bình của nước và chất tan quy theo đường tan là:

Cn = 4,190(kJ.kg-1.độ-1),

Ct = 1,672(kJ.kg-1.độ-1).

Bia sau lên men có nồng độ chất khô là 2,5˚Bx. Nhiệt dung riêng của bia:

C = 0,975Cn + 0,025Ct = 4,127(kJ.kg-1.độ-1)

Lượng bia sau lên men ứng với 1 tank lên men: 105 m3. Bia có nồng độ chất khô 2,5˚Bx, có khối lượng riêng 1,01kg/l. Khối lượng bia tươi là:

G = 105000 × 1,01 = 106050 v(kg)

Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp để hạ nhiệt độ bia ứng với một tank lên men là:

Q1 = G.C.Δt = 106050 .4,127.3 = 1313.103(kJ)

Bia sau lọc nhiệt độ sẽ tăng lên đến khoảng 1 – 2˚C, sẽ được tàng trữ trong 4 thùng chứa có vỏ áo lạnh và bảo ôn để giữ ở nhiệt độ 1 – 2˚C.

Tổn thất lạnh trong quá trình này là:

Qtt = K × F × Δt (kJ/h)

K: Hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt K = 1,2(kJ.m-2.độ-1.h-1)

Nhiệt độ không khí bên ngoài tng = 32˚C

Nhiệt độ bia tàng trữ ttr = 1 – 2˚C

Δt = tng – ttr = 31˚C

F: Diện tích bề mặt truyền nhiệt (m2)

Coi tổn thất nhiệt chủ yếu ở thân trụ của các thùng tàng trữ thì:

F = π × Dng × H = π × 3,2 × 4,5 = 45,2(m2)

Suy ra: Qtt = K × F × Δt = 1,2 × 45,2 × 31 = 1683(kJ/h)

Tổn thất lạnh trong 1 ngày ở cả 4 thùng tàng trữ là:

Q2 = 4 × 24 × Qtt = 4 × 24 × 1683 = 162.103(kJ)

Lượng nhiệt lạnh cấp cho phân xưởng hoàn thiện trong một ngày:

QHoàn thiện = Q1 + Q2 = 1313.103 + 162.103 = 1475.103(kJ)


5. Hệ thống lạnh


Tổng lượng nhiệt lạnh lớn nhất cần cung cấp một ngày cho hệ thống sản xuất chính:

QLạnh = QLạnh nhanh + QLên men + QCấp men + QHoàn thiện =

= 11556.103+ 15442.103+ 1018. 103+ 1475.103= 29491.103(kJ)

Tổn hao lạnh trên hệ thống đường ống vận chuyển lưu thể và các thùng chứa nước, glycol… khoảng 10% tổng lượng nhiệt lạnh tiêu thụ cho hệ thống sản xuất chính của nhà máy.

Tổng lượng nhiệt lạnh tiêu thụ cho hệ thống sản xuất chính của nhà máy một ngày:

QLạnh’ = QLạnh/0,9 = 29491.103/0,9 = 32768.103(kJ)

Chọn hệ thống lạnh có công suất 600kW, sử dụng môi chất lạnh là NH3, chất tải lạnh trung gian là nước glycol 26%. Nước glycol được làm lạnh xuống nhiệt độ khoảng – 4˚C đến – 2˚C được chứa trong thùng glycol cấp từ đây nước glycol được đưa đi để làm lạnh các bộ phận, nước glycol sau cấp lạnh nhiệt độ tăng lên khoảng 5 – 7˚C được chứa trong bình glycol hồi lại được đưa qua hệ thống làm lạnh để trở thành nước glycol lạnh, Δt = 9˚C.

Ở điều kiện này lấy thông số trung bình của nước glycol 26% là:

Nhiệt dung riêng: C = 3,76(kJ.kg-1.độ-1)

Khối lượng riêng: d = 1062(kg/m3)

Lượng nước glycol cần cấp tương ứng với một ngày là:

Gnước glycol = = = 968.103(kg)

Thể tích nước glycol tuần hoàn trong một ngày là:

Vnước glycol = G/d = 968.103/1062 = 912(m3)

Như vậy trong một giờ lượng nước glycol tuần hoàn khoảng 38 m3.

Sử dụng 2 thùng chứa nước glycol, 1 thùng nước glycol cấp và 1 thùng nước glycol hồi mỗi thùng có thể tích khoảng 30 – 35m3.

Sử dụng thùng chứa nước glycol thân trụ đường kính D cao H = 1,5D, đáy cầu nhô ra h1 = 0,1D, nắp cầu nhô lên h2 = 0,1D, thể tích thùng:

V = = = 1,218D3

Ta có: 1,218D3 = 35(m3)

Suy ra: D = 3,06(m)

Quy chuẩn: D = 3,0; H = 4,5m; h1 = 0,3m; h2 = 0,3m

Thể tích thực của thùng: V = 1,218D3 = 1,218.3,03 = 32,9(m3)

Thùng có vỏ cách nhiệt dày 100mm, đường kính ngoài của thùng: Dng = 3,2m
* Thùng nước đá:

Lượng nước đá cần dùng trong một ngày để làm lạnh nhanh là:

6 × 20007 = 120042(kg)

Lượng nước đá cần để rửa sữa men kết lắng trong một ngày là: 6552 (kg)

Tổng lượng nước đá tiêu tốn trong một ngày là: 120042+ 6552= 126594(kg) tức là khoảng 127m3.

Sử dụng thùng nước đá thân trụ đường kính D cao H = 1,5D, đáy bằng, nắp cầu nhô lên h2 = 0,1D.

Thể tích thùng là: = = 1,178D3

Thùng chứa được lượng nước đá tương ứng với 2 mẻ nấu, tức là chứa được 40,4m3 nước đá. Thể tích sử dụng của thùng 90% thì thùng cần đạt thể tích: 40,4/0,9 = 45(m3)

Ta có: 1,178D3 = 45(m3) Suy ra: D = 3,37(m)

Quy chuẩn: D = 3,4m; H = 5,1 h2 = 0,34

Thể tích thực của thùng:

V = 1,178D3 = 1,178.3,43 = 46,3(m3)

Thùng có lớp vỏ áo lạnh và cách nhiệt dày 100mm, vỏ áo lạnh được sử dụng để giữ lạnh cho nước trong thùng.

Đường kính ngoài của thùng là: Dng = 3,6m.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương