BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn tú anh hiệu quả SỬ DỤng mỳ Ăn liền từ BỘt mỳ TĂng cưỜng VI chấT Ở NỮ CÔng nhân bị thiếu máu tại khu công nghiệp nhẹ CỦa tỉnh vĩnh phúc luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


Bảng 3.3 cho thấy ở tất cả các giai đoạn sau sản xuất, các chỉ tiêu vi sinh vật đều trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn quy định ô nhiễm vi sinh và hóa học cho sản phẩm chế biến từ ngũ cốc như miế



tải về 0.98 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.98 Mb.
#21734
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Bảng 3.3 cho thấy ở tất cả các giai đoạn sau sản xuất, các chỉ tiêu vi sinh vật đều trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn quy định ô nhiễm vi sinh và hóa học cho sản phẩm chế biến từ ngũ cốc như miến, mỳ sợi.


      1. Đặc tính cảm quan, chấp nhận của sản phẩm

        1. Đặc tính cảm quan

Bảng 3.4 cho thấy điểm trung bình của 2 loại mỳ ăn liền đều đạt điểm ở mức khá (>17 điểm) trong thang điểm tối đa 20. trong đó 2 chỉ số quan trọng của mỳ ăn liền tăng cường vi chất là vị (hệ số 1,3) và trạng thái sợi mỳ (hệ số 1,25) đều đạt điểm tối đa, không trường hợp nào nhận thấy có vị lạ hoặc vị kim loại khi ăn, điều này chứng minh bổ sung vi chất không làm thay đổi giá trị cảm quan của mỳ ăn liền.

Bảng 3.4: Điểm trung bình các đặc tính cảm quan của 2 loại mỳ ăn liền

Chỉ số

Hệ số

ELEC (n=40)

FUMA

(n=40)

p*

Màu sắc

0,70

3,15 0,36

3,01 0,33

>0,05

Mùi

0,75

3,19 0,41

3,38 0,38

>0,05

Vị

1,30

5,59 0,74

5,72 0,65

>0,05

Trạng thái sợi mỳ

1,25

5,56 0,64

5,58 0,73

>0,05

Tổng điểm

4

17,49 0,54

17,71 0,69

>0,05

*Test T

        1. Đánh giá chấp nhận sản phẩm trong thời gian 1 tuần

Bảng 3.5: Chấp nhận sản phẩm trong 7 ngày với phụ nữ tuổi sinh đẻ


Chỉ số

ELEC (n=20)

FUMA (n=20)

p*

Ăn hết xuất

18 (90%]

18 (90%]

>0,05

Ăn 2/3 xuất

2 (10%]

1 (5%]

>0,05

Ăn 1/2 xuất

1 (5%]

1 (5%]

>0,05

Đầy bụng

1 (5%]

0

>0,05

Buồn nôn

0

0

-

Đau bụng

0

0

-

* Test 2

Bảng 3.5 cho thấy 90% các đối tượng đều ăn hết xuất (100g/ngày) trong 7 ngày theo dõi. Một số ít đối tượng (10-15%) ăn được 2/3 hoặc ½ xuất. Không có đối tượng nào bị các dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng, cảm giác buồn nôn, đau bụng bất thường sau khi ăn.



    1. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU, THIẾU NĂNG LƯỢNG TRƯỜNG DIỄN Ở NỮ CÔNG NHÂN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP NHẸ TỈNH VĨNH PHÚC.

      1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu:

Có 1696 công nhân nữ thuộc 2 nhà máy Giầy da Vĩnh Phúc và nhà máy Shewon Hàn Quốc của khu công nghiệp Bình Xuyên tham gia nghiên cứu. Độ tuổi trung bình 23,5± 4,8, cao nhất là 43 tuổi, thấp nhất 17; dưới 20 tuổi chiếm 22,1%, từ 20 đến 30 chiếm 63,0%; trên 30 chiếm 14,8% ( biểu đồ 3.1).



Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi

Tình hình nhân khẩu của phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tham gia nghiên cứu được nêu trong bảng dưới đây:



Bảng 3.6. Công nhân nữ tham gia đánh giá sàng lọc ban đầu, phân theo nơi tạm trú/ thường trú.

Nơi thường trú/ tạm trú

n

%

Người tỉnh Vĩnh Phúc sống với gia đình

774

45,6

Người tỉnh khác/ Trọ tại các xã gần khu công nghiệp

510

30,1

Người tỉnh khác/Trọ tại khu công nghiệp

412

24,3

Tổng

1696

100,0

Bảng 3.6 cho thấy 45,6% nữ công nhân sống tại các xã trong huyện Bình Xuyên và các huyện khác trong tỉnh; 54,4% là người ngoại tỉnh, nhà xa có nhu cầu về chỗ ở. Tuy nhiên trên thực tế, mới chỉ có khoảng 24,3% tổng số công nhân có chỗ ở ổn định, số còn lại vẫn đang phải thuê nhà trọ. Chỗ ở tạm bợ, chật hẹp, điều kiện vệ sinh, môi trường không đảm bảo.

Số nữ công nhân có trình độ trung học cơ sở (hết cấp 2) chiếm hơn 3/4 tổng số nữ công nhân. Số còn lại có trình độ tiểu học và trung học phổ thông, hầu như không có nữ công nhân trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học.

Về tình trạng hôn nhân và thời gian làm việc tại nhà máy, bảng 4.7 cho thấy có 22,1% số công nhân đã xây dựng gia đình; còn lại 77,9% số chị em chưa lập gia đình.

Số công nhân mới được tuyển vào làm việc trong vòng 6 tháng chiếm đa số (35%); sau đó giảm dần , chỉ có 30% số công nhân đã làm việc từ 6-12 tháng; số làm việc từ 13-24 tháng đạt 16,2%; từ 24-36 tháng chiếm 11% và số làm việc >36 tháng chỉ còn 8%.



Bảng 3.7: Tình trạnh hôn nhân, thời gian làm việc tại nhà máy

Tình trạng hôn nhân, thời gian làm việc tại nhà máy

n

%

Tình trạng hôn nhân:







  • Đã xây dựng gia đình

375

22,1

  • Chưa xây dựng gia đình

1321

77,9

Thời gian làm việc tại nhà máy:







  • Làm việc < 6 tháng

593

35,0

  • Làm việc từ 6-12 tháng

508

30,0

  • Đã làm việc từ 13-24 tháng

274

16,2

  • Đã làm việc từ 24-36 tháng

186

11,0

  • Đã làm việc >36 tháng

135

8,0

Số đối tượng làm việc > 36 tháng chủ yếu là công nhân làm việc hành chính, quản lý, bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hóa của nhà máy. Số làm việc < 6 tháng chủ yếu là hợp đồng theo thời vụ (bảng 3.7, biểu đồ 3.2)



3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của công nhân

Cân nặng trung bình của công nhân là 44,0 ± 4,6 kg, thấp nhất 29,8kg, cao nhất 62,8kg. Chiều cao trung bình 152,4 ± 5,0cm, thấp nhất là 137,5 cm và cao nhất 169,0 cm.



        1. Thiếu năng lượng trường diễn

Bảng 3.8: Tình trạng dinh dưỡng của công nhân

Phân loại tình trạng dinh dưỡng

n=1696

Tỷ lệ %

Thiếu năng lượng trường diễn (CED)

639

37,7

CED độ III

47

2,8

CED độ II

132

7,8

CED độ I

460

27,0

Bình thường

1052

62,0

Thừa cân độ 1

5

0,3

Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ công nhân bị thiếu năng lượng trường diễn là 37,7%, tỷ lệ này ở mức nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng theo ngưỡng qui định của Tổ chức Y tế thế giới, trong đó tập trung chủ yếu là tình trạng gày nhẹ (chiếm 27%) còn lại là gày vừa là 7,8% và quá gày 2,8%.

Có 0,3% (5 đối tượng) có BMI ở mức thừa cân độ 1 (BMI từ 25-30). Không gặp trường hợp nào có BMI ≥30.


        1. Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng

Bảng 3.9: Tình trạng thiếu máu của công nhân

Mức độ thiếu máu

n =1696

%

Bình thường

1334

78,6

Thiếu máu chung

362

21,4

Thiếu máu nhẹ

324

19,1

Thiếu máu vừa

28

1,7

Thiếu máu nặng

10

0,6

Bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ thiếu máu của công nhân là 21,4%, trong đó mức thiếu nhẹ là 19,1%, mức vừa và nặng chiếm 2,3%.



        1. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu theo nhóm tuổi

Bảng 3.10: Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu theo nhóm tuổi




TNLTD

( BMI<18.5)



Thiếu máu

(Hb<120g/L)







n

%

n

%

<20 tuổi (n=375)

117

31.2

71

18.9

20 - <30 tuổi (n=1068)

430

40.2

246

23.1

>=30 tuổi (n=253)

92

36.4

45

17.8

Tổng số (n=1696)

639

37.7

362

0.21

Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu tăng dần theo tuổi của các đối tượng: nhóm tuổi <20 đã có tỷ lệ gày là 31,2%, thiếu máu là 18,9%; sau đó 2 tỷ lệ này tăng gần như song hành với nhau, cao nhất ở nhóm tuổi 20-30, sau đó giảm nhẹ cho nhóm tuổi >30.

So sánh thống kê đánh giá khuynh hướng thay đổi theo nhóm tuổi cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn tăng ý nghĩa (p < 0,05) theo nhóm tuổi; trong khi chưa có ý nghĩa với thiếu máu (p > 0,05).



      1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu

        1. Khẩu phần thực tế

Bảng 3.11: Mức tiêu thụ LTTP của các đối tượng điều tra (g/người/ngày)

Tên thực phẩm

(n = 120; Trung bình ± SD )

Gạo

308,1 ± 113,5

Lương thực khác

62,5 ± 60,1

Thịt các loại

105,5 ± 78,6



55,1 ± 52,5

Thủy, hải sản

17,5 ± 35,8

Đậu đỗ

7,8 ± 35,6

Đậu phụ

52,8 ± 75,8

Trứng

19,8 ± 35,4

Sữa bột-pho mát

2,9 ± 8,4

Sữa nước

20,6 ± 56,7

Vừng, lạc

6,3 ± 14,5

Dầu/mỡ

12,6 ± 12,3

Rau lá

176,2 ± 90,2

Rau củ

28,5 ± 52,1

Quả chín

95,3 ± 120,4

Đường mật

3,4 ± 11,2

Nước chấm

17,5 ± 13,2

Bia rượu

95,2 ± 124,4

Bảng 3.11 cho thấy khẩu phần của các đối tượng nghiên cứu sử dụng gạo là lương thực chính, mức tiêu thụ trung bình 308,1g/người/ngày. Các lương thực khác tiêu thụ ít hơn, trung bình 62,5 g/người/ngày.

Mức tiêu thụ các thức ăn nguồn động vật đạt 171g/người/ngày, trong đó thịt là 105,5g/người/ngày; cá là 55,1g/người/ngày; thủy hải sản là 11,5 g/người/ngày .

Mức tiêu thụ các thực phẩm cung cấp chất đạm từ nguồn thực vật như đậu phụ là 52,8g/người/ngày. Lượng dầu mỡ tiêu thụ còn ít, trung bình 5,6g/người/ ngày.

Rau xanh và quả chín tiêu thụ trung bình 123g/người/ngày. Mức tiêu thụ bia rượu trung bình 95,2g/người/ngày.



Bảng 3.12: Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần so với nhu cầu

khuyến nghị cho mức lao động vừa, nữ giới

Chất dinh dưỡng

Chung

(X± SD, n =120)

% đáp ứng

nhu cầu*

Năng lượng(Kcal)

1954,8± 423,5

2300 (85% )

Protein (g)

68,5± 20,1

75 (91,3%)

  • Protein đv(g)

22,4± 15,7

-

  • Pr. đv/Pr. ts(%)

32,7± 16,8

25-30%

Lipid(g)

39,6± 17,4

-

  • Lipid tv(g)

16,1± 10,7

-

  • L. tv/L.ts(%)

40,7± 25,2

70%

Glucid (g)

321,1± 11,7

-

*Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam 2007

Bảng 3.12 cho thấy năng lượng khẩu phần đạt 1954 Kcal/ngày, còn thiếu 15%; protein đạt 68,5g/ngày, còn thiếu khoảng 10% so với nhu cầu khuyến nghị. Về tính cân đối giữa nguồn protein động vật/protein tổng số đạt so với nhu cầu nhưng lipid thực vật/lipid tổng số chưa đạt mức yêu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ năng lượng do Protein, Lipid, Glucid cung cấp là 14: 18: 68 (Biểu đồ 3.3). Tỉ lệ này đạt so với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam [3]



Bảng 3.13: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần (vitamin, khoáng) so với nhu cầu khuyến nghị (RDA) cho mức lao động vừa, nữ giới

Chất dinh dưỡng

X± SD,

( n =120)

% đạt so với NCKN*

Vitamin A(mcg)

213,5 ± 114,7

122%

Beta caroten(mcg)

4771 ± 2345

-

Vitamin C (mg)

128,6 ± 95,9

90%

B1(mg)

1,04 ± 0,55

95%

B2(mg)

0,59 ± 0,34

53,6%

Niacin(mg)

12,7± 6,8

90,7%

Acid folic(mcg)

309,4 ± 225,9

77,4%

B12 (mcg)

1,43 ± 0,89

59,6%

Canxi (mg)

418,1± 175,6

59,7%

Phospho(mg)

837,8 ± 534,2

-

Sắt (mg)*

12,5 ± 5,5

68,8%

Kẽm (mg)**

9,09 ± 4,35

22,5%

* lấy theo giá trị sinh học 10%, ** theo khuyến WHO 2002.

#, RDA: nhu cầu khuyến nghị (thực tế đạt vs.RDA)

Bảng 3.13 cho thấy một số vitamin, chất khoáng còn thấp so với nhu cầu khuyến nghị.

Các chất khác như B1 và niacin thiếu xấp xỉ 10%; acid folic thiếu khoảng 22,6%; Vitamin B12 thiếu 40,4%; vitamin B2 thiếu 46,4%; Canxi thiếu khoảng 40-45%; sắt chỉ đạt 68,8%, còn kẽm thiếu nhiều (chỉ đạt 22,5%) so với nhu cầu.


        1. Phân tích mối tương quan giữa thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn với một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn


Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương