BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn tú anh hiệu quả SỬ DỤng mỳ Ăn liền từ BỘt mỳ TĂng cưỜng VI chấT Ở NỮ CÔng nhân bị thiếu máu tại khu công nghiệp nhẹ CỦa tỉnh vĩnh phúc luậN Án tiến sỹ dinh dưỠNG


- GIAI ĐOẠN 2: Nghiên cứu cắt ngang mô tả



tải về 0.98 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.98 Mb.
#21734
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.2- GIAI ĐOẠN 2: Nghiên cứu cắt ngang mô tả

2.2.1 Đối tượng:

Công nhân nữ, 18 – 45 tuổi, đang làm việc tại 2 nhà máy Giầy da và nhà máy may Shewwon, tại khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 35 km về phía Bắc.



* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng:

  • Phụ nữ trong độ tuổi 18 – 45 tại thời điểm điều tra ban đầu.

  • Không có thai;

  • Không nuôi con bú dưới 12 tháng;

  • Không có dị tật bẩm sinh;

  • Không bị các bệnh cấp tính;

  • Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu:

Được tính toán cho 2 chỉ số: thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu, khẩu phần ăn.



  • Cho tỷ lệ thiếu máu và thiếu năng lượng trường diễn được tính theo công thức:

n = Z2 (1-α/2) x [p(1-p)]

d2



Trong đó:

- Z2 (1-α/2) là độ chính xác thống kê mong muốn.

- p là tỷ lệ mắc bệnh ước tính dựa vào nghiên cứu trước.

- d là sai số của tỷ lệ mắc bệnh ước tính.



  • Về thiếu máu với các thông số  = 0,05;  = 0,20, tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu trước là 10%[124], số mẫu tính được là 1538, thêm 10% số đối tượng dự phòng bỏ cuộc, số đối tượng sẽ là 1692, thực tế đã chọn là 1696.

  • Về thiếu năng lượng trường diễn:  = 0,05,  = 0,10, tỷ lệ TNLTD trong nghiên cứu trước là 25%[124], số mẫu tính được là 158, thêm 10% số đối tượng dự phòng bỏ cuộc, số cần chọn sẽ là 174 đối tượng.

Để đáp ứng 2 chỉ số trên, số mẫu thực tế là 1696 công nhân, thuộc 2 nhà máy đã được chọn vào nghiên cứu đánh giá thiếu máu và thiếu năng lượng trường diễn

  • Cỡ mẫu cho điều tra khẩu phần:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính một giá trị trung bình trong quần thể như sau:

S2

n = --------- x C (0,05; 90%)

2



Trong đó:

  • n: Cỡ mẫu nghiên cứu

  • S: là độ lệch chuẩn của năng lượng khẩu phần, dựa vào nghiên cứu trước là 320Kcal [xx ].

  • : là sai lệch mong muốn của giá trị trung bình năng lượng khẩu phần so với kết quả nghiên cứu trước (=100 Kcal)

  • Với C (0,05; 90%) là hằng số với  = 0,05;  = 0,1; C =10,5

  • Số mẫu tính được = 108; dự phòng thêm 10%, n = 120 đối tượng được chọn cho điều tra

2.2.3 Chọn mẫu và phân nhóm nghiên cứu:

- Chọn mẫu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu: Để có được số mẫu là 1696 (khoảng 850 đối tượng/nhà máy), nhóm nghiên cứu kết hợp với cán bộ y tế và tổ chức của 2 nhà máy, lập danh sách đối tượng nữ theo từng phân xưởng, mỗi nhà máy chọn 20 tổ/phân xưởng đại diện đông công nhân nữ, 40-50 công nhân/phân xưởng. Số mẫu được chọn điều tra sức khỏe chiếm 85% số lượng công nhân nữ của nhà máy.

- Chọn mẫu điều tra khẩu phần: Số mẫu điều tra khẩu phần chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách các đối tượng được chọn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

2.2.4 Đặc điểm 2 nhà máy nghiên cứu:

Hai nhà máy được chọn là nhà máy Giầy da Vĩnh Phúc và nhà máy may Shewon, thuộc khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc.



Bình Xuyên là huyện lâu đời của Tỉnh Vĩnh phúc, gồm 14 xã và 1 thị trấn. Diện tích chung toàn huyện 145,67 km2, dân số 108,944 người. Tốc độ phát triển kinh tế tăng trung bình 9% /năm. Cơ cấu kinh tế gồm nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo, cho đến khoảng 10 năm gần đây khu công nghiệp Bình Xuyên được thành lập, nằm tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 35 km, cách sân bay Nội Bài 12 km. Tổng diện tích đất quy hoạch gần 1000 ha, giai đoạn 1 là 271 ha. Hiện đã lấp đầy hơn 60% diện tích với 43 dự án đăng ký đầu tư. Khu công nghiệp Bình Xuyên ưu tiên các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến tổng hợp, công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm môi trường: Công nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; Đặc biệt là công nghiệp dệt, may, công nghiệp nhẹ. Khu công nghiệp đã thu hút hàng vạn công nhân, nhất là phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ sinh sống trong huyện và các huyện, tỉnh lân cận.

2.2.5 Chỉ tiêu, biến số nghiên cứu (được tóm tắt trong bảng2.2):

- Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng chỉ số BMI:

Khi BMI <18,5 được coi là thiếu năng lượng trường diễn; từ 18,5-24,9 được coi là bình thường,  25 được coi là thừa cân, ≥ 30% được coi là béo phì.

- Thiếu máu được đánh giá, phân loại dựa theo hàm lượng Hemoglobin trong máu toàn phần:



  • Khi Hb <110g/L được coi là thiếu máu

  • Về ý nghĩa SKCĐ: Khi tỷ lệ thiếu máu<20% được coi là mức nhẹ, từ 20-39,9% được coi là mức trung bình; khi tỷ lệ  40% được coi là mức nặng.

- Khẩu phần được đánh giá theo mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng cho người Việt nam năm 2007.

2.2.6 Tổ chức điều tra:

Sau khi lên danh sách đối tượng theo các phân xưởng, cộng tác viên ( phụ trách công đoàn và y tế ) cho mời từng tốp công nhân, khoảng 10-15 đối tượng tới trung tâm y tế của nhà máy đê khám.

Đối tượng được cân đo nhân trắc, phỏng vấn về khẩu phần các yếu tố liên quan, làm xét nghiệm đánh giá thiếu máu bằng máy HemoCue.

Tổng số thời gian khám cho đối tượng khoảng 20phút. Sau đó đối tượng quay về tiếp tục làm việc. Một nhóm đối tượng mới được huy động tới khám. Với tổ chức như vậy, không ảnh hưởng tới năng suất và quy trình sản xuất của nhà máy.



2.3 GIAI ĐOẠN 3: Đánh giá hiệu quả của can thiệp

      1. Đối tượng:

Là các đối tượng thiếu máu, được tuyển chọn từ giai đoạn 2:

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

  • Bị thiếu máu, có nồng độ Hb từ 80 - <120g/L;

  • Phụ nữ trong độ tuổi 18 – 45 tại thời điểm điều tra ban đầu.

  • Không có thai;

  • Không nuôi con bú;

  • Không mắc dị tật bẩm sinh;

  • Không bị các bệnh cấp tính;

  • Không mắc các bệnh mạn tính về gan, mật, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, béo phì, đái tháo đường;

  • Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Ngoài độ tuổi trên

  • Có thai, dị tật

  • Bị các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh mạn tính (gan, thận, đái tháo đường, huyết áp cao...)

  • Thiếu máu nặng (Hb<80g/L)

  • Thừa cân - béo phì ( BMI>25),

      1. Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

n = 2 x (Z + Zβ) σ 2

μ1 - μ2

Trong đó:

  • Z + Zβ là độ chính xác thống kê và lực mẫu thống kê mong muốn.

  • μ1 - μ2 là sự khác biệt mong muốn của 2 giá trị giữa 2 nhóm nghiên cứu.

  • σ là độ dao động SD ước tính của giá trị μ1 - μ2 .

  • Với thiếu máu: ước tính sự khác biệt về nồng độ Hb giữa 2 nhóm (can thiệp và đối chứng) khi kết thúc nghiên cứu theo nghiên cứu của Hao et al 2008 [6] là 9g/L, SD=12g/L, với  = 0,05,  = 0,1, số đối tượng mỗi nhóm là 39, thêm 15-20% dự kiến bỏ cuộc trong thời gian nghiên cứu, số đối tượng cần chọn là 45 cho mỗi nhóm.

  • Với thiếu kẽm: ước tính thay đổi trước và sau can thiệp, μ12= 10, = 15, với mức thống kê =0,05; =0,1, có n= 31 đối tương/nhóm, thêm 10% dự kiến, số mẫu cần chọn cho 1 nhóm là 34/nhóm.

Kết hợp 2 chỉ số Hb và Zn, n=45/nhóm, thực tế 148 đối tượng cho cả 3 nhóm đã được chọn.


      1. Chọn mẫu và phân nhóm, thời gian nghiên cứu:

Lập danh sách đối tượng thiếu máu, đủ tiêu chuẩn khác, theo phân xưởng (mỗi phân xưởng là 1 cụm), sau đó lập trình cho máy tính chia ngẫu nhiên, phân tầng theo nồng độ Hb, tình trạng dinh dưỡng (BMI), lứa tuổi, để có sự tương đồng giữa 3 nhóm khi bắt đầu can thiệp.

  • Nhóm 1: Nhóm chứng (n=49, Nhóm FOLIC): đối tượng được nhận viên sắt/folic theo phác đồ dự phòng hàng tuần (2 viên/tuần, 1 viên chứa Fe 53,25mg, Folic acid 0,75 mg, B12 7,5 mcg).

  • Nhóm 2: Nhóm sắt 1: (n=49, Nhóm ELEC): đối tượng được ăn mỳ ăn liền 2 gói/ngày; 1 lần mỗi ngày; 5 ngày/ 1 tuần, mỗi gói 50 g), chế biến từ bột mỳ tăng cường 5 loại vi chất, trong đó chất sắt sử dụng dưới dạng Electroytic.

  • Nhóm 3: Nhóm sắt 2: (n=50, Nhóm FUMA): đối tượng được ăn mỳ ăn liền (2 gói/ngày; 1 lần mỗi ngày; 5 ngày/ 1 tuần, mỗi gói 50 g), chế biến từ bột mỳ tăng cường 5 loại vi chất, trong đó chất sắt sử dụng dưới dạng Fumarate.

Thời gian can thiệp: 6 tháng

      1. Nguyên vật liệu sử dụng (thuốc Folic/Sắt, mỳ ăn liền)

2.3.4.1 Viên sắt/folic:

Viên Ferrovit, của công ty Mega Lifeesciences Ltd (chứa Fe nguyên tố 53,25mg, Folic acid 0,75 mg, B12 7,5 mcg), được sử dụng trong can thiệp



2.3.4.2 Mỳ ăn liền:

Hai loại mỳ ăn liền được sản xuất, kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu như mô tả của giai đoạn nghiên cứu 1, được sử dụng cho đối tượng ăn hàng ngày.



Bảng 2.1 Thành phần của 2 loại mỳ trong 100g = 1 serving/ngày

Giá trị dinh dưỡng

Loại ELEC

Loại FUMA

% so với RDA 2007

Protein (g/100g)

8,1 0,4

8,1 0,5

11,5%

Lipid (g/100g)

19,4 0,75

19,3 0,9

34,5%

Fe (mg/100g)

7,10 0,16

6,97 0,22

18%

Zn (mg/100g)

3,27 0,28

3,18 0,20

42%

A.Folic (mg/100g)

0,14 0,03

0,13 0,05

35%

Thiamin (mg/100g)

0,25

0,25

21%

Riboflavin (mg/100g)

0,4

0,4

31%

Số liệu biểu thị bằng X ±SD, hoặc tính toán từ Premix sử dụng

Các tiêu chuẩn vệ sinh, dinh dưỡng của mỳ ăn liền đều đạt yêu cầu theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 5777-2004).



      1. Tổ chức triển khai nghiên cứu trên thực địa:

2.3.5.1 Ký cam kết với lãnh đạo nhà máy

Phối hợp với Trung tâm Trung tâm sức khỏe lao động Tỉnh Vĩnh Phúc, liên hệ với nhà máy, trao đổi về mục đích ý nghĩa của nghiên cứu, ký cam kết tham gia nghiên cứu giữa lãnh đạo nhà máy và Chủ nhiệm đề tài.



2.3.5.2 Lựa chọn, tập huấn cộng tác viên

Cộng tác viên là cán bộ phụ trách công đoàn (1người/ nhà máy), cán bộ phòng y tế (2 người/nhà máy), cán bộ nhà ăn (4 người) của nhà máy.

- Tập huấn cho điều tra viên: Điều tra viên được tập huấn về mục đích nghiên cứu, vai trò và nhiệm vụ của mình khi tham gia nghiên cứu:


  • CTV Phụ trách công đoàn: thay mặt lãnh đạo nhà máy, huy động xếp lịch cho công nhân khám kiểm tra sức khoẻ, phụ trách chung các hoạt động của đề tài tại nhà máy.

  • Nhân viên y tế: theo dõi các vấn đề sức khoẻ liên quan, vệ sinh chế biến mỳ ăn liền, bữa ăn hàng ngày, tình hình sức khoẻ của đối tượng, tham gia trực tiếp vào các đợt đánh giá: điều tra sàng lọc, ban đầu, giữa kỳ, kết thúc can thiệp. Nhân viên y tế của nhóm FOLIC, trực tiếp phát thuốc và theo dõi đối tượng uống thuốc đến tận miệng, vào các buổi thứ 2 hàng tuần.

  • Nhân viên nhà ăn: nấu mỳ hàng ngày vào buổi sáng, đúng giờ, theo dõi các đối tượng ăn theo đúng nhóm, ghi chép tình hình ăn vào sổ theo dõi hàng ngày; phát hiện và ghi chép lại đối tượng có ăn hết hay không? (Ghi chép về số lượng ăn hết, chấm ngày ăn); Có dấu hiệu bất thường về tiêu hóa không? (Ghi chép về tình trạng bất thường về tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đi ngoài phân đen...), báo cáo với cộng tác viên y tế về các vấn đề bất thường.

+ Có trách nhiệm báo cáo cán bộ y tế và giám sát viên khi có dấu hiệu bất thường.

        1. Lựa chọn giám sát viên và nhiệm vụ của giám sát viên:

- Lựa chọn giám sát viên

Người chịu trách nhiệm giám sát chính trong quá trình can thiệp là nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các cán bộ nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng và cán bộ Trung tâm sức khỏe lao động Tỉnh Vĩnh Phúc, có kinh nghiệm giám sát các hoạt động nghiên cứu thử nghiệm tại thực địa.

- Nhiệm vụ của giám sát viên

+ Giám sát thường xuyên các hoạt động của công tác viên: Họp với công tác viên 2 tuần/1 lần, xem xét việc ghi chép sổ sách, nghe phản ảnh về tình hình sử dụng viên sắt hoặc gói mỳ ăn liền và tình hình bệnh tật của các đối tượng thuộc diện cộng tác viên quản lý.

+ Mỗi đợt giám sát, giám sát viên phải giám sát ngẫu nhiên 10% số nữ công nhân trong diện can thiệp. Giám sát viên và cộng tác viên gặp gỡ nữ công nhân. Phỏng vấn và đối chiếu với các thông tin đã được ghi trong sổ của cộng tác viên thực hiện, chấn chỉnh kịp thời những ghi chép chưa hợp lý.

2.3.5.4 Tổ chức cấp phát thuốc hàng tuần, cho ăn mỳ hàng ngày,

* Cấp phát thuốc:

+ Thuốc được cấp phát xuống y tế cơ quan 1 tháng 1 lần và được lưu lại phòng y tế của nhà máy.

Hàng tuần, các đối tượng tới phòng y tế cơ quan vào 1 ngày nhất định để nhận thuốc uống.

Nhân viên y tế kiểm tra thẻ ra vào của công nhân, đối chiếu với danh sách đối tượng, cho đối tượng uống thuốc luôn tại chỗ, sau đó công nhân mới vào phân xưởng làm việc.

+ Đối tượng trong diện can thiệp được uống 1 lần 2 viên x 25 lần (25 tuần) = 50 viên (tổng số).

Nghiên cứu viên thường xuyên có mặt tại các nhà máy, tại bữa ăn trong tuần đầu tiên và 3 ngày/tuần suốt thời gian nghiên cứu còn lại để theo dõi và hỏi ghi về cảm quan của đối tượng, giải quyết các vấn đề liên quan.



* Sử dụng mỳ ăn liền chứa sắt Electrolytic và sắt Fumarate:

  • Mỳ ăn liền được chế biến từ bột mỳ tăng cường 5 loại vi chất, trong đó chất sắt sử dụng dưới dạng Electrolytic và Fumarate. Sản phẩm được sản xuất và vận chuyển xuống thực địa làm 2 đợt. Mỳ ăn liền được sản xuất với 2 hương vị gà và bò, trọng lượng 50 g/ gói.

  • Nhằm tăng tính chấp nhận của đối tượng, các gói gia vị với hương vị khác nhau được đặt riêng, để ngoài phần mỳ sợi cho đối tượng có thể tự do chọn lựa hàng ngày.

  • Hàng ngày từ 7h00-7hh15 hàng ngày, tại bếp ăn của nhà máy, các đối tượng nghiên cứu mang theo phiếu ăn của mình (được phát hàng tuần, 2 loại màu xanh và hồng), trên mỗi phiếu ghi rõ mã số của đối tượng nghiên cứu. Hai loại phiếu tương đương với 2 nhóm ăn mỳ ăn liền, được ngồi về 2 phía của nhà ăn, sau đó nhà bếp mang khẩu phần mỳ ăn liền được chế biến cho đối tượng. Điểm danh ăn hàng ngày cũng như ghi chép về ngon miệng, ăn hết xuất… cũng được ghi chép vào sổ theo dõi. Ngoài thay đổi gia vị, các loại rau xanh cũng được chế biến thêm để tăng cường sự hấp dẫn của bữa ăn.

  • Hai nhân viên nhà ăn được tập huấn về theo dõi danh sách, ghi chép ăn uống, cách nấu mỳ tôm, cách tổ chức bữa ăn phụ để tránh nhầm lần giữa 2 loại đối tượng. Các cộng tác viên theo dõi việc quá trình ăn của đối tượng xem đúng chủng loại không và có hết không. Giám sát viên thường xuyên có mặt tại các nhà máy, tại bữa ăn trong tuần đầu tiên và 3 ngày/tuần suốt thời gian nghiên cứu còn lại để theo dõi và hỏi ghi về cảm quan của đối tượng, giải quyết các vấn đề liên quan.

2.3.5.5 Theo dõi, giám sát trong quá trình can thiệp :

Để đảm bảo thông tin thu thập một cách chính xác trong suốt quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tập huấn kỹ cho các cộng tác viên thông tin cần thu thập, cách thức ghi chép và biểu mẫu báo cáo. Đồng thời nhấn mạnh vai trò giám sát của các nghiên cứu viên trong suốt quá trình triển khai can thiệp.

Trong suốt quá trình triển khai can thiệp có 2 cấp độ theo dõi :

Theo dõi giữa cộng tác viên với nữ công nhân : Cộng tác viên làm nhiệm vụ phân phát viên sắt mỗi khi uống, phỏng vấn các dấu hiệu phụ, lý do không uống

Cộng tác viên nấu mỳ ăn liền, chia mỳ ăn liền, chấm sổ theo dõi quá trình ăn mỳ của đối tượng. Các cộng tác viên cũng có nhiệm vụ gặp gỡ trao đổi với đối tượng về đặc tính cảm quan của mỳ ăn liền, ghi chép vào sổ theo dõi các dấu hiệu về tiêu hoá.



Theo dõi giữa giám sát viên và công tác viên : Giám sát viên giám sát 2 tuần/lần, giám sát ngẫu nhiên ít nhất 10% số công nhân nữ để xem xét lại các thông tin cộng tác viên báo cáo.

Bảng 2.2: Tóm tắt các chỉ số giám sát và thời gian đánh giá 

Chỉ số

Điều tra ban đầu

(T0)


Sau 3 tháng CT

(T3)


Sau 6 tháng CT

(T6)


Cân, đo chiều cao, BMI

X

X

X

Hỏi khẩu phần, yếu tố liên quan

X







Xét nghiệm Hemoglobin

X




X

Phân phát viên sắt hàng tuần cho nữ công nhân bị thiếu máu

X

X

X

Nấu mỳ ăn liền/vi chất hàng ngày/6 tháng cho đối tượng.

X

X

X

Xét nghiệm Ferritin huyết thanh

X




X

Xét nghiệm kẽm huyết thanh

X




X

Xét nghiệm Homocystein huyết thanh

X




X

Đánh giá cảm quan

X







Theo dõi dấu hiệu bất thường hàng ngày




X

X

      1. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá

Các nhóm thông tin được thu thập bao gồm các thông tin về nhân trắc học, một số chỉ số sinh hóa, và nhóm đánh giá về độ ưa thích sản phẩm mỳ ăn liền có bổ sung vi chất.

        1. Nhóm chỉ số nhân trắc:

Được đánh giá khi sàng lọc, khi bắt đầu, sau 3 tháng và sau 6 tháng nghiên cứu.

Phương pháp thu thập:

Phương pháp nhân trắc được thu thập bằng cách đo chiều cao, cân nặng của đối tượng và tính chỉ số khối cơ thể BMI.

Xác định cân nặng: Cân nặng được đo bằng cân SECA, độ chính xác 0,1kg. Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng, sau đó cứ cân khoảng 10 đối tượng lại kiểm tra cân một lần. Đối tượng mặc quần áo mỏng, bỏ guốc dép và đứng cân đối, đúng trọng tâm của cân. Ngay khi cân ổn định, đọc kết quả và ghi theo kg với 1 số lẻ sau dấu phảy. Ví dụ 47,3 kg.

Toàn bộ sơ đồ nghiên cứu được trình bày dưới đây:




Công nhân may, tuổi 18-45

n = 1696


Bỏ cuộc 6 Bỏ cuộc 6 Bỏ cuộc 4


T6


Xác định chiều cao: Sử dụng thước gỗ UNICEF có độ chính xác 1mm. Đối tượng đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, đỉnh đầu chạm vào eke gỗ đã được cố định ở vị trí 0 cm. Toàn thân đảm bảo 5 điểm chạm vào mặt phẳng thước: Chẩm, xương bả vai, mông, bắp chân và gót chân. Kết quả được ghi với đơn vị là cm và 1 số lẻ sau dấu phảy. Ví dụ: 155,7 cm.



Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:

Dùng chỉ số khối cơ thể (BMI)

BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2(m)

Đánh giá TTDD theo phân loại của WHO

Bình thường: BMI từ 18,5-24,9

Thiếu năng lượng trường diễn (CED) khi BMI<18,5



  • CED độ 1 : BMI từ 17,0 – 18,49

  • CED độ 2: BMI từ 16,0-16,99

  • CED độ 3: BMI từ <16,0

Thừa cân: BMI >25

Tiền béo phì : BMI từ 25 -29,99

Béo phì : BMI ≥ 30


  • Béo phì độ 1 : BMI từ 30 -34,99

  • Béo phì độ 2 : BMI từ 35 - 39,99

  • Béo phì độ 3 : BMI >40

        1. Nhóm khẩu phần ăn và các yếu tố liên quan: Khẩu phần và một số yếu tố liên quan về điều kiện ăn, ở, làm việc, thu nhập được phỏng vấn và được so sánh với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Bộ Y Tế năm 2007 và WHO 2002. [4],[5], [76]

        2. Nhóm các chỉ số hóa sinh:

Phương pháp thu thập :

Được thu thập bằng cách lấy máu xét nghiệm và ghi vào mẫu phiếu xét nghiệm sinh hóa cho từng đối tượng.

Tất cả có 2 lần lấy máu xét nghiệm : Lần 1 (thời điểm T0) lấy máu tĩnh mạch cho 1696 đối tượng để làm xét nghiệm Hb, Ferritin, Homocystein, kẽm huyết thanh cho các đối tượng thiếu máu có 80 < Hb < 120 g/dL. Lần 2 (Thời điểm T6) lấy máu tĩnh mạch của các đối tượng sau khi can thiệp để làm các xét nghiệm Hb, ferritin, homocystein, kẽm huyết thanh.

Kỹ thuật lấy máu : Khoảng 5ml máu tĩnh mạch được lấy vào buổi sáng, khi đói. Đối tượng nhịn ăn trước khi lấy máu. Máu sau khi lấy được bảo quản trong hộp lạnh, tránh ánh sáng, ly tâm sau 3 giờ, tốc độ 3000 vòng/ phút. Huyết thanh được chia tách ra 3 ống Eppendoff để đo hàm lượng ferritin, kẽm, homocystein. Các mẫu huyết thanh đều được bảo quản trong tủ lạnh âm sâu ở nhiệt độ - 800C cho đến khi phân tích.

Các dụng cụ phân tách máu đều được tráng rửa bằng acid Chlohydric 1%, sấy khô trước khi dùng. Các xét nghiệm được thực hiện tại phòng xét nghiệm sinh hóa – Khoa Nghiên cứu vi chất – Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Đánh giá chỉ số sinh hóa :

*Chỉ số Hb : Sử dụng máy HemoCue (Sweden). Khoảng 5 microlit máu toàn phần được hút mao dẫn vào cuvette chuyên dụng, đưa vào máy đọc, kết quả xuất hiện sau 20 giây. Độ chính xác của máy được kiểm tra liên tục 10-15 phút /lần với cuvette chuẩn của máy.

Nguyên lý: Hemoglobin và dẫn xuất của nó bị ôxy hoá thành methemoglobin với sự có mặt của kali kiềm ferricyanide. Methemoglobin phản ứng với kali cyanide hình thành nên cyanmethemoglobin mà độ hấp thụ cao nhất của nó đạt đ­ược ở 540 nm. Cường độ màu đo đ­ược tại bư­ớc sóng 540 nm tỷ lệ với nồng độ hemoglobin.

Độ dao động của phép đo trong một mẻ xét nghiệm (intra- assay variability) là 3%, giữa các mẻ xét nghiệm (inter - assay variability) là 5%.

Phân loại thiếu máu theo WHO 2001:

Khi nồng độ Hb <120 g/L được coi là thiếu máu:



  • Thiếu máu nhẹ: Hb từ 90g/l đến < 120g/l

  • Thiếu máu vừa: Hb từ 70g/l đến < 90g/l

  • Thiếu máu nặng: Hb <70g/l

Về mức YNSKCĐ của thiếu máu:

  • Mức nhẹ: tỷ lệ thiếu máu từ 5 - 19,9%

  • Mức trung bình: tỷ lệ thiếu máu từ 20 - 39,9%

  • Mức nặng: tỷ lệ thiếu máu từ 40%

* Chỉ số Ferritin được phân tích bằng phương pháp Eliza, sử dụng KIT RAMKO LABORATOTIES INC.(USA). Ferritin < 20 µg/dl được coi là dự trữ sắt thấp và <12 µg/dl được coi là dự trữ sắt cạn kiệt.

Nguyên tắc của phép đo gồm 2 giai đoạn phản ứng chính:



Giai đoạn 1: Ferritin trong huyết thanh người được gắn với kháng thể kháng ferritin dạng pha rắn, đồng thời gắn với chất liên kết kháng thể kháng Ferritin trong môi trường phosphatase kiềm, tạo nên phức hợp miễn dịch bền vững.

Giai đoạn 2: phản ứng của phosphatasa kiềm với dung dịch cơ chất bao gồm phenylphosphate disodium và 4 amino antipyrine. Thêm dung dịch Kali ferricyanide để lên màu, đọc mật độ quang ở bước sóng 490-510nm. Nồng độ ferritin tỷ lệ thuận với đậm độ của màu của dung dịch.

Nồng độ thấp nhất có thể phát hiện được là 1ng/ml. Độ dao động của phép đo trong một mẻ xét nghiệm (intra- assay variability) là 5,3%, giữa các mẻ xét nghiệm (inter - assay variability) là 7,7%.



* Homocystein huyết thanh được xác định bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang trên máy Cobas 6000; Homocystein <65 µg/dL được coi là tình trạng Folate thấp [114]. Homocystein dạng kết hợp với protein trong máu bị khử thành dạng tự do, sau đó nhờ enzyme chuyển đổi thành S-adenosyl-L-homocysteine (SAH) bằng những phản ứng miễn dịch khác nhau. Các men đặc hiệu cho dạng L của homocysteine, dạng tồn tại duy nhất trong máu.

Phép đo có độ nhạy 1 mcmol/L, độ dao động CV từ 7-8% cho các nồng độ 6,1; 10,5; và 20,6 mcmol/L



* Chỉ số kẽm huyết thanh được định lượng theo phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS), bước sóng 213,9 nm ; khe sáng 0,7 với tốc độ hút 3ml/ phút, kẽm chuẩn Zn(NO3)2 (của Wako Puro Chemilcal Industry Ltd. Japan) được pha theo các nồng độ 0,2 mg/L; 0,6 mg/L  và 0,8 mg/L. Độ dao động của phép đo trong một mẻ xét nghiệm (intra- assay variability) là 3%, giữa các mẻ xét nghiệm (inter - assay variability) là 6%.

Các dụng cụ phân tích máu, đặc biệt dùng cho đo kẽm đều được tráng rửa bằng acid chlohydric HCl 1%, sấy khô trước khi dùng để loại trừ nhiễm kẽm từ môi trường. Các dung dịch, nước khử ion, hóa chất sử dụng cho phân tích đều thuộc loại cực kỳ tinh khiết (Ultra-pure grad), không lẫn Zn và kim loại khác.

Trước khi lấy mẫu xét nghiệm, độ ô nhiễm kim loại kẽm cũng được thử nghiệm với các ống trắng theo đúng quy trình: ống nghiệm, nước cất khử ion, dung dịch acid được kiểm tra trên máy AAS và chứng minh không bị ô nhiễm.

Đánh giá tình trạng thiếu kẽm dựa vào hướng dẫn của WHO và Tổ chức tư vấn kẽm quốc tế: Được coi là thiếu kẽm khi nồng độ kẽm huyết thanh < 10,7 mcmol/L (69,9 µg/dL) [100].



Bảng 2.3: Tóm tắt các biến số chỉ tiêu nghiên cứu

Mục tiêu

Biến số

Chỉ tiêu

PP. thu thập

TL.TK


Mục tiêu 1: Đánh giá giá trị dinh dưỡng, đặc tính cảm quan của bột mỳ, mỳ ăn liền sản xuất từ bột mỳ tăng cường

Giá trị dinh dưỡng khẩu phần

Protein

Phỏng vấn, tra bảng TP. Hóa học thức ăn Việt Nam



ĐH. Y Hà Nội 2004

Lipid

Glucid

Năng lượng

Nhóm vitamin, khoáng



Kẽm

Sắt

Folic

B1

B2

Vi sinh vật



TSVK hiếu khí

Lấy mẫu xét nghiệm



TCVN 4884:2005

Nấm men, mốc

ISO 21527-1:2008

E. coli

TCVN 6846:2007

Coliform

TCVN 4822:2007

S. aureus

TCVN 6848:2007

Cl. perfringens

TCVN 4991:2005

Đặc tính cảm quan mỳ ăn liền

Màu

Test cảm quan

TCVN 3125-79



Mùi

Vị

Trạng thái sợi mỳ






Mục tiêu 2:

Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn ở nữ công nhân tại nhà máy



TNLTD, Thừa cân (BMI)

Cân nặng,

Nhân trắc

WHO 1995

Chiều cao

Tuổi

Tình trạng sắt, thiếu máu

Hemoglobin

HemoCue

WHO 2002

Ferritin

ELIZA

Homocystein

MD Hóa phát quang

Roche 2006

Khẩu phần ăn

Tần xuất tiêu thụ / tuần, tháng qua

Phỏng vấn

ĐH. Y Hà Nội 2004

Khẩu phần ăn 24 giờ qua

Phỏng vấn

Bệnh tật kèm theo

Tiền sử bệnh

Phỏng vấn

WHO 1998

Bệnh hiện tại

Khám lâm sàng


Mục tiêu 3: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng mỳ ăn liền trong 6 tháng ở nữ công nhân thiếu máu

Vi chất dinh dưỡng: thiếu sắt, kẽm, folic

Hb

HemoCue

WHO 2002

Ferritin

ELYZA

Zn

AAS

IZincG 2004

Homocystein

MD Hóa phát quang

Roch 2006

Thay đổi cân nặng, chiều cao, BMI

Cân nặng

Cân TANITA

WHO 1995

Chiều cao

Thước đo đứng

      1. Xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi-Data. SPSS 13.0, Stat 2.

Đánh giá tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu ở nữ công nhân lứa tuổi sinh đẻ : Sử dụng phần mềm Epi-Data, SPSS 13.0 để nhập số liệu và phân tích thống kê. Các test 2, t test cũng được sử dụng. Số liệu được kiểm định chuẩn trước khi phân tích, hoặc sử dụng test phi tham số để so sánh. Mô hình hồi quy logistic được thiết lập để đánh giá mối tương quan giữa thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn với một số yếu tố nguy cơ: tuổi, năng lượng, đạm động vật, sắt, kẽm, acid folic khẩu phần thấp, thiếu máu với thiếu năng lượng trường diễn.

Đánh giá hiệu quả của bổ sung vi chất dinh dưỡng vào bột mỳ : Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0, Stat 2. Các test T ghép cặp, ANOVA, 2 được sử dụng so sánh.

Chỉ những đối tượng ăn trên 85% số bữa, đủ 2 lần xét nghiệm mới được đưa vào phân tích đánh giá hiệu quả can thiệp.



Đánh giá cảm quan tại cộng đồng của mỳ ăn liền : Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0. Các số liệu trung bình, tỷ lệ % được tính toán so sánh giữa 2 nhóm mỳ tăng cường vi chất. T test độc lập được dùng để so sánh khác biệt giữa 2 nhóm mỳ ăn liền cũng như thay đổi theo thời gian của cùng nhóm mỳ.

      1. Các biện pháp khống chế sai số:

Các số liệu nhân trắc: Sử dụng điều tra viên cố định tham gia cân, đo từ đầu đến cuối nghiên cứu, sử dụng cùng một loại cân, thước, cùng thời điểm buổi sáng (7h – 9h). Sử dụng các công cụ chuẩn (cân, thước) và kỹ thuật chuẩn xác. Thực hiện đúng theo thường quy và thống nhất phương pháp điều tra trong tất cả điều tra viên để tránh sai số do người đo và dụng cụ đo.

Các xét nghiệm sinh hóa: Tuân thủ quy trình lấy mẫu, quy trình bảo quản, tránh ô nhiễm vi chất từ bên ngoài vào (bằng cách tráng rửa ống đo kẽm bằng acid), các phép đo đều được phân tích bằng phương pháp chuẩn cập nhật, có kiểm tra chất lượng của WHO, các tổ chức chuyên ngành (IVACG, CDC-US, IZincG).

Số liệu biểu hiện bất thường hệ tiêu hóa: Cộng tác viên được tập huấn cách ghi chép, nhận biết dấu hiệu bất thường, nghiên cứu viên kiểm tra lại các ghi chép hàng tuần.

Số liệu được làm sạch trước khi nhập vào máy tính, nhập 2 lần, phân tích tầng, ghép cặp trong xử lý để khống chế nhiễu và sai số.



      1. Đạo đức trong nghiên cứu:

Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức của Viện Dinh dưỡng thông qua. Nữ công nhân được thông báo và giải thích rõ ràng về mục đích và những nội dung sẽ tiến hành trong nghiên cứu. Nữ công nhân có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Đối tượng chỉ được nhận tham gia vào nghiên cứu khi đồng ý và ký vào bản cam kết tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

Những người mắc dị tật bẩm sinh, các bệnh cấp tính và mạn tính, thiếu máu nặng đều được loại khỏi nghiên cứu ngay từ đầu và được tư vấn đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Tất cả các dụng cụ để cân, đo được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tổn thương và nguy hiểm cho đối tượng tham gia nghiên cứu.

Các dụng cụ lấy máu xét nghiệm đảm bảo vô trùng, sử dùng 1 lần riêng cho từng đối tượng và có bác sỹ chuyên phòng chống sốc khi lấy máu.

Mỳ ăn liền được sản xuất và nấu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kết quả khám và xét nghiệm được thông báo để đối tượng biết rõ về tình hình sức khỏe bản thân.

Các đối tượng được nhận bồi dưỡng mỗi lần điều tra bằng tiền

Các số liệu bệnh tật và hồ sơ của đối tượng được lưu giữ kỹ, chỉ nghiên cứu sinh và một số nghiên cứu viên được biết. Các số liệu công bố đều được ẩn danh tính đối tượng, được mã hóa dưới dạng code.

Kết quả nghiên cứu dùng để đưa ra các khuyến nghị cho cộng đồng các giải pháp phòng và kiểm soát tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


    1. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG, ĐẶC TÍNH CẢM QUAN VÀ SỰ CHẤP NHẬN CỦA PHỤ NỮ LỨA TUỔI SINH ĐẺ ĐỐI VỚI MỲ ĂN LIỀN ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ BỘT MỲ TĂNG CƯỜNG VI CHẤT

      1. Chỉ số dinh dưỡng, vi sinh vật của sản phẩm

        1. Các chỉ số dinh dưỡng:

Bảng 3.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong bột mỳ, mỳ ăn liền (loại ELEC) theo thời gian bảo quản.

ELEC


Bột mỳ

(n=3)

Mỳ ngay sau SX

(n=3)

Mỳ sau 3 tháng

(n=3)

Mỳ sau 6 tháng

(n=3)

Protein (g/100g)

9,8 0,4

8,1 0,4

8,20,7

8,2 0,4

Lipid (g/100g)

0,930,18

19,4 0,75

18,5 0,60

18,6 0,9

Fe (mg/kg)#

76,6 9,4

71,0 1,6

71,2 2,5

70,3 2,2

Zn (mg/kg)

38,1 4,8

32,7 2,8

31,6 2,7

30,4 1,4

A.Folic (mg/100g)

0,18 0,04

0,14 0,03

0,03 0,03*

0*

Số liệu biểu thị bằng XSD; #loại sắt sử dụng là electrolytic;

*p<0,05 so với bột mỳ, mỳ ăn liền ngay sau khi sản xuất

Bảng 3.1 cho thấy bột mỳ tăng cường vi chất với Fe Electroytic có giá trị Protein, lipid tương tự như hầu hết các bột mỳ xay sát trắng khác, tuy nhiên giá trị vi chất như Fe, Zn, Folic cao hơn các bột mỳ không tăng cường vi chất. Hàm lượng các vi chất đạt yêu cầu so với quy định Bộ Y Tế 2003 (Fe 60mg/kg, Zn 30mg/kg, Folic 2mg/kg).

Về mỳ ăn liền, hàm lượng Protein, Fe, Zn ổn định theo thời gian bảo quản; tuy nhiên acid folic thay đổi đáng kể: sau sản xuất hàm lượng giảm khoảng 30% so với bột mỳ (25% do pha thêm phụ gia, 5-10% do chế biến nhiệt), sau 3 tháng hàm lượng folic còn 21% so với sau sản xuất, sau 6 tháng giảm dưới ngưỡng phát hiện.

Bảng 3.2: Hàm lượng dinh dưỡng trong bột mỳ, mỳ ăn liền (loại FUMA) theo thời gian bảo quản


FUMA

Bột mỳ

(n=3)

MT sau SX (n=3)

Sau 3 tháng (n=3)

Sau 6 tháng (n=3)

Protein (g/100g)

9,7 1,2

8,1 0,5

8,2 0,5

8,2 0,3

Lipid (g/100g)

0,82 0,17

19,3 0,9

18,9 1,2

19,1 1,7

Fe (mg/kg)#

77,5 12,6

69,7 2,2

68,5 2,6

69,1 1,9

Zn (mg/kg)

38,5 6,0

31,8 2,0

31,63,5

30,5 1,6

A.Folic (mg/100g)

0,17 0,06

0,13 0,05

0,02 0,04*

0*

Số liệu biểu thị bằng XSD; #, loại sắt sử dụng là Fumarate;

*, p<0,05 so với bột mỳ, mỳ ăn liền ngay sau khi sản xuất

Bảng 3.2 cho thấy giá trị dinh dưỡng của mỳ ăn liền tăng cường Fe Fumarate, cũng có các giá trị giống như sắt Electroytic. Ổn định về Protein, Fe, Zn, Folic giảm nhanh sau 3 tháng và không phát hiện sau 6 tháng. Bảng 3.1 và 3.2 còn cho thấy hàm lượng lipids của mỳ ăn liền tăng đáng kể (gấp 20 lần) so với bột mỳ (19g/100 mỳ ăn liền so với 0,9g/100g bột mỳ), do nạp thêm trong quy trình chế biến.



        1. Các chỉ số vi sinh vật:

Bảng 3.3: Các chỉ số vi sinh của mỳ ăn liền theo thời gian bảo quản

Chỉ tiêu

Ngay sau SX

Sau 3 tháng

Sau 6 tháng

Mức cho phép

(BYT-2008)

Tổng số vi khuẩn hiếu khí (CFU/g)

0

ELEC: 2 x103

FUMA:1,3x103



ELEC: 2 x102

FUMA: 1,8x102



106

TS.Coliforms (MPN/g)

0

0

0

103

E.coli (MPN/g)

0

0

0

102

S.aureus (CFU/g)

0

0

0

102

Cl.perfringens (CFU/g)

0

0

0

102

TS.bào tử nấm men, nấm mốc (CFU/g)

0

0

0

103

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương