BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính học viện tài chíNH


Hoàn thiện tổ chức thủ tục kế toán



tải về 0.93 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu21.07.2016
Kích0.93 Mb.
#2109
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức thủ tục kế toán

3.2.3.1. Hoàn thiện quy trình kế toán máy

Hình thức kế toán máy là hình thức xử lí dữ liệu kế toán bằng máy tính thông qua một phần mềm kế toán để tạo ra các báo cáo KT và tập hợp các sổ kế toán. Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

- Hình thức sổ KT được DN tự xác định hoặc sử dụng các mẫu sổ của một trong bốn hình thức sổ kế toán thủ công (nhật kí chung, nhật kí sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật kí chứng từ).

- Phần mềm kế toán không cần hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in được đầy đủ các sổ kế toán theo thiết kế và BCTC theo quy định.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy được thể hiện trên sơ đồ 3.2 dưới đây:

Sơ đồ 3.2: Trình tự kế toán máy chưa cải tiến

Theo đó, dữ liệu kế toán có thể được nhập vào từ chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ gốc cùng loại; Các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật kí – sổ cái, ...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan; Các sổ kế toán và báo cáo kế toán được in ra trực tiếp từ máy tính.

Như vậy, máy vi tính cùng với phần mềm kế toán được coi như một hộp đen trong quá trình xử lí dữ liệu kế toán vì người sử dụng chỉ cần đưa dữ liệu vào thì có ngay thông tin ra ở bất kì thời điểm nào mà không cần quan tâm đến thủ tục xử lí bên trong máy tính. Tuy vậy, sự khác biệt và đối lập với con người, máy tính không có tư duy logic nhưng tốc độ tính toán rất cao và chính xác. Để đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, người làm kế toán thủ công, trước đó, phải phân loại và ghi chép dữ liệu từ chứng từ kế toán lên một hệ thống sổ, thẻ kế toán – một tài liệu trung gian với bản chất là bản nháp, để làm cơ sở cho việc lập các BCTC và cung cấp các thông tin kế toán quản trị; Máy tính điện tử thì không cần các sổ kế toán trung gian mà có thể trực tiếp truy vấn dữ liệu từ các chứng từ máy trong CSDL để cung cấp nhanh chóng, đầy đủ và chính xác mọi thông tin kế toán nhờ một phần mềm kế toán.

Vì thế, hình thức kế toán máy, xét về mặt hình thức, chứng từ, tài khoản, sổ sách chỉ là một - chúng đã vận động theo quy luật lặp lại hình thức ban đầu ở thời kì sơ khai của kế toán khi mà khái niệm chứng từ chưa tách khỏi khái niệm sổ sách. Khác với trước đây, người ta không thể tách rời chứng từ, tài khoản, sổ sách thì hiện nay với sự giúp đỡ của máy tính, người ta có thể tách rời bất kì lúc nào; Xét trên phương diện cung cấp thông tin kế toán thì, nó là một hình thức kế toán riêng biệt và độc lập; Nếu xét về tính hiệu quả thì, hình thức kế toán máy không cần sử dụng bất kì một sổ kế toán trung gian nào; Tất cả các sổ kế toán, thẻ kế toán và các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị đều được xác định là thông tin đầu ra của phần mềm kế toán; Chúng đều được lập dựa trên các tệp chứng từ đã lưu trữ trong máy tính (gọi là chứng từ máy) mà không dựa trực tiếp trên chứng từ gốc được lập trên giấy.

Khi làm thủ công, độ chính xác của thông tin kế toán chịu ảnh hưởng của quá trình ghi sổ kế toán thì khi ứng dụng máy tính, độ chính xác của dữ liệu kế toán chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi độ chính xác của chứng từ máy trong khâu nhập liệu. Tuy vậy, theo quy định của Bộ Tài chính, không có bước nào để đối chiếu chứng từ máy và chứng từ giấy nhằm kiểm tra độ chính xác của khâu nhập liệu.

Qua những phân tích trên, ta thấy, cần phải cải tiến quy trình kế toán máy. Việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán đã làm thay đổi căn bản cấu trúc của quy trình kế toán thủ công, trong đó, những trật tự ghi chép bị phá vỡ, mối liên hệ giữa các sổ kế toán và quan hệ đối chiếu cũng bị phá vỡ theo. Khi sử dụng máy tính vào công tác kế toán ở DN, sẽ hình thành một trình tự ghi chép mới, được thể hiện qua sơ đồ 3.3 dưới đây:

Sơ đồ 3.3: Trình tự kế toán máy đã cải tiến

Tstraight arrow connector 28rong đó: Dòng thông tin định kì

straight arrow connector 27 Dòng thông tin bất thường

straight arrow connector 26 Đối chiếu, kiểm tra

Quy trình kế toán trên máy tính sẽ bao gồm các bước sau đây:



Bước 1: Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ.

Bước này phải phân biệt hai loại chứng từ: Các chứng từ được lập trước khi nhập vào máy (loại 1) và các chứng từ được lập sau khi dữ liệu đã nhập vào máy (loại 2) để tổ chức một cách hợp lí quy trình lập và luân chuyển chứng từ.



Bước 2: Tổ chức xử lí chứng từ

- Tổ chức phân loại chứng từ, sắp xếp các chứng từ có liên quan thành các bộ để thuận tiện cho việc nhập vào máy và đối chiếu, kiểm tra.

- Đối với các chứng từ loại 1, việc xử lí gồm: kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp của nghiệp vụ ghi trên chứng từ, tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, ghi mã số, định khoản...vào phần thông tin bổ sung dành cho kế toán.

- Đối với các chứng từ loại 2 cũng xử lí tương tự như trên. Nếu có sự cố cần phải theo dõi để điều chỉnh thông tin trên máy vì trước đó thông tin đã được nhập vào máy.



Bước 3: Khi xuất hiện chứng từ kế toán đã phân loại, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Có thể tổ chức để nhiều người đồng thời cùng nhập dữ liệu.

Bước 4: Ngay sau khi nhập xong chứng từ vào máy, kế toán tiến hành in các chứng từ máy đã nhập thành các "bảng tổng hợp chứng từ máy cùng loại".

Bước 5: Đối chiếu chứng từ máy và chứng từ giấy để phát hiện sai sót và tiến hành hiệu chỉnh (nếu có).

Bước 6: Lập các sổ tổng hợp và BCTC theo định kì, sổ chi tiết và hệ thống báo cáo chi tiết tại thời điểm được yêu cầu. Các thông tin này đều có thể được hiển thị trên màn hình hoặc in ra giấy.

Bước 7: Đối chiếu thông tin giữa các sổ và báo cáo kế toán (nếu cần).

3.2.3.2. Hoàn thiện tổ chức hình thức sổ kế toán

Như đã phân tích, hình thức sổ kế toán, về bản chất chỉ là một cách thức ghi chép vào các tài liệu trung gian (gọi là sổ kế toán) với tư cách là bản nháp giúp cho kế toán hệ thống và phân loại dữ liệu kế toán một cách nhanh chóng nhằm xử lí các dữ liệu đầu vào là các chứng từ để tạo ra các báo cáo kế toán là kết quả đầu ra của quá trình xử lí thông tin kế toán. Dó đó, hình thức sổ kế toán nào cũng chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu trên.

Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất: Chỉ sử dụng một hình thức sổ kế toán duy nhất (hình thức sổ và quy trình ghi sổ kế toán). Đề xuất này xuất phát từ những lí do sau đây:

Một là, dễ dàng nghiên cứu để tối ưu hóa công tác kế toán và dễ dàng hơn khi ứng dụng CNTT. Thực ra, chỉ ở VN và một số ít các nước khác sử dụng nhiều hình thức sổ kế toán. Việc sử dụng một hình thức sổ kế toán duy nhất là phù hợp với thông lệ kế toán thế giới.

Hai là, sử dụng một hình thức sổ kế toán duy nhất sẽ tạo thuận lợi cho công tác kế toán hơn vì dễ thống nhất trong việc mở sổ, dễ học tập, thực hành và đặc biệt là tạo thuận lợi cho việc kiểm soát công tác tổ chức kế toán của các doanh nghiệp.

Ba là, trên thực tế, hầu hết các DN có nhu cầu ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán, nhất là trong các DN có quy mô lớn và vừa. Việc sử dụng nhiều hình thức sổ kế toán như trong điều kiện thủ công là không cần thiết.

Bốn là, quy luật phát triển của hình thức sổ kế toán không còn theo hướng thủ công, nếu tiếp tục theo hướng thủ công sẽ dẫn đến bế tắc. Thực tế đã cho thấy, hình thức sổ kế toán nhật kí - chứng từ ra đời năm 1949 tại Liên xô (cũ) là hình thức kế toán thủ công cuối cùng , từ đó đến nay không còn một hình thức sổ kế toán thủ công nào ra đời nữa.

Tóm lại, trong điều kiện ứng dụng CNTT thì chỉ cần một hình thức sổ kế toán thủ công nhằm giới thiệu các phương pháp kế toán và làm căn cứ hướng dẫn thiết kế HTTT kế toán phục vụ cho việc viết chương trình cho máy. Trong bốn hình thức sổ kế toán: Nhật kí chung, nhật kí sổ cái, chứng từ ghi sổ, nhật kí - chứng từ thì hình thức sổ nhật kí chung là phù hợp hơn cả, bởi nó là hình thức đơn giản, dễ học, dễ làm, dễ tin học hóa và đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, Singapore...Việc sử dụng hình thức sổ nhật kí chung sẽ tạo điều kiện hội nhập kế toán VN với thông lệ kế toán thế giới.

Để đề ra những quy định cụ thể về tổ chức sổ kế toán, cần phải hiểu được đặc điểm của sổ kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính.

Con người vốn có quán tính trên lối mòn của kế toán thủ công nên thường quan tâm đến các sổ, thẻ kế toán như là một niềm tin để đảm bảo cho sự “an tâm” của các thông tin trên báo cáo kế toán, nhưng thực tế thì không như vậy. Với hình thức kế toán máy, cả sổ kế toán và báo cáo đều sinh ra từ chung một nguồn thông tin là các các tệp chứng từ máy. Vì thế, khái niệm sổ sách kế toán trong điều kiện sử dụng máy tính điện tử chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho một hệ thống thông tin đã được phân loại và hệ thống hóa nhằm phục vụ cho công tác quản lí và điều hành DN. Tập hợp các thông tin hữu ích này được chia làm hai loại là thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết, và nếu so sánh với kế toán thủ công thì thông tin tổng hợp nằm trong sổ cái, thông tin chi tiết nằm trong các sổ chi tiết.

Sổ sách kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT hay là hệ thống thông tin đã được hệ thống hóa, phân loại được lưu trong đĩa từ hoặc xem trên màn hình, không bắt buộc phải in ra giấy như quy định hiện nay vì gây lãng phí về công sức và giấy in mà không thực sự cần thiết đối với DN SXKD. Chỉ in ra giấy các sổ cái (thực chất là tài khoản) trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Hệ thống thông tin phải được sắp xếp một cách hợp lí theo cột, theo dòng sao cho thuận tiện cho việc xem và khai thác thông tin, không nhất thiết phải đúng với mẫu sổ sách thủ công nhưng phải đảm bảo đầy đủ thông tin, riêng về tài khoản phải đảm bảo theo đúng mẫu về tài khoản, cụ thể như sau:

Với khả năng hữu hạn về độ rộng của máy in, hình thức kế toán máy yêu cầu các sổ và báo cáo kế toán phải thiết kế theo nguyên tắc ít dòng, nhiều cột.

Khi đó, các sổ kế toán mà PMKT phải có khả năng cung cấp bao gồm:

- Sổ nhật kí chung;

- Số cái các tài khoản;

- Các sổ chi tiết, bao gồm:


  • Sổ chi tiết tiền mặt

  • Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng

  • Sổ chi tiết nguyên tệ

  • Sổ chi tiết vật tư, công cụ, dụng cụ

  • Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ

  • Sổ chi tiết các khoản phải thu

  • Sổ chi tiết các khoản phải trả

  • Sổ chi tiết chi phí

  • Sổ chi tiết giá thành

  • Sổ chi tiết doanh thu và kết quả kinh doanh

  • Sổ chi tiết các nguồn vốn

  • Sổ chi tiết thu nhập khác

. . . . .

Hệ thống sổ chi tiết nhằm giải trình chi tiết cho tất cả các nội dung cơ bản về: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu; Vật tư hàng hóa; Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn; Tiền lương; Chi phí và giá thành; Bán hàng, xác định kết quả và phân phối; Các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.



3.2.3.3. Hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

3.2.3.3.1. Xác định các đối tượng kế toán

Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành thống nhất, DN tiến hành lựa chọn các TK cần thiết sao cho phù hợp với đặc điểm quản lí của mình. Trên cơ sở các TK tổng hợp cấp 1 (và cấp 2), người ta tiến hành xây dựng các tài khoản chi tiết để theo dõi chi tiết đến từng đối tượng KT, đây là đối tượng của KT tài chính được chi tiết hóa, theo yêu cầu cung cấp thông tin của nhà quản lí và điều hành DN.



So với quyết định 15/2006-QĐ/BTC, thông tư 200/2014-TT/BTC đã loại bỏ các tài khoản: 129, 139, 142, 144, 159, 311, 315, 342, 351, 415, 431, 512, 531, 532 và toàn bộ tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, bổ sung thêm các TK cấp 1 và cấp 2 như: TK 357 (Quỹ bình ổn giá); TK 417 (Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp). Thông tư cũng quyết định thay đổi các TK sau:

  • Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (trước đây gọi là Đầu tư chứng khoán ngắn hạn)

  • Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (trước đây là Đầu tư ngắn hạn khác)

  • Tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (trước đây là Góp vốn liên doanh)

  • Tài khoản 228 – Đầu tư khác (trước đây là Đầu tư dài hạn khác)

  • Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (trước đây là Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn)

  • Tài khoản 242 – Chi phí trả trước (trước đây là Chi phí trả trước dài hạn)

  • Tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (trước đây là Ký quỹ, ký cược dài hạn)

  • Tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính (trước đây là Vay dài hạn)

  • Tài khoản 343 – Nhận ký quỹ, ký cược (trước đây là Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn)

  • Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (trước đây là Nguồn vốn kinh doanh)

  • Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trước là Lợi nhuận chưa phân phối)

  • Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (gộp 3 tài khoản 521, 531, 532 trước đây)

Việc tổ chức vận dụng để mở các TK chi tiết được thực hiện như sau:

  • Với TK loại 1: Tài sản lưu động

        • Các TK 1112, 1122, 1132, 1211, 121, 128, 136, 141, phải mở thêm tài khoản cấp 3, để theo dõi từng đối tượng ngoại tệ; Riêng TK 1122 phải mở thêm TK cấp 4 để theo dõi từng ngân hàng.

        • TK 131 thường được mở thêm TK chi tiết cấp 2, cấp 3 để theo dõi chi tiết theo nhóm khách hàng và từng khách hàng cụ thể.

        • Các TK 136, 138, 141 thường vẫn chỉ sử dụng thêm các TK cấp 2 như quy định.

        • TK 152 phải được mở thêm TK cấp 3, 4, 5, 6 để theo dõi theo chủng loại, theo từng nguyên vật liệu, theo bộ phận sử dụng và theo sản phẩm mà nguyên vật liệu cấu thành.

        • TK 154 mở thêm TK cấp 2 để theo dõi chi tiết từng nhóm sản phẩm dở dang.

        • TK 155 phải mở thêm tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 để theo dõi chi tiết từng thành phẩm nhập kho và bộ phận nhập kho.

        • TK 157 phải mở chi tiết cấp 2 và cấp 3 để theo dõi chi tiết hàng gì, gửi bán ở đâu?

        • TK 161 phải mở thêm TK cấp 2, cấp 3 để chi tiết cho chi sự nghiệp năm trước, năm nay và từng nội dung chi.

        • TK 171 phải mở thêm TK cấp 2 để chi tiết cho các đối tượng mua hoặc bán trái phiếu CP.

- Với TK loại 2: Tài sản cố định

        • TK 211 cần mở thêm các TK cấp 3, cấp 4, cấp 5 để theo dõi chi tiết cho từng tài sản, loại tài sản, bộ phận sử dụng.

        • TK 212 cần mở thêm các TK cấp 2, cấp 3, cấp 4để theo dõi chi tiết cho từng tài sản, đơn vị cho thuê, bộ phận sử dụng.

        • TK 214 cần mở thêm các TK cấp 3, cấp 4, cấp 5 để theo dõi chi tiết về hao mòn của từng tài sản, loại tài sản, bộ phận sử dụng.

        • TK 217 cần mở thêm các TK cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng bất động sản đã đầu tư.

        • Các TK từ 221 đến 228 cần mở thêm TK cấp 2, cấp 3 để theo dõi chi tiết nơi nhận vốn đầu tư và hình thức đầu tư.

        • TK 241 cần mở thêm tài khoản cấp 3 cho từng loại đối tượng TSCĐ, xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ.

- Với TK loại 3: Nợ phải trả

        • TK 331 – Phải trả cho người bán cần mở thêm TK cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng người bán vật tư, hàng hóa hoặc người nhận thầu xây dựng cơ bản hay sửa chữa lớn.

        • TK 336, cần mở thêm TK cấp 3 để theo dõi chi tiết các đối tượng phải trả trong nội bộ DN.

        • Trong các DN xây dựng, TK 337 thường không mở TK cấp 2.

        • TK 338 có các TK cấp 2 3381, 3382, ... 3388

        • Các TK 341 cần mở thêm TK cấp 3 để theo dõi các đối tượng liên quan đến khoản vay và nợ thuê tài chính.

        • Với những DN có phát hành trái phiếu, TK 3432 cần mở thêm các TK cấp 3, để theo dõi tương tự như TK 3431.

        • Các TK 344, 347, 352 có thể có / không mở thêm TK cấp 2.

        • TK 353 (quỹ khen thưởng, phúc lợi) chỉ cần sử dụng nguyên 4 tài khoản cấp 2 theo thông tư 200/2014-TT/BTC.

        • TK 356 (Quỹ phát triển khoa học và CN), ngoài 2 TK cấp 2 đã quy định, nên mơt TK cấp 3 để theo dõi chi tiết các khoản làm tăng, giảm quỹ.

        • TK 357 (Quỹ bình ổn giá) không cẩn mở thêm TK chi tiết.

- Với nhóm TK loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu

        • Các TK 411, 412, 413, 414, 418, 421, 441: DN có thể có hoặc không mở thêm các TK chi tiết ngoài những quy định có sẵn trong bảng hệ thống tài khoản thống nhất.

        • TK 417 (Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp) cần bổ sung thêm TK cấp 2 để theo dõi chi tiết các khoản thu/chi từ quỹ.

        • TK 461 cần mở thêm các TK cấp 2, cấp 3 tương tự như TK 161.

        • TK 466 được mở thêm TK cấp 2 để chi tiết cho từng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.

- Với nhóm TK loại 5: Doanh thu

        • TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. DN cần mở thêm TK cấp 3, TK cấp 4 để theo dõi chi tiết từng hàng hóa, thành phẩm và từng nhóm mặt hàng; Nếu có nhiều địa điểm bán hàng, cần mở thêm TK cấp 5 để theo dõi cho từng điểm bán hàng.

        • TK 515 cần mở thêm TK cấp 2 để theo dõi chi tiết nguồn gốc từng khoản thu.

        • Các TK 521, cần mở thêm TK cấp 3 để theo dõi chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu của từng mặt hàng.

- Với nhóm TK loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh

        • TK 611, với các DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kì, cần mở thêm TK cấp 3 để theo dõi từng nguyên vật liệu, hàng hóa.

        • TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: DN cần mở thêm TK cấp 2, TK cấp 3, TK cấp 4 để theo dõi chi tiết từng nguyên vật liệu, từng phân xưởng, từng sản phẩm SX sử dụng.

        • TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: Cần mở thêm TK cấp 2, TK cấp 3 để theo dõi chi tiết cho từng bộ phận SX, từng sản phẩm.

        • TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công: Cần mở chi tiết tương tự như các TK 621, 622.

        • TK 627 – Chi phí sản xuất chung, DN cần mở thêm các TK cấp 2: TK 6275 – Thuế tài nguyên, TK 6276 – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, TK 6279 – Chi phí sản xuất chung khác; Ngoài ra, cần mở thêm các TK cấp 3, TK cấp 4 để theo dõi chi tiết cho từng bộ phận sản xuất, hao hụt nhiên liệu, ăn ca, phòng cháy, bảo vệ, phát triển khách hàng, ...

        • TK 631 – Giá thành SX: Trong các DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kì, cần mở thêm TK cấp 2 để theo dõi chi tiết giá thành từng loại sản phẩm SX trong kì.

        • TK 632 – Giá vốn hàng bán: Cần mở thêm TK cấp 2 để theo dõi chi tiết từng nhóm mặt hàng hóa / dịch vụ. Có thể mở thêm TK cấp 3 để chi tiết cho từng sản phẩm/ mặt hàng sản xuất. Với những DN SXKD không có sản phẩm tồn kho (ngành điện, ngành viễn thông, ...) thì có thể kết chuyển chi phí trực tiếp vào TK 911 mà không qua cần ghi qua TK 632.

        • TK 635 – Chi phí tài chính: DN cần mở thêm các TK cấp 2 và cấp 3 tương tự như với TK 515.

        • TK 641 – Chi phí bán hàng: DN nên mở thêm hai TK cấp 2 là TK 6416 – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và TK 6419 – Chi phí bán hàng khác.

        • TK 642 – Chi phí quản lí DN: DN SXKD cần mở thêm TK cấp 3, TK cấp 4 tương tự đối với TK 627.

- Với nhóm TK loại 7: Thu nhập khác

        • TK 711 – Thu nhập khác: DN cần mở thêm các TK cấp 2 để chi tiết các khoản thu nhập, chẳng hạn: TK 7111 – Nhượng bán thanh lí, TK 7112 – Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lí xóa sổ KT, TK 7113 – Thu tiền phạt khách hàng, TK 7114 – Các khoản thuế được hoàn trả, TK 7115 – Các khoản thưởng của khách hàng không tính trong doanh thu, TK 7116 – Thu nhập từ quà biếu, tặng, ... TK 7119 – Các khoản thu khác.

- Với các TK loại 8: Chi phí khác

        • TK 811 – Chi phí khác: DN nên mở thêm các TK cấp 2 để chi tiết các khoản chi ngoài dự kiến, chẳng hạn: TK 8111 – Tiền phạt do vi phạm hợp đồng, TK 8112 – Chi phí thu hội các khoản nợ khó đòi đã xử lí xóa sổ KT, TK 8113 – Chi do bị phạt thuế, TK 8114 – Chi phí thanh lí tài sản, ..., TK 8119 – Các khoản chi phí khác.

        • TK 821 – Chi phí thuế thu nhập DN: Các DN chỉ cần sử dụng hai TK cấp 2 là TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành và TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại.

- Với nhóm TK loại 9: Xác định kết quả kinh doanh

        • TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh: Các DN cần mở thêm các TK cấp 2, TK cấp 3 để theo dõi chi tiết kết quả kinh doanh trong từng nhóm hàng/sản phẩm và từng mặt hàng cụ thể.

3.2.3.3.2. Tổ chức mã hóa các đối tượng quản lí

Trên cơ sở đã xác định các đối tượng kế toán cần quản lí trong DN, để ứng dụng CNTT, phải tiến hành tổ chức mã hóa các các đối tượng: Bộ phận, vật tư, sản phẩm, hàng hóa, loại ngoại tệ, các đối tượng phải thu, phải trả, các loại nguồn vốn, tài sản cố định, ... theo một quy tắc nhất quán để phần mềm có thể nhận dạng chính xác từng đối tượng. Để đảm bảo yêu cầu đó, các đối tượng cùng loại thì phải được mã hóa bằng các từ mã khác nhau, nhưng, chúng phải có độ dài như nhau để có thể xử lí bằng máy tính.

Theo phương pháp tài khoản kế toán, mỗi từ mã sẽ xác định một đối tượng kế toán; Chúng có thể gắn với các tài khoản cấp 1 (hoặc cấp 2) để tạo ra các cấp tài khoản chi tiết. Ngoài ra, theo luật kế toán, DN có thể được tự tổ chức thiết kế và in ấn chứng từ, khi đó, có thể tách các tài khoản chi tiết thành các thuộc tính riêng biệt trên chứng từ để thuận tiện hơn cho việc ghi định khoản kế toán.

Cấu trúc một mã tài khoản được xây dựng từ sự kết hợp giữa một số hiệu tài khoản thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính, kết hợp với một tập các mã đối tượng quản lí, có thể viết hoặc không các kí tự ngăn cách giữa các mã tài khoản chi tiết. Có thể minh họa cách thiết kế tổng thể một từ mã đối tượng quản lí qua sơ đồ 3.4 dưới đây:





Sơ đồ 3.4: Sơ đồ mã hóa các đối tượng quản lí

Cách mã hóa các đối tượng quản lí cụ thể ở từng DN phụ thuộc vào tập các đối tượng gắn liền với tài khoản kế toán liên quan, chẳng hạn:

- Với đối tượng là khách hàng, có thể mã hóa là: 131 CCCC

- Với đối tượng là nhà cung cấp, có thể mã hóa là: 331 CCCC

- Với đối tượng tạm ứng, có thể mã hóa là : 141 CCCC

- Với đối tượng là ngoại tệ, có thể mã hóa là : 1112 CC

Có nhiều đối tượng quản lí được mã hóa bao gồm nhiều cấp tài khoản chi tiết theo yêu cầu của nhà quản lí DN. Chẳng hạn, với nguyên liệu vật liệu, cần biết: Là nguyên vật liệu chính hay phụ? Nguyên vật liệu gì? Dùng cho phân xưởng nào? Dùng để sản xuất sản phẩm nào? Xuất ở kho nào? thì từ mã có thể là:

152.C.CCCC.CC.CCC.CC (Ví dụ: 152.1.SA01.01.A01.HP)

Mã NL, VL

Mã phân xưởng

Mã sản phẩm

Mã kho vật liệu

Trong đó: C (viết tắt củaCharacter) là một kí tự số hoặc chữa cái.

Sau khi xây dựng xong bộ mã đối tượng quản lí, phải phổ biến và quy định cho tất cả bộ phận liên quan để sử dụng một cách bắt buộc vì đây là cơ sở để kế toán ghi định khoản khi lập chứng từ và cũng là căn cứ để người viết PMKT nhận biết các dấu hiệu thông tin nhận dạng đối tượng kế toán trong quá trình xử lí. Người sử dụng PMKT cũng phải biết quy tắc mã hóa này để vận hành HTTT kế toán.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương