BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính học viện tài chíNH



tải về 0.93 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu21.07.2016
Kích0.93 Mb.
#2109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.3.1. Tổ chức con người

Con người là yếu tố nhân lực với vai trò chủ động trong mọi hoạt động của HTTT KT của DN SXKD. Trong điều kiện ứng dụng CNTT, tổ chức nhân lực kế toán bao gồm các việc sau đây:



  • Phát triển nguồn nhân lực cho HTTT kế toán của DN. Trong khâu tổ chức này, nhà tổ chức phải đặt ra các tiêu chuẩn đã được lượng hóa về các mảng kiến thức và kĩ năng của từng vị trí công việc. Trên cơ sở đó, xây dựng phương hướng và lộ trình phát triển nguồn nhân lực kế toán cho hệ thống.

  • Tổ chức bộ máy kế toán theo một trong ba mô hình tổ chức kế toán trong DN SXKD sao cho phù hợp với quy mô và yêu cầu tổ chức quản lí, phù hợp với khả năng và khung pháp lí của nguồn nhân lực kế toán trong DN SXKD.

  • Xác định các phần hành kế toán mà DN phải thực hiện, đồng thời, phân phối nguồn nhân lực đảm trách từng phần hành KT một cách phù hợp và hiệu quả.

Tổ chức con người trong HTTT kế toán của DN trong điều kiện ứng dụng CNTT có liên quan trực tiếp với tổ chức các thành tố khác của HTTT kế toán của DN, như: Tổ chức hệ thống phần cứng (Cần bao nhiêu máy tính? Đặt ở đâu? Giao cho ai sử dụng?); Tổ chức PMKT (xây dựng những modul nào? Phân quyền sử dụng ra sao? Chia sẻ dữ liệu với các phần hành khác như thế nào?); Tổ chức dữ liệu kế toán (Ai thực hiện hạch toán ban đầu thế nào? Ai nhập và đối chiếu dữ liệu? Ai chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ?); Tổ chức thủ tục KT (Ai đảm nhận phần hành nào? Yêu cầu về năng lực thế nào? Nhận và cung cấp thông tin cho ai?...)

1.3.2. Tổ chức dữ liệu kế toán

Dữ liệu kế toán là những thông tin được ghi chép về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài ra, có một tập hợp các thông tin khác được cung cấp từ môi trường của HTTT kế toán, bao gồm các thông tin được cung cấp bởi Nhà nước, bởi cơ quan chủ quản, bởi các chuyên gia, ... cũng được HTTT kế toán ghi chép và lưu trữ lại.

Vậy, việc tổ chức dữ liệu kế toán trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT sẽ bao gồm:


  • Tổ chức hạch toán ban đầu và thu thập dữ liệu. Tiến trình này có liên quan mật thiết với tiến trình tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, bởi vì mọi nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh trong hoạt động SXKD đều phải được phản ánh trên chứng từ kế toán.

Hạch toán ban đầu là ghi nhận tất cả các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh tại các bộ phận vào chứng từ kế toán. Việc làm đó có thể do các nhân viên kế toán hoặc các đối tượng khác thực hiện.

  • Tổ chức nhập và đối chiếu dữ liệu. Sau khi có dữ liệu, phải tiến hành nhập và lưu trữ vào các bảng trong CSDL của PMKT. Trong tiến trình nhập dữ liệu không thể tránh khỏi những sai sót chủ quan của người thao tác, do đó, mỗi khi nhập dữ liệu xong, phải in ra một bảng kê chứng từ máy để tiến hành đối chiếu với các chứng từ giấy ngoài máy. Nếu có sai sót, phải tiến hành hiệu chỉnh ngay.

  • Tổ chức lưu trữ dữ liệu kế toán. Việc tổ chức lưu trữ ở đây không bao gồm việc lưu trữ các chứng từ kế toán trong máy, chỉ bao gồm việc lưu trữ các chứng từ kế toán trên giấy và lưu trữ các chứng từ kế toán điện tử. Hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có một quy định cụ thể cho việc lưu trữ chứng từ kế toán điện tử.

Mặc dù nội dung của dữ liệu kế toán là khách quan đối với HTTT kế toán của DN, nó không phụ thuộc vào bất kì một thành phần nào trong hệ thống, nhưng, việc tổ chức ghi chép dữ liệu kế toán lại mang tính chủ quan, nó phụ thuộc vào thành tố "Thủ tục" của HTTT kế toán. Căn cứ vào yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lí và điều hành DN, người tổ chức HTTT kế toán của DN phải tiến hành xác định một tập hợp các thuộc tính của đối tượng kế toán cần xác định giá trị, trên cơ sở đó, tiến hành hạch toán ban đầu tại các bộ phận của DN SXKD.

1.3.3. Tổ chức thủ tục kế toán

Tổ chức thủ tục kế toán của DN trong điều kiện ứng dụng CNTT bao gồm các công việc sau đây:



  • Tổ chức hệ thống chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ KT.

  • Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán.

  • Lựa chọn hình thức sổ kế toán.

  • Xác định các mẫu báo cáo kế toán, đặc biệt là các báo cáo kế toán chi tiết.

  • Tổ chức hệ thống kiểm tra kế toán.

Chính sách kế toán, theo chuẩn mực kế toán số 29, bao gồm các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC - đó là một thành phần rất quan trọng của thủ tục kế toán, nhưng, trong điều kiện ứng dụng CNTT, con người không trực tiếp vận dụng chính sách KT mà giao cho máy tính thực hiện. Do đó, trong điều kiện ứng dụng CNTT, chính sách kế toán bị che dấu và thể hiện trong PMKT.

Tổ chức thủ tục kế toán trong DN trong điều kiện ứng dụng CNTT phụ thuộc vào các quy định trong luật kế toán, các chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và yêu cầu quản lí, điều hành của DN.



1.3.4. Tổ chức hệ thống phần cứng

Tổ chức hệ thống phần cứng là việc lựa chọn và cài đặt hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi cho HTTT kế toán của DN. Tổ chức hệ thống phần cứng bao gồm các công việc sau đây:



  • Tổ chức lựa chọn thiết bị cho phù hợp với đặc điểm của DN.

  • Tổ chức lắp đặt hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi. Nếu có nhiều máy tính, thường phải tiến hành tổ chức hệ thống mạng máy tính.

Tổ chức hệ thống phần cứng luôn phụ thuộc vào tổ chức nhân lực kế toán trong HTTT kế toán. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp và bảo mật, không nên tổ chức cho hai nhân viên kế toán cùng sử dụng một máy, kể cả cùng được phân công thực hiện một phần hành kế toán.

1.3.5. Tổ chức phần mềm kế toán

Tổ chức PMKT là tiến trình phức tạp và quan trọng nhất trong tổ chức HTTT kế toán, vì, nó đảm bảo cho toàn bộ HTTT kế toán của DN SXKD hoạt động được thông suốt để hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống này. PMKT là bản mô tả toàn bộ các thủ tục kế toán thành các chương trình cho máy tính hoạt động xử lí dữ liệu thay con người. Tổ chức PMKT bao gồm các công việc sau:



  • Đặt bài toán kế toán;

  • Phân tích, thiết kế hệ thống;

  • Viết phần mềm kế toán.

Tiến trình này phụ thuộc vào tất cả bốn thành tố còn lại trong HTTT kế toán của DN SXKD; Cụ thể như sau:

- Căn cứ vào tổ chức nhân lực kế toán, PMKT phải phân quyền cho từng người dùng trong việc nhập, xem, sửa, xóa dữ liệu và lập báo cáo.

- Căn cứ vào tổ chức hệ thống phần cứng để lựa chọn các phần mềm hệ thống, để viết các nhật kí theo dõi người dùng.

- Căn cứ vào tổ chức dữ liệu kế toán để tổ chức CSDL của phần mềm và viết các bẫy lỗi cho quá trình nhập dữ liệu.

- Căn cứ vào tổ chức thủ tục kế toán (bao hàm cả chính sách kế toán) mà hình thành các thuật toán để xử lí dữ liệu, sao lưu và bảo vệ dữ liệu, tạo các báo cáo kế toán tổng hợp và báo cáo kế toán chi tiết...

1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN



1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn ở các nước phát triển

Ở các nước phát triển, việc quản lí nền kinh tế của Nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống pháp luật rất chặt chẽ và minh bạch. Vấn đề quản lí tài chính, kế toán được đưa vào các bộ luật: Luật kế toán, Luật công ty, Luật thương mại, Luật dân sự, Luật thuế, ... và kế toán là hoạt động nghiệp vụ, kĩ thuật thuần túy được hướng dẫn qua các chuẩn mực kế toán của các tổ chức, hiệp hội về kế toán, trong khi Nhà nước không tổ chức ban hành các chuẩn mực kế toán. Nhà nước chỉ bắt buộc DN phải thực hiện công tác kế toán và lập các BCTC phản ánh trung thực và hợp lí tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN. Nhìn chung, khung pháp lí về kế toán ở các nước phát triển thường gồm hai bộ phận chính là Luật kế toán do Nhà nước ban hành và Chuẩn mực kế toán do các cơ quan nghiên cứu mang tính chất bán công (vừa mang tính chất Nhà nước, vừa mang tính chất hiệp hội hay nghề nghiệp) soạn thảo và công bố. Theo báo cáo kết quả khảo sát nghiệp vụ của đoàn cán bộ Tài chính Việt nam tại một số nước, năm 2010 [9, Website]:



Về tổ chức con người và hệ thống phần cứng: Tổ chức nhân lực KT trong các DN ở Anh, Pháp, Mỹ và Nhật bản luôn gắn liền với tổ chức hệ thống máy tính với ba quy mô cùng tồn tại: Máy tính cá nhân, mạng nội bộ và mạng InterNet. Nhân lực KT thường được trang bị ba mảng kiến thức: Kế toán, tin học và phân tích dữ liệu. Nguồn lực con người hầu như được tổ chức theo mô hình tập trung nhờ mạng InterNet đã xóa bỏ ranh giới về khoảng cách địa lí.

Về ban hành thủ tục KT:

- Ở Anh: Chuẩn mực kế toán do Ủy ban chuẩn mực KT thuộc Hội đồng BCTC soạn thảo và ban hành;

- Ở Mỹ: Chuẩn mực KT do Hội đồng tiêu chuẩn Kế toán tài chính thuộc Viện kế toán viên công chứng Hoa kỳ soạn thảo và ban hành;

- Ở Pháp: Chuẩn mực KT do Hội đồng kế toán Quốc gia soạn thảo, Bộ Tài chính ban hành;

- Ở Nhật Bản: Chuẩn mực KT do Viện KT Quốc gia thuộc Bộ Tài chính soạn thảo và ban hành;

Kèm theo các chuẩn mực kế toán được ban hành tại mỗi quốc gia là hệ thống tài khoản để trên cơ sở đó, các DN có thể lập các BCTC một cách thông nhất về chỉ tiêu, nội dung và cách lập. Chẳng hạn:



Về thủ thục KT:

Ở Mỹ: Hệ thống tài khoản KT áp dụng cho DN được chia thành 6 loại:

Loại 1: Tài sản (Tiền mặt; Các khoản phải thu; Chi phí trả trước; Hàng tồn kho; Đất đai; Nhà cửa; Máy móc; ; Các khoản thế chấp)

Loại 2: Công nợ phải trả (Phải trả nhà cung cấp; Phải trả công nhân viên; Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; Nợ phải trả ngân hàng)

Loại 3: Nguồn vốn chủ sở hữu (Nguồn vốn kinh doanh; Thu thập giữ lại)

Loại 4: Doanh thu (Doanh thu tư vấn; Doanh thu cung cấp dịch vụ; Lãi tiền gửi được hưởng; Thu nhập khác)

Loại 5: Chi phí kinh doanh (Chi phí lương; Chi phí hoa hồng; Chi phí vận chuyển và môi giới; Chi phí quảng cáo; Chi phí thuê tài sản; Chi phí văn phòng phẩm; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí điện thoại viễn thông; Chi phí vệ sinh; Chi phí thuế thu nhập)

Loại 6: Lãi cổ phần

Ở Pháp: Hệ thống tài khoản KT dành cho DN được chia làm 9 loại. Tài khoản từ loại 1 đến loại 8 thuộc kế toán tổng quát (còn gọi là kế toán đại cương). Trong 8 loại tài khoản trên lại chia thành :

  • Nhóm các tài khoản trên bảng tổng kết tài sản : Từ loại 1 đến loại 5

  • Nhóm các tài khoản dành cho quản lí : Tài khoản loại 6, loại 7

  • Nhóm tài khoản đặc biệt: Tài khoản loại 8

Tài khoản loại 9 là tài khoản thuộc kế toán phân tích. Nhóm tài khoản này đảm bảo sự phù hợp kết quả giữa kế toán đại cương và kế toán phân tích, đó là nhóm tài khoản ánh xạ để phản ánh các giá trị liên hệ giữa các tài khoản kế toán đại cương với kế toán quản trị.

Về tổ chức cung cấp thông tin KT:

Ở các nước phát triển, việc tổ chức HTTT kế toán của mỗi DN rất khác nhau do chuẩn mực kế toán rất mở. DN có thể tổ chức hai HTTT kế toán khác nhau, bao gồm:



  • HTTT kế toán tài chính: Là HTTT kế toán có chức năng theo dõi các đối tượng kế toán được ấn định bởi chuẩn mực kế toán nhằm phục vụ công tác lập BCTC. Loại báo cáo này phải được cung cấp cho Nhà nước và ra ngoài công chúng;

  • HTTT kế toán quản trị: Là HTTT kế toán cung cấp các thông tin kế toán phục vụ việc quản trị và điều hành DN hoạt động. Hệ thống này thường tách rời và không liên quan nhiều đến HTTT kế toán tài chính. Các thông tin kế toán quản trị được kế toán cung cấp thường bao gồm các thông tin để:

- Phân loại chi phí sản xuất và xác định chi phí sản phẩm;

- Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận;

Chẳng hạn:

Ở Mỹ: Báo cáo kế toán quản trị gồm hai loại: Báo cáo kiểm soát chi phí và báo cáo định hướng ra quyết định:

Báo cáo kiểm soát chi phí bao gồm: Báo cáo nguyên vật liệu trực tiếp mua vào; Báo cáo chi phí nhân công trực tiếp; Báo cáo chi phí bán hàng và quản lí; Báo cáo ngân sách.

Báo cáo định hướng ra quyết định bao gồm một hệ thống báo cáo được đặt hàng theo yêu cầu của nhà quản trị DN. Nó có thể thay đổi theo từng tình huống, nhiệm vụ cụ thể. Chẳng hạn như: Báo cáo kết quả KD theo mặt hàng, theo đơn vị nội bộ, theo thị trường tiêu thụ, theo thời kì hay mùa vụ... Các báo cáo này giúp nhà quản trị DN đưa ra các quyết định có tính hoạch định quá trình SXKD trong tương lai của DN.

Ở Pháp: Báo cáo kế toán gồm hai loại: Báo cáo dành cho cơ quan có thẩm quyền và báo cáo dùng nội bộ:

Báo cáo dành cho cơ quan có thẩm quyền bắt buộc là: Bảng tổng kết tài sản và báo kết quả niên độ.

Báo cáo dùng nội bộ là hệ thống báo cáo phục vụ quản trị DN, chẳng hạn: Báo cáo chi phí, giá thành, doanh thu, kết quả của từng loại sản phẩm, nhóm hàng, bộ phận; Báo cáo về định mức chi phí, sử dụng nhân công, nguyên vật liệu, nhiên liệu, ... cho từng mặt hàng, thời kì, ... để trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả SXKD và kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch và đưa ra các quyết định cần thiết cho phù hợp.

Về phần mềm KT: Đa số DN ở Anh, Pháp, Mỹ và Nhật bản đã sử dụng phần mềm giải pháp tổng thể ERP, bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều DN sử dụng các PMKT riêng biệt trong HTTT KT. Tuy vậy, dù ở mức độ nào, HTTT KT trong DN vẫn cung cấp đấy đủ các thông tin KT tài chính và KT quản trị cho các đối tượng sử dụng thông tin KT.

1.4.2. Bài học cho Việt Nam về tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng CNTT

Qua những kinh nghiệm được đúc kết thành lí luận đã nêu trong phần nghiên cứu tổng quan của đề tài và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, trong điều kiện ứng dụng CNTT, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về tổ chức HTTT kế toán trong DN sau đây:



Một là: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và con người đang tiến tới một thế giới phẳng, thì, khi tổ chức và thực hiện xây dựng HTTT kế toán phải đáp ứng được yếu tố hội nhập Quốc tế nhưng vẫn phải phù hợp với nền kinh tế của Việt nam. Xu thế hội nhập này sẽ kéo theo việc quản lí đa tệ, dựa trên nhiều ngôn ngữ và chính sách khác nhau. HTTT kế toán của DN cũng phải đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lí này.

Hai là: Khi xây dựng chính sách kế toán của Nhà nước Việt Nam nên có sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp để một mặt đảm bảo tính pháp lí về mặt vĩ mô, mặt khác đảm bảo cho quyền tự chủ trong quản lí hoạt động SXKD của DN ở tầm vi mô.

Ba là: Khi xây dựng HTTT kế toán cho các DN SXKD, ngoài việc đảm bảo tính phù hợp với môi trường Việt Nam, chúng ta cần phải mạnh dạn áp dụng các thành tựu mới trong khoa học quản lí của các nước tiên tiến: Đảm bảo tính khái quát cao, đảm bảo tính tự chủ cho DN nhưng vẫn quản lí được tầm vĩ mô.

Bốn là: Hệ thống kế toán DN của Việt Nam cần được tổ chức và thực hiện theo hướng mở, mềm dẻo để DN có thể vận dụng linh hoạt vào phục vụ công tác quản lí và điều hành hoạt động SXKD.

Năm là: Nhà nước hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nghề nghiệp, xây dựng các chuẩn mực kế toán, trong đó, ban hành một tập hợp các tài khoản, nhóm tài khoản chủ yếu nhất để đảm bảo có thể lập các BCTC; Không nên ban hành hệ thống tài khoản kế toán thống nhất và chặt chẽ, chi tiết như hiện nay để áp dụng cho tất cả mọi loại hình DN. Điều đó gây bất lợi cho việc quản lí và điều hành của một số DN. Chính sách kế toán nên hướng về tính vi mô của DN, vì lợi ích của DN.

Sáu là: Cho phép DN có thể tùy chọn việc xây dựng HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị một cách riêng biệt hay kết hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo quyền tự chủ cho DN, trong đó có quyền tự chủ quản trị hoạt động SXKD.

Bảy là: Đối với các DN có quy mô lớn và vừa , nên học tập kế toán quản trị của Mỹ vì nền kế toán nước Mỹ áp dụng rộng rãi phương pháp phân tích mối liên hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận để tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất; Bên cạnh đó, kế toán Mỹ rất chú trọng công tác lập dự toán và xây dựng mục tiêu ngắn hạn.

Tám là: Đào tạo, huấn luyện cán bộ kế toán quản trị theo định hướng của ngành HTTT quản lí để vừa nắm bắt được CNTT, vừa có kiến thức về về quản lí tài chính - kế toán, từ đó cho phép ứng dụng các phương pháp khoa học của Vận trù học, của Kinh tế lượng, của Thống kê phân tích và dự báo, ... nhằm cung cấp các thông tin kế toán quản trị có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu quản trị và điều hành DN.

Chín là: Không quy định quá chi tiết về mẫu sổ và trình tự ghi sổ, lưu trữ sổ kế toán như hiện nay, vì, khi ứng dụng CNTT, sổ kế toán luôn đồng nhất với báo cáo kế toán nên không còn ý nghĩa đối chiếu để kiểm tra như khi làm kế toán thủ công.

Mười là: Khi tổ chức HTTT KT trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT, nên tiếp cận trên giác độ các thực thể hữu hình cấu thành hệ thống trong mối quan hệ về tiến trình xử lí thông tin với các thực thể khác trong HTTT để việc xây dựng HTTT KT trong DN đảm bảo tính đồng bộ, chỉnh thể; Trong tổ chức dữ liệu KT, nên cho phép lưu trữ dữ liệu điện tử; Trong thủ tục KT, phải cập nhật các chuẩn mực KT quốc tế; Trong xây dựng PMKT, phải xây dựng các PMKT hiện đại được tích hợp trong phần mềm quản lí tổng thể của DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận án đã trình bày về nhận thức chung để tổ chức HTTT kế toán trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT, bao gồm: Khái niệm, vai trò của HTTT kế toán trong DN SXKD, đồng thời tác giả đã trình bày cấu trúc của một HTTT kế toán của DN SXKD dựa trên các luận cứ khoa học được dẫn giải. Trên cơ sở xác định cấu trúc của HTTT kế toán trong DN SXKD, tác giả đã trình bày các nội dung của tổ chức HTTT kế toán DN trong điều kiện ứng dụng CNTT. Cuối cùng là những bài học rút ra cho Việt nam từ những kinh nghiệm Quốc tế trong việc tổ chức HTTT kế toán DN trong điều kiện ứng dụng CNTT.

Những đóng góp của tác giả:

- Đưa ra những luận cứ khoa học để xác định cấu trúc của HTTT KT trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT;

- Hoàn thiện về mặt lí luận trong việc xác định cấu trúc của HTTT KT trong DN trong điều kiện ứng dụng CNTT ở Việt Nam;

- Chỉ ra mối quan hệ trong tổ chức mỗi thành phần của HTTT KT trong DN trong điều kiện ứng dụng CNTT;

- Tổng kết các vấn đề lí luận và thực tiễn của thế giới trong tổ chức HTTT KT DN trong điều kiện ứng dụng CNTT để rút ra những bài học cần thiết cho Việt Nam.

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

Nhìn chung, các DN Việt Nam đều ứng dụng máy tính vào công tác KT của đơn vị, nhưng, việc tổ chức HTTT KT trong DN trong điều kiện ứng dụng CNTT còn tùy tiện, thiếu tính đồng bộ (tính hệ thống) khi chưa quan tâm đúng mức và đầy đủ đến tổ chức năm thành phần của HTTT KT. Trừ một số DN lớn đã quan tâm và đầu tư đúng mức đến CNTT, các DN còn lại hầu như chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của HTTT KT hiện đại và hiệu quả; Một số DN sử dụng CNTT như một mốt thời thượng khi trang bị máy tính, mạng máy tính và PMKT chỉ để lập ra các BCTC phục vụ cho các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa chú trọng đến tầm quan trọng của báo cáo quản trị trong việc quản lí và điều hành DN.

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM



2.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp

Trong các DNSXKD, có hai yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT là quy mô và loại hình kinh doanh.

a. Về quy mô, các DN XSKD được chia thành hai loại: DN lớn, DN vừa và nhỏ.

- DN lớn, theo nghị định 56/2009/NĐ-CP, là DN có tổng nguồn vốn trên 50 tỉ đồng hoặc có trên 100 lao động bình quân năm đối với DN thương mại; Tổng nguồn vốn trên 100 tỉ đồng hoặc trên 300 lao động bình quân năm đối với các khu vực khác. DN lớn có các đặc điểm sau đây:



Một là, DN lớn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số DN nhưng có có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các DN lớn chủ yếu là các DN Nhà nước. Theo số liệu của Viện Phát triển DN thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (năm 2011), nước ta có 543.963 DN, trong đó, DN lớn chiếm 03%, đóng góp khoảng 60% GDP cả nước và sử dụng 49% tổng số lao động xã hội.

Hai là, DN lớn có quy mô về vốn, lao động, doanh thu, đóng góp với Nhà nước, tốc độ tăng trường rất lớn đã tạo ra một sức cạnh tranh lớn trên thị trường; Trong một vài lĩnh vực, DN lớn còn giành vị trí độc quyền.

Ba là, DN lớn có hoạt động SXKD rất đa dạng. Bên cạnh một ngành nghề chính, DN lớn còn mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác liên quan, thậm chí, hoạt động trên các lĩnh vực đa ngành, đa nghề không liên quan với nhau.

Bốn là, DN lớn có nhu cầu thường xuyên về vốn rất lớn trong các giai đoạn SXKD: Mua nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, dữ trữ vật tư - hàng hóa, mua sắm và vận hành máy móc, ... và để mở rộng các dự án đầu tư. Tuy vậy, DN lớn có khả năng tiếp cận vốn với ngân hàng rất thuận lợi. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước năm 2014, DN lớn chiếm 3% tổng số DN đã sử dụng trên 50% số tiền cho vay từ các Ngân hàng thương mại trên cả nước.

Với các đặc điểm trên, kế toán ở các DN lớn rất phức tạp. Để nâng cao hiệu quả của công tác KT, DN nên sử dụng các PMKT riêng được sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc sử dụng các giải pháp đồng bộ dựa trên các phần mềm ERP.

- DN vừa và nhỏ là DN không đủ điều kiện là DN lớn, chúng có các đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, DN vừa và nhỏ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số DN Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2011, trong tổng số 543.963 DN cả nước, có 97% là DN vừa và nhỏ, đóng góp 40% GDP và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.

Thứ hai, DN vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại điện tử nói riêng.

Thứ ba, DN vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các DN với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các DN vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động SXKD.

Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các DN vừa và nhỏ thường tập trung vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Theo Cục xúc tiến thương mại Việt Nam (năm 2012), trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.

Với các đặc điểm trên, kế toán ở các DN vừa và nhỏ đơn giản hơn ở các DN lớn rất nhiều. PMKT dùng cho DN có thể đặt hàng hoặc sử dụng các PMKT đóng gói.

b. Về khu vực SXKD, các DN SXKD được chia thành: DN sản xuất và DN thương mại. Về cơ bản, các DN thương mại là một DN nên có đầy đủ các đặc điểm của một DN. Tuy vậy, chúng có thêm một số đặc điểm sau đây:

- Về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản là lưu chuyển hàng hoá, đó là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán trao đổi và dự trữ hàng hoá.

- Về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất và phi vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.

- Về phương thức lưu chuyển hàng hoá: Hoạt động kinh doanh thương mại có hai hình thức lưu chuyển chính là bán buôn, bán lẻ.

- Về tổ chức kinh doanh, DN có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại...

- Hàng hoá vận động khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng (hàng lưu chuyển trong nước, hàng xuất nhập khẩu..). Do đó, chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng.

Với các đặc điểm đó, các chứng từ KT có thể phát sinh ở nhiều địa điểm với những khoảng cách rộng lớn, thời gian hoàn thành một nghiệp vụ kinh tế khá dài. Tuy vậy, điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến công tác KT của DN vì chúng được khắc phục nhờ hệ thống mạng InterNet trong điều kiện ứng dụng CNTT.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương