BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính học viện tài chíNH


Các công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ



tải về 0.93 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu21.07.2016
Kích0.93 Mb.
#2109
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Các công trình nghiên cứu là luận án tiến sĩ

Những luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về tổ chức HTTT KT trong các DN hiện nay chưa nhiều; Tiêu biểu của những luận án này là:

- Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế “Tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện ứng dụng tin học” của Đinh La Thăng (năm 1996) đã nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức công tác kế toán ở các DN xây dựng trong điều kiện ứng dụng tin học. Những nội dung cơ bản được nghiên cứu trong luận án bao gồm: Những lí luận chung về tổ chức công tác kế toán ở DN xây dựng trong điều kiện ứng dụng tin học. Trong phần này, tác giả đã khái quát hóa lí luận để tổ chức công tác kế toán, như: Nhiệm vụ, yêu cầu, các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán và các nội dung chủ yếu của tổ chức công tác kế toán ở DN trong điều kiện ứng dụng tin học; Xác định thực trạng việc ứng dụng tin học và tổ chức công tác kế toán ở các DN xây dựng tại thời điểm hoàn thiện luận án; Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các DN xây dựng trong điều kiện ứng dụng tin học. Trong nội dung này, tác giả đưa ra những ý kiến hoàn thiện từng nội dung của công tác kế toán đã được xác định ở nội dung thứ nhất.



Những ý kiến hoàn thiện trong luận án là một nội dung quan trọng trong việc hoàn thiện lí luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán, vốn là nội dung chủ yếu trong tổ chức HTTT kế toán ở DN xây dựng trong điều kiện ứng dụng tin học. Tuy vậy, tổ chức công tác kế toán chỉ là một nội dung trong tổ chức HTTT kế toán ở DN, do đó, luận án chưa đưa ra một giải pháp toàn bộ mang tính hệ thống cho tất cả các thành phần của HTTT kế toán; Ứng dụng tin học chỉ là một cấp độ thấp của ứng dụng CNTT trong HTTT quản lí nói chung và HTTT kế toán nói riêng, do đó, các giải pháp công nghệ chưa được chú trọng.

- Luận án tiến sĩ kinh tế “Tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện ứng dụng máy vi tính” của Đào Văn Thành (năm 2002) đã nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện ứng dụng máy vi tính. Những nội dung cơ bản được nghiên cứu trong luận án bao gồm: Những lí luận chung về tổ chức công tác kế toán ở đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện ứng dụng máy vi tính. Trong phần này, tác giả đã khái quát hóa lí luận để tổ chức công tác kế toán, như: Nhiệm vụ, yêu cầu, các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán và các nội dung chủ yếu của tổ chức công tác kế toán ở đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện ứng dụng máy vi tính; Xác định thực trạng việc ứng dụng máy vi tính và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp tại thời điểm bấy giờ; Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện ứng dụng máy vi tính. Trong nội dung này, tác giả đưa ra những ý kiến hoàn thiện từng nội dung của công tác kế toán đã được xác định ở nội dung thứ nhất.



Những ý kiến hoàn thiện trong luận án là một nội dung quan trọng trong việc hoàn thiện lí luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán ở đơn vị hành chính sự nghiệp trong điều kiện ứng dụng máy vi tính. Thành công nhất của luận án này là đưa ra được một tập các nguyên tắc trong thiết kế kế báo cáo và tổ chức lưu trữ dữ liệu kế toán. Tuy vậy, tổ chức công tác kế toán chỉ là một nội dung trong tổ chức HTTT kế toán ở đơn vị, do đó, luận án chưa đưa ra một giải pháp toàn bộ mang tính hệ thống cho tất cả các thành phần của HTTT kế toán; Ứng dụng máy vi tính chỉ là giai đoạn đầu tiên của ứng dụng CNTT, các giải pháp công nghệ chưa được chú trọng.

- Luận án tiến sĩ kinh tế “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các tập đoàn kinh tế phục vụ công tác quản lí” của Hoàng Văn Ninh (năm 2010) đã nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức HTTT kế toán ở các tập đoàn kinh tế. Những nội dung cơ bản được nghiên cứu trong luận án bao gồm: Những lí luận chung về tổ chức HTTT kế toán trong các tập đoàn kinh tế để phục vụ công tác quản lí. Trong phần này, tác giả đã khái quát hóa lí luận để tổ chức HTTT kế toán, như: Khái quát về tập đoàn kinh tế, công ty mẹ - công ty con, sự cần thiết phải tổ chức HTTT kế toán, các nội dung tổ chức HTTT kế toán phục vụ công tác quản lí; Xác định thực trạng tổ chức HTTT kế toán phục vụ công tác quản lí trong các tập đoàn kinh tế tại thời điểm bấy giờ; Hoàn thiện tổ chức HTTT kế toán phục vụ công tác quản lí trong các tập đoàn kinh tế ở Việt nam. Trong nội dung này, tác giả đưa ra những ý kiến hoàn thiện từng nội dung của công tác kế toán đã được xác định ở nội dung thứ nhất.



Cơ sở lí luận và những giải pháp hoàn thiện trong luận án là một nội dung đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện lí luận và thực tiễn về tổ chức HTTT KT tại các tập đoàn kinh tế trong các khâu chính: Thu thập, xử lí và cung cấp thông tin kế toán để phục vụ công tác quản lí trong đơn vị. Tuy vậy, trên giác độ xử lí thông tin, còn một khâu “Lưu trữ dữ liệu” mà tác giả chưa đưa ra bất kì giải pháp hoàn thiện nào, tác giả cũng không phân biệt các khái niệm “dữ liệu” – đầu vào và “thông tin” – đầu ra của quá trình xử lí thông tin. Tác giả xem xét HTTT KT dưới giác độ “phục vụ công tác quản lí” với tư cách là kết quả của HTT TKT – phần ngọn, nên, trong luận án, tác giả không đề cập đến năm thành phần cấu thành của HTTT KT, để từ đó, có các giải pháp cần thiết và thực tiễn trong việc hoàn thiện tổ chức HTTT KT của đơn vị. Sự khác biệt, cũng là một thành công của tác giả là “hoàn thiện các modul chương trình quản lí”; Nhưng, tác giả đã không đưa ra các căn cứ để hoàn thiện nó và các giải pháp công nghệ thông tin chưa được chú trọng.

- Luận án tiến sĩ kinh tế "Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công" của Huỳnh Thị Hồng Hạnh" (năm 2015) đã nghiên cứu về HTTT KT trong các bệnh viện công. Luận án đã sử dụng cách tiếp cận mới - tiếp cận theo chu trình phù hợp với hoạt động của bệnh viện, từ đó đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến sự thành công của HTTT KT và phương pháp tập hợp, theo dõi chi tiết chi phí trong điều kiện ứng dụng CNTT. Ngoài ra, luận án còn nêu ra (nhưng chưa áp dụng) phương pháp tiếp cận tổng thể và đa chiều với HTTT KT trong bệnh viện.



Nội dung của luận án đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện lí luận và thực tiễn trong phân tích và thiết kế HTTT KT tại các bệnh viện công lập. Tuy vậy, phân tích và thiết kế HTTT KT chỉ là một khâu trong xây dựng PMKT ở đơn vị; Khi xác định các thành phần của HTTT KT, luận án chỉ ra 6 thành phần, đó là: Con người, thủ tục và quy trình, dữ liệu; phần mềm KT, cơ sở hạ tầng CNTT, kiểm soát nội bộ. Theo tác giả, HTTT KT chỉ có 5 thành phần, kiểm soát nội bộ không là một thành phần độc lập của HTTT KT trong điều kiện ứng dụng CNTT, bởi vì, về mặt phạm vi, nó thuộc loại kiểm soát ứng dụng chứ không phải là kiểm soát hệ thống (của DN), về mặt mục tiêu, nó thuộc loại kiểm soát phát hiện chứ không phải kiểm soát ngăn chặn. Trong HTTT quản lí của DN có thể xác định bao gồm 6 thành phần, nhưng trong HTTT KT, kiểm soát KT nội bộ là một nội dung của thủ tục KT; Trong điều kiện ứng dụng CNTT, nó được thực hiện thông qua kiểm soát dữ liệu, kiểm soát xử lí và bảo trì, kiểm soát báo cáo, đó là những quy trình, thủ tục nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin KT [22, 242-243].

- Ngoài ra, còn các luận án tiến sĩ kinh tế "Tổ chức HTTTKT quản trị chi phí trong các DN dệt may Việt Nam" của Hồ Mỹ Hạnh (năm 2014); Luận án tiến sĩ kinh tế "Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin KT trong môi trường ứng dụng ERP tại các DN Việt Nam" (năm 2012) của Nguyễn Bích Liên; Luận án "Tổ chức công tác KT ở DN SX dược phẩm trong điều kiện ứng dụng CNTT" của Thái Bá Công (năm 2007); Luận án tiến sĩ kinh tế "Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng PMKT DN Việt Nam" của Trần Phước (năm 2007); Luận án tiến sĩ "Tổ chức công tác KT trong điều kiện ứng dụng CNTT tại các DN KD xuất nhập khẩu Việt Nam" của Nguyễn Đăng Huy (năm 2011), ...



Nhìn chung, các luận án tiến sĩ đều có những đóng góp nhất định về mặt lí luận và thực tiễn về tổ chức HTTT KT trong DN trong từng ngành nghề cụ thể hoặc chưa đứng trên giác độ HTTT để tổ chức năm thành tố của HTTT KT trong DN SXKD; Cũng vì thế, chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức hệ thống phần cứng, phần mềm hoặc dựa trên nền tảng CNTT cũ, lạc hậu, chưa phù hợp với mặt bằng ứng dụng CNTT trong giai đoạn hiện nay. Riêng luận án tiến sĩ của Huỳnh Thị Hồng Hạnh đứng trên giác độ chu trình nhưng không phục vụ tổ chức HTTT KT mà phục vụ cho phân tích và thiết kế HTTT KT trong bệnh viện công.

  • Các bài báo về Tổ chức HTTT kế toán trong DN

Có hai bài báo phù hợp và gần gũi với đề tài của luận án, đó là: “Xây dựng hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Phương Thảo, đăng trên Tạp chí Tài chính số 4 - 2014 và "Tiếp cận tổng thể và đa chiều về hệ thống thông tin kế toán" của Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn, đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển số 192-2013. Còn nhiều bài báo khác, tuy có liên quan đến “Tổ chức HTTT kế toán ở DN”, nhưng, đa phần là tản mạn, không rõ ràng và hướng tiếp cận từ góc độ nghiên cứu cách làm kế toán thủ công, không hướng đến việc ứng dụng CNTT vốn đang là một xu hướng cấp thiết để tăng năng suất và hiệu quả của công tác quản lí.

Trong bài báo của Nguyễn Thị Phương Thảo, sau khi khảo sát bằng phiếu khảo sát ở 15 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để tìm hiểu thực trạng tổ chức HTTT KT tại các đơn vị này, tác giả bài báo đã xác định: Các DN hiện nay còn tồn tại 5 hạn chế trong tổ chức HTTT Kế toán; Từ đó, tác giả đề ra 6 giải pháp để khắc phục các tồn tại trong việc tổ chức HTTT kế toán ở DN, đó là: Phải tổ chức bộ máy kế toán có sự giao thoa giữa KT tài chính và KT quản trị; Thiết lập quy trình luân chuyển chứng từ kế toán; Tổ chức xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo hướng cung cấp thông tin quản trị. Thiết kế sổ sách kế toán theo hướng cung cấp thông tin phục vụ quản trị; Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí; Tổ chức hệ thống báo cáo của kế toán quản trị bao gồm báo cáo dùng cho chức năng hoạch định của nhà quản trị, báo cáo phục vụ chức năng kiểm tra của nhà quản trị và báo cáo phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị.



Theo tác giả, bài báo trên chỉ khảo sát để giải quyết một khâu, một bộ phận trong HTTT kế toán, đó là: Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị từ các sổ sách, báo cáo để làm cơ sở đưa ra các quyết định kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Để nghiên cứu đầy đủ về Tổ chức HTTT kế toán ở DN, cần phải làm rõ năm thành phần của HTTT KT, bao gồm: Con người, Thủ tục, Dữ liệu, Phần cứng và Phần mềm; Báo cáo kế toán quản trị chỉ là một nội dung trong thủ tục kế toán cần được hoàn thiện.

Trong bài báo của Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Mạnh Toàn, các tác giả đã đưa ra 6 cách tiếp cận HTTT KT theo từng hướng riêng biệt: (1)Tiếp cận hướng đến đối tượng KT, (2) tiếp cận theo chu trình, (3) tiếp cận theo hướng tổ chức công tác KT, (4) tiếp cận với tư cách là một HTTT, (5) tiếp cận thông qua việc xác định các yếu tố cấu thành, (6) tiếp cận trong điều kiện ứng dụng CNTT. Từ đó, đưa ra cách tiếp cận tổng thể và đa chiều về HTTT KT.



Đây là cách nhìn nhận HTTT KT dưới giác độ của người làm HTTT quản lí. Thành công của bài báo là đưa ra cách tiếp cận tổng thể để từ đó có hướng tổ chức và ứng dụng giải pháp tổng thể ERP; Tuy vậy, 6 cách tiếp cận là chưa đủ đối với HTTT KT, hơn nữa, việc đặt tên một số cách tiếp cận chưa phù hợp với nội hàm của nó.

b. Các nghiên cứu về lí luận trên thế giới

Các quốc gia có nền kinh tế phát triển đã tương đối hoàn thiện công tác tổ chức HTTT Kế toán và HTTT quản lí (nói chung) trong điều kiện ứng dụng CNTT. Họ đã có những thành công đáng kể về mặt lí luận và thực tiễn. Đến nay, họ đang tiến hành xây dựng các giải pháp quản lí tổng thể cho các DN dựa trên nền tảng CNTT.

Từ nhiều năm nay, trong các giáo trình chính thống để giảng dạy trong trường đại học và tài liệu tham khảo, chuyên khảo liên quan đến vấn đề "tổ chức HTTT KT DN" ở các nước phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Australia, Hà lan,... đều được trình bày theo một lối tương đồng. Có thể kể tên một số tài liệu điển hình đó như sau:

- Cuốn "Accounting Information System" của tác giả J.L Boockholdt là cuốn sách nổi tiếng được nhà xuất bản IRWIN edition tái bản lần thứ 5 tại bang Illinois, Hoa Kỳ;

- Cuốn "Accounting Information System" của các tác giả Marshall B, Romney, Pauljohn Steinbart được nhà xuất bản nổi tiếng Prentice Hall edition cho tái bản lần thứ 8 tại bang New Jersey, Hoa Kỳ;

- Cuốn "ACCA - Paper 5 Information Analysis" của nhà xuất bản BPP Publishing Ltd edition xuất bản năm 2001 tại London, nước Anh ;

- Cuốn "Mordern Auditing in Australia" của tác giả Gudarhan Singh Gill và Graham W.P. Cosserat được nhà xuất bản Jacaranda Wiley Ltd edition xuất bản lần thứ 5 tại bang Brisbane, nước Úc;

- Cuốn "ACCA Textbook - Business Information Management" do nhà xuất bản Foulks Lynch Ltd xuất bản năm 2003 tại nước Anh;

- Cuốn "Modern System Analysis and Design" của tác giả Jeffrey A. Hofer, F. George, J.S. Valacich của nhà xuất bản CPC năm 1999 tại Hoa kỳ;

- Cuốn "Management Information System " của tác giả David Kroenke của nhà xuất bản McGraw-Hill năm 1994 tại Hoa kỳ;

- Cuốn "Accounting Information Systems" của Romney M.B, Steinbart P.J xuất bản lần thứ 12 năm 2012 của nhà xuất bản Prentice Hall, Hoa kỳ.

.....

Các tài liệu này, đa phần được dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về HTTT KT trong DN hoặc sử dụng để giảng dạy đại học, đặc biệt, cuốn "Management Information System " của tác giả David Kroenke đã được sử dụng như một tài liệu cẩm nang cho ngành HTTT quản lí ở nhiều nước phát triển. Trong các tài liệu đó, mặc dù có nhiều điểm khác nhau về các nội dung trình bày, song vẫn nhất quán về các vấn đề chung sau đây:



Thứ nhất: Nhất quán xác định các HTTT quản lí nói chung và HTTT kế toán nói riêng là các hệ thống mở hoạt động theo nguyên tắc của chu trình I-P-O (Vào-Xử lí- Ra), trong đó, HTTT kế toán thực hiện tiến trình xử lí thông tin gồm 4 khâu: Thu nhận tin, Lưu trữ tin, Xử lí tin, Truyền tin. Là một hệ thống mở, hoạt động của HTTT kế toán trong DN luôn biến đổi theo những thay đổi của môi trường.

Thứ hai: Nhất quán cách tiếp cận HTTT kế toán. Các tài liệu khoa học trên đều xem xét HTTT kế toán trên giác độ các thực thể cấu thành hệ thống, bao gồm năm thành phần (thực thể - Entity): Con người, Thủ tục, Dữ liệu, Phần cứng, Phần mềm. Khi tiếp cận các thành tố này, người ta xem xét chúng trong mối liên hệ mật thiết với các tiến trình xử lí thông tin: Thu nhận thông tin, Lưu trữ thông tin, Xử lí thông tin, Truyền tin. Ngoài ra, một số tài liệu còn xem xét các thành tố đó trong mối quan hệ về phạm vi hoạt động của các HTTT cá nhân, HTTT nhóm và HTTT doanh nghiệp.

Thứ ba: Nhất quán về trình tự xây dựng PMKT. Đây là thành phần rất quan trọng trong HTTT sử dụng máy tính, nó đảm bảo cho máy tính có thể thay thế con người trong việc thực hiện các thủ tục kế toán để tác động lên dữ liệu kế toán. Trình tự này bao gồm 7 bước: Khảo sát hệ thống; Phân tích hệ thống; Thiết kế hệ thống; Thực hiện hệ thống; Kiểm thử hệ thống; Cài đặt hệ thống và huấn luyện sử dụng; Bảo hành và bảo trì hệ thống.

Thứ tư: Nhất quán về phân chia quá trình kế toán thành bốn chu trình: Chu trình doanh thu; Chu trình chi phí; Chu trình chuyển đổi; Chu trình tài chính. Trong đó: Các nghiệp vụ kinh tế - tài chính xảy ra tại DN liên quan đến mua, bán hay sản xuất hàng hóa, các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của DN sẽ được xử lí trong các chu trình chi phí, doanh thu và chuyển đối; Các nghiệp vụ liên quan tới đầu tư hoặc các bút toán điều chỉnh phục vụ cho lập báo cáo sẽ được xử lí trong chu trình tài chính.

Bốn chu trình kế toán nêu trên được thực hiện lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định, theo một chu trình hình tròn xoáy trôn ốc của quá trình SXKD trong DN, gồm các bước sau đây: Đầu tư vốn; Dự trữ; Sản xuất; Bán hàng; Tái đầu tư và lặp các lại tiến trình trên.



Thứ 5: Nhất quán trong việc đặc biệt quan tâm đến HTTT kế toán quản trị trong DN để phục vụ quá trình quản lí và điều hành DN tốt hơn. Các báo cáo kế toán quản trị mà HTTT kế toán cung cấp thường gồm hai loại: Một loại báo cáo liên quan đến chi phí (báo cáo nguyên vật liệu trực tiếp mua vào; Báo cáo chi phí nhân công trực tiếp; Báo cáo chi phí bán hàng và quản lí; Báo cáo ngân sách, ...) nhằm kiểm soát và quản lí chi phí; Một loại báo cáo khác được xây dựng theo đơn đặt hàng của nhà quản lí (Báo cáo kết quả KD theo mặt hàng, theo đơn vị nội bộ, theo thị trường tiêu thụ, theo thời kì hay mùa vụ... ) nhằm giúp nhà quản trị DN ra các quyết định định hướng, hoạch định quá trình SXKD của DN trong tương lai.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử làm phương pháp luận, cụ thể là: Các phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm: Các phương pháp thu thập thông tin (Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát, tham khảo ý kiến chuyên gia); Các phương pháp nghiên cứu định lượng, như: Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh; Các phương pháp tiếp cận hệ thống, như: Phương pháp hộp đen, phương pháp mô hình hoá và phương pháp phân tích hệ thống.

Để tiến hành thu thập dữ liệu nhằm khảo sát thực trạng tổ chức HTTT kế toán trong các DN SXKD ở Việt Nam trong điều kiện ứng dụng CNTT, tác giả đã tiến hành hai quá trình sau đây:



Một là: Xây dựng một trang WEB dạng ViewForm, tại địa chỉ: Https://docs.google.com/forms/d/1KWrcHUqzGLI8_CzNMy6saC2_4POwEI2PqsA-XxnXHFI/viewform để thu thập dữ liệu sơ cấp. Trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên, tác giả gửi thư điện tử đến DN SXKD và nhờ đồng nghiệp, bạn bè và cán bộ chuyên quản ngành Thuế giới thiệu đến các DN, đề nghị DN vào trang WEB trên để trả lời các câu phỏng vấn của tác giả. Như vậy, việc chọn mẫu được coi là ngẫu nhiên.

- Tiêu thức khảo sát là các câu hỏi về tổ chức 5 thành phần của HTTTKT trong DN; Mẫu phiếu khảo sát qua trang WEB được in ra và đính kèm trong phần phụ lục 1 của luận án.



  • Tất cả các trả lời của DN qua trang WEB nói trên đều được tự động gửi về máy chủ khi nhấn nút "Trả lời". Mỗi trả lời của DN đều được ghi lại trên một dòng của bảng tính Excel theo thiết kế.

  • Việc khảo sát được bắt đầu từ tháng 3/2014 đến tháng 5/2015, tác giả tạm dừng trang WEB, kết thúc quá trình khảo sát và chốt số liệu. Trong quá trình đó, tác giả thu được kết quả khảo sát tại 411 DN SXKD trên toàn quốc (chủ yếu từ miền Bắc và miền Trung). Kết quả khảo sát này được in ra và đính kèm trong phần phụ lục 2 của luận án.

  • Với dữ liệu thu thập được trên bảng tính Excel tại sheet có tên là "Phiếu khảo sát", tác giả đã lập sheet thứ hai tên là "Phân tích dữ liệu" để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu cần thiết dựa vào các phương pháp thống kê. Mọi tính toán trên bảng "Phân tích dữ liệu" đều được máy tính tự động thực hiện nhờ các hàm của MS-Excel do tác giả viết. Các số liệu minh họa trong chương 2 đều được trích từ bảng "Phân tích dữ liệu", nó cũng được in ra và đính kèm trong phần phụ lục 3 của luận án.

Hai là: Thu thập các thông tin về tổ chức HTTT KT ở một số DN để làm dữ liệu thứ cấp, minh họa cho quá trình đánh giá. Các thông tin này bao gồm: Các tài liệu KT (mẫu chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ, mẫu sổ và thẻ KT, hệ thống tài khoản KT, các mẫu báo cáo KT, ...); Sơ đồ tổ chức bộ máy KT; Cấu trúc hệ thống phần cứng; Các chức năng của PMKT. Tác giả đã khảo sát thực tế tại các DN SXKD sau đây:

- Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (địa chỉ tại số 19, đường 2A, khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai) là DN quy mô lớn.

- Công ty cổ phần công nghiệp Âu - Việt (địa chỉ tại 702, nhà D10, Giảng võ, Hà nội). Đây là DN vừa sản xuất vừa thương mại, có quy mô vừa với trên 500 tỷ đồng doanh thu và nhân công xấp xỉ 200 người.

- Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang (địa chỉ tại thành phố Tuyên Quang), Công ty sản xuất và thương mại Hà Nội HAMATRA (địa chỉ tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) là hai DN được xếp hạng có quy mô vừa và nhỏ.

Trích dẫn một số tài liệu kế toán của DN được đính kèm trong phần phụ lục 4 của luận án.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận để tổ chức HTTT kế toán trong DNSXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT

Chương 2: Thực trạng về tổ chức HTTT KT trong các DN SXKD hiện nay ở nước ta

Chương 3: Hoàn thiện tổ chức HTTT KT trong DN SXKD ở Việt Nam trong điều kiện ứng dụng CNTT

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỂ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH



1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin

- Hệ thống (systems) là một tập hợp các phần tử cùng với mối quan hệ hữu cơ giữa các phần tử để tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó [43,11]. Mọi hệ thống đều có ba đặc điểm sau:



  • Có các thành phần hữu hình;

  • Có phương thức hay thủ tục xử lí;

  • Có mục tiêu hoạt động. [14, 1]

Trong mỗi hệ thống, dù là hệ thống vật chất hay hệ thống tư duy, các thành phần hữu hình được chi phối, ràng buộc bởi thủ tục xử lí, sẽ tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa các phần tử, nhờ đó, hệ thống có thêm các thuộc tính mới - gọi là "tính trồi" mà cộng từng phần tử riêng rẽ không có. Nhờ tính trồi đó mà hệ thống có thể hoạt động để đạt được mục tiêu.

- Thông tin là sự nhận thức của con người về thế giới xung quanh trong bộ não con người để mang lại cho con người sự hiểu biết, đồng thời làm giảm tính không hiểu biết (entropi - độ bất định) về một vấn đề, một đối tượng nào đó [1, 6].

Vậy, thông tin không phải là vật chất, nó thuộc phạm trù ý thức nên không thể tự tồn tại. Thông tin chỉ có thể tồn tại trên các giá đỡ vật chất - gọi là vật mang tin, chẳng hạn như: bộ não người, bộ nhớ của máy tính điện tử, sách, sổ, chứng từ kế toán, bảng biểu, tranh ảnh, đồ thị, dòng điện, sóng điện từ, âm thanh, ... Về nguyên tắc, bất kì cấu trúc vật chất nào hay bất kì dòng năng lượng nào cũng có thể mang thông tin. Trong từng trường hợp cụ thể, con người sẽ lựa chọn vật mang tin cho phù hợp.

- HTTT là tập hợp các nguồn lực, công cụ được tổ chức thành một thể thống nhất để thực hiện quá trình xử lí thông tin. Quá trình xử lí thông tin bao gồm bốn khâu: Thu nhận thông tin, lưu trữ thông tin, xử lí thông tin và truyền tin [1, 14-15] .

Các thông tin mà hệ thống nhận được gọi là dữ liệu (còn gọi là thông tin ban đầu); Dữ liệu của hệ thống nhất thiết phải được lưu trữ, ngoài ra, người ta còn tiến hành lưu trữ các thông tin trung gian và thông tin kết quả, tùy theo yêu cầu của thủ tục xử lí trong từng bài toán cụ thể. Xử lí thông tin là quá trình biến đổi dữ liệu theo thủ tục xử lí để có những thông tin mới có chất lượng hơn, chuẩn bị cho quá trình truyền tin. Truyền tin là khâu bao hàm toàn bộ sự vận động của thông tin từ nơi này đến nơi khác trên các vật mang tin cụ thể; Tùy từng trường hợp, truyền tin còn được thay bằng các tên gọi khác: Cung cấp thông tin, đưa tin, gửi tin, ...

1.1.2. Khái niệm thông tin kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Trong DN SXKD, bên cạnh các các tài sản hữu hình, thông tin luôn được xác định là một nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất để DN tồn tại và phát triển. Trong một tổ chức nói chung và DN nói riêng, thông tin là các dữ liệu có ích được tổ chức theo một quy tắc, cấu trúc nhất định, sao cho trên cơ sở đó, có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn trong quá trình quản lí và điều hành DN hoạt động để thực hiện mục đích kinh doanh của mình.

Thông tin KT trong DN SXKD là những thông tin ghi chép, phản ánh về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản trong DN, nó phản ánh đầy đủ các chu trình về nghiệp vụ của DN, bao gồm các chu trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và tài chính trong DN [27, 290]. Đó là những thông tin hai mặt của một hiện tượng, một quá trình kế toán: Vốn và nguồn vốn, tăng và giảm, chi phí và kết quả. Thông tin kế toán có hai vai trò cơ bản là thông tin và kiểm tra để cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng trong và ngoài DN.

Thông tin kế toán có được là nhờ quá trình tập hợp, ghi chép, lưu trữ và xử lí dữ liệu kế toán. Việc biến dữ liệu kế toán thành thông tin kế toán bằng cách tập hợp, sắp xếp, phân loại và tổng hợp dữ liệu là chức năng của HTTT kế toán trong DN SXKD.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương