BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính học viện tài chíNH


Chức năng thao tác với dữ liệu



tải về 0.93 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu21.07.2016
Kích0.93 Mb.
#2109
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.2.5.2.2. Chức năng thao tác với dữ liệu

Phần này chứa tất cả các thao tác liên quan đến dữ liệu - thông tin vào của từng phân hệ kế toán, thường bao gồm các chức năng sau đây:



  • Nhập các chứng từ

Có bao nhiêu loại chứng từ, bạn phải tạo bấy nhiêu giao diện (Form) để nhập thông tin cho từng loại chứng từ đó, chẳng hạn: Giao diện nhập phiếu thu/chi, giấy báo nợ/có cho phân hệ kế toán vốn bằng tiền; Giao diện nhập phiếu nhập/xuất cho phân hệ kế toán nguyên liệu, vật liệu; Giao diện nhập các hợp đồng có thanh toán sau cho phân hệ kế toán công nợ; .... Mỗi giao diện nhập liệu đều được phân quyền sử dụng theo quyền truy nhập HTTT đã được cấp bởi người có trách nhiệm cao nhất đối với HTTT KT trong DN SXKD.

Trong quy trình kế toán máy đã được cải tiến theo đề xuất của tác giả, nhập liệu và đối chiếu giữa chứng từ giấy và chứng từ máy là hai bước độc lập và khác thời điểm, do đó, phải tạo giao diện nhập liệu và giao diện xem - sửa độc lập với nhau.



  • Sao lưu dữ liệu

Đây là công việc sao chép dữ liệu kế toán để lưu cất dữ liệu (backup) sau một khoảng thời gian làm việc của nhân viên kế toán, đề phòng các sự cố trục trặc do khách quan mang lại, tránh mất dữ liệu. Thường thì, chức năng này được thực hiện thông qua một cửa sổ để người dùng lựa chọn việc sao lưu dữ liệu vào một nơi định trước (trên ổ đĩa quy định hoặc trên mạng). Mỗi quá trình sao lưu phải có nhật kí ghi lại bằng thủ công để phục vụ quá trình kiểm tra kế toán. Việc sao lưu dữ liệu do nhà quản trị HTTT thực hiện.

  • Phục hồi dữ liệu

Đây là bước cần thiết sau mỗi lần có sự cố máy tính hay phần mềm phải cài đặt lại do bảo hành, bảo trì. Công việc này không thể tránh khỏi với bất kì người làm máy tình nào. Khi đã có một bản sao lưu đề cập ở phần trên, có thể toàn quyền phục hồi để đưa dữ liệu trở lại cơ sở dữ liệu trong PMKT, nếu có sự cố xảy ra với HTTT kế toán của DN.

Để phục hồi dữ liệu, PMKT phải tạo một cửa sổ để người sử dụng lựa chọn dữ liệu nguồn để phục hồi cho dữ liệu đích, bao gồm tệp nào, địa chỉ ở đâu? Khi phục hồi, phải biết chắc chắn thời điểm sao lưu và thời điểm trục trặc để kiểm soát được dữ liệu thừa, thiếu trong quá trình phục hồi thông qua nhật kí sửa đổi dữ liệu. Mỗi quá trình phục hồi dữ liệu, phải ghi nhật kí bằng thủ công để phục vụ quá trình kiểm tra kế toán.

Việc phục hồi dữ liệu do nhà quản trị HTTT KT thực hiện.


  • Cập nhật dữ liệu từ ứng dụng khác

Cập nhật dữ liệu từ ứng dụng khác (IMPORT ...) là việc lấy dữ liệu từ các ứng dụng khác trong hệ thống máy tính để đưa vào CSDL trong PMKT của DN. Điều này xảy ra khi đã có dữ liệu từ một ứng dụng khác trong HTTT cá nhân, thường là trên các bảng tính MS-Excel hay các bảng được hình thành trên MS-WORD, muốn bổ sung dữ liệu đó vào CSDL trong PMKT của DN. Việc này được tiến hành tương tự như phục hồi dữ liệu, nhưng, không được phép sao đè lên dữ liệu cũ, mà là bổ sung thêm bản ghi dữ liệu vào cuối các tệp dữ liệu đã có trong CSDL. Hầu hết các hệ quản trị CSDL đang hiện hành đều có hỗ trợ chức năng này.

Việc này do KT viên được phân công trực tiếp với dữ liệu KT thực hiện.



  • Kết chuyển số dư

Số dư trong các tài khoản kế toán là dữ liệu xác định tồn đầu kì của của mỗi đối tượng kế toán; Mỗi đối tượng kế toán, căn cứ vào việc ghi tăng giảm trên tài khoản theo dõi, sẽ thuộc một trong bốn loại:TK luôn có số dư bên nợ, TK luôn có số dư bên có, TK không có số dư hoặc TK lưỡng tính (lúc dư bên nợ, lúc dư bên có). Bất kì thời điểm nào, muốn biết số dư của các tài khoản có số dư, phần mềm phải có khả năng cung cấp, thông qua công thức:

Số dư kì này

=

Số dư đầu kì

+

Tăng trong kì

-

Giảm trong kì

Số dư đầu kì

=

Số dư đầu năm

+

Tăng đến kì

-

Giảm đến kì

Trong kế toán thủ công, các số dư đầu kì (là số dư cuối kì kế toán trước) luôn được xác định trên các sổ kế toán, nhưng, khi ứng dụng CNTT với hình thức kế toán máy, sổ kế toán và báo cáo đều có tư cách bình đẳng và ngang cấp khi đều là sản phẩm cùng sinh ra từ CSDL thông qua các chứng từ máy trong PMKT. Vì thế, chỉ biết trước số dư đầu năm; Muốn xác định số dư trong kì (từ ngày x đến ngày y), phải xác định số dư đầu kì (tính đến trước ngày x). Việc này do KT trưởng thực hiện.

3.2.5.2.3. Chức năng lập sổ kế toán

Như đã trình bày về sổ kế toán, với hình thức kế toán máy, sổ kế toán không có ý nghĩa trong quá trình lập báo cáo kế toán như trong các hình thức kế toán thủ công. Tuy vậy, thông qua sổ kế toán có thể cung cấp thêm các thông tin chi tiết cho nhà quản lí trong trường hợp các báo cáo kế toán chưa được thiết kế sẵn trong PMKT.

Khi xây dựng PMKT, tạo sổ kế toán thông qua việc thiết kế các REPORT giống hoàn toàn quá trình lập báo cáo ở phần dưới đây, chỉ khác ở hình thức trình bày và nội dung dữ liệu. Lập sổ KT tổng hợp do KT tổng hợp thực hiện; Lập sổ KT chi tiết do KT viên trực tiếp được phân công thực hiện.

3.2.5.2.4. Chức năng lập báo cáo

Mục tiêu của phần này là cung cấp tất cả các báo cáo - thông tin đầu ra của HTTT kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT.

Mỗi loại báo cáo phải có một tập các tùy chọn cho người dùng thông qua một giao diện điều khiển in báo cáo, chẳng hạn: Tính từ ngày x đến ngày y; In toàn bộ hay cho một đối tượng kế toán cụ thể được lựa chọn; ... vì các báo cáo kế toán luôn gắn liền với một khoảng thời gian và đối tượng kế toán cụ thể. Trong điều kiện ứng dụng CNTT, các báo cáo kế toán được in ra từ máy in nên việc lựa chọn khổ giấy và chiều quay của giấy in báo cáo cũng là vấn đề cần phải thực hiện. Tất cả những lựa chọn này đều được thực hiện thông qua giao diện điều khiển in báo cáo.

Một vấn nữa đặt ra là, mỗi báo cáo hay sổ kế toán trong HTTT kế toán máy có thể được sử dụng làm tài liệu máy trung gian để người dùng tạo ra các báo cáo khác khi nó chưa được thiết kế sẵn trong PMKT từ khi đặt bài toán. Khi đó, PMKT có thể cho phép kết xuất thông tin KT chi tiết trên các sổ và báo cáo kế toán thành các bảng tính MS Excel. Vậy, sẽ có thêm một tùy chọn cho việc hiển thị báo cáo là Xuất ra máy in hoặc Xuất màn hình hoặc Xuất ra MS Excel (là một ứng dụng khác).

Để PMKT tăng thêm tính linh hoạt, trong chức năng lập báo cáo, người ta cố gắng tạo thêm các khả năng sau:

- Tạo khả năng lựa chọn hiển thị báo cáo ra máy in, màn hình hay chuyển báo cáo ra một tệp dạng .DOC (của MS Word), .XLS /(của MS Excel), .DBF (của Visual FoxPro), ...;

- Khai báo các báo cáo mẫu động, nghĩa là, báo cáo không có định dạng cố định, không được thiết kế từ trước; Nó được sinh ra theo mẫu của người dùng. Muốn thế, người lập trình phải có một cửa sổ rất gợi mở và được Việt hoá hoàn toàn để giúp người sử dụng khai báo về báo cáo mẫu động đó. Nội dung khai báo phải bao gồm các định nghĩa:

- Tên báo cáo : Để truy nhập đến nó;

- Tiêu đề báo cáo (nếu cần);

- Các thành phần chi tiết trên báo cáo

- Nguồn dữ liệu cho các thành phần chi tiết đó

- Các thông tin cần thiết khác

Trong trường hợp này, người lập trình phải sử dụng thành thục kĩ thuật viết và sử dụng "macro" để biến các khai báo bằng tiếng Việt của người sử dụng thành các dòng lệnh của máy tính để máy tính có thể thực hiện được.

Lập BCTC do KT tổng hợp thực hiện; Lập báo cáo chi tiết do KT viên trực tiếp được phân công thực hiện.



3.2.5.2.5. Chức năng truy vấn bởi người dùng

Báo cáo và sổ kế toán, bản chất là một dạng truy vấn thông tin trong PMKT nhưng nó được thiết kế sẵn theo một khuôn dạng cho trước trong phần mềm. Tuy nhiên, trong quá trình quản trị DN, xuất hiện nhiều tình huống phải cung cấp thông tin kế toán quản trị không theo một khuôn mẫu sẵn có, chẳng hạn, nhà quản lí cần biết ngay một thông tin: Lượng vật tư x nào đó tồn kho? Số tiền loại y nào đó còn trong quỹ/ngân hàng? Có bao nhiêu khách hàng đang nợ tiền của DN? ... Trong số câu hỏi đó, có những câu hỏi không thể trả lời được nhờ PMKT, có những câu hỏi có thể trả lời được thông qua việc lập các báo cáo kế toán nhưng thật lãng phí vì chỉ cần một thông tin mà báo cáo in ra rất nhiều thông tin khác không phục vụ cho câu hỏi của nhà quản lí.

Vì vậy, việc lập các giao diện truy vấn bởi người dùng là vấn đề cấp thiết để cung cấp thông tin nhanh phục vụ quản lí và điều hành DN. Các giao diện này là các cửa sổ để người dùng ghi câu hỏi bằng tiếng Việt với cú pháp quy định bởi người lập trình, sau đó, người lập trình sẽ sử dụng các kĩ thuật xử lí macro để biến các câu hỏi tiếng Việt đó thành các lệnh máy, cho máy thực hiện để cung cấp thông tin lấy từ CSDL trong HTTT kế toán.

Chức năng này do KT viên trực tiếp được phân công thực hiện.



3.2.5.2.6. Chức năng sử dụng công cụ hỗ trợ

Mục tiêu của phần này là để đưa thêm vào PMKT các công cụ hỗ trợ cho bài toán kế toán, nhằm tăng cường hiệu lực của công tác kế toán của đơn vị. Các công cụ trong một phần mềm kế toán thường là:

- Kết chuyển chi phí;

- Phân bổ khấu hao tài sản cố định;

- Theo dõi công nợ từng đối tượng;

- Thực hiện các bút toán điều chỉnh

- Các tuỳ biến khác.

Chức năng này do KT viên trực tiếp được phân công thực hiện.



3.2.5.2.7. Chức năng trợ giúp

Thông thường, phần trợ giúp của mỗi PMKT sẽ gồm các chức năng con sau đây:

- Giới thiệu phần mềm, quá trình phát triển và các đặc điểm, tính năng của phần mềm. Nó cũng là nơi tự quảng cáo cho phần mềm;

- Cấu trúc của phần mềm và những điểm đáng chú ý. Nếu có phần này thì quá trình bảo hành, bảo trì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều;

- Trợ giúp người dùng khi có nhu cầu. Trợ giúp là việc hiển thị các thông tin dạng văn bản để hướng dẫn người dùng trong một trường hợp, một ngữ cảnh nào đó. Có rất nhiều cách viết trợ giúp cho một phần mềm, tuỳ theo ý tưởng của người lập trình. Để trợ giúp người dùng theo ngữ cảnh sử dụng, phải sử dụng kĩ thuật bẫy lỗi, bẫy phím để phát hiện ra ngữ cảnh mà cho hiển thị thông tin trợ giúp cần thiết. Nói chung, theo cách này, phần mềm sẽ thông minh hơn, nhưng người lập trình sẽ tăng khối lượng công việc và tiêu tốn trí lực nhiều hơn.

3.3. CHUẨN HÓA QUY TRÌNH, CHU TRÌNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

Mọi quy trình kế toán đều phụ thuộc vào quy trình SXKD và quy trình tổ chức quản lí của DN. Những chuẩn hóa về quy trình sản xuất kinh doanh là tiền để để xây dựng quy trình quản lí; Quy trình quản lí sẽ quyết định quy trình kế toán - đó là những căn cứ quan trọng và duy nhất để hình thành thuật toán khi xây dựng phần mềm xử lí các nghiệp vụ kế toán.

Sau đây là một số quy trình cơ bản đối với DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lí nói chung và quản lí tài chính - kế toán nói riêng. Trong các sơ đồ quy trình sau đây, đều thống nhất sử dụng các kí hiệu chuẩn được quy định trong phân tích và thiết kế HTTT.

3.3.1. Quy trình tổ chức quản lí sản xuất

Sơ đồ 3.6: Quy trình tổ chức quản lí sản xuất



3.3.2. Quy trình kế toán tổng hợp

Sơ đồ 3.7: Quy trình kế toán tổng hợp


3.3.3. Quy trình ghi sổ và lập báo cáo kế toán

Sơ đồ 3.8: Quy trình ghi sổ và lập báo cáo



3.3.4. Quy trình hợp nhất báo cáo tài chính

Sơ đồ 3-9: Quy trình hợp nhất báo cáo tài chính





3.3.5. Các chu trình kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Trong các DN SXKD, các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế có thể rất khác nhau về quy mô, nhưng, các hoạt động cơ bản thì rất giống nhau, chúng được thực hiện lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định, theo một chu trình hình tròn xoáy trôn ốc được mô tả như sau:

Bước 0: Đầu tư vốn ban đầu

Bước 1: Dự trữ các nguồn lực

Bước 2: Sản xuất sản phẩm hàng hóa

Bước 3: Bán hàng

Bước 4: Tái đầu tư

Bước 5: Kiểm tra mục tiêu hoạt động của DN:

- Nếu chưa đạt mục tiêu thì quay lại bước 1;

- Nếu đã đạt mục tiêu thì giải tán DN và kết thúc chu trình.

Công tác kế toán trong DN SXKD thực hiện việc ghi chép, lưu trữ, xử lí các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của DN để cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản lí và các đối tượng quan tâm, vì thế, cũng lặp đi lặp lại thành một chu trình. Căn cứ vào tập hợp các nghiệp vụ kinh tế - tài chính liên quan trong một chu trình nghiệp vụ được kế toán xử lí, người chia toàn bộ công tác kế toán thành bốn chu trình cụ thể: Chu trình doanh thu; Chu trình chi phí; Chu trình chuyển đổi; Chu trình tài chính.

Bảng 3.1 dưới đây mô tả nội dung các chu trình kế toán trong DN SXKD. Các nghiệp vụ kinh tế - tài chính xảy ra tại DN liên quan đến mua, bán hay sản xuất hàng hóa, các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của DN sẽ được xử lí trong các chu trình chi phí, doanh thu và chuyển đối; Các nghiệp vụ liên quan tới đầu tư hoặc các bút toán điều chỉnh phục vụ cho lập báo cáo sẽ được xử lí trong chu trình tài chính.



CHU TRÌNH KẾ TOÁN

HOẠT ĐỘNG SXKD

NGHIỆP VỤ KINH TẾ

HỆ THỐNG ỨNG DỤNG

Tài chính

Đầu tư

- Tăng vốn từ chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ,...

- Sử dụng vốn để tạo tài sản phục vụ sản xuất, góp vốn liên doanh

- Lập BCTC gửi các đối tượng sử dụng thông tin KT


- Ghi nhật kí

- Tài sản CĐ

- Báo cáo TC


Chi phí

Dự trữ,

Thanh toán



- Yêu cầu dự trữ hàng

- Nhập kho

- Ghi nhận nghĩa vụ thanh toán

- Thanh toán



- Mua hàng

- Nhập kho

-Theo dõi thanh toán

- Chi tiền mặt hoặc tiền gửi



Chuyển đổi

Sản xuất, chuyển đổi chi phí tài sản thành chi phí trong kì

- Sử dụng các yếu tố sản xuất

- Nhập kho thành phẩm

- Sử dụng chi phí kinh doanh (giá vốn, CP bán hàng, CP quản lí DN)


- Hàng tồn kho

- Tiền lương

- Kế toán chi phí SX


Doanh thu

Bán hàng, Thu tiền

- Nhận đơn hàng

- Lập hóa đơn bán hàng

- Giao hàng

- Thu tiền bán hàng



- Bán hàng

- Lập hóa đơn

- Giao hàng

- Thu tiền



Bảng 3.1: Nội dung các chu trình kế toán trong DN SXKD

Thông qua mô tả trên, người lập trình có thể nắm bắt được cách xử lí các nghiệp vụ kế toán để từ đó, hình thành mô hình tổ chức dữ liệu, trình tự xử lí dữ liệu để có thể đưa ra các báo cáo kế toán của DN trong điều kiện ứng dụng CNTT.



3.4. CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

3.4.1. Đối với Nhà nước

Ở tầm quản lí vĩ mô đối với nền kinh tế, Nhà nước cần đảm bảo một số vấn đề sau đây:



Một là: Yếu tố hội nhập bao gồm: Hội nhập tiền tệ, hội nhập ngôn ngữ, hội nhập chính sách kế toán và hội nhập về công nghệ quản lí. Vì vậy, các quy định về tổ chức HTTT kế toán phải phù hợp với thông lệ KT quốc tế: Chuẩn mực KT phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính để DN Việt Nam có thể niêm yết ở thị trường chứng khoán các nước, đồng thời tạo điều kiện cho các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Hai là: Khi xây dựng chính sách kế toán của Nhà nước Việt Nam, nên có sự tham gia của các tổ chức nghề nghiệp để vừa đảm bảo tính pháp lí về mặt vĩ mô, vừa đảm bảo cho quyền tự chủ trong quản lí hoạt động SXKD của DN ở tầm vi mô. Chính sách KT phải xác định theo lộ trình phù hợp với loại hình, quy mô và mô hình hoạt động của DN.

Ba là: Cho phép DN có thể tùy chọn việc xây dựng HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị một cách riêng biệt hay kết hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo quyền tự chủ cho DN, trong đó có quyền tự chủ quản trị hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, Nhà nước nên hướng dẫn DN cần phải lập tối thiểu một số báo cáo kế toán quản trị để đảm bảo công tác quản lí.

Bốn là: Nhà nước nên tạo các hành lang pháp lí mềm dẻo hơn nữa trong tổ chức HTTT kế toán của DN, chấp nhận nhiều phương thức hoạt động của HTTT quản lí có sử dụng công nghệ cao, chẳng hạn như:

- Cho phép sử dụng và lưu trữ chứng từ kế toán điện tử;

- Không bắt buộc lập và lưu trữ sổ kế toán khi ứng dụng CNTT;

- Cho phép sử dụng và cung cấp dịch vụ KT qua biên giới.



Năm là: Ban hành các tiêu chuẩn của PMKT tương ứng với mỗi quy mô, loại hình DN và quy định bắt buộc chế độ lập báo cáo tài chính của DN phải được lập bằng PMKT.

Sáu là: Quản lí chặt chẽ các DN sản xuất và kinh doanh PMKT để áp đặt các tiêu chuẩn đã ban hành lên các sản phẩm của DN đó.

3.4.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Một là: Đối với các DN có quy mô lớn, nên học tập kế toán quản trị của Mỹ vì nền kế toán nước Mỹ áp dụng rộng rãi phương pháp phân tích mối liên hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận để tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất; Bên cạnh đó, kế toán Mỹ rất chú trọng công tác lập dự toán và xây dựng mục tiêu ngắn hạn.

Hai là: DN cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực KT quản trị có thể vận dụng các phương pháp khoa học của Vận trù học, Kinh tế lượng, Thống kê phân tích và dự báo, ... nhằm cung cấp các thông tin KT quản trị có chất lượng cao.

Ba là: DN cần tổ chức lại HTTT kế toán cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện hội nhập KT quốc tế, trong đó, cần bổ sung thêm rất nhiều báo cáo KT quản trị được lập theo các tiêu thức khác nhau.

Bốn là: Xác định được đúng vai trò then chốt của việc ứng dụng CNTT trong quá trình phát triển, DN cần dành thêm vốn đầu tư cho vấn đề phát triển hạ tầng CNTT của DN, đầu tư mua sắm máy tính và trang bị PMKT, hướng tới phần mềm quản lí tổng thể của DN.

Năm là: Trong môi trường hội nhập kinh tế, các DN lớn, có thể sử dụng và cung cấp các dịch vụ KT qua biên giới. Khi đó, DN phải được Nhà nước cho phép sử dụng các chuẩn mực KT quốc tế để có thể dùng chung các PMKT, các phần mềm quản lí tổng thể của nước ngoài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở xác định các thành phần của HTTT kế toán trong DN SXKD được nghiên cứu và đề xuất ở chương 1; Qua quá trình khảo sát thực trạng, đánh giá hệ thống và từ đó đưa ra hướng hoàn thiện từng thành phần trong HTTT kế toán của DN ở chương 2; Chương 3 của luận án đã đưa ra các một hệ thống giải pháp đồng bộ để hoàn thiện tổ chức đầy đủ năm thành phần của HTTT kế toán trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT, gồm có:

Một là, định hướng phát triển HTTT KT DN Việt Nam trong điều kiện ứng dụng CNTT;

Hai là, hoàn thiện tổ chức HTTT KT trong DN SXKD ở Việt Nam trong điều kiện ứng dụng CNTT, bao gồm:

- Hoàn thiện tổ chức con người;

- Hoàn thiện tổ chức dữ liệu kế toán;

- Hoàn thiện tổ chức thủ tục kế toán;

- Hoàn thiện tổ chức hệ thống phần cứng;

- Hoàn thiện tổ chức hệ thống PMKT.

Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một tập các kiến nghị, đề xuất với Nhà nước và DN để hoàn thiện tổ chức HTTT kế toán ở DN trong điều kiện ứng dụng CNTT.

Tuy nhiên, luận án chưa tổ chức được một giải pháp tổng thể để tích hợp tất các các HTTT quản lí trong DN nhằm nâng cao tuyệt đối hiệu quả của HTTT trong DN SXKD. Trong tương lai, vấn đề này sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

KẾT LUẬN

Nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, điều đó dẫn đến hội nhập về kế toán và hội nhập công nghệ. Việc tổ chức HTTT kế toán thủ công của các DN SXKD đã không còn phù hợp với môi trường ứng dụng CNTT trong xu thế hội nhập công nghệ quản lí trên thế giới. Với mong muốn bổ sung thêm những lí luận về tổ chức HTTT kế toán DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT để một mặt giúp các DN có thêm căn cứ khoa học khi tổ chức HTTT kế toán cho mình, mặt khác, dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và sinh viên ở các trường đại học nghiên cứu về tổ chức HTTT kế toán DN , tác giả đã lựa chọn đề tài: "Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong DN sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng CNTT"

Luận án đã đạt được những kết quả sau đây:

1. Làm sáng tỏ những vấn đề lí luận chung về tổ chức HTTT kế toán trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT, bao gồm: Những vấn đề tổng quan về HTTT kế toán trong DN SXKD; Những luận cứ để xác định cấu trúc của HTTT kế toán trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT; Lựa chọn tiêu thức để xác định cấu trúc của một HTTT KT trong DNSXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT. Trên cơ sở đó, tác giả xác định những nội dung của tổ chức HTTT kế toán trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT.

2. Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về tổ chức HTTT kế toán DN trên các tài liệu của nhiều nước trên thế giới, cùng với tham khảo tình hình thực tiễn về tổ chức HTTT kế toán DN ở các nước phát triển, tác giả đã rút ra mười bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về tổ chức HTTT kế toán trong DN trong điều kiện ứng dụng CNTT.

3. Luận án đã làm rõ thực trạng của HTTT kế toán trong các DN ở Việt Nam hiện nay, những nhân tố ảnh hưởng tới mô hình tổ chức HTTT kế toán ở DN SXKD ở nước ta. Thông qua việc khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng để đề ra hướng khắc phục đối với từng nội dung tổ chức, từng thành phần của HTTT KT trong các DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT.

4. Luận án đề xuất phương án hoàn thiện tổ chức HTTT kế toán trong DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT. Những nội dung cơ bản bao gồm:

- Nêu định hướng phát triển HTTT KT DN Việt Nam trong điều kiện ứng dụng CNTT;

- Đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức con người trong HTTT KT DN;

- Hoàn thiện tổ chức dữ liệu kế toán trong DNSXKD;

- Hoàn thiện tổ chức thủ tục kế toán trong DN SXKD (quy trình kế toán máy, hình thức sổ kế toán, vận dụng HT TK kế toán, lập và luân chuyển chứng từ KT, hệ thống báo cáo KT, hệ thống kiểm tra KT);

- Hoàn thiện hệ tổ chức thống phần cứng;

- Hoàn thiện tổ chức hệ thống phần mềm kế toán.

Những đề xuất của tác giả đều có luận cứ khoa học đầy đủ và tính thực tiễn cao, có thể áp dụng ngay vào các DN SXKD hiện nay ở Việt Nam.

Hướng phát triển tiếp theo của đề tài là đi vào nghiên cứu tổ chức HTTT KT DN được tích hợp với các HTTT khác để xây dựng một giải pháp quản lí tổng thể ERP cho DN SXKD trong điều kiện ứng dụng CNTT.

Với nội dung của đề tài rất phong phú và tương đối phức tạp, luận án chưa thể trình bày đầy đủ các vấn đề một cách sâu sắc và cụ thể hơn. Chúng tôi mong nhận được những đóng góp của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Chúng tôi trân trọng cám ơn.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương