Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt


c) Ứng dụng giá trị giống ước tính trong chọn lọc



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

c) Ứng dụng giá trị giống ước tính trong chọn lọc 
Công tác chọn lọc giống lợn hiện nay tồn tại 2 loại chỉ số chọn lọc: Chỉ số 
chọn lọc theo giá trị kiểu hình và chỉ số chọn lọc theo giá trị giống.
Việc sử dụng chỉ số chọn lọc theo giá trị giống cho độ chính xác cao hơn, 
mang lại hiệu quả nhanh hơn. Nhưng đòi h i phải có hệ thống công tác giống tương 
đối hoàn chỉnh, chế độ ghi chép kiểm tra năng suất đầy đủ, đồng thời phải có máy vi 
tính kèm theo phần mềm của các chương trình tính toán. 
Chỉ số chọn lọc theo giá trị giống 
Index = b
1
GTG
1
+ b
2
GTG
2
+ ... + b
n
GTG
n
 
Trong đó:
- Index: Giá trị chỉ số chọn lọc theo giá trị giống của cá thể
- b
1
GTG
1
: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 1, 
- b
2
GTG

:Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 2, 
- b
3
GTG
3
: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 3. 
- bnGTGn: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ n. 
Các hệ số b ở trên thu được từ phân tích BLUP dựa vào các đầu vào về trung 
bình giá thị trường, chi phí, giá thành, năng suất của các tính trạng do từng cơ sở 
giống tính toán cho đơn vị mình. 


11 
Chỉ số kinh tế khi kết hợp các tính trạng được chọn lọc trong chương trình 
PIGBLUP được tính toán theo 2 cách:
- Tính theo phương pháp tính chỉ số VND chung (VNDIndex): Bằng phương 
pháp hồi quy bội của các phân tích giá trị giống và ma trận hiệp phương sai di 
truyền với giá trị kinh tế của tính trạng đưa vào phân tích do cơ sở giống cung cấp 
(giá trị trung bình tại thời điểm xác định giá trị giống).
- Tính theo chỉ số người sử dụng (uIndex): Sử dụng t trọng do người làm 
công tác giống đưa ra và sử dụng nó như là một hệ số nhân với giá trị giống của mỗi 
tính trạng. T trọng này của mỗi cơ sở giống có khác nhau, tuỳ theo mục đích giống 
khác nhau và giá trị kinh tế của mỗi tính trạng tại mỗi cơ sở.
Trong di truyền chọn giống vật nuôi, giá trị kinh tế của một tính trạng được 
định nghĩa là phần lợi nhuận gia tăng trên 1 đơn vị thay đổi di truyền của tính trạng 
đó và ảnh hưởng lớn đến mức độ ưu tiên giữa các tính trạng trên một con vật. 
Thông thường, giá trị kinh tế được tính toán dựa trên các yếu tố năng suất và giá cả 
trong một hệ thống sản xuất và phân phối nhất định. 
- Đối với tính trạng tăng khối lượng/ngày: Là phần lợi nhuận gia tăng khi tính 
trạng này được cải thiện tăng thêm 1 gam. Các tham số kinh tế đưa vào tính toán ao 
gồm: giá lợn con giống lúc 2 tháng tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, giá thức ăn và 
các ước lượng chi phí khác ngoài thức ăn, giá án sản phẩm xuất chuồng ở 90 kg.
- Đối với tính trạng dày mỡ lưng: Là phần lợi nhuận gia tăng khi thay đổi 1 
mm độ dày mỡ lưng ở lợn xuất chuồng có khối lượng xuất chuồng 90 kg. Việc tính 
toán giá trị kinh tế của tính trạng này dựa vào dày mỡ lưng đo được lúc lợn đạt 90 
kg và tương quan hồi quy bội giữa dày mỡ lưng và giá thành lúc giết thịt ở 90 kg.
- Đối với tính trạng số con sơ sinh/lứa: Là phần lợi nhuận được tăng thêm khi 
tính trạng này được cải thiện thêm 1 con/ổ. Toàn bộ chi phí mua nái hậu bị, thức ăn, 
thụ tinh nhân tạo, và chi phí khác cho lợn mẹ trong suốt giai đoạn hậu bị, mang thai, 
nuôi con và chờ phối trở lại sau cai sữa đã được sử dụng để tính toán giá thành của 
một lợn con sơ sinh sống/lứa, với giả định số lứa đẻ tối đa 8 lứa/nái. Đồng thời, 
tổng chi phí này cũng đã được điều chỉnh bằng việc khấu trừ phần thu do bán nái 


12 
loại. Mặt khác, để trở thành sản phẩm có thể mua án được trên thị trường, các lợn 
con sơ sinh phải được nuôi đến giai đoạn chuyển đàn (60 ngày tuổi).
Ở các quốc gia phát triển, chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị giống ước tính của 
các tính trạng bắt đầu trở nên phổ biến trong các chương trình giống lợn từ khi 
phương pháp BLUP được phát triển. Bằng phương pháp này, tiến bộ di truyền của 
các tính trạng sản xuất ở đàn lợn giống đã tăng 0,04 - 0,5 con/ổ/năm với tính trạng 
sinh sản và giảm 0,4 - 9,5 ngày với tuổi đạt khối lượng 100kg. Ở Việt Nam, từ sau 
năm 2000, một số cơ sở giống lợn đã ứng dụng chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị 
giống của các tính trạng và ước đầu đem lại hiệu quả khá cao: tăng số con sơ sinh 
sống 0,045 - 0,2 con/ổ/năm và giảm mỡ lưng 0,3 - 0,4 mm/năm, (Nguyễn Quế Côi 
và Võ Hồng Hạnh. 2000; Trịnh Công Thành và ương Minh Nhật. 2005 Đoàn ăn 
Giải và ũ Đình Tường. 2004; Kiều Minh Lực. 2001).

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương