BỘ giao thông vận tảI


Điều 15. Đăng ký khai thác và điều chỉnh phương án khai thác đang thực hiện trên tuyến



tải về 0.74 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.74 Mb.
#931
1   2   3   4   5   6   7   8

Điều 15. Đăng ký khai thác và điều chỉnh phương án khai thác đang thực hiện trên tuyến

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được đăng ký khai thác tuyến hoặc điều chỉnh phương án khai thác đang thực hiện trên tuyến (bao gồm cả tăng tần suất chạy xe) theo nguyên tắc giờ xe đăng ký xuất bến tại hai đầu bến không trùng giờ và đảm bảo thời gian giãn cách theo quy định với các chuyến xe của doanh nghiệp, hợp tác xã khác đang hoạt động hoặc đã đăng ký trước trong các trường hợp sau:

a) Khi cơ quan có thẩm quyền công bố quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch hoặc quyết định tăng tần suất chạy xe theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Khi hệ số có khách bình quân toàn tuyến đạt trên 50%. Hệ số có khách bình quân toàn tuyến được xác định bằng tổng lượng hành khách xuất phát ở hai đầu bến của các chuyến xe trên tuyến trong 06 (sáu) tháng liên tục cho đến thời điểm có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký chia cho tổng số ghế xe của các chuyến xe tương ứng;

c) Khi hệ số có khách bình quân trên tuyến của đơn vị đạt trên 50%. Hệ số có khách bình quân trên tuyến của đơn vị được xác định bằng tổng lượng hành khách xuất phát ở hai đầu bến của các chuyến xe thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã trong 06 (sáu) tháng liên tục tính đến thời điểm có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tăng tần suất chạy xe chia cho tổng số ghế xe của các chuyến xe tương ứng;

d) Sau khi quy hoạch mạng lưới tuyến được công bố theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này, doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác trên tuyến không nằm trong quy hoạch có quyền tiếp tục khai thác theo phương án đã đăng ký trong thời gian không quá 24 (hai mươi bốn) tháng, kể từ ngày công bố quy hoạch. Hết thời hạn trên, cơ quan cấp chấp thuận khai thác tuyến ra văn bản ngừng khai thác tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe hai đầu tuyến, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia và công bố trên Trang thông tin điện tử của cơ quan mình.

2. Cơ quan quản lý tuyến:

a) Định kỳ vào 31 tháng 3 hàng năm, Sở Giao thông vận tải công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến trong 12 (mười hai) tháng tiếp theo, giãn cách chạy xe tối thiểu giữa các chuyến xe và biểu đồ chạy xe đang khai thác của từng tuyến do Sở Giao thông vận tải quản lý, phù hợp với các quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định được cấp thẩm quyền phê duyệt;

b) Sở Giao thông vận tải quản lý tuyến nội tỉnh và phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia quản lý tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo nguyên tắc:

Sở Giao thông vận tải chủ động thực hiện các nội dung quản lý tuyến trên địa bàn địa phương; Sở Giao thông vận tải nơi phát sinh các vấn đề về quản lý vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải địa phương đầu tuyến bên kia để xử lý, giải quyết.

3. Hồ sơ đăng ký:

a) Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này;

b) Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;

c) Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này.

4. Quy định về xử lý hồ sơ:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải đầu tuyến, nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của đơn vị;

b) Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đầu tuyến phía bên kia để lấy ý kiến trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Sở Giao thông vận tải được xin ý kiến phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn trên coi như Sở Giao thông vận tải này đã đồng ý với nội dung đăng ký khai thác tuyến của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản chấp thuận khai thác tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe hai đầu tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Văn bản chấp thuận được đồng thời gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để phối hợp quản lý;

d) Đối với các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ra văn bản chấp thuận khai thác tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý tuyến hoặc qua đường bưu điện.

5. Văn bản chấp thuận khai thác tuyến có giá trị kể từ ngày ký và có hiệu lực theo hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Sau 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày ban hành văn bản chấp thuận, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đưa xe vào khai thác thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.

6. Không áp dụng các quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 của Điều này trong trường hợp Sở Giao thông vận tải quyết định bổ sung phương tiện, tăng tần suất chạy xe để phục vụ vận chuyển khách trong các dịp: Tết Nguyên đán (không quá 30 (ba mươi) ngày); các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (không quá 10 (mười) ngày).

Điều 16. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến

Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng tần suất chạy xe. Phương tiện thay thế, bổ sung phải có cùng sức chứa với phương tiện đang hoạt động trên tuyến. Trước khi bổ sung, thay thế xe, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 của Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải và gửi bến xe hai đầu tuyến để phối hợp thực hiện.



Điều 17. Ngừng hoạt động, giảm tần suất chạy xe trên tuyến

1. Trước khi thực hiện giảm tần suất chạy xe hoặc ngừng khai thác trên tuyến ít nhất 20 (hai mươi) ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 của Thông tư này cho Sở Giao thông vận tải và bến xe hai đầu tuyến.

2. Trước khi tuyến ngừng hoạt động hoặc giảm tần suất chạy xe ít nhất 07 (bảy) ngày, bến xe hai đầu tuyến có trách nhiệm thông báo công khai tại bến xe.

3. Sau thời điểm ngừng khai thác 05 (năm) ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại phù hiệu của xe ngừng khai thác trên tuyến cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp.



Điều 18. Lệnh vận chuyển

1. Lệnh vận chuyển cấp cho từng chuyến xe và do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp.

2. Nội dung và trách nhiệm ghi các thông tin trong Lệnh vận chuyển:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã ghi: tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã; tên các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, biển số đăng ký xe ô tô; số ghế cho hành khách; tuyến vận chuyển; mã số tuyến; cự ly tuyến; bến đi, bến đến;

b) Đơn vị Bến xe ghi: số khách đi xe tại bến; xác nhận xe, lái xe đủ điều kiện xuất bến; giờ xuất bến thực tế; giờ đến bến thực tế; ký xác nhận và đóng dấu;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển của lái xe; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian 01 (một) năm để phục vụ công tác quản lý nhà nước.



Điều 19. Đình chỉ khai thác và thu hồi chấp thuận khai thác tuyến

1. Sở Giao thông vận tải ra văn bản chấp thuận có trách nhiệm ra văn bản đình chỉ khai thác trên tuyến có thời hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này khi doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều này. Văn bản đình chỉ khai thác trên tuyến được gửi bến xe hai đầu tuyến và Sở Giao thông vận tải đầu tuyến phía bên kia để phối hợp quản lý.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị đình chỉ khai thác trên tuyến có thời hạn từ 01 (một) tháng đến 03 (ba) tháng để khắc phục vi phạm và đồng thời bị thu hồi văn bản chấp thuận khai thác tuyến trong thời hạn đó khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Thực hiện dưới 70% số chuyến xe theo biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt trong 01 (một) tháng;

b) Cung cấp sai lệch các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô của phương tiện hoạt động trên tuyến;

c) Trong 12 (mười hai) tháng khai thác tuyến liên tục số lượng xe trên tuyến bị thu hồi phù hiệu có thời hạn 01 (một) tháng từ 30% trở lên; hoặc số lượng xe trên tuyến bị thu hồi phù hiệu có thời hạn 06 (sáu) tháng từ 15% trở lên;

d) Khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của toàn bộ các xe thực hiện khai thác trên tuyến trong 03 (ba) tháng liên tục cho thấy có: 5% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm hành trình; hoặc có 20% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về tốc độ hoặc vi phạm đón, trả khách không đúng nơi quy định; hoặc có 10% số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về thời gian điều khiển phương tiện.

Điều 20. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã được chấp thuận.

2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo chương trình khung do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.

3. Lập sổ để theo dõi, quản lý việc sử dụng phù hiệu, lệnh vận chuyển của đơn vị; ghi thông tin trên lệnh vận chuyển và cấp cho lái xe theo quy định; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện theo quy định tại khoản c Điều 18 của Thông tư này.

4. Lập kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải của đơn vị, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

5. Phải thanh toán lại tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 (hai) giờ; thanh toán lại tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 30 (ba mươi) phút.

6. Chịu trách nhiệm khi phương tiện, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe của đơn vị vi phạm chở quá trọng tải hoặc quá số người theo quy định; vi phạm các quy định khác trong hoạt động vận tải.

7. Trang bị đồng phục và thẻ tên cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; thẻ tên phải được dán ảnh có đóng dấu giáp lai của đơn vị, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý.

8. Trách nhiệm khác thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Điều 21. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bến xe khách

1. Báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương các quy định của đơn vị về quyền hạn, trách nhiệm, danh sách, chức vụ và chữ ký của những người được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận vào Lệnh vận chuyển.

2. Không cho xe xuất bến nếu biển kiểm soát xe và lái xe không đúng với nội dung trong Lệnh vận chuyển; báo cáo Sở Giao thông vận tải để xử lý theo quy định.

3. Các quy định khác về bến xe khách thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách do Bộ Giao thông vận tải ban hành.



Điều 22. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã trang bị; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.

2. Thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến và các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.

3. Không được chở quá số người được phép chở; xuất vé đúng loại, đầy đủ cho mọi hành khách đi xe; hướng dẫn hành khách ngồi đúng chỗ theo số vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và có con nhỏ).

4. Trước khi xe xuất bến phải yêu cầu bến xe khách xác nhận thông tin quy định trong Lệnh vận chuyển.

5. Chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

6. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

7. Quyền và trách nhiệm khác thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.



Điều 23. Quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe

1. Được yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã đăng ký và niêm yết.

2. Được yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền kiểm tra.

3. Được nhận lại số tiền vé theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Thông tư này.

4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

5. Chấp hành các quy định khi đi xe để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.

6. Quyền và nghĩa vụ khác thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Mục 3

KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT
Điều 24. Quy định đối với xe buýt

1. Trên xe có trang bị bình chữa cháy, dụng cụ thoát hiểm.

2. Niêm yết:

a) Niêm yết bên ngoài xe:

Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến;

Bên phải thành xe: số hiệu tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã.

b) Niêm yết bên trong xe: số hiệu tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé; số điện thoại đường dây nóng; trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách.

Điều 25. Đăng ký mầu sơn đặc trưng

1. Trước khi đưa xe vào khai thác, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện đăng ký mầu sơn đặc trưng. Giấy Đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 của Thông tư này.

2. Giấy Đăng ký gửi đến Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Sở Giao thông vận tải xác nhận và thông báo công khai màu sơn đặc trưng của đơn vị đã đăng ký trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.

3. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định màu sơn riêng cho xe buýt thì đơn vị vận tải phải thực hiện màu sơn theo quy định của tỉnh, thành phố.



Điều 26. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt

1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt:

a) Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe chờ đảm bảo an toàn giao thông;

b) Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến;

c) Có nhà chờ cho hành khách.

2. Điểm dừng xe buýt:

a) Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối), hành trình của các tuyến xe buýt dừng tại vị trí đó;

b) Tại các điểm dừng xe buýt trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 05 (năm) mét trở lên và ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 2,5 (hai phẩy năm) mét trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt.

3. Nhà chờ xe buýt:

a) Sở Giao thông vận tải quy định mẫu nhà chờ xe buýt trong phạm vi địa phương mình;

b) Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại cơ quan quản lý tuyến, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.

4. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải được xây dựng đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.



Điều 27. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt gồm: đường dành riêng cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe.

2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc xã hội hóa.

3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương.



Điều 28. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo quy hoạch mạng lưới tuyến được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt, nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện, sau khi có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền) có liên quan.

2. Nội dung công bố mở tuyến xe buýt:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến;

b) Số hiệu tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng);

c) Biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến (không dưới 12 giờ trong một ngày);

d) Nhãn hiệu, sức chứa của xe hoạt động trên tuyến;

đ) Giá vé.

3. Sở Giao thông vận tải phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt.

Điều 29. Quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu hoặc chỉ định thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô loại hình vận tải bằng xe buýt được đăng ký tham gia đấu thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc được đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.

3. Sở Giao thông vận tải địa phương và doanh nghiệp, hợp tác xã trúng thầu hoặc được đặt hàng ký hợp đồng khai thác tuyến. Trong hợp đồng phải thể hiện rõ phương án khai thác tuyến trúng thầu, bao gồm: tên tuyến, số hiệu tuyến, nhãn hiệu xe, sức chứa của xe, giá vé, biểu đồ chạy xe trên tuyến, thời hạn hợp đồng.

4. Sở Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ biểu đồ chạy xe trên tuyến xe buýt nội tỉnh; doanh nghiệp hợp tác xã điều chỉnh phương án khai thác tuyến tương ứng với biểu đồ mới điều chỉnh; Sở Giao thông vận tải và doanh nghiệp, hợp tác xã ký, đóng dấu xác nhận phương án khai thác mới là một phần của hợp đồng khai thác tuyến.

5. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố, việc điều chỉnh biểu đồ chạy xe trên tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền) có liên quan.

6. Quyết định điều chỉnh biểu đồ chạy xe được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 10 (mười) ngày trước khi thực hiện.

Điều 30. Ngừng khai thác trên tuyến và đóng tuyến

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị ngừng khai thác trên tuyến gửi Sở Giao thông vận tải và chỉ được ngừng khi có sự chấp thuận của Sở Giao thông vận tải bằng văn bản. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã, Sở Giao thông vận tải ra văn bản chấp thuận, nêu rõ thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã được ngừng khai thác tuyến. Trường hợp không chấp thuận, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, nếu Sở Giao thông vận tải không có ý kiến thì được coi như đã chấp thuận việc ngừng khai thác tuyến của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã tự ý ngừng khai thác tuyến trước khi Sở Giao thông vận tải chấp thuận thì bị coi như đơn phương huỷ hợp đồng khai thác tuyến và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng khai thác tuyến dẫn đến phải thay đổi tần suất chạy xe trên tuyến hoặc phải đóng tuyến thì Sở Giao thông vận tải công bố tần suất chạy xe mới hoặc công bố đóng tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm chấp thuận để doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng khai thác tuyến.



Điều 31. Bổ sung xe, thay thế xe

1. Đối với tuyến xe buýt nội tỉnh, Sở Giao thông vận tải quyết định việc bổ sung, thay thế xe khai thác vận tải hành khách bằng xe buýt trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Đối với tuyến xe buýt đi qua địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến, nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thống nhất với các Sở Giao thông vận tải địa phương trên hành trình tuyến trước khi chấp thuận bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 32. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng biểu đồ chạy xe theo phương án khai thác đã ký kết trong hợp đồng.

2. Lập kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải của đơn vị, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

3. Đăng ký mẫu thẻ tên và đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe với Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Cấp đồng phục và thẻ tên cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; thẻ tên phải được dán ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý.

4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ vận tải hành khách, an toàn giao thông và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo chương trình khung do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.

5. Chịu trách nhiệm nếu phương tiện, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe của đơn vị vi phạm các quy định về hoạt động vận tải.



Điều 33. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt

1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký với Sở Giao thông vận tải.

2. Thực hiện đúng biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt.

3. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ) khi lên, xuống xe.

4. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách không tự kiểm soát được hành vi, gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe; có quyền từ chối vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, hàng có mùi hôi tanh hoặc động vật sống.

Điều 34. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt

1. Được mang theo hành lý xách tay nặng không quá 10 (mười) ki - lô - gam và kích thước không quá 30x40x60 cen - ti - mét;

2. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

3. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.

4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

5. Quyền và nghĩa vụ khác thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.



Каталог: vbpq
vbpq -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam số: 118 /bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
vbpq -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> QUỐc hội nghị quyết số: 109/2015/QH13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương