BỘ giao thông vận tải số: /bgtvt-atgt dự thảO



tải về 53.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích53.59 Kb.
#8058

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số: /BGTVT-ATGT




DỰ THẢO




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

TỜ TRÌNH

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và giao thông đường thủy nội địa

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai và danh mục các nghị định quy định chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xây dựng Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định) thay thế Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Trong quá trình soạn thảo Dự thảo Nghị định, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa ở các đơn vị trực tiếp xử phạt như: Cảng vụ hàng hải, Thanh tra hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa về việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa; tiến hành rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực xử phạt hành chính; tổ chức các cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến đóng góp bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị và các tổ chức liên quan. Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực hiện, phù hợp với các quy định pháp luật và tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức nêu trên.

Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải và đường thủy nội địa:

1. Sự cần thiết

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006; Luật Giao thông đường thủy nội địa thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004. Bộ luật và Luật này đã khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với một ngành kinh tế đặc thù, có tiềm năng rất lớn, mang tính quốc tế hóa cao và đang cần được phát huy mạnh về mọi mặt; đồng thời khẳng định sự chủ động hội nhập của ngành hàng hải Việt Nam với hoạt động hàng hải quốc tế. Ngoài ra, ngày 20 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó giao Chính phủ quy định việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có vi phạm trong lĩnh vực hàng hải và giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính cần đảm bảo tính răn đe cần thiết đối với các hành vi vi phạm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức thực hiện Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trong thời gian qua đã phát sinh một số vấn đề dưới đây cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp:

a) Về nội dung điều chỉnh

- Bổ sung phần căn cứ “Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012”.

- Gộp các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính tại các Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thành một Nghị định thay thế.

* Đối với lĩnh vực hàng hải đã sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới các vấn đề sau:

- Bổ sung, sửa đổi các Điều từ 62 đến 72 phù hợp với quy định tại Luật xử ý vi phạm hành chính 2012, như: quy định rõ thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;

- Bổ sung một số các hành vi xử phạt cho phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan và thực tế như: việc xử phạt các hành vi vi phạm đến quy định đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước; vi phạm quy định về cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng;

- Bổ sung biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả đối với việc vi phạm quy định về lắp đặt báo hiệu tại khu vực đang thi công công trình và phải hoàn thành phương án bảo đảm an toàn hàng hải được sự chấp thuận, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;

- Xây dựng bổ sung quy định mức xử phạt trong lĩnh vực hàng hải từ 10.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải;

- Đối với các quy định về hoạt động của tàu thuyền, tại Dự thảo Nghị định đã bổ sung hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm của tàu thuyền khi không trang bị các thiết bị chứa dầu, rác thải và đưa ra mức phạt nghiêm khắc đối với việc xả, thải các chất thải, rác thải ra vùng nước gây ô nhiễm môi trường;

- Bổ sung mức xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các tổ chức hoa tiêu hàng hải không bố trí đủ phương tiện đưa đón hoa tiêu và không bố trí đủ số lượng hoa tiêu tối thiểu. Trường hợp cần thiết để bảo đảm tính răn đe các cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bằng hình thức đình chỉ một phần đối với các tổ chức hoa tiêu có thời hạn đến 12 tháng và yêu cầu khắc phục hậu quả, bổ sung số lượng phương tiện đưa đón hoa tiêu, bổ sung tuyển dụng hoa tiêu cho phù hợp với quy định pháp luật;

- Xây dựng mới quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của chủ tàu, người khai thác và người quản lý đối với tàu thuyền và thuyền viên;

- Chuyển một số nội dung sang Điều, khoản khác cho thống nhất quy định về bảo đảm an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng, bổ sung thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra do Cục trưởng thành lập và Trưởng đại diện cảng vụ hàng hải;

- Nâng mức xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp và Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải cho phù hợp với điều kiện thực tế và chủ động trong việc xử phạt vi phạm hành chính.

* Đối với lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa đã sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới các vấn đề sau:

- Kết cấu lại những điểm quy định cùng hành vi có mức phạt khác nhau, nằm ở các khoản khác nhau thành một khoản để dễ tra cứu khi áp dụng, như:

+ Chuyển quy định tại điểm c Khoản 6, điểm c Khoản 7, điểm c Khoản 8 và điểm b Khoản 9 của Điều 7 Nghị định 60/2011/NĐ-CP thành Khoản 10 Điều 34, vì đều xử phạt về hành vi khai thác cát, sỏi, khoáng sản khác không đúng quy định;

+ Những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường từ điểm c Khoản 2 Điều 16, Khoản 6 Điều 24 Nghị định 60/2011/NĐ-CP thành Điều 40 Dự thảo Nghị định.

- Bổ sung hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động đối với cơ sở đào tạo thuyền viên (Điều 47 Dự thảo Nghị định), bến thủy nội địa, cảng thủy nội địa (Điều 52 Dự thảo Nghị định).

- Về thẩm quyền xử phạt: Bổ sung quy định thẩm quyền xử phạt đối với một số chức danh, như:

+ Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Giao thông vận tải;

+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

+ Trưởng Đại diện cảng vụ Đường thủy nội địa;

+ Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Và sửa đổi thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy định tại Nghị định 60/2011/NĐ-CP theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.



b) Về Nguyên tắc xử phạt

Bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa áp dụng với tổ chức bằng 2 lần đối với cá nhân khi vi phạm cùng một hành vi.



c) Về sử dụng từ ngữ

Một số từ ngữ sử dụng trong Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa không còn phù hợp hoặc chưa đầy đủ cần điều chỉnh như: cụm từ “ Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hàng hải tại cảng biển” sửa thành “Vi phạm quy định về báo hiệu hàng hải và bảo đảm an toàn hàng hải”; “Chứng chỉ chuyên môn” sửa thành “Chứng chỉ hành nghề”.



d) Về tính thống nhất của Pháp luật

Ngày 20 tháng 6 năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính với các quy định mới, sửa đổi, bổ sung và thay thế Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 về xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra một số văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam được ban hành, cụ thể như Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quan lý cảng biển và luồng hàng hải thay thế Nghị định số 71/2006/NĐ-CP của Chình phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; bên cạnh đó, trong thực tế hoạt động hàng hải có một số vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện và chưa có chế tài, do vậy việc xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là thật sự cần thiết.



2. Quan điểm và nguyên tắc xây dựng Dự thảo nghị định

Việc xây dựng Dự thảo Nghị định có tác động thiết thực đối với việc quản lý hoạt động trong ngành hàng hải; phù hợp với quá trình đổi mới, phát triển, hội nhập kinh tế, quốc tế. Do đó việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa cần bảo đảm các nguyên tắc dưới đây:

a) Kế thừa phạm vi điều chỉnh và các quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, các quy định trước đây của Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20/7/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung, quy định chưa rõ ràng, còn thiếu và chưa thống nhất; bỏ những nội dung không còn phù hợp;

b) Đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng hải, bảo đảm an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong hoạt động hàng hải, hoạt động đường thủy nội địa;

c) Bảo đảm phù hợp, thống nhất với các quy định của pháp luật về hàng hải và pháp luật khác có liên quan thuộc hệ thống pháp luật nhà nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Quá trình soạn thảo Dự thảo Nghị định

Thực hiện quy định về tổ chức xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định thành lập Ban soạn thảo và Tổ Biên tập có nhiệm vụ tổ chức xây dựng Dự thảo Nghị định và đã có văn bản gửi lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan, Dự thảo Nghị định được đăng tải trên trang Web của Bộ Giao thông vận tải. Trên cơ sở kết quả tổng hợp, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, đã tiến hành chỉnh sửa Dự thảo Nghị định. Tổ chức họp trao đổi, tham khảo ý kiến của đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với Dự thảo. Trên cơ sở kết quả tổng hợp, tiếp thu tham gia tại cuộc họp nêu trên, đã hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định.

Trong suốt quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập luôn quán triệt quan điểm và nguyên tắc nêu trên; tiến hành rà soát, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn.

Ngày……tháng……năm 2013, Hội đồng thẩm định liên ngành đã tổ chức cuộc họp thẩm định Dự thảo Nghị định. Hội đồng thẩm định đã có ý kiến….Tiếp thu các ý kiến của Hội đồng thẩm định, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn chỉnh nội dung của Dự thảo Nghị định.

Dự thảo Nghị định đã được Bộ Tư pháp thẩm định tại văn bản số…….ngày…tháng…năm 2013. Ý kiến thẩm định và ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân đã được nghiên cứu tiếp thu chỉnh lý trong nội dung Dự thảo Nghị định.

4. Bố cục và nội dung của Dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và Nghị định 60/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được bố cục như sau:

- Chương I. Quy định chung bao gồm các Điều từ Điều 1 đến Điều 7 quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các hành vi vi phạm, tình tiết tằng nặng, giảm nhẹ và thời hiệu, hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

- Chương II. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải bao gồm từ Điều 8 đến Điều 32 quy định Vi phạm quy định về đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước; Vi phạm quy định về cho thuê lại kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng; Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự trong hoạt động khai thác cảng biển; Vi phạm quy định về ký, mã hiệu, bốc dỡ, lưu kho hàng hóa; Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển; Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác cảng biển; vi phạm quy định về bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải; Vi phạm quy định về thủ tục đến cảng biển hoặc quá cảnh; . Vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh; Vi phạm quy định về an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh đối với các hoạt động liên quan đến tàu thuyền; Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền; Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường môi trường do tàu thuyền gây ra; Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu thuyền; Vi phạm quy định về neo đậu, cập cầu, cập mạn, lai dắt của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển; Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền; Vi phạm quy định vế bố trí thuyền viên, cấp và sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên; Vi phạm quy định về hoa tiêu hàng hải; Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh, vận tải biển và dịch vụ hàng hải; vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm cứu nạn; vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm.

- Chương III. Hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nổi địa từ Điều 33 đến Điều 59.

- Chương IV. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

- Chương V. Thủ tục xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

- Chương VI. Điều khoản thi hành.



5. Vấn đề còn có ý kiến khác nhau

Trong quá trình xây dựng và lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức liên quan đối với Dự thảo Nghị định, còn một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau về tên của Dự thảo Nghị định, cụ thể:

- Ý kiến thứ nhất: Giữ nguyên tên Dự thảo Nghị định theo Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch triển khai và Danh mục các Nghị định quy định chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính là Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải và đường thủy nội địa;

- Ý kiến thứ hai: Để phù hợp với Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, đề nghị đổi tên Nghị định là Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và giao thông đường thủy nội địa.

Bộ Giao thông vận tải đề nghị Chính phủ xem xét chấp thuận đổi tên Nghị định theo ý kiến thứ hai.

Trên đây là báo cáo giải trình của Bộ Giao thông vận tải đối với Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và giao thông đường thủy nội địa.

Bộ Giao thông vận tải xin gửi kèm theo Tờ trình Chính phủ này gồm các tài liệu sau đây:

- Dự thảo Nghị định sau khi tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định và ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Bản thuyết minh chi tiết và tiếp thu ý kiến thẩm định và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan, tổ chức;

- Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo Nghị định;

- Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp.

Bộ Giao thông vận tải kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Văn phòng Chính phủ;


  • Các Bộ: Tư pháp, Công An, Quốc Phòng;

- Thứ trưởng Trương Tấn Viên;

- Cục Hàng hải Việt Nam;

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

- Lưu VT, ATGT (5).


BỘ TRƯỞNG



Đinh La Thăng




Каталог: Uploads -> File -> Kim%20Cuc
File -> CÔng ty cổ phần chứng khoáN ĐÀ NẴNG
File -> CÔng ty luật tnhh dưƠng gia duong gia law company limited
File -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
Kim%20Cuc -> BỘ giao thông vận tảI
Kim%20Cuc -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Kim%20Cuc -> BỘ giao thông vận tải số: 589 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Kim%20Cuc -> Đợt 1 (21 tỉnh): Các Đoàn đã kiểm tra tại 21 Sở gtvt và 99/424 đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định, trong đó kiểm tra 44 Hợp tác xã vận tải (bằng 44,4% số đơn vị được kiểm tra); số lượng phương tiện được kiểm tra 2

tải về 53.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương