BỘ giao thông vận tải số: 12939/bgtvt-pc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.57 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu10.01.2018
Kích1.57 Mb.
#35963
  1   2   3

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số: 12939/BGTVT-PC




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013


BÁO CÁO TỔNG KẾT 7 NĂM THỰC HIỆN

LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM NĂM 2006

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (Luật HKDDVN năm 2006) được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 29/6/2006 và Chủ tịch nước công bố theo Lệnh số 08/2006/L-CTN ngày 12/7/2006, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế của đất nước nói chung và ngành Hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng.

Luật HKDDVN năm 2006 là văn bản pháp lý quan trọng điều chỉnh một cách toàn diện hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam, đã thể chế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, đảm bảo vai trò của ngành Hàng không đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật cũng thể hiện được tư duy mới trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với ngành Hàng không dân dụng, tách hoàn toàn công tác quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh; kế thừa, phát triển những quy định còn phù hợp của Luật Hàng không dân dụng năm 1991 và năm 1995, luật hoá một số quy định liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng trong các văn bản dưới Luật phù hợp đã được thực tiễn chứng minh; bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển, hội nhập của ngành; đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt về an ninh, an toàn hàng không; thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế về hàng không của Việt Nam; đảm bảo sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế, sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực hàng không dân dụng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Có thể khẳng định, sau 7 năm áp dụng Luật HKDDVN năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân và ngành Hàng không nói riêng; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng không ở nước ta. Luật HKDDVN 2006 đã hoàn thiện cơ bản công tác quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, tách hoàn toàn chức năng quản lý nhà nước ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển của các hãng hàng không, doanh nghiệp khai thác cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THI HÀNH

LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM 2006

I. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT HKDDVN NĂM 2006

1. Tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật HKDDVN năm 2006

Nhằm triển khai Luật HKDD năm 2006, từ năm 2007 đến năm nay, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện kế hoạch xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, cơ bản đã hoàn thành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch. Đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HKDDVN năm 2006 đã được ban hành gồm: 01 Pháp lệnh, 18 Nghị định, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 44 Thông tư và Quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng các Bộ khác (Danh mục VBQPPL hướng dẫn thi hành Luật HKDDVN 2006 tại Phụ lục 1 của Báo cáo tổng kết ).



2. Đánh giá tình hình thực tế hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng sau khi Luật HKDDVN năm 2006 được ban hành

Qua 7 năm thực hiện Luật HKDDVN 2006 cho thấy hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động hàng không dân dụng đã được luật hoá, tạo cơ sở pháp lý và chuẩn mực hoạt động cho các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trong ngành Hàng không. Các quy định về xử lý các hành vi vi phạm, công tác phối hợp xử lý các sự cố được tăng cường đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không. Hệ thống cấp giấy phép cho cơ sở cung cấp dịch vụ, nhân viên hàng không, thiết bị kỹ thuật được hoàn thiện góp phần củng cố bảo đảm an toàn, an ninh hàng không.

Nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động và đầu tư vào lĩnh vực hàng không dân dụng được ghi nhận trong Luật đã được đưa vào cuộc sống. Trong những năm qua, sau khi có Luật có hiệu lực đã có nhiều hãng hàng không thuộc thành phần kinh tế tư nhân, một số hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập đã tạo thị trường hàng không cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tuy hoạt động của các hãng hàng không mới thành lập còn nhiều hạn chế nhưng đã thúc đẩy sự cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng.

Như vậy, có thể khẳng định, Luật HKDDVN năm 2006 và các văn bản hướng dẫn là một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp tại Việt Nam và thực sự đi vào cuộc sống, khẳng định vai trò trung tâm của hệ thống văn bản pháp luật hàng không, là cơ sở pháp lý điều chỉnh hệ thống tổ chức của hoạt động hàng không dân dụng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.



3. Chính sách phát triển hàng không dân dụng

Nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa chính sách hàng không dân dụng với hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng và để phát huy hiệu lực áp dụng của Luật HKDDVN năm 2006, thời gian qua Bộ Giao thông vận tải đã tập trung xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng phê duyệt các đề án dưới đây:

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2011;

- Các quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết các cảng hàng không, sân bay;

- Đề án Thành lập Tổng cục Hàng không Việt Nam nhằm nâng cao vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà chức trách hàng không Việt Nam theo yêu cầu của ICAO;

- Quyết định số 12/2012/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Cơ chế tài chính đặc thù của Cục Hàng không Việt Nam nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn ngành.



4. Ký kết, gia nhập điều ước, các hiệp định song phương và đa phương về vận tải hàng không

Luật HKDDVN năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cơ bản thể hiện các quy định của Công ước Chicago và các điều ước quốc tế về HKDD mà Việt Nam là thành viên, yếu tố góp phần thúc đẩy ngành Hàng không dân dụng nước ta hội nhập với hàng không thế giới, đặc biệt là đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành; đảm bảo vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về hội nhập quốc tế đối với các ngành liên quan như thương mại, du lịch, lưu thông hàng hóa, hành khách giữa nước ta với các nước. Tính đến nay, ngành HKVN đã tiến hành ký kết được 64 Hiệp định hàng không song phương; làm thủ tục xin phê duyệt và ký chính thức 04 Hiệp định; đang triển khai đàm phán hiệp định với 04 quốc gia; ký chính thức 05 Hiệp định vận tải hàng không đa phương (Danh mục các Điều ước quốc tế và các Hiệp định hàng không song phương, đa phương tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Báo cáo tổng kết).



5. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hàng không dân dụng

Bộ Giao thông vận tải đã chủ động thực hiện tốt và có hiệu quả Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm bằng nhiều hình thức đa dạng (tuyên truyền, xây dựng tài liệu, tuyên truyền phổ biến pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng…) với số lượng lớn và đối tượng được mở rộng (từ các cán bộ, nhân viên trong ngành Hàng không đến hành khách đi tàu bay; người dân sinh sống quanh khu vực các cảng hàng không, sân bay; học sinh các trường học khu vực lân cận các cảng hàng không, sân bay…)

Trong quá trình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các đơn vị thuộc Bộ đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Bạn đường, Báo GTVT, VTV) và các cơ quan, đơn vị liên quan để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất.

Qua công tác tuyên truyền các cán bộ, nhân viên, người lao động thuộc các đơn vị trong ngành hàng không và người dân được tiếp cận với các quy định của pháp luật về hàng không, giúp họ hiểu và chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, hạn chế các vi phạm pháp luật về giao thông hàng không, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh hàng không.



6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về hàng không dân dụng

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và việc điều tra, xác minh các vụ vi phạm nghiêm trọng được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, đã phát hiện nhiều thiếu sót, khuyết điểm trong hệ thống văn bản, trong hoạt động của các tổ chức trong ngành hàng không. Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các tổ chức có liên quan khắc phục kịp thời các thiếu sót và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra về mọi mặt, thực hiện đồng thời cả thanh tra Nhà nước và thanh tra chuyên ngành hàng không theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt ưu tiên công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Công tác thanh tra được tiến hành toàn diện, thường xuyên, ở mọi cấp, đối với mọi đối tượng quản lý, góp phần quan trọng vào công tác nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật về hàng không, phát hiện sơ hở, thiếu sót của hệ thống nhằm khắc phục và phòng ngừa kịp thời, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, an toàn hàng không.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 10/2013, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành triển khai 1092 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hàng không, trong đó:

- Thanh tra, kiểm tra về tàu bay, khai thác tàu bay: 786 cuộc;

- Thanh tra, kiểm tra về hoạt động bay: 110 cuộc;

- Thanh tra về an ninh hàng không: 44 cuộc;

- Thanh tra, kiểm tra hoạt động tại cảng hàng không, sân bay: 128 cuộc;

- Thanh tra, kiểm tra các hoạt động hàng không dân dụng khác: 24 cuộc;

Từ 2008 đến tháng 10 năm 2013, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra hàng không và các Giám đốc Cảng vụ hàng không đã kýquyết định xử phạt đối với 834 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thu về cho ngân sách nhà nước 2.783.605.000 đồng (Hai tỷ bảy trăm tám mươi ba triệu sáu trăm lẻ năm nghìn đồng) từ xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính kịp thời, triệt để, công minh và đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA 7 NĂM THỰC HIỆN LUẬT HKDDVN NĂM 2006

1. Hiệu lực quản lý nhà nước về hàng không dân dụng được tăng cường

Luật HKDD 2006 phân tách chức năng quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoạt động hàng không dân dụng. Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg ngày 16/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ chính thức xác lập tư cách Nhà chức trách hàng không của Cục Hàng không Việt Nam đã đáp ứng một phần tiêu chuẩn quốc tế và góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng. Tổng công ty Cảng hàng không sân bay và Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã tạo cơ sở cho việc phát triển toàn diện các doanh nghiệp theo hướng thương mại hóa bên cạnh các dịch vụ công ích. Các cảng vụ hàng không được tách ra và trực thuộc Cục HKVN đã nâng cao năng lực quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng tại các cảng hàng không sân bay đặc biệt trong lĩnh vực an ninh – an toàn hàng không và quản lý quy hoạch. Các vấn đề về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, bảo đảm an ninh – an toàn hàng không, quản lý hoạt động bay... đều có văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện.

Nhằm triển khai thực hiện Luật và tạo sự quản lý chuyên ngành sâu, ngày 16/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 94/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục HKVN với chức năng là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không trên phạm vi cả nước; là Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Bộ GTVT đã uỷ quyền cho Cục HKVN thực hiện một số công việc thuộc chức năng quản lý của Bộ nhưng chưa được cụ thể hoá như: chỉ đạo trực tiếp hoạt động chuyên môn, công tác lập kế hoạch và quyết toán tài chính đối với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; điều tra sự cố, tai nạn hàng không; công bố quy hoạch cảng hàng không, sân bay, giám sát việc thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ GTVT đã thành lập 3 Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam trực thuộc Cục HKVN thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại 20 cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc. Việc thành lập và hoạt động của Cảng vụ hàng không đã hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay, đặc biệt trong lĩnh vực giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.

2. Thành tựu về phát triển kinh tế ngành

Trong 7 năm qua, hiệu lực áp dụng của Luật HKDDVN năm 2006 đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hàng không dân dụng nói riêng và nền kinh tế thị trường của Việt Nam nói chung phát triển nhanh, toàn diện và đạt được mức tăng trưởng rất cao so với các thời kỳ trước đây. Điều này được thể hiện qua những thành tựu cơ bản dưới đây:



2.1 Vận tải hàng không

2.1.1 Thị trường vận chuyển hàng không giai đoạn 2007-2013

Năm 2013 (tính đến tháng 10), tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam đạt trên 24,5 triệu khách, 515 nghìn tấn hàng hoá, tăng trung bình 12%/năm về hành khách và 11,5% về hàng hoá trong giai đoạn 2007-2013. Sản lượng hành khách, hàng hoá thông qua các cảng hàng không của Việt Nam năm 2013(tính đến tháng 10) đạt 36,6 triệu lượt hành khách, 625 nghìn tấn hàng hoá, tăng trung bình 13,2%/năm về hành khách và 10,6% về hàng hoá trong giai đoạn 2007-2013. Tổng sản lượng vận chuyển của các hãng HKVN năm 2013 (tính đến tháng 10) đạt 17,2 triệu hành khách, 178 nghìn tấn hàng hoá tăng trung bình 13,2%/năm về hành khách và 10% về hàng hóa trong giai đoạn năm 2007-2013.



Bảng 1. Tổng vận chuyển hành khách giai đoạn 2007-2013

Bảng 2. Tổng vận chuyển hàng hoá giai đoạn 2007-2013

Từ các số liệu cụ thể trên cho thấy, trong giai đoạn 2007-2013, mức tăng trưởng của thị trường vận chuyển hàng không dân dụng luôn phát triển ổn định, song hành cùng với sự phát triển của chỉ số tăng trưởng quốc gia (GDP).



2.1.2 Mạng đường bay

Tính đến Lịch bay mùa Hè 2013, có 51 hãng hàng không nước ngoài thuộc 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác đi/đến Việt Nam với 69 đường bay từ 40 điểm đến Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. So với năm 2007, thị trường hàng không quốc tế đi/đến Việt Nam chỉ gồm 27 hãng hàng không quốc tế với 38 đường bay. Thị trường hàng không Việt Nam có sự tham gia của hầu hết các hãng hàng không lớn trong khu vực và trên thế giới như Singapore Airlines, Thai Airways, China Southern Airlines, Japan Airlines, Cathay Pacific, Korean Air, United Airlines, Air France, Lufthansa... Bên cạnh các hãng hàng không truyền thống, thị trường hàng không Việt Nam đã có sự tham gia của hàng loạt các hãng hàng không chi phí thấp (LCC) như AirAsia Berhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air, Indonesia AirAsia...

Đối với Việt Nam, có 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thị trường là Vietnam Airlines (VN), Jetstar Pacific Airlines (BL), VASCO và Vietjet Air (VJ), trong đó BL, VJ khai thác theo định hướng chi phí thấp và VJ là hãng hàng không tư nhân, sở hữu hoàn toàn thuộc về tổ chức, cá nhân Việt Nam. Các hãng hàng không Việt Nam, chủ yếu là Vietnam Airlines, hiện đang khai thác 52 đường bay quốc tế đến 30 thành phố của 17 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2007 là 35 đường bay quốc tế đến 23 thành phố của 14 quốc gia/vùng lãnh thổ).

Tại một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Vietnam Airlines không chỉ khai thác đến thủ đô mà còn mở rộng đến các thành phố lớn khác. Đối với thị trường nội địa, 4 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 38 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương theo hệ thống mạng đường bay trục-nan rộng khắp toàn quốc (năm 2007 là 23 đường bay nội địa).

Ngoài 3 cảng hàng không quốc tế chính, Việt Nam đã nâng cấp và chính thức công bố thêm 5 cảng hàng không quốc tế mới tại các thành phố, địa phương lớn của Việt Nam là Huế (CHK Phú Bài), Nha Trang (CHK Cam Ranh), Cần Thơ (CHK Cần Thơ), Đà Lạt (CHK Liên Khương) và Phú Quốc (CHK Phú Quốc).

2.2. Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không

Sau 7 năm triển khai, thực hiện Luật HKDDVN năm 2006 và Nghị định số 76/2007/NĐ-CP (từ tháng 6/2013 được thay thế bằng Nghị định số 30/2013/NĐ-CP) về kinh doanh, vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung đã có 07 doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (cấp mới 02), 04 doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung và 05 doanh nghiệp, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận hoạt động hàng không chung. Trong số các hãng hàng không được cấp giấy phép có 04 hãng đang hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung, 01 hãng (Công ty cổ phần hàng không Air Mekong) đã dừng hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không từ 01/3/2013.



2.3. Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đạt 100 chiếc với độ tuổi trung bình 6,3 tuổi; số lượng tàu bay sở hữu là 48 chiếc, chiếm tỷ lệ 44,3% với độ tuổi trung bình là 5,9 tuổi (năm 2007 là 53 chiếc với số lượng sở hữu là 26 tàu bay chiếm tỷ lệ 49,1%).



Bảng 3 – Đội tàu bay giai đoạn 2007-2013

Với xu hướng hội nhập sâu rộng vào hoạt động hàng không quốc tế, các hãng hàng không Việt Nam đã đưa vào đội tàu bay khai thác các chủng loại tàu bay mới, hiện đại và thông dụng trên thế giới như B777, A330, A321, B737, ATR72-500.



Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12

tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương