BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo và cải cách hành chính



tải về 202.21 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích202.21 Kb.
#15694
1   2   3

7. Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo và cải cách hành chính

Bộ GTVT đã hoàn thành việc đánh giá, phân loại đối với công chức, viên chức năm 2015 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT48; kiện toàn, cập nhật danh sách và hồ sơ 332 cán bộ thuộc diện Bộ quản lý; thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, chuyển đổi chức danh lãnh đạo, chuyển công tác và cử người đại diện phần vốn nhà nước đối với 27 trường hợp; kiện toàn Người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP, 02 Công ty cổ phần quản lý và sửa chữa đường thủy nội địa... Phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai tinh giản biên chế đối với tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ; kịp thời giải quyết chế độ, chính sách đối với lao động dôi dư sau cổ phần hóa tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Kịp thời triển khai kế hoạch đào tạo, tổ chức thi tay nghề giỏi ngành GTVT năm 2016; tổ chức Hội nghị về công tác đào tạo khối các trường thuộc Bộ GTVT...

Bộ GTVT đã kịp thời ban hành và triển khai kế hoạch CCHC, kiểm soát TTHC năm 201649; kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 202050; tổ chức đánh giá, chấm điểm chỉ số CCHC năm 2015 của Bộ GTVT.

Thông qua kiểm soát các TTHC, Bộ GTVT đã công bố bổ sung 13 TTHC, sửa đổi 13 TTHC và thay thế 04 TTHC51; phối hợp với Bộ Tư pháp công khai các TTHC đã cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia52.

Đẩy mạnh triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ đã hoàn thành kết nối kỹ thuật hệ thống quản lý văn bản của Bộ GTVT với Chính phủ; hoàn thành xây dựng phần mềm báo cáo, công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của Bộ GTVT trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Đến nay, Bộ GTVT đã có 85 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 (trong đó có 57 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 28 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4). Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ đã mở rộng cơ chế một cửa quốc gia lĩnh vực Hàng hải tại 9/25 cảng vụ Hàng hải và lĩnh vực Đường thủy tại các Cảng vụ Đường thủy Long An và Quảng Ninh; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cấp giấy phép lái xe quốc tế; hoàn thành kết nối các dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam với Tổng cục Thuế phục vụ thực hiện thu thuế trước bạ điện tử; tích hợp hệ thống thanh toán điện tử Keypay, hệ thống hóa đơn điện tử với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT...

8. Công tác thanh tra, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ đầu năm 2016 đến nay, Thanh tra Bộ đã chủ trì triển khai tổng số 28 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất. Trong đó, có 14 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính, 12 cuộc thanh tra chuyên ngành và 02 cuộc hậu kiểm. Kết quả thanh tra, kiểm tra hành chính đã yêu cầu thu hồi về NSNN qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ số tiền gần 11 tỷ đồng; yêu cầu thu hồi về quỹ khen thưởng của đơn vị trên 1,2 tỷ đồng; yêu cầu giảm trừ giá trị thanh toán số tiền trên 1.256 tỷ đồng. Kết quả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 02 thông tư; kiến nghị xử lý trách nhiệm, xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều tổ chức, cá nhân có vi phạm, nhất là trong hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện. Qua công tác rà soát, đôn đốc, xử lý sau thanh tra, đã thu hồi về NSNN qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ với tổng số tiền trên 7 tỷ đồng; thực hiện đóng hồ sơ đối với 30 kết luận thanh tra. Thanh tra Tổng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành và các Sở GTVT trên toàn quốc đã thực hiện tổng số 50.806 cuộc thanh tra, kiểm tra; quyết định xử phạt 48.944 vụ vi phạm với số tiền trên 181 tỷ đồng; tạm giữ 280 ô tô; đình chỉ hoạt động 586 bến và 397 phương tiện thủy nội địa; giám sát 343 kỳ sát hạch lái xe ô tô, 411 kỳ sát hạch lái xe mô tô.

Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Bộ đã tiếp 56 lượt/68 công dân với 55 vụ việc53, không có đoàn đông người. Tiếp nhận và xử lý 494 đơn thư; trong đó, có 52 đơn khiếu nại, 114 đơn tố cáo, 328 đơn kiến nghị, phản ánh, đơn nặc danh, mạo danh; đã thụ lý, giải quyết 03 đơn thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT; chuyển 94 đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trả lại và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 14 đơn; lưu 393 đơn do trùng lắp, không rõ địa chỉ, đơn đã được gửi đến cơ quan có thẩm quyền xử lý, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh.

Bộ GTVT đã tiến hành tổng kết 10 năm Luật Phòng, chống tham nhũng54, tổng kết công tác thanh tra GTVT giai đoạn 2011-2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020; kiện toàn Ban Chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ GTVT55...

Bộ GTVT đã thực hiện phân khai, phân bổ dự toán, vốn sự nghiệp kinh tế năm 2016 cho các đơn vị đảm bảo đúng nguyên tắc, kịp thời, trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn vốn NSNN. Đã ban hành và triển khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ GTVT năm 201656. Tiếp tục phát huy thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg. Đã tiến hành rà soát, tổng hợp hiện trạng xe ô tô của các đơn vị hành chính, sự nghiệp; lên phương án xử lý, sắp xếp lại và tiến hành xây dựng định mức xe ô tô chuyên dụng, thống nhất với Bộ Tài chính để ban hành, áp dụng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ57.

9. Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

Bộ GTVT đã triển khai Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) giai đoạn 2016 - 202058; ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án số điện thoại dùng chung cho các tình huống TKCN theo Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành thống kê, báo cáo trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đến năm 2020; xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai Công ước SAR 79 năm 2016; tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão; tiến hành kiểm tra vật tư dự phòng, kế hoạch và công tác chuẩn bị phương án phòng, chống lụt, bão trong mùa mưa, bão sắp tới...



10. Công tác y tế GTVT, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, đời sống, thu nhập, công tác xã hội, từ thiện và một số công tác trọng tâm khác

Đảng ủy Bộ GTVT đã tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng trong toàn Đảng bộ.

Ngày 19/5/2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã làm việc với Bộ GTVT về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác giai đoạn 2011-2015 và phương hướng công tác giai đoạn 2016-2020.

Bộ GTVT đã tiến hành rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở59; triển khai các nhiệm vụ trong Khối thi đua các bộ, ngành kinh tế Trung ương (năm 2016 Bộ GTVT làm Khối trưởng Khối Thi đua các bộ, ngành kinh tế Trung ương); ban hành và triển khai Kế hoạch hành động chi tiết vì sự tiến bộ Phụ nữ của giai đoạn 2016 - 202060.

Đã triển khai thực hiện Kết luận số 118-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Kết luận số 199-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Chỉ đạo các đơn vị y tế ngành GTVT theo dõi chặt chẽ, chủ động phòng, chống và kịp thời xử lý dịch bệnh; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do virut Zika; dịch bệnh gia súc, gia cầm; triển khai Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2016...

Bộ GTVT và Công đoàn GTVT Việt Nam đã phát động chương trình thi đua năm 2016 với mục tiêu chung “Chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”. Công đoàn GTVT Việt Nam đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 5b/NQ-BCH ngày 08/7/2005 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về đẩy mạnh công tác bảo hộ lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới; 20 năm phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-BTV của Ban thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam. Triển khai hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 18 năm 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật An toàn, vệ sinh lao động”61; đồng thời, tổ chức Lễ hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 18 năm 2016 của Bộ GTVT tại công trường xây dựng cầu Bạch Đằng. Đã tổ chức sơ kết phong trào thi đua thực hiện văn hóa, ứng xử, giao tiếp “4 xin, 4 luôn”. Ban hành kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công đoàn GTVT Việt Nam (18/11/1966- 18/11/2016)62. Nhiều phong trào thi đua như: “Giữ gìn xe tốt”, “Lái xe an toàn”, “Giữ đường thông suốt, êm thuận, an toàn”, “An toàn cho những chuyến bay”, “Văn minh, lịch sự”... được các cấp Công đoàn thường xuyên tổ chức và kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu. Công tác chăm lo đời sống, việc làm cho người lao động, công tác xã hội - từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa tiếp tục được quan tâm và thực hiện với nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả63.



III. Đánh giá chung

Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ và sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành GTVT, hầu hết các mặt công tác trong 6 tháng đầu năm 2016 của ngành GTVT đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Trong đó, có một số kết quả nổi bật đạt được cụ thể như sau:

(1) Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tiếp tục được quan tâm, chú trọng; đã kịp thời hoàn thiện dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) và các Nghị định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực GTVT để trình Chính phủ đúng kế hoạch.

(2) Công tác quản lý vận tải, bảo đảm TTATGT tiếp tục được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và tiếp tục kéo giảm TNGT trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương.

(3) Việc thường xuyên tổ chức đối thoại, tiếp xúc, trả lời, tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh đã góp phần tạo lập sự công bằng trong hoạt động vận tải, thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải phát triển.

(4) Công tác quản lý nhà nước, rà soát, đánh giá quá trình tổ chức triển khai, hiệu quả đầu tư của các dự án, nhất là các dự án BOT, BT được tăng cường đã góp phần hạn chế, khắc phục các tồn tại và phát huy hơn nữa hiệu quả đầu tư phát triển KCHTGT.

(5) Công tác quản lý KCHTGT các lĩnh vực tiếp tục được tăng cường, nhất là trong việc quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; rà soát, điều chỉnh hệ thống biển báo hiệu đường bộ... góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng KCHTGT và tạo sự an toàn, thuận lợi cho các phương tiện tham gia giao thông.

(6) Công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tục được đẩy mạnh; đặc biệt là đối với các Tổng công ty lớn và các đơn vị sự nghiệp công.

(7) Công tác CCHC, cải cách TTHC tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả nhất là việc đẩy mạnh triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến, triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như:

(1) Do ảnh hưởng lớn từ sự cố sập cầu Ghềnh vào cuối tháng 3/2016 nên sản lượng vận tải đường sắt sụt giảm so với cùng kỳ năm 2015 (sản lượng vận tải hàng hóa giảm 22%, hành khách giảm 12,2% so với 6 tháng đầu năm 2015).

(2) TNGT tiếp tục giảm trên cả 3 tiêu chí, tuy nhiên tình hình TNGT vẫn đang có diễn biễn phức tạp, trên toàn quốc đã xảy ra một số vụ TNGT đường thủy và đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo đảm TTATGT, nhằm giảm thiểu nguy cơ TNGT và phòng chống cháy nổ cho các phương tiện tham gia giao thông.

(3) Công tác giải ngân các nguồn vốn đầu tư thấp so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho các dự án sử dụng vốn dư của các dự án nâng cấp, mở rộng QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên do các dự án này đang trong giai đoạn hoàn tất công tác chuẩn bị để triển khai trong 6 tháng cuối năm 2016. Ngoài ra, nguồn vốn đối ứng thiếu so với nhu cầu cũng đã ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA.

(4) Công tác quyết toán các dự án đã được triển khai quyết liệt, tuy nhiên, tại một số dự án, nhất là các dự án BOT, công tác quyết toán còn chậm. Bộ GTVT đã thành lập Ban chỉ đạo công tác quyết toán dự án BOT hoàn thành64 để tập trung, quyết liệt chỉ đạo, bảo đảm hoàn thành quyết toán các dự án theo đúng kế hoạch Bộ GTVT đã giao.

(5) Công tác đầu tư phát triển KCHTGT theo hình thức BOT, BT tại một số công trình, dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được rà soát, điều chỉnh nhằm bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng.

B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016

Tiếp tục bám sát Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016, các Nghị quyết số: 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015, 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016, 35/NQ-CP ngày 16/5/2016... và các Nghị quyết phiên họp thường kỳ, cũng như các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, toàn ngành ra sức khắc phục khó khăn, thách thức, chủ động, sáng tạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch 6 tháng cuối năm và cả năm 2016 trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động của Bộ GTVT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 ngay sau khi Chính phủ ban hành các chương trình hành động.

2. Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tập trung hoàn thiện dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2016 và trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (dự kiến tháng 10/2016). Tập trung xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 14 dự thảo văn bản QPPL theo đúng chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện trình Bộ trưởng ban hành, phê duyệt theo thẩm quyền 40 thông tư, 13 quyết định cá biệt và 10 đề án.



Chi tiết tại Phụ lục 5 và Phụ lục 6 kèm theo.

3. Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia, Kế hoạch hành động Năm An toàn giao thông 2016; tăng cường siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; phối hợp với Bộ Công an tổ chức tổng kết việc thực hiện Kế hoạch 12593/KHPH-BGTVT-BCA về thực hiện tuần tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải của xe ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ.

4. Đẩy mạnh triển khai các Đề án kết nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vận tải giảm áp lực cho vận tải đường bộ; đánh giá và đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả cụm cảng Cái Mép - Thị Vải; rà soát, tổ chức hiệu quả phương án chạy tàu hàng và tàu khách khu vực Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh; tổ chức chạy tàu tại Ga Yên Viên; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vận tải. Phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm soát, kiểm tra về quản lý giá cước vận tải, nhất là vận tải đường bộ. Tuyên truyền và tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả Sàn giao dịch vận tải; ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng. Tiến hành sơ kết 4 năm triển khai thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện “4 xin”, “4 luôn” trong các loại hình vận tải để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

5. Tiến hành đánh giá kết quả hơn 02 năm thực hiện Kế hoạch triển khai “Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”65 để xây dựng Kế hoạch cụ thể nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh triển khai các giải pháp đồng bộ, thực hiện hiệu quả "Quy chế phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm ATGT trên các tuyến đường thủy nội địa tại các vị trí có cầu đường bộ, đường sắt vượt sông"; tăng cường công tác quản lý đối với các phương tiện thủy nội địa, đẩy mạnh rà soát, tổ chức điều tiết khống chế và chống va trôi đảm bảo giao thông đường thủy tại các vị trí cầu đường bộ, đường sắt; tăng cường công tác quản lý, bảo đảm ATGT đối với các tuyến vận tải từ bờ ra đảo. Triển khai rà soát các quy trình, quy phạm và các văn bản QPPL có liên quan đến quản lý xe khách giường nằm, nhằm tăng cường công tác bảo đảm TTATGT, phòng chống cháy nổ đối với loại hình vận tải hành khách này. Tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không trên toàn quốc; tăng cường công tác quản lý vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm TTATGT. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tới mọi thành phần trong hoạt động GTVT, trong đó: chú trọng vào tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho người thực thi công vụ và tuyên truyền để người dân nắm bắt và thực hiện Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016; tuyên truyền các quy định về công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông. Tiếp tục phối hợp với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong công tác khắc phục ùn tắc giao thông.

6. Tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh các cơ chế, chính sách về các lĩnh vực GTVT phù hợp với thực tế, đặc biệt các cơ chế, chính sách thông thoáng, đặc thù để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển KCHTGT. Hoàn thiện, ban hành Quy định đánh giá, xếp hạng năng lực nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP do Bộ GTVT quản lý. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng; chấn chỉnh, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát; rà soát để loại bỏ ngay các nhà thầu có năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành.

7. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải trình trong quá trình Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; kịp thời thông báo ngay cho các chủ đầu tư để triển khai, thực hiện khi có quyết định giao chính thức của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về nhu cầu kế hoạch vốn năm 2016 cần bổ sung để đáp ứng tiến độ các dự án.

8. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân các dự án đã có nguồn vốn, đặc biệt các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của ngành. Phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác 46 công trình, dự án; hoàn tất thủ tục chuẩn bị để khởi công, triển khai xây dựng 34 công trình, dự án. Quyết liệt, đẩy nhanh việc hoàn thành quyết toán các dự án, đặc biệt là các dự án BOT. Tập trung xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi Giai đoạn 1 Dự án đầu tư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; triển khai có hiệu quả Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT vùng dân tộc thiểu số; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cầu treo dân sinh giai đoạn 2.

9. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, ứng dụng KHCN để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác KCHTGT. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch bảo trì KCHTGT các lĩnh vực. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án bảo trì, sửa chữa, nhất là các dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa, hàng hải. Tăng cường công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; tiếp tục rà soát, xử lý dứt điểm tình trạng biển báo bất hợp lý.

10. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp theo kế hoạch đã xây dựng66. Tiếp tục thực hiện, hoàn thành quyết toán và bàn giao vốn Nhà nước sang công ty cổ phần đối với các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa. Đẩy mạnh thoái vốn nhà nước67, thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC theo quy định68.

11. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương trên lĩnh vực GTVT với các nước, tổ chức quốc tế trong khu vực và thế giới; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng GTVT. Tổng kết hoạt động hội nhập quốc tế về GTVT giai đoạn 2011-2015, kế hoạch 2016-2020.

12. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các giải pháp KHCN mới trong chương trình, kế hoạch KHCN năm 2016. Tổ chức kiểm tra thực hiện công tác bảo vệ môi trường GTVT theo kế hoạch.

13. Tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt công tác CCHC và cải cách TTHC. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của Bộ GTVT đến năm 2020”.

14. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc và xử lý sau thanh tra; tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo đối với công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT...

15. Chỉ đạo các trường triển khai công tác tuyển sinh 2016 bảo đảm chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Chỉ đạo các đơn vị y tế ngành GTVT nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, tăng cường xã hội hóa công tác y tế, thực hiện tốt các chỉ tiêu khám chữa bệnh được giao; chủ động theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời các dịch bệnh...

16. Tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống, bảo đảm việc làm cho người lao động và đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội từ thiện...

17. Tập trung đổi mới, tăng cường hơn nữa công tác thông tin, truyền thông về các hoạt động của ngành; chủ động, kịp thời, công khai, minh bạch thông tin với báo chí và xã hội.

18. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương lao động, nâng cao đạo đức công vụ đối với công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ; bảo đảm tiến độ, hiệu quả xử lý, giải quyết công việc. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng trên tất cả các mặt công tác, nhất là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên.

Ngoài các nhiệm vụ trọng tâm nói trên, cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành phải tăng cường công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các lĩnh vực công tác khác trên cơ sở bám sát chỉ đạo, chương trình công tác của Chính phủ, của Bộ cũng như kế hoạch năm, 6 tháng cuối năm đã được Bộ thông qua trong từng lĩnh vực.







tải về 202.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương