BỘ giao thông vận tải báo cáo chuyêN ĐỀ


KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CNVCLĐ NĂM 2014



tải về 1.31 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích1.31 Mb.
#1777
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CNVCLĐ NĂM 2014,
MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015

(Cơ quan chủ trì soạn thảo: Công đoàn GTVT Việt Nam)
Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/BCSĐ ngày 31/12/2013 của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT về việc chăm lo việc làm, đời sống cho CNVCLĐ trong ngành, Chỉ thị liên tịch số 23/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 11/12/2013 giữa Bộ trưởng Bộ GTVT và Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam về việc chăm lo đời sống CNVCLĐ, công văn liên tịch số 4394/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 20/4/2014 giữa Bộ trưởng Bộ GTVT và Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị quan tâm đảm bảo việc làm và thu nhập, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động. Trong năm 2014, các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành đã nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện, có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để đảm bảo việc làm, đời sống và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động.

I. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, ĐỜI SỐNG, THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CNVCLĐ NĂM 2014

1. Về việc làm, đời sống của người lao động

a. Về việc làm, thu nhập của người lao động

Các cấp Công đoàn trong ngành đã chủ động phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn để đảm bảo việc làm cho người lao động, đồng thời với việc triển khai nhiều dự án XDCT giao thông trong thời gian qua đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Về tiền lương, các đơn vị đã trả cho người lao động đúng thời gian quy định, thu nhập bình quân của người lao động toàn ngành là 5,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 5,8% so với năm 2013). Các doanh nghiệp ngành Hàng không, Hàng hải, Dịch vụ có thu nhập cao hơn, bình quân đạt trên 6,5 triệu đồng/người/tháng; một số đơn vị có thu nhập đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm ATHH miền Nam, Công ty cổ phần Du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam, Công ty cổ phần Traphaco, cụ thể:

- Khối hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp:

Cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong khối đảm bảo việc làm và đời sống ổn định, bình quân thu nhập đạt 5,2 triệu đồng/người/tháng (tăng 13,1% so với năm 2013), có được tỷ lệ tăng cao chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp có được nguồn thu từ việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm để bổ sung vào thu nhập; các đơn vị có thu nhập cao như: Trường Đại học Công nghệ GTVT đạt 9,3 triệu đồng/người/tháng, Viện Chiến lược và phát triển GTVT đạt 7,8 triệu đồng/người/tháng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đạt 7,8 triệu đồng/người/tháng; một số đơn vị có thu nhập thấp: Cục Y tế GTVT đạt 3,85 triệu đồng/người/tháng, Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương 2 đạt 3,5 triệu đồng/người/tháng, Nhà xuất bản GTVT đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng.



- Khối Công nghiệp giao thông vận tải:

Đã giải quyết được một số lao động phải nghỉ việc thường xuyên có việc làm mới, việc trả lương được kịp thời, tuy nhiên việc làm của người lao động vẫn còn khó khăn; thu nhập của người lao động tại Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam đạt 4,8 triệu đồng/người/tháng (tăng 6,7% so với năm 2013) nhưng vẫn thấp hơn bình quân chung của toàn ngành; lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 399 người;

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đang tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu theo Quyết định số 1224/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tính đến tháng 10/2014 tổng số lao động toàn Tổng công ty là 17.773 người (trong đó, Công ty mẹ và 8 đơn vị giữ lại là 6.002 người, các đơn vị không trong mô hình Tổng công ty là 11.771 người), Tổng công ty tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lao động và các đơn vị theo đề án của Tổng công ty đã được phê duyệt; về thu nhập bình quân đạt 4,7 triệu đồng/người/tháng (tăng 20,5% so với năm 2013), lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 1.959 người.

- Khối Vận tải, dịch vụ:

Về cơ bản, các đơn vị đã đảm bảo được việc làm, thu nhập ổn định, việc trả lương được kịp thời, nhiều đơn vị có thu nhập của người lao động bình quân cao hơn mức thu nhập của ngành: Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải-CTCP đạt 9,2 triệu đồng/người/tháng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đạt 6,1 triệu đồng/người/tháng. Một số đơn vị có khó khăn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 165 người thiếu việc làm thường xuyên. Chất lượng các dịch vụ đã được cải thiện, đặc biệt là dịch vụ vận tải tốt hơn so với các năm trước.



- Khối quản lý sửa chữa đường bộ:

Các công ty quản lý và sửa chữa đường bộ hầu hết không có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, năng lực tham gia các dự án còn hạn chế, một số đơn vị thiếu việc làm do bàn giao đường cho dự án BOT, trong khi đó lực lượng lao động nhiều; số lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 95 người. Thu nhập của người lao động đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng (tăng 7,6% so với năm 2013) nhưng vẫn thấp hơn bình quân chung của toàn ngành; tuy nhiên, cá biệt có một số ít công ty quản lý và sửa chữa đường bộ thu nhập của người lao động chỉ đạt từ 2,5 - 3,0 triệu đồng/người/tháng.



- Khối Xây dựng cơ bản:

Năm 2014, Ngành GTVT tiếp tục triển khai nhiều dự án XDCT giao thông đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, hầu hết các doanh nghiệp đã giải quyết đủ việc làm cho người lao động; thu nhập của người lao động đạt 5,6 triệu đồng/người/tháng (tăng 14,2% so với năm 2013), một số đơn vị có thu nhập của người lao động bình quân cao hơn mức thu nhập của ngành: Tổng công ty XDCT giao thông 4-CTCP đạt 8,9 triệu đồng/người/tháng, Tổng công ty XDCT giao thông 6-CTCP đạt 6,0 triệu đồng/người/tháng, Tổng công ty Xây dựng đường thủy-CTCP (công ty mẹ) đạt 6,8 triệu đồng/người/tháng; công tác trả lương được các đơn vị quan tâm hơn, hầu hết các đơn vị trả lương đến tháng 11/2014, một số đơn vị trả lương, tạm ứng lương đến tháng 12/2014 cho CNLĐ.

Tuy nhiên, đối với một số ít doanh nghiệp (chủ yếu tại các đơn vị thành viên trong Tổng công ty) do các tồn tại từ nhiều năm trước, nên còn thiếu việc làm, cán bộ, công nhân viên phải nghỉ việc luân phiên, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn: Tổng công ty XDCT giao thông 8-CTCP lao động thiếu việc làm thường xuyên là 507 người, lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 45 người; Công ty TNHH MTV Vận tải và xây dựng lao động thiếu việc làm thường xuyên là 24 người, lao động thiếu việc làm không thường xuyên là 40 người.

b. Về giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động

Các cấp Công đoàn phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp tích cực tham gia giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động: Tham gia giải quyết 675 CNLĐ nghỉ hưu trước tuổi do mất sức lao động 61% trở lên, 32 CNLĐ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, 14 CNLĐ được giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, khám sức khỏe định kỳ cho cho 121.005 lượt người...Đã giải quyết được nhiều trường hợp vướng mắc, tồn đọng về chế độ chính sách của người lao động từ những năm trước: 116 người của Công ty cổ phần Nạo vét và Xây dựng đường biển 2 thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thủy, 61 người của Công ty TNHH MTV Xếp dỡ đường thủy nội địa, Tổng công ty Vận tải thủy-CTCP. Các đơn vị đã cố gắng đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, nhiều đơn vị khó khăn công đoàn đề xuất và phối hợp với chuyên môn làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội có lộ trình trả nợ và ký cam kết bảo lãnh để kịp thời giải quyết các chế độ BHXH cho CNLĐ.

Các đơn vị, doanh nghiệp chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động về chủ trương sắp xếp, cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp và đồng bộ với việc sắp xếp lại lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động dôi dư kịp thời, nên đã được đông đảo CNVCLĐ ủng hộ, đồng thuận. Số lao động đã được giải quyết chế độ chính sách khi tái cơ cấu, cổ phần hóa là 9.323 người (riêng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy 7.583 người); số lao động chưa được giải quyết chế độ chính sách khi cổ phần hóa là 86 người, tập trung ở Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình đường thủy 2, Tổng công ty Xây dựng đường thủy-CTCP là 72 người; tuy nhiên, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, đến thời điểm hiện nay đã trình Bộ phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư, hồ sơ của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình đường thủy 2 đã gửi sang Bộ Tài chính để đề nghị trích từ Quỹ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chi trả cho người lao động.

Về cơ bản các đơn vị, doanh nghiệp đã trả lương, đóng BHXH cho người lao động kịp thời, tuy nhiên một số doanh nghiệp có khó khăn nên vẫn còn nợ tiền lương của người lao động, qua báo cáo của các đơn vị, tổng số nợ lương 322,43 tỷ đồng, một số đơn vị nợ lương lớn: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy 147,33 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 47,15 tỷ đồng; các Tổng công ty nhà nước không giữ cổ phần chi phối như: Tổng công ty XDCT giao thông 8-CTCP nợ 38,5 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long-CTCP 39,8 tỷ đồng.

Tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN là 386,82 tỷ đồng, một số đơn vị nợ BHXH lớn: Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy nợ 128,30 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 43,42 tỷ đồng; các Tổng công ty nhà nước không giữ cổ phần chi phối như: Tổng công ty XDCT giao thông 8-CTCP nợ 65,4 tỷ đồng, Tổng công ty XDCT giao thông 1-CTCP nợ 40,04 tỷ đồng.



2. Thực hiện công tác chính sách xã hội

Các cấp công đoàn trong toàn ngành phối hợp với chuyên môn thường xuyên quan tâm, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 11.792 lượt CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Giáp Ngọ năm 2014, Tháng Công nhân, các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của ngành....với số tiền gần 11 tỷ đồng; hỗ trợ cho CNLĐ và người nghèo xây 115 nhà “Mái ấm công đoàn”, nhà tình nghĩa với số tiền 3,06 tỷ đồng.

Công đoàn GTVT Việt Nam tích cực chủ động làm việc với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện thủ tục pháp lý để Quỹ Xã hội - từ thiện Công đoàn GTVT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Tính đến ngày 30/12/2014 có 167 đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành đã đăng ký ủng hộ Quỹ và ủng hộ trực tiếp, có báo cáo về Quỹ với tổng số tiền là 106,64 tỷ đồng (trong đó: Đăng ký chuyển tiền về Quỹ và giải ngân thông qua Quỹ là 94,44 tỷ đồng; một số đơn vị ủng hộ trực tiếp và có báo cáo về Quỹ là 12,2 tỷ đồng). Quỹ đã hỗ trợ xây dựng 261 nhà tình nghĩa, thăm 1.066 cựu TNXP, tặng 2.830 sổ tiết kiệm cho cựu TNXP của 52 tỉnh, thành phố; tặng 20 bộ máy vi tính cho Tỉnh đoàn Yên Bái, ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em của Công đoàn Việt Nam, thăm và tặng quà Trung tâm điều dưỡng Thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh và Duy Tiên, Hà Nam; thăm, tặng quà cho CNVCLĐ trong ngành và quân dân trên đảo Trường Sa; thăm, tặng quà cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam; thăm công nhân bị tai nạn lao động, hỗ trợ xây 03 nhà tình nghĩa cho CNLĐ, thăm và tặng quà 57 cán bộ, CNVCLĐ và 20 cháu là con cán bộ, CNVCLĐ của ngành bị bệnh hiểm nghèo, khen thưởng các cháu học sinh giỏi đạt điểm cao tại các kỳ thi quốc gia; xây bể nước sạch cho CNLĐ thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, tổ chức gặp mặt 43 cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành là thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình thương binh, liệt sĩ; trao 10 xuất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ GTVT có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích xuất sắc trong học tập, ủng hộ 70 con bò cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn..., với tổng số tiền cho các hoạt động trên 36 tỷ đồng.

Thực hiện văn bản liên tịch số 14484/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Chủ tịch Công đoàn Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam về việc quyên góp, ủng hộ quần, áo ấm cho đồng bào các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ban Thường vụ Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam đã xây dựng kế hoạch tiếp nhận và chỉ đạo các đơn vị trong ngành tích cực ủng hộ, tính đến ngày 30/12/2014 đã ủng hộ 53.500 bộ quần áo, 67 triệu đồng tiền mặt, 180 chăn ấm mới, 3,6 tấn gạo, 380 thùng mì tôm…, trao 30 triệu đồng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, tặng sách vở và nhiều đồ dùng thiết yếu cho đồng bào các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Về nhà ở thu nhập thấp cho người lao động: Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT, Công đoàn ngành đã phối hợp Văn phòng Bộ GTVT làm việc với Bộ Xây dựng, các chủ đầu tư hướng dẫn cho hơn 300 CNVCLĐ đăng ký mua nhà, đến nay có 9 CNLĐ đã được mua nhà.

Đánh giá chung: Ban Thường vụ Công đoàn GTVT Việt Nam đã bám sát các nhiệm vụ của Bộ GTVT, tích cực chỉ đạo các cấp công đoàn trong ngành chủ động phối hợp tốt với chuyên môn đồng cấp khắc phục mọi khó khăn, tạo được nhiều việc làm mới để đảm bảo việc làm cho người lao động, hầu hết các đơn vị đã cố gắng trả lương cho người lao động đúng thời gian quy định, thu nhập của người lao động trong ngành tăng 5,8%, đã giảm gần 1.500 lao động thiếu việc làm thường xuyên so với năm 2013; các cấp công đoàn tích cực phối hợp với chuyên môn giải quyết được các chế độ chính sách như: Nghỉ hưu, ốm đau, thai sản, trợ cấp chấm dứt HĐLĐ…cho người lao động, giải quyết dứt điểm số lao động dôi dư của nhiều năm trước và số CNLĐ của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đang thực hiện cắt giảm theo lộ trình tái cơ cấu của Tổng công ty; các hoạt động xã hội trong ngành được các cấp quan tâm và đẩy mạnh, đã kịp thời động viên CNVCLĐ, các cựu TNXP vượt qua những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2015

1. Tiếp tục tham gia có hiệu quả với Bộ GTVT trong việc tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT theo lộ trình đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

2. Trước tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp, các cấp Công đoàn cần tích cực chủ động phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp tập trung giải quyết việc làm, đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, quan tâm chăm lo đời sống, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động; động viên người lao động hiểu và chia sẻ khó khăn với đơn vị, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

3. Chỉ đạo các cấp công đoàn trong ngành nâng cao chất lượng tham gia thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với chuyên môn thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ; tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

4. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với NLĐ, tăng cường chỉ đạo công tác ATVSLĐ, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch Liên tịch số 2476/BGTVT-CĐGTVTVN ngày 11/3/2014 giữa Bộ Giao thông vận tải và Ban Thường vụ Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”.

5. Tổ chức tốt các hoạt động xã hội tại các đơn vị, quản lý tốt hoạt động của Quỹ Xã hội - từ thiện Công đoàn GTVT Việt Nam; hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời CNVCLĐ gặp khó khăn, hoạn nạn, các cựu TNXP ngành GTVT có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng nhà “Mái ấm Công đoàn”, “Nhà tình nghĩa”. Tiếp tục liên hệ, làm việc với Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và các bên liên quan để tạo điều kiện cho CNVCLĐ trong ngành mua nhà ở xã hội.

6. Chuẩn bị chăm lo tốt đời sống CNVCLĐ trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2015.

7. Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành GTVT, các cấp Công đoàn phối hợp với chuyên môn tiếp tục quan tâm hơn nữa đến việc làm, đời sống người lao động trong ngành và thực hiện tốt các hoạt động xã hội.



III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đề nghị Bộ GTVT có ý kiến với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để người lao động được hưởng các chế độ BHXH theo đúng mức tiền lương người lao động hiện tại đang đóng BHXH:

Theo công văn số 4409/BHXH-CSXH ngày 06/11/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các địa phương khi giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, hưu trí…) cho người lao động tại các doanh nghiệp thì cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết chế độ cho người lao động trên cơ sở hệ số lương nhân với mức tiền lương cơ sở là 1.050.000 đồng trong khi người lao động đang đóng mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng. Do vậy, trái với quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội là “mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH”.

2. Về nhà ở thu nhập thấp cho người lao động:



Hiện nay mới có 3 dự án triển khai là dự án Khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm; Dự án Khu đô thị Tây Mỗ, Từ Liêm; Dự án Khu đô thị mới Bắc Cổ Nhuế - Chèm - Hà Nội, nhưng số lượng nhà bán ra rất hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, CNVCLĐ. Đề nghị Bộ GTVT tiếp tục có ý kiến với Bộ Xây dựng tạo điều kiện cho cán bộ, CNVCLĐ ngành GTVT có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội.

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


tải về 1.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương