BỘ CÂu hỏi tham khảO ĐOÀn hộI ĐỘi bộ câu hỏi mang tính chất tham khảo


Câu 700: Ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố Quân lệnh số 1 Hãy cho biết nội dung của Quân lệnh này?



tải về 0.79 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.79 Mb.
#21475
1   2   3   4   5   6   7

Câu 700: Ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố Quân lệnh số 1 Hãy cho biết nội dung của Quân lệnh này?

Đáp án: Nội dung của văn kiện này như sau:

“Hỡi quân dân toàn quốc!

12 giờ trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh. Quân đội Nhật đã tan rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù chính của chúng ta đã ngã gục.

Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy chính quyền độc lập cho nước nhà!

Mang nhiệm vụ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn quốc cho đến toàn thắng, Ủy ban khởi nghĩa đã thành lập.

Hỡi các tướng sĩ và đội viên Quân Giải phóng Việt Nam!

Dưới mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kíp đánh vào các đô thị và trọng trấn của quân địch, đánh chặn các đường rút lui của chúng, tước vũ khí của chúng. Đạp qua muôn trùng trở lực, các bạn hãy kiên quyết tiến!

Hỡi nhân dân toàn quốc!

Dưới mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đánh đuổi quân thù.

Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!

Tổ quốc đang đòi hỏi những hy sinh lớn lao của các bạn!.

Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta”.

Câu 701: Trong cao trào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, đoàn viên thanh niên cùng toàn dân ta đã lập nên thành tích kỳ lạ về vận tải mà kẻ địch không sao tưởng tượng nổi. Đó là những thành tích gì?

Đáp án: Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân, đoàn viên thanh niên dồn sức người sức của cho chiến dịch. Cuộc chiến đấu để mở đường tiếp tế, vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt diễn ra khẩn trương, quyết liệt ngay từ những ngày đầu chuẩn bị. Nhiệm vụ mở đường giao cho thanh niên xung phong Trung ương. Phối hợp với các đơn vị công binh, lực lượng thanh niên xung phong anh dũng mở đường và phá bom nổ chậm của địch, đảm bảo mạch máu giao thông đưa hàng lên mặt trận. Nhằm phục vụ tốt nhất cho chiến dịch, hầu như tất cả các phương tiện vận chuyển đều được huy động, vừa tận dụng phương tiện thô sơ, vừa tranh thủ phương tiện cơ giới để đảm bảo cung cấp vũ khí, lương thực cho chiến dịch.

Hầu hết ô tô vận tải được đưa ra phục vụ chiến dịch với 628 xe lăn bánh liên tục suốt ngày đêm. Bộ đội vận tải nêu cao tinh thần dũng cảm khắc phục khó khăn. Khoảng 21.000 xe đạp thồ, 500 con ngựa thồ và hàng nghìn xe trân bò được huy động phục vụ chiến dịch. Các đoàn xe đạp thồ dài hàng cây số, các đoàn thuyền và các đoàn dân công hàng chục ngàn người hướng về Điện Biên Phủ, tất cả cho chiến thắng cuối cùng của dân tộc.

Có được thắng lợi to lớn này không chỉ là sự chiến đấu dũng cảm, sự hy sinh anh dũng của các đơn vị chủ lực tham gia chiến dịch mà còn cả công lao to lớn của chiến sĩ và đồng bào Tây Bắc. Hàng chục vạn chiến sĩ dân công mà đại bộ phận là thanh niên vượt qua bom đạn địch, chuyển lương thực và đạn dược cho bộ đội đánh giặc, 261.453 dân công với trên 18.301.570 ngày công đã tham gia phục vụ chiến dịch. Hơn 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt và 971 tấn thực phẩm khác đã được huy động chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ.

Câu 702: Sau khi lên ngôi hoàng đế, thành lập một nhà nước độc lập, Lý Bí cho xây dựng một ngôi chùa, sau trở thành trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của nước ta. Đó là chùa nào?

Đáp án: Đó là chùa Khai Quốc (sau này gọi là chùa Trấn Quốc) được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (544 – 548), ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến niên hiệu Đại Bảo (đời vua Lê Thánh Tông), chùa được đổi tên thành An Quốc.

Về kiến trúc, chùa Trấn Quốc có nhiều nếp nhà, trong đó có nếp nhà chính là: tiền đường, nhà thiên hương và thượng điện nối thành hình chữ công (I). kiến trúc và điêu khắc của chùa có dấu ấn ở đầu thế kỷ XIX. Trong chùa có nhiều tượng có giá trị nghệ thuật cao, đặc biệt nhất là tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Chùa còn có 14 tấm bia, trong đó có bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1639 và 1015…



Câu 703: Sau khi lên ngôi hoàng đế, thành lập một nhà nước độc lập, Lý Bí cho xây dựng một ngôi chùa, sau trở thành trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của nước ta. Đó là chùa nào?

Đáp án: Đó là chùa Khai Quốc (sau này gọi là chùa Trấn Quốc) được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (544 – 548), ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến niên hiệu Đại Bảo (đời vua Lê Thánh Tông), chùa được đổi tên thành An Quốc.

Về kiến trúc, chùa Trấn Quốc có nhiều nếp nhà, trong đó có nếp nhà chính là: tiền đường, nhà thiên hương và thượng điện nối thành hình chữ công (I). kiến trúc và điêu khắc của chùa có dấu ấn ở đầu thế kỷ XIX. Trong chùa có nhiều tượng có giá trị nghệ thuật cao, đặc biệt nhất là tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy. Chùa còn có 14 tấm bia, trong đó có bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1639 và 1015…



Câu 704: Dưới thời kỳ dựng nước và Bắc thuộc, nước ta đã có bao nhiêu Quốc hiệu?

Đáp án: Dưới đây là danh sách các Quốc hiệu nước ta xuất hiện từ thời dựng nước và Bắc thuộc.

- Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam. Kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm miền Bắc và kéo dài khắp duyên hải miền trung đến tận Bình Định bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.

- Âu Lạc: Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang trước đây) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán – An Dương Vương. Năm 208 TCN, Triệu Đà – vua nước Nam Việt tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cư của An Dương Vương thất bại, nước Âu Lạc không còn tồn tại.

- Vạn Xuân: là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền Trung Hoa, dưới sự lãnh đạo của Lý Bí. Nó tồn tại từ năm 544 đến 602.

Bên cạnh những quốc hiệu chính thức, dưới đây là những danh xưng từng được dùng không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Những danh xưng không chính thức được ghi lại từ cổ sử hoặc từ các tài liệu nước ngoài từ trước năm 1945, ví dụ như danh xưng Xích Quỷ, Nam Việt, An Nam

Câu 705: Rồng mình trơn toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo và phổ biến dưới thời Lý. Hình ảnh này tượng trưng cho điều gì?

Đáp án: Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” của người Việt. Rồng là hình ảnh mà các vua nước Việt phải xăm lên đùi mình để giữ truyền thống của cư dân ven biển. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng). Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Hình tượng rồng đã được hình dung từ thời đại Hùng Vương qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng thời ấy.

Rồng thời Lý là con vật mình dài như rắn, thân trơn nếu là con nhỏ, còn con lớn thì thân có vẩy và lưng có vây. Thân rồng uốn cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình “omega”, mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quí. Từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa, vì thế được gọi là mào lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống như hình chữ “S”, cổ tự của chữ “lôi”, tượng trưng cho sấm sét, mây mưa. Mái chùa, cung điện, đài sen tượng Phật thời kỳ này…đều được hình tượng rồng tô điểm.


Câu 706: Hãy cho biết niên đại của thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam?
Đáp án: Dựa vào các nguồn tư liệu mới phát hiện và kết quả nghiên cứu, nhiều nhà khảo cổ học và sử học cho rằng thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam – thời Hùng Vương đã trải qua 4 giai đoạn nối tiếp nhau liên tục và ngày càng cao trên cơ sở kế thừa thành quả giai đoạn trước. 4 giai đoạn đó phản ánh quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước và quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

- Giai đoạn Phùng Nguyên: tồn tại vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II TCN, thuộc sơ kỳ thời đại đồng thau. Giai đoạn này chưa có công cụ bằng đồng.

- Giai đoạn Đồng Đậu ở vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ II TCN, thuộc trung kỳ thời đồng thau. Đây là giai đoạn phát triển kế tiếp và cao hơn giai đoạn Phùng Nguyên. Người thời Đồng Đậu vẫn dùng đồ đá trong sản xuất và đời sống là chủ yếu, nhưng hiện vật bằng đồng thau đã chiếm khoảng trên dưới 20% số công cụ và vũ khí. Kỹ thuật làm đồ gốm và luyện kim phát triển hơn.

- Giai đoạn Gò Mun: tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỷ I TCN. Đặc điểm của giai đoạn này là đồ đá giảm sút rõ rệt, chỉ chiếm 48% trong tổng số hiện vật, đồ đồng thau chiếm tỷ lệ cao, trên 50% tổng số công cụ và vũ khí. Đây là giai đoạn hậu kỳ thời đại đồng thau.

- Giai đoạn Đông Sơn: tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ I SCN. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển rực rỡ của đồ đồng sang sơ kỳ đồ sắt.

Câu 707: Trong lịch sử Việt Nam, sự kiện “Loạn 12 sứ quân” xảy ra vào thời điểm nào?
Đáp án: Trong thời kỳ Hậu Ngô Vương, cát cứ đã bắt đầu xuất hiện, các thế lực yếu bị tiêu diệt nhanh, các thế lực mạnh tồn tại được lâu hơn. Năm 965, cả nước chỉ còn 12 thế lực mạnh, sử cũ gọi đó là “Loạn 12 sứ quân”.

Câu 708: Trước khi dựng cờ khởi nghĩa, Lê Lợi cùng các hào kiệt thân tín đã tổ chức hội thề Lũng Nhai nổi tiếng trong lịch sử. Sự kiện này diễn ra như thế nào?

Đáp án: Theo phong tục cổ truyền, các danh tướng thường thường làm lễ thề nguyện trước khi xuất quân và ở nước ta cũng vậy. Vào đầu tháng hai năm Bính Thân (1416), trước khi xuất trận, Lê Lợi đã long trọng tổ chức một cuộc hội thề tại Lũng Nhai (tỉnh Thanh Hóa) mà sử sách gọi đó là Hội thề Lũng Nhai. Tham dự hội thề này, ngoài Lê Lợi còn có mười tám bậc hào kiệt thân tín và có sự chứng kiến của đông đảo nhân dân trong vùng.

Chọn đúng giờ Ngọ, Lê Lợi khăn áo chỉnh tề, tiến lên đàn tế và cất cao lời thề rằng: “Trại chủ Lam Sơn là Lê Lợi cùng bọn Lê Lai, Nguyễn Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Trịnh Đồ, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Chích, Võ Uy, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trần Võ, Trần Nguyên Hãn, Lê Lý, Lê Sát, Lê Ngân họp nhau kết nghĩa ăn thề nguyện đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau, quyết trừ loạn lớn, cứu trăm họ khỏi hầm tai vạ. Nếu ai manh tâm phản trắc, làm sai lời ước thì trời đất, quỷ thần phù hộ, khiến cho nghiệp lớn chóng thành, muôn dân sớm được thấy lại uy nghi nước cũ”.

Hội thề Lũng Nhai thực chất là buổi lễ ra mắt, được tổ chức theo một dạng thức đặc biệt của các lãnh tụ Lam Sơn. Việc tổ chức hội thề này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đoàn kết gắn bó keo sơn và ý chí chiến đấu sắt đá của nghĩa quân Lam Sơn trước khi xuất trận.


------------------------------ HẾT ------------------------------
Rất mong nhận được sự góp ý của các đ/c và các bạn! qua địa chỉ Bantnth@tinhdoankiengiang.org.vn




tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương