BỘ CÂu hỏi tham khảO ĐOÀn hộI ĐỘi bộ câu hỏi mang tính chất tham khảo



tải về 0.79 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.79 Mb.
#21475
1   2   3   4   5   6   7

Câu 523: Bạn hãy cho biết lớp đoàn viên TNCS đầu tiên được kết nạp vào Thanh niên Cộng sản Đoàn Việt Nam gồm bao nhiêu người?

a. 6 c. 8

b. 7 d. 9

Câu 524: Tháng 6/1929, Chi bộ Đoàn đầu tiên trong nước được thành lập ở nhà máy xi măng Hải Phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh ra đời tờ báo lấy tên là?

a.Tia lửa

b.Thanh niên cộng sản

c. Búa liềm

d. Xích sinh



Câu 525: Ngày 26/3 được quyết định chọn làm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy?

a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, năm 1956.



b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, năm 1961.

c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, năm 1980.

d. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V, năm 1987.

Câu 526: Huân chương Sao vàng được Đảng và Nhà nước ta khen tặng Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh vào ngày tháng năm nào ?

a. 11/8/1985 c. 13/8/1985

b. 12/8/1985 d. 14/8/1985



Câu 527 : Câu nói nổi tiếng ‘Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách

mạng chứ không thể có con đường nào khác’ là của ai ?

a. Trần Phú

b. Trần Văn Ơn

c. Nguyễn Văn Linh

d. Lý Tự Trọng

Câu 528:Án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động’ là văn kiện nền

tảng lý luận vận động thanh niên của Đảng ta; sự ra đời của Án nghị quyết là

một sự kiện hết sức quan trọng trong phong trào thanh niên nước ta. Bạn hãy

cho biết thời gian ra đời Án nghị quyết trên ?

a. 2/1930 c. 10/1930

b. 3/1931 d. 10/1931



Câu 529 : Tờ báo với tư cách là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách

mạng Thanh Niên có tên là ?



a. Thanh niên

b. Tuổi trẻ

c. Búa liềm

d. Thanh niên cộng sản



Câu 530: Ngày 09/01/1950 đã trở thành Ngày truyền thống Học sinh, sinh

viên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam là ngày:

a- Thành lập Đoàn Sinh viên – học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn

b- Thành lập Liên đoàn Sinh viên – học sinh Việt Nam

c- Đoàn Sinh viên – học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn hoạt động công khai

d- Diễn ra cuộc biểu tình tuần hành của sinh viên – học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn.

Câu 531: Người phụ trực tiếp và cũng là người viết nhiều bài cho báo ‘Thanh

Niên’ trong những ngày đầu ra đời là ai ?

a. Hồ Tùng Mậu

b. Lê Hồng Phong

c. Phạm Văn Đồng

d. Nguyễn Ái Quốc

Câu 532 : Bạn hãy cho biết Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ khi thành lập đến

nay đã trãi qua mấy lần đổi tên?

a. 5 lần c. 7 lần

b. 6 lần d. 8 lần

Câu 533: Tổng đoàn Thanh niên Việt Nam là mặt trận đoàn kết, tập hợp

thanh niên đẩy mạnh hoạt động nhằm thu hút các tầng lớp thanh niên do

Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt được thành lập vào ?


  1. 6/1945 c. 6/1946

b. 7/1945 d. 7/1946

Câu 534: Đại hội đại biểu lần thứ I của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam

tiến hành từ :

a. 7 – 14/2/1951 c. 8 – 14/2/1950

b. 7 – 14/2/1950 d. 8 – 14/2/1951

Câu 535: Ngày 7/1/1947 là ngày thành lập tổ chức tập hợp rộng rãi thanh niên vì mục tiêu kháng chiến, kiến quốc :


  1. Liên đoàn Thanh niên Việt Nam

  2. Liên đoàn Thanh niên Bắc Bộ

  3. Liên đoàn Thanh niên Trung Bộ

  4. Liên đoàn Thanh niên Nam Bộ

Câu 536: Bạn hãy cho biết Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn

khóa I là ai ?

a. Vũ Quang c. Vũ Mão

b. Hà Quang Dự d. Nguyễn Lam



Câu 537: Đoàn Thanh niên Cứu quốc được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?

a. 19/10/1955 c. 8/10/1956

b. 19/11/1955 d. 25/10/1956



Câu 538: Thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh

Bến Tre khoá VIII, nhiệm kỳ 2007 – 2012 là:

a. Từ ngày 7 -> ngày 10/6/2007

b. Từ ngày 15 -> ngày 18/6/2007

c. Từ ngày 13 -> ngày 15/7/2007

d. Từ ngày 23 -> ngày 25/7/2007

Câu 539: Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đội Nhi đồng được mang tên Bác Hồ vĩ đại, vào ngày tháng năm nào ?

a. Ngày 15/5/1970. c. Ngày 30/1/1970.

b. Ngày 30/1/1969. d.Ngày 15/5/1969.

Câu 540: Thiếu niên Việt Nam từ 9 đến 15 tuổi có những điều kiện nào sau đây mới được vào Đội?


  1. Là những học sinh giỏi, đạo đức tốt. Được quá nửa đội viên trong chi Đội đồng ý.

  2. Tự nguyện xin vào đội. Được 2/3 đội viên trong chi đội đồng ý.

  3. Là những học sinh giỏi, đạo đức tốt. Được 2/3 đội viên trong chi đội đồng ý.

  4. Thừa nhận Điều lệ Đội; Tự nguyện xin vào Đội; Được quá nửa đội viên trong chi đội đồng ý.

Câu 541: Đội Thiếu niên tiền phong do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách được thành lập vào ngày tháng năm nào?

a. 15/5/1940 c. 15/5/1941

b. 15/4/1940 d. 15/4/1941

Câu 542: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã bầu Ban chấp hành gồm bao nhiêu đồng chí?

a. 144 c. 150



b. 145 d. 146

Câu 543: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 được mở đầu vào ngày nào và bằng sự kiện gì?

a. Ngày 6/1 Giải phóng Phước Long

b. Ngày 10/3 – Giải phóng Buôn Mê Thuộc

c. Ngày 6/1 – Giải phóng Buôn Mê Thuộc

d. Ngày 10/3 – Giải phóng Phước Long



Câu 544: Đế quốc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bắn phá (lần thứ nhất) trên toàn miền Bắc nước ta vào thời gian nào?

a 1-11-1967

b. 1-10-1968

c. 1-11-1968

d. 1-11-1969



Câu 545: Bằng chiến thắng nào quân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ?

a. Chiến thắng Ấp Bắc

b. Chiến thắng Ba Gia

c. Chiến thắng đồng Xoài



d. Chiến thắng Bình Giã.

Đáp án: d

Câu 546: “Vì độc lập vì tự do – đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” là những câu thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm nào?

a. 1966


b. 1967

c. 1968


d. 1969

Câu 547: Cuộc tiến công chiến lược 1972 của quân dân miền Nam đã chọc thủng 3 tuyến phòng thủ `quan trọng nhất của địch ở những địa bàn nào?

a. Quảng Trị, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

b. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

c. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

d. Tây Nguyên, Quảng Trị, Đồng bằng sông Cửu Long.



Câu 548: Từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, ta đã xây dựng mấy quân đoàn chủ lực để chuẩn bị cho kế hoạch giải phóng miền Nam?

a. 1 quân đoàn

b. 2 quân đoàn

c. 3 quân đoàn



d. 4 quân đoàn

Câu 549: Cuộc tiến công chiến lược đã phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam năm 1975 từ sau thắng lợi của chiến dịch nào?

a. Chiến dịch đường 14 – Phước Long.



b. Chiến dịch Tây Nguyên.

c. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

d. Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 550: Thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt” của Tổng thống Mỹ Níchxơn áp dụng vào Việt Nam gọi là chiến lược:

a. Chiến tranh đặc biệt



b. Việt Nam hóa chiến tranh

c. Chiến tranh cục bộ

d. Chiến tranh Việt Nam

Câu 551: Ai là người đại điện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký Hiệp định Pari (27/1/1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?

a. Lê Đức Thọ

b. Nguyễn Thị Định

c. Nguyễn Thị Bình

d. Võ Nguyên Giáp



Câu 552: “Điện biên phủ trên không” là chiến thắng oanh liệt của quân dân miền Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

a. 12 ngày đêm cuối năm 1971



b. 12 ngày đêm cuối năm 1972

c. 18 ngày đêm cuối năm 1971

d. 18 ngày đêm cuối năm 1972

Câu 553: Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã đồng ý đổi tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định thành chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày tháng năm nào?

a. 14/4/1975.

b. 14/3/1975.

c. 13/4/1975.

d. 8/4/1975.



Câu 554: Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến công về Sài Gòn gồm bao nhiêu hướng?

a. 3.


b. 4.

c. 5

d. 6


Câu 555: Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã diễn ra trong gần 2 tháng với 3 chiến dịch lớn. Đó là thời gian nào?

a. 4/3 đến ngày 2/5/1975.

b. 2/3 đến ngày 30/4/1975.

c. 14/3 đến ngày 12/5/1975.

d. 4/3 đến ngày 1/5/1975.



Câu 556: Lá cờ chiến thắng của cách mạng được kéo lên phủ tổng thống Ngụy trong ngày 30/4/1975 vào lúc nào?

a. 9 giờ 30 phút.

b. 10 giờ 30 phút.

c. 11 giờ



d. 11 giờ 30 phút.

Câu 557: Thực hiện Hiệp định Pari, những tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam vào thời gian nào?

a. Năm 1973

b. Năm 1974

c. Năm 1975

d. Năm 1976



Câu 558: Ngày 26/4/1975 chính thức mở đầu cho chiến dịch nào?

a. Chiến dịch Hồ Chí Minh

b. Chiến dịch Tây Nguyên

c. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

d. Chiến dịch đường 14 – Phước Long



Câu 559: Chủ trương hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội được đưa ra tại Hội nghị nào của Đảng?

a. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973)

b. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976)

c. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (12/1974)



d. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 (9/1975)

Câu 560: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cả nước được tổ chức trên toàn quốc vào ngày tháng năm?

a. 25/3/1976



b. 25/4/1976

c. 24/6/1976



d. 2/03/1976

Câu 561: Sau khi lên ngôi hoàng đế, thành lập một nhà nước độc lập, Lý Bí cho xây dựng một ngôi chùa, sau trở thành trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của nước ta. Đó là chùa nào?

Đáp án: Đó là chùa Khai Quốc (sau này gọi là chùa Trấn Quốc) được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (544 – 548), ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến niên hiệu Đại Bảo (đời vua Lê Thánh Tông), chùa được đổi tên thành An Quốc.

Câu 562: Dưới thời kỳ dựng nước và Bắc thuộc, nước ta đã có bao nhiêu Quốc hiệu?

Đáp án: 3 quốc hiệu (Văn Lang; Âu Lạc; Vạn Xuân)

Câu 3: Trong lịch sử Việt Nam, sự kiện “Loạn 12 sứ quân” xảy ra vào thời điểm nào?

Đáp án: Trong thời kỳ Hậu Ngô Vương (cát cứ đã bắt đầu xuất hiện, các thế lực yếu bị tiêu diệt nhanh, các thế lực mạnh tồn tại được lâu hơn. Năm 965, cả nước chỉ còn 12 thế lực mạnh, sử cũ gọi đó là “Loạn 12 sứ quân”).

Câu 563: “Nhắm thẳng quân thù mà bắn” đã trở thành khẩu hiệu chiến đấu của toàn quân, toàn dân và thanh niên Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hãy cho biết ai là người đã nói câu nói đó?

Đáp án: Đó chính là anh hùng Nguyễn Viết Xuân.

Câu 564: Trong lịch sử, nước ta đã bị bao nhiêu triều đại phong kiến phương Bắc thống trị trong hơn 1.000 năm?

Đáp án: Trong hơn 1.000 năm (từ năm 179 TCN đến năm 905) có 9 triều đại phong kiến phương Bắc thay phiên nhau xâm lược và thống trị nước ta: Nam Việt, Tiền Hán, Nhà Tần, Hậu Hán, Đông Ngô, Nhà Tấn, Nam Triều, Nhà Tùy, Nhà Đường.

Câu 565: Hãy cho biết tam giác văn hóa Việt Nam bao gồm các nền văn hóa nào?

Đáp án: Tam giác văn hóa Việt Nam bao gồm: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Óc Eo.

Câu 566: Tinh thần và hào khí của người dân Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược thể hiện sâu sắc qua bài hát “Nam Bộ kháng chiến”. Tác giả của bài ca này là ai?

Đáp án: Tác giả của bài hát “Nam Bộ kháng chiến” là nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn.

Câu 567: Người phụ nữ duy nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) là ai?

Đáp án: Nguyễn Thị Minh Khai.

Câu 568: Tháng 2/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đã tặng cho đồng bào miền Nam danh hiệu cao quí nào? nhân sự kiện lịch sử gì?

Đáp án: Tháng 2/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu vẻ vang “Thành đồng tổ quốc”. Hơn 60 năm đã trôi qua, lịch sử dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi nhớ một sự kiện hào hùng của dân tộc đó là Nam Bộ kháng chiến.

Câu 569: Hãy cho biết Lý Thánh Tông ngay sau khi lên ngôi vua lấy quốc hiệu là gì? vào năm mấy?

Đáp án: Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng mùa đông năm giáp Dần, tức vào năm 1054, nhằm ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch, Lý Thánh Tông ngay sau khi lên ngôi đổi quốc hiệu là Đại Việt.

Câu 570: “Trận Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm

Trận Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu” Hai câu thơ trên của Nguyễn Trãi trong Bình ngô Đại cáo ghi lại chiến thắng oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn trong trận đánh nào? vào năm mấy?

Đáp án: Một trong những thắng lợi giòn giã, có ý nghĩa chiến lược của nghĩa quân Lam Sơn vào cuối năm 1426 đã làm chấn động đến kinh hoàng nhà Minh, đó chính là trận Tốt Động – Chúc Động. Thắng lợi này đã được Triều liệt đại phu – Nguyễn Trãi ghi tả lại trong tác phẩm bất hủ “Bình ngô Đại cáo”.

Câu 571: Hãy cho biết Hội nghị thành lập xứ ủy Nam Bộ diễn ra ở đâu và vào thời gian nào? do ai chủ trì?

Đáp án: Thực hiện Nghị quyết ngày 5/9/1954 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về việc chuyển hướng công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới ở miền Nam, tháng 10/1954, tại khu căn cứ Chắc Băng trong rừng U Minh (Vĩnh Thuận, Cà Mau), đã diễn ra Hội nghị thành lập xứ ủy Nam Bộ. Đồng chí Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã chủ trì hội nghị.

Câu 572: Để ngăn chặn âm mưu và bước tiến của quân xâm lược Pháp tại vùng đất phương Nam, năm 1860, triều đình Huế đã quyết định phong Nguyễn Tri Phương làm nguyên soái Nam Kỳ và cử ông vào Gia Định để thay cho Tôn Thất Hiệp. Thực hiện chủ trương “công thủ”, tướng Nguyễn Tri Phương đã cho xây dựng công trình gì?

Đáp án: Đó là công trình đại đồn Kỳ Hòa hay còn gọi là Chí Hòa, làm cơ sở cho việc ngăn chặn và đánh bại các cuộc tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha, không cho chúng mở rộng chiến tranh xâm lược ra các tỉnh xung quanh, đồng thời giam chân chúng trong phạm vi thành Gia Định.

Câu 573: “Trời Gia Định ngày chiều ráng bắn, âm hồn theo con bóng dật dờ;

Đất Biên Hòa đêm vắng trăng lờ, oan quỉ nhóm ngọn đèn trời hiu hắt”

Hãy cho biết những câu thơ xúc động trên do ai sáng tác và phản ánh sự kiện lịch sử gì?

Đáp án: Những câu thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong bài “Tế lục tỉnh sĩ dân vận vong văn”, phản ánh nhân dân ta bị thực dân Pháp tàn sát trong sự kiện Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

Câu 574: Hãy cho biết tên hiệu “Ông già Bến Ngự” là muốn nhắc đến nhân vật nào?

Đáp án: Đó chính là Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San) hiệu là Sào Nam.

Câu 575:Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Đây là câu nói bất hủ của vị tướng nào?

Đáp án: Trần Bình Trọng.
Câu 576: Trần Đại Nghĩa – một vị tướng đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hãy cho biết ông sinh và mất năm nào?

Đáp án: 1913 – 1997.

Câu 577: Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã viết một tác phẩm về quân sự, sau này dùng làm tài liệu huấn luyện tại các trường quân chính ở Việt Bắc trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đó là tác phẩm nào?

Đáp án: Cách đánh du kích.

Câu 578: Trong thời gian ở Pắc Pó, Hồ Chí Minh đã sáng lập tờ báo nào làm cơ quan tuyên truyền của ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng?

Đáp án: Tờ Việt Nam độc lập (hay còn gọi là tờ Việt Lập).

Câu 579: Ở Huế có một ngôi chùa nổi tiếng gắn với tên chúa Nguyễn Hoàng. Xin cho biết đó là ngôi chùa nào?

Đáp án: Chùa Thiên Mụ.

Câu 580: Lực lượng thanh niên xung phong ra đời vào ngày, tháng, năm nào?

Đáp án: Ngày 15/7/1950.

Câu 581: Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam trải qua bao nhiêu đời vua Hùng? Hãy kể tên các đời vua Hùng đó?

Đáp án: Theo Hùng triều ngọc phả cho rằng có 18 đời vua Hùng Vương. Đó là: Hùng Dương (tức Lộc Tục); Hùng Hiền (tức Sùng Lãm); Hùng Lân; Hùng Việp; Hùng Hy; Hùng Huy; Hùng Chiêu; Hùng Vỹ; Hùng Định; Hùng Hy; Hùng Trình; Hùng Võ; Hùng Việt; Hùng Anh; Hùng Triều; Hùng Tạo; Hùng Nghị; Hùng Duệ.

Câu 582: Vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là ai?

Đáp án: Sau bảy ngày Hà Nội được giải phóng, trong hai ngày 17 và 18/10/1954, nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vui mừng được đón tiếp Thủ tướng Ấn Độ - Jawaharlal Nehru. Đây là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Câu 583: Trong lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ qua làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam ngày 26/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bên cạnh việc kêu gọi đồng bào Nam Bộ anh dũng đứng lên đánh đuổi Thực dân Pháp, Hồ Chí Minh còn dặn dò những lời mang đậm tính nhân văn, anh chị hãy đọc lại đoạn văn đó?

Đáp án: “…Tôi chỉ muốn dặn đồng bào Nam Bộ một lời: Đối với những người Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh phòng cho cẩn thận, nhưng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế giới, trước hết là làm cho dân Pháp biết rằng chúng ta là quang minh chính đại. Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tư thù, tư oán, làm cho thế giới biết chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước”.

Câu 584: Ngày 15/12/1910, chiếc máy bay đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Việt Nam. Bạn biết gì về sự kiện này?

Đáp án: Vào mùa xuân năm 1791, một quả khinh khí cầu được thả lên trời ở Sài Gòn. Sự kiện này đã gây ấn tượng mạnh trong nhân dân Sài Gòn. Ngày 15/12/1910, viên phi công người Bỉ, Ông Van Den Born với chiếc máy bay hai tầng cánh Farman II, bay lên bầu trời Sài Gòn. Đây là một sự kiện chấn động ở Việt Nam và cả Châu Á. Và đây là chiếc máy bay đầu tiên bay trên bầu trời Việt Nam.

Câu 585: Ngày 02/5/1933, cuộc đấu tranh quyết liệt ở tòa án đại hình Sài Gòn diễn ra khi Thực dân Pháp xét xử 120 chiến sĩ cộng sản, trong đó có các đồng chí Phạm Hùng, Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương, Lê Quang Sung, Hà Huy Giáp,…bạn biết gì về sự kiện này?

Đáp án: Sau cao trào 1930 – 1931, thực dân Pháp đã bắt hàng vạn cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng giam giữ trong các nhà tù ở đất liền, đày ra Côn Đảo và các đảo khác thuộc Pháp. Nhiều cơ sở cách mạng ở Sài Gòn bị phá. Tình hình hết sức khó khăn cho cách mạng Việt Nam. Trước tình hình đó, các chiến sĩ cách mạng vẫn nêu cao khí phách kiên cường bất khuất của người cộng sản, ngay cả khi đứng trước mặt kẻ thù. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh ở phiên tòa đại hình Sài Gòn, khi chính quyền thực dân xét xử 120 chiến sĩ cộng sản diễn ra từ ngày 02 đến ngày 09/5/1933. Vụ án này được gọi là “Procès monstre” (vụ án khổng lồ) và được mệnh danh là “Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương”).

Câu 586: Hãy cho biết nội dung “Luật 10/59” của Ngô Đình Diệm.

Đáp án: Luật được ban hành ngày 06/5/1959 mang tên “Luật 10/59” về thành lập các tòa án quân sự đặc biệt để xử các tội gọi là “phá hoại”, “xâm phạm an ninh quốc gia”,…Theo Luật 10/59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay,…Không kể đối với “cộng sản đã ngoài vùng pháp luật”, tức không cần xét xử, luật này giành cho tất cả mọi người được qui là “phá rối trị an”.

Câu 587: Trong gần nửa thế kỷ giao tranh, chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã đối đầu nhau như thế nào?

Đáp án: Trong gần nửa thế kỷ giao tranh (1627 – 1672), quân của chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã đánh nhau bảy lần vào các năm 1627, 1630, 1643, 1648, 1655 – 1660, 1661 và 1672. Sau 7 lần đánh nhau không phân biệt thắng bại, cuối cùng hai bên phải lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia Nam – Bắc.

Câu 588: Năm 1948, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của chiến trường Nam Bộ hoạt động ở vùng Đồng bằng Sông Cửu long đáp ứng một yêu cầu về chiến lược trong lúc cả Nam Bộ đã là chiến trường của chiến tranh du kích. Hãy cho biết đó là tiểu đoàn nào?

Đáp án: Đó là tiểu đoàn 307 – tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của chiến trường Nam Bộ hoạt động ở vùng ĐBSCL trong những năm đầu chống thực dân Pháp. Tiểu đoàn 307 ra đời đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Nam Bộ, mở đầu cho những trận đánh tiêu diệt lớn ở ĐBSCL.

Câu 589: Bạn biết gì về chiến thắng của Nguyễn Trung Trực trên sông Nhật Tảo năm 1861?

Đáp án: Ngày 10/12/1861, nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã làm nên một chiến công lừng lẫy, đánh một trận mưu trí và táo bạo, đốt cháy chiến hạm L’Esperance (Hy Vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (hay còn gọi là sông Nhựt Tảo), diệt toàn bộ quân địch trên tàu gồm 17 lính Pháp và 20 tên Việt gian. Sự kiện này được ca ngợi sự kiện này là “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa”.

Câu 590. Công cụ bằng đá của người vượn tìm thấy trên đất Việt Nam lần đầu tiên là vào khi nào? ở đâu?

a. Ở núi Đọ, năm 1940.

b. Ở núi Đọ, năm 1950.

c. Ở núi Đọ, năm 1960.

Đáp án: câu c – Núi Đọ, năm 1960.

Câu 591. Hãy cho biết Ngô Quyền sinh vào ngày, tháng, năm nào? và ở đâu?

a. Ngày 12/3 năm Đinh Tỵ (897) ở Đường Lâm.

b. Ngày 13/2 năm Đinh Tỵ (897) ở Hải Dương.

Đáp án: câu a – ngày 12/3 năm Đinh Tỵ (897) ở Đường Lâm.



Câu 592. Sau khi đánh bại nhà Hồ (1407), nhà Minh tiến hành đô hộ và đổi nước ta thành quận Giao Chỉ vào:

a. Tháng 3/1407.

b. Tháng 4/1407.

c. Tháng 5/1407.

Đáp án: câu b - Tháng 4/1407.

Câu 593. Năm 1858, Pháp nổ phát súng đầu tiên đánh chiếm Đà Nẵng, hãy cho biết, Pháp đánh chiếm Đà Nẵng trong thời gian bao nhiêu lâu?

a. 17 tháng.

b. 18 tháng.

c. 19 tháng.

Đáp án: câu b – 18 tháng

(từ 1/9/1858 -> 23/3/1860).



Câu 594. Khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (tháng 9/1858), ai là người kêu gọi mọi người sung vào đội quân ứng nghĩa tham gia Nam tiến do ông tổ chức, tình nguyện vào mặt trận Đà Nẵng để chia lửa với đồng bào mình?

a. Đốc học Phạm Văn Nghị.

b. Thống chế Lê Đình Lý.

c. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án: câu a - Đốc học Phạm Văn Nghị.

Câu 595.Cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914), giai cấp nào đã ra đời ở Việt Nam?

a. Giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản.

b. Giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản.

c. Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.

Đáp án: câu c - Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản

Câu 596. Ra đời vào 01/8/1901, tờ Nông cổ mín đàm (bàn chuyện Nông nghiệp) đã không ngừng cổ vũ mạnh mẽ cho kinh tế công thương thực địa, hãy cho biết chủ bút của tờ báo này là ai?

a. Lương Khắc Ninh.

b. Trần Chánh Chiếu.

c. Nguyễn Dư Hoài.

Đáp án: câu a – Lương Khắc Ninh.

Câu 597. Trong quá trình cai trị và khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp luôn thực hiện âm mưu cột chặt nền kinh tế Đông Dương vào nền kinh tế Pháp, đồng tiền Đông Dương lệ thuộc vào đồng tiền chính quốc. Sắc lệnh “Kim bản vị” đã chính thức xác nhận sự lệ thuộc của đồng tiền Đông Dương vào đồng Francs của Pháp, hãy cho biết sắc lệnh trên được ban hành khi nào?

a. 31/3/1930.

b. 31/5/1930.

c. 31/7/1930.

Đáp án: câu b – 31/5/1930.

Câu 598. Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước ta lâm vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, hãy cho biết khi ấy có bao nhiêu phần trăm dân số bị mù chữ ở nước ta?

a. Hơn 80%.

b. Hơn 85%.

c. Hơn 90%.

Đáp án: câu c – hơn 90%.

Câu 599.Hội nghị liên tịch giữa tổng bộ Việt Minh, xứ ủy Nam Kỳ, UBND và ủy ban kháng chiến vào ngày 23/9/1945 quyết định thành lập Ủy ban kháng chiến Nam Bộ do ai làm chủ tịch?

a. Phạm Ngọc Thạch.

b. Ung Văn Khiêm.

c. Trần Văn Giàu.

Đáp án: câu c – Trần Văn Giàu.

Câu 600.Nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của dân tộc ta xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

a. Khoảng thế kỷ V TCN.

b. Khoảng thế kỷ VI TCN.

c. Khoảng thế kỷ VII TCN.

Đáp án: câu c - khoảng thế kỷ VII TCN

(kết thúc vào khoảng năm 208 TCN).



Câu 601.Hãy cho biết nước ta có tên hiệu Vạn Xuân vào năm mấy?

a. Năm 544.

b. Năm 546.

c. Năm 548.

Đáp án: câu a - năm 544.

Câu 602.Hãy cho biết ai là vị vua cuối cùng của nhà Đinh?

a. Đinh Tiên Hoàng.

b. Đinh Liễn.

c. Đinh Toàn.

Đáp án: câu c - Đinh Toàn.

Câu 603.Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và xưng vương vào năm nào?

a. Năm 1318.

b. Năm 1418.

c. Năm 1518.

Đáp án: câu b – Năm 1418.

Câu 604.Vị tướng đầu tiên của nhà Nguyễn hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Pháp ở mặt trận Đà Nẵng là ai?

a. Thống chế Lê Đình Lý.

b. Nguyễn Tri Phương.

c. Đốc học Phạm Văn Nghị.

Đáp án: câu a - Thống chế Lê Đình Lý.

Câu 605.Hãy cho biết Hội Duy Tân do ai làm chủ Hội?

a. Phan Bội Châu.

b. Đặng Tử Kính.

c. Cường Để.

Đáp án: câu c - Cường Để.

Câu 606.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất được diễn ra vào thời gian nào? tại đâu?

a. Từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930 tại Hương Cảng.

b. Từ ngày 15 đến ngày 1/11/1930 tại Quảng Châu.

c. Từ ngày 16 đến ngày 2/11/1930 tại Hương Cảng.

Đáp án: câu a - từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930 tại Hương Cảng.

Câu 607.Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do ai soạn thảo?

a. Hồ Chí Minh.

b. Trần Phú.

c. Trường Chinh.

Đáp án: câu b - Trần Phú.

Câu 608.“Đồng bào Nam Bộ! Nhân dân thành phố Sài Gòn! Anh em công nhân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ! Đêm qua, thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 2 tháng 9, đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc: “Độc lập hay là chết!”.

Hãy cho biết những dòng trên được trích trong:

a. Lời kêu gọi kháng chiến của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ.

b. Tuyên cáo quốc dân của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ.

c. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ.

Đáp án: câu a, Lời kêu gọi kháng chiến của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ do đồng chí Trần Văn Giàu, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ soạn thảo.



Câu 609.Hiệp định Genève được ký kết vào thời gian nào?

a. 20/5/1954.

b. 20/6/1954.

c. 20/7/1954.

Đáp án: câu c - 20/7/1954.

Câu 610.Bánh chưng, bánh dầy là hai loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết, hai loại bánh này được làm ra dưới thời vua Hùng nào?

a. Đời vua Hùng Vương thứ 5.

b. Đời vua Hùng Vương thứ 6.

c. Đời vua Hùng Vương thứ 7.

Đáp án: câu b - đời vua Hùng Vương thứ 6.

Câu 611.Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh tinh thần bất khuất của dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào? và vào đời vua Hùng Vương thứ mấy?

a. Chống giặc Ân vào đời vua Hùng thứ 6.

b. Chống giặc Triệu vào đời vua Hùng thứ 8.

c. Chống giặc Tần vào đời vua Hùng thứ 10.

Đáp án a - chống giặc Ân vào đời vua Hùng thứ 6.

Câu 612.Nhà Hậu Lê trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?

a. Từ 1428 đến 1788.

b. Từ 1528 đến 1888.

c. Từ 1628 đến 1988.

Đáp án: câu a - từ 1428 đến 1788.

Câu 613.Nổi tiếng với các tác phẩm Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp,…ông còn tham gia chống Pháp bằng ngòi bút sâu sắc, mạnh mẽ của mình, hãy cho biết ông là ai?

a. Phan Thanh Giản.

b. Trương Vĩnh Ký.

c. Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án: câu c - Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 614.Năm 1865, tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên được xuất bản ở Sài Gòn, đó là tờ báo nào?

a. Nông cổ mín đàm.

b. Gia Định báo.

c. Nữ giới chung.

Đáp án: câu b - tờ Gia Định báo.

Câu 615.Hãy cho biết trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập vào thời gian nào và do ai làm hiệu trưởng?

a. Tháng 3/1907 do Lương Văn Can làm hiệu trưởng.

b. Tháng 5/1907 do Nguyễn Quyền làm hiệu trưởng.

c. Tháng 7/1907 do Phan Châu Trinh làm hiệu trưởng.

Đáp án: câu a - tháng 3/1907 do Lương Văn Can làm hiệu trưởng.

Câu 616.Là một trong những nhà Nho tiến bộ, lãnh đạo phong trào Duy Tân và chống thuế ở Trung Kỳ vào những năm 1908, được Nguyễn Ái Quốc gọi là “nghi bá” (người kết nghĩa với cha mình), hãy cho biết ông là ai?

a. Huỳnh Thúc Kháng.

b. Trần Quí Cáp.

c. Phan Châu Trinh.

Đáp án: câu c - Phan Châu Trinh.

Câu 617.Nghị quyết về việc thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản được thông qua tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mấy?

a. Lần thứ hai.

b. Lần thứ ba.

c. Lần thứ tư.

Đáp án: câu a - Lần thứ hai.

Câu 618.Tinh thần, hào khí của người dân Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thể hiện sâu sắc qua bài hát “Nam Bộ kháng chiến”. Hãy cho biết tác giả của bài hát này là ai?

a. Tôn Thất Lập.

b. Phan Huỳnh Điểu.

c. Tạ Thanh Sơn.

Đáp án: câu c - Tạ Thanh Sơn.

Câu 619.Hãy cho biết Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, chuyển hình thức hoạt động, lãnh đạo bí mật vào ngày tháng năm nào?

a. 10/11/1945.

b. 11/11/1945.

c. 12/11/1945.

Đáp án: câu b - ngày 11/11/1945.

Câu 620.Cao Lỗ là vị tướng tài dưới thời kỳ nào?

a. Văn Lang.

b. Âu Lạc.

c. Nam Việt.

Đáp án: câu b - Âu Lạc.

Câu 621.Hãy cho biết khoa thi đầu tiên của nhà Lý tổ chức để tuyển chọn nhân tài vào năm nào?

a. Năm 1071.

b. Năm 1073.

c. Năm 1075.

Đáp án: câu c – Năm 1075.

Câu 622.Bình ngô Đại cáo, bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam được Nguyễn Trãi viết vào năm nào?

a. Năm 1428.

b. Năm 1429.

c. Năm 1430.

Đáp án: câu a - Năm 1428.

Câu 623.Ai là người chịu trách nhiệm biên soạn Đại Việt sử ký tục biên dưới thời vua Lê Nhân Tông?

a. Nguyễn Trãi.

b. Phan Phu Tiên.

c. Lương Thế Vinh.

Đáp án: câu b - Phan Phu Tiên.

Câu 624.Hãy cho biết ai là giám đốc nội dung của tờ Gia định báo – tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta?

a. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

b. Lương Định Của.

c. Trương Vĩnh Ký.

Đáp án: câu c - Trương Vĩnh Ký.

Câu 625.Triều đình Huế ký với Pháp bản hiệp ước, chính thức dâng toàn bộ đất đai của Nam Kỳ cho thực dân Pháp vào thời gian nào?

a. 13/3/1874.

b. 15/3/1874.

c. 17/3/1874.

Đáp án: câu b - 15/3/1874

Câu 626.Khởi nghĩa Yên Thế được diễn ra trong thời gian nào và do ai chỉ huy?

a. 10/02/1911 do Phan Bội Châu chỉ huy.

b. 10/02/1912 do Cường Để chỉ huy.

c. 10/02/1913 do Hoàng Hoa Thám chỉ huy.

Đáp án c - 10/02/1913 do Hoàng Hoa Thám chỉ huy.

Câu 627.Hiệp định sơ bộ do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với chính phủ Pháp với giải pháp “hòa để tiến” được ký kết vào thời gian nào?

a. 3/3/1946.

b. 6/3/1946.

c. 9/3/1946.

Đáp án: câu b - 6/3/1946.

Câu 628.Ngày 20/7/1946, tổ chức nào đã được thành lập?

a. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (nay là Tổng Công đoàn Việt Nam).

b. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (còn gọi là Hội Liên Việt).

c. Hội Nông dân Việt Nam.

Đáp án: câu a - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

(Nay là Tổng Công đoàn Việt Nam).

Câu 629.Toán quân Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?

a. 26/7/1954.

b. 28/7/1955.

c. 30/6/1956.

Đáp án: câu c - 30/6/1956.

Câu 630.Hãy cho biết, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc vào năm nào?

a. Năm 179 TCN.

b. Năm 180 TCN.

c. Năm 181 TCN.

Đáp án: câu a - Năm 179 TCN

Câu 631.Bình Khôi công chúa là danh hiệu của:

a. Trưng Trắc.

b. Trưng Nhị.

c. Lê Chân.

Đáp án: câu b - Trưng Nhị.

Câu 632.Lý Thái Tông làm vua trong khoảng thời gian nào?

a. 1028 – 1054

b. 1030 – 1056

c. 1032 – 1058

Đáp án: câu a, 1028 – 1054.

Câu 633.Bộ Luật đầu tiên của nước ta – Bộ Luật hình Thư được ban hành dưới thời nào?

a. Thời Đinh.

b. Thời Trần.

c. Thời Lý.

Đáp án: câu c – Thời Lý.

Câu 634.Chùa Một cột – tức chùa Diên Hựu được xây dựng vào năm mấy?

a. Năm 1047.

b. Năm 1049.

c. Năm 1051.

Đáp án: câu b – Năm 1049.

Câu 635.Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược vào năm nào?

a. Năm 1696.

b. Năm 1697.

c. Năm 1698.

Đáp án: câu c - Năm 1698.

Câu 636.Khi thực dân Pháp xâm lược lần đầu tiên nước ta, trước một triều đình Huế bạc nhược, một người Việt Nam đã qua Mỹ để cầu viện, người đó là ai?

a. Nguyễn Thành Ý.

b. Bùi Viện.

c. Lê Tuấn.

Đáp án: câu b - Bùi Viện.

Câu 637.Tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam, Sài Gòn – Mỹ Tho, được xây dựng vào thời gian nào?

a. Tháng 11/1871.

b. Tháng 11/1881.

c. Tháng 11/1891.

Đáp án: câu b - Tháng 11/1881.

Câu 638.Tại hội nghị Véc – Xây năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến Hội nghị bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, hãy cho biết bản yêu sách được viết bằng mấy thứ tiếng và gồm mấy điểm?

a. 3 thứ tiếng và 8 điểm.

b. 5 thứ tiếng và 9 điểm.

c. 6 thứ tiếng và 10 điểm.

Đáp án: câu a - 3 thứ tiếng và 8 điểm.

Câu 639.Hãy cho biết tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được hoàn thành vào thời gian nào?

a. Ngày 02/10/1932.

b. Ngày 02/10/1934.

c. Ngày 02/10/1936.

Đáp án: câu c - Ngày 02/10/1936.

Câu 640.Bộ Luật Hồng Đức – một công trình lập pháp lớn của triều Hậu Lê được xây dựng và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông vào năm mấy?

a. Năm 1481.

b. Năm 1483.

c. Năm 1485.

Đáp án: câu b - Năm 1483.

Câu 641.Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chính thức diễn ra vào năm nào?

a. Năm 1771.

b. Năm 1773.

c. Năm 1775.

Đáp án: câu a – Năm 1771.

Câu 642.Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là gì?

a. Đại Việt.

b. Đại Cồ Việt.

c. Vạn Xuân.

Đáp án: câu c - Vạn Xuân.

Câu 643.Dưới triều Trần, bộ sách lịch sử đầu tiên của dân tộc ta đã được biên soạn vào năm 1272 do Lê Văn Hưu, đó là:

a. Đại Việt sử ký.

b. Đại Việt sử ký toàn thư.

Đáp án: câu a - Đại Việt sử ký.



Câu 644.Danh sĩ được gọi là “Lưỡng quốc trạng nguyên” (trạng nguyên hai nước) thời nhà Trần là ai?

a. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

b. Lê Quí Đôn.

c. Mạc Đĩnh Chi.

Đáp án: câu c - Mạc Đĩnh Chi.

Câu 645.Nữ giới chung – tờ báo dành cho phụ nữ đầu tiên được xuất bản ở Sài Gòn vào năm nào?

a. Năm 1916.

b. Năm 1918.

c. Năm 1920.

Đáp án: câu b – Năm 1918.

Câu 646.Thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai vào ngày, tháng, năm nào?

a. 25/4/1880

b. 25/4/1881

c. 25/4/1882

Đáp án: câu c - 25/4/1882

Câu 647.Khoa thi Nho học cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam được tổ chức tại Trung kỳ vào thời gian nào?

a. 15/5/1913.

b. 15/5/1916.

c. 15/5/1919.

Đáp án: câu c - 15/5/1919.

Câu 648.5 lời thề “Không phản Đảng.

Tuyệt đối trung thành với Đảng.

Kiên quyết chiến đấu và trả thù cho các đồng chí bị hy sinh.

Không hàng giặc.

Không hại dân”.

là của?


a. Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.

b. Đội tuyên truyền giải phóng quân.

c. Đội du kích Bắc Sơn.

Đáp án: câu c - Đội du kích Bắc Sơn.



Câu 649.Lực lượng thanh niên xung phong ra đời vào ngày, tháng, năm nào?

a. Ngày 15/7/1950.

b. Ngày 15/7/1955.

c. Ngày 15/7/1960.

Đáp án: câu a - Ngày 15/7/1950.

Câu 650.Vua Lê Thái Tổ xuống chiếu hạ lệnh cho các đại thần văn võ, công hầu đại phu từ tam phẩm trở lên phải tiến cử người hiền tài giúp nước vào năm nào?

a. Năm 1427.

b. Năm 1429.

c. Năm 1431.

Đáp án: câu b – Năm 1429.

Câu 651.Ở Huế có một ngôi chùa nổi tiếng gắn với tên chúa Nguyễn Hoàng. Xin cho biết đó là ngôi chùa nào?

a. Chùa Yên Tự.

b. Chùa Phù Vân.

c. Chùa Thiên Mụ.

Đáp án: câu c - Chùa Thiên Mụ.

Câu 652.Hãy cho biết vua Quang Trung – Nguyễn Huệ sinh vào năm mấy?

a. Năm 1753.

b. Năm 1755.

c. Năm 1757.

Đáp án: câu a - Năm 1753.

Câu 653.Năm 1923, một số thanh niên Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu – Trung Quốc đã thành lập nên tổ chức gì?

a. Việt Nam Quang phục hội.

b. Thanh niên cách mạng đồng chí hội.

c. Tâm Tâm xã.

Đáp án: câu c - Tâm Tâm xã.

Câu 654.Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương tại Sa Diện (Trung Quốc). Tiếng bom Phạm Hồng Thái đã “báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én báo hiệu mùa xuân”. Hãy cho biết sự kiện trên diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

a. Ngày 19/4/1922.

b. Ngày 19/6/1924.

c. Ngày 19/8/1926.

Đáp án: câu b – Ngày 19/6/1924.

Câu 655.Trong thời gian ở Pắc Pó, Hồ Chí Minh đã sáng lập tờ báo nào làm cơ quan tuyên truyền của ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng?

a. Tờ Tiếng dân.

b. Tiếng Chuông rè.

c. Tờ Việt Nam độc lập.

Đáp án: câu c - Tờ Việt Nam độc lập (hay còn gọi là tờ Việt Lập).

Câu 656.Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã viết một tác phẩm về quân sự, sau này dùng làm tài liệu huấn luyện tại các trường quân chính ở Việt Bắc trong những ngày chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đó là tác phẩm nào?

a. Phương pháp quân sự.

b. Cách đánh du kích.

c. Phương pháp đánh du kích.

Đáp án: câu b - Cách đánh du kích.

Câu 656.Trần Đại Nghĩa – một vị tướng đã chế tạo thành công nhiều loại vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hãy cho biết ông sinh và mất năm nào?

a. 1913 – 1997.

b. 1915 – 1999.

c. 1917 – 2001.

Đáp án: câu a, 1913 – 1997.

Câu 657.Đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức lần đầu tiên vào khi nào?

a. Từ ngày 01 đến ngày 05/5/1952 tại Việt Bắc.

b. Từ ngày 01 đến ngày 06/5/1952 tại Việt Bắc.

c. Từ ngày 01 đến ngày 07/5/1952 tại Việt Bắc.

Đáp án: câu b - từ ngày 01 đến ngày 06/5/1952 tại Việt Bắc.

Câu 658.“Đây là chiến thắng quan trọng nhất ở miền Nam từ sau Đồng Khởi đến bấy giờ” là kết luận về trận đánh nào của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

a. Chiến thắng Tua Hai.

b. Chiến thắng Biên Hòa.

c. Chiến thắng Phước Thành.

Đáp án: câu c - Chiến thắng Phước Thành ở miền Đông Nam Bộ.

Câu 659.Trong lịch sử, nước ta đã bị bao nhiêu triều đại phong kiến phương Bắc thống trị trong hơn 1.000 năm?

a. 9 triều đại phong kiến phương Bắc.

b. 10 triều đại phong kiến phương Bắc.

c. 11 triều đại phong kiến phương Bắc.



Câu 660.Đáp án a, 9 triều đại phong kiến phương Bắc.

Trong số những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường, người được nhân dân ta suy tôn danh hiệu “Bố cái đại vương” là ai?

a. Phùng Hải.

b. Phùng An.

c. Phùng Hưng.

Đáp án: câu c - Phùng Hưng.



Câu 661.“Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Đây là câu nói bất hủ của vị tướng nào?

a. Trần Thủ Độ.

b. Trần Bình Trọng.

c. Trần Hưng Đạo.

Đáp án: câu b - Trần Bình Trọng.

Câu 662.Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết về ông như sau: “xuất thân là lính nhưng khẳng khái và có chí lớn, rất chăm đọc sách và thích ngâm thơ. Với việc võ, thoạt trông thì ngỡ như ông không để ý gì nhưng chỉ huy thì kỷ luật và rất chặt chẽ. Ông đãi tướng sĩ như người nhà, đồng cam cộng khổ với sĩ tốt”. Xin cho biết, ông là ai?

a. Trần Khánh Dư.

b. Phạm Ngũ Lão.

c. Trần Quang Khải.

Đáp án: câu b - Phạm Ngũ Lão.

Câu 663.“Chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình, là con đường cách mạng” là câu nói của:

a. Hồ Chí Minh.

b. Lê Duẩn.

c. Trường Chinh.

Đáp án: câu b - Lê Duẩn.

Câu 664.Nhà y học và dược học thời nhà Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây cỏ trong nước để chữa bệnh là ai?

a. Lê Hữu Trác.

b. Nguyễn Bá Tĩnh.

c. Lương Định Của.

Đáp án: câu b - Nguyễn Bá Tĩnh (hay còn gọi là Tuệ Tĩnh).

Câu 665.Hiệp ước Versailles được ký giữa Nguyễn Ánh và người Pháp được xem là bản hiệp ước đầu tiên giữa Việt Nam và các nước phương Tây, hãy cho biết hiệp ước trên được ký trong khoảng thời gian nào?

a. Năm 1787.

b. Năm 1789.

c. Năm 1791.

Đáp án: câu a - Năm 1787.

Câu 666.Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn là ai?

a. Nguyễn Phúc Thuần.

b. Nguyễn Phúc Luân.

c. Nguyễn Phúc Ánh.

Đáp án: câu c - Nguyễn Phúc Ánh (tự là vua Gia Long).

Câu 667.Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương và thất bại của nó cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương trên phạm vi cả nước?

a. Khởi nghĩa Yên Thế.

b. Khởi nghĩa Hương Khê.

c. Khởi nghĩa Bình Định.

Đáp án b, khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 668.Hãy cho biết sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt tại trụ sở của Quốc dân Đảng ở Quảng Tây – Trung Quốc vào ngày, tháng, năm nào?

a. Ngày 27/8/1942.

b. Ngày 27/9/1942.

c. Ngày 27/10/1942.

Đáp án: câu a – Ngày 27/8/1942.


tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương