BỘ CÂu hỏi tham khảO ĐOÀn hộI ĐỘi bộ câu hỏi mang tính chất tham khảo



tải về 0.79 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.79 Mb.
#21475
1   2   3   4   5   6   7

Năm 1940 thực dân pháp đày Lê Hồng Phong ra Côn Đảo với án tù 5 năm. Chúng tìm cách giết hại anh là nhân vật quan trọng của Đảng, chúng tra tấn anh cực kỳ dã man. Ít lâu sau, anh mắc bệnh, sức yếu dần, bọn thực dân bỏ mặc không cứu chữa, anh trút hơi thở cuối cùng trong ngục tối Côn Đảo ngày 6/9/1942.
Câu 156/ Lần đầu tiên trong lịch sử thể thao Việt Nam mới có được huy chương thế vận hội (Olympic). Em hãy cho biết cụ thể thành tích này, do vận động viên nào lập được? Ở bộ môn nào?

Đáp: Trần Hiếu Ngân – Huy Chương Bạc bộ môn Taekwondo (hạng cân 57kg) tại Olympic Sydeney 2000.


Câu 157/ Hãy cho biết Bác Hồ sinh ra và mất tại đâu?

Đáp: Sinh ra ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên Nam Đàn - Nghệ An, Mất tại Hà Nội.


Câu 158/ Phong trào “ba sẵn sàng” được Trung ương Đoàn phát động khi nào? ở đâu?

Đáp: Năm 1965 - Miền Bắc.


Câu 159/ Cho biết kỷ niệm ngày báo chí Việt Nam là ngày nào?

Đáp: 21/6 hàng năm.


Câu 160/ “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Câu nói khẳng khái đó của ai?

Đáp: Trần Bình Trọng.



Trần Bình Trọng sinh năm (1259 – 1285), dòng dõi Lê Đại Hành, là danh tướng dưới triều vua Trần Nhân Tông. Khi quân nguyên mông đánh nước ta, kinh đô thăng long thất thủ. Ông trấn giữ Thiên Trường. Thế địch quá mạnh, ông bị bắt. Biết ông già vị tướng tài giỏi chúng dụ hàng, ông trả lời khảng khái: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơ làm vương đất Bắc”. Sau khi chết được truy tặng tước Bảo Nghĩa Vương.
Câu 161/ Tên gọi: “những chú lính chì dũng cảm” là của đội tuyển bóng đá nào?

Đáp: Đan Mạch
Câu 162/ Anh Nguyễn Văn Kiến, 14 tuổi đã anh dũng hy sinh trong trận đấu chống trả lại kẻ thù để bảo vệ hang quân y. Anh được truy tặng danh hiệu “ Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Em hãy cho biết anh Kiến quê ở đâu?

Đáp: Xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.


Câu 163/ Nguyễn Văn A, 15 tuổi muốn mượn xe máy trên 50cm3 của cha để đi đến trường học. Cha A không cho, tại sao?

Đáp: Vì theo quy định của pháp luật người dưới 16 tuổi không được điều khiển các loại xe cơ giới.


Câu 164/ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy, nặng phù sa.

Ai là tác giả của đoạn thơ trên?

Đáp: Tố Hữu.
Câu 165/ Dinh Tỉnh trưởng nguỵ tỉnh Kiên Giang bị quân ta đánh chiếm vào lúc nào? Hiện nay tòa nhà này được sử dụng cho cơ quan nào?

Đáp: Dinh tỉnh trưởng ngụy tỉnh Kiên Giang bị quân ta đánh chiếm vào lúc 19h30 ngày 30/4/1975. Hiện nay tòa nhà này chính là Nhà thiếu nhi Kiên Giang.


Câu 166/ Bạn hãy cho biết kết thúc giải bóng đá U10 năm 2001 do NTN KG tổ chức - đội nào vô địch - Thủ môn xuất sắc thuộc đội tuyển nào?

Đáp: - Đội An Minh vô địch.



- Thủ môn xuất sắc thuộc về đội Giồng Riềng.
Câu 167/ Em hãy cho biết lời hứa của đội viên TNTP Hồ Chí Minh có những nội dung gì?

Đáp: - Thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy.



- Tuân theo điều lệ Đội.

- Giữ gìn danh dự Đội.
Câu 168/ Đảng cộng sản Việt Nam thành lập tại đâu?

Đáp: Tại cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc).


Câu 169/ Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu tiễn Bác

Khi bờ bến dần lui, làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.

Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ có tên là gì? Tác giả là ai?

Đáp: Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên.
Câu 170/ Tên gọi của Thăng Long trước khi vua Lê Thái Tổ dời đô.

Đáp: Đại La.


Câu 171/ Hãy sắp xếp thứ tự theo lịch sử các ngày kỷ niệm sau:

a. Ngày thành lập Đảng CSVN (3/2/1930).

b. Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931).

c. Ngày thành lập quân đội NDVN (22/12/1941).

d. Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945).

c. Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946).

Đáp: Không thay đổi.
Câu 172/ Bạn hãy tìm một từ không cùng nhóm?

a. Cố Đô Huế.

b. Vịnh Hạ Long.

c. Thánh địa Mỹ Sơn.

d. Phố cổ Hội An.

Đáp: b (chưa phải là di sản văn hóa thế giới).


Câu 173/ Trong bài hát “ Kiên Giang quê em” của nhạc sĩ Trương Quang Lục có 4 từ được trích trong 2 câu thơ rất quen thuộc đối với nhân dân Kiên Giang.

Bạn hãy cho biết đó là 4 từ gì? Được trích trong 2 câu thơ nào, của ai? Ý nghĩa của 2 câu thơ đó?

Đáp: “ Kiếm bạc …quỷ thần”

Trích: Hỏa Hồng nhật tảo quanh thiên địa,

Kiếm bạc Kiên Giang khắp quỷ thần.

Của nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi chiến công của Anh Hùng Nguyễn Trung Trực.
Câu 174/ Trong chương mở đầu của điều lệ đội TNTP Hồ Chí Minh có nêu khái niệm Đội TNTP Hồ Chí Minh. Em hãy cho biết nội dung của khái niệm đó?

Đáp: Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách.


Câu 175/ Nhà tù Phú Quốc thời Mỹ ngụy còn có tên khác là gì?

Đáp: Nhà Lao cây dừa.


Câu 176/ Bộ phim nào kể lại chiến công liệt sĩ Phan Thị Ràng? Ai là đạo diễn?

Đáp: Đạo diễn Hồng Sến đã thực hiện cuốn phim nhựa màu dài 2 tập tên Hòn Đất dựa theo tác phẩm của nhà văn Anh Đức kể lại chiến công của liệt sĩ Phan Thị Ràng.


Câu 177/ Khẩu hiệu hành động của toàn Đảng toàn dân, toàn quân và tuổi trẻ chúng ta đối với Bác Hồ là gì?

Đáp: Sống chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.


Câu 178/ Hãy cho biết tên người Việt Nam đầu tiên là đại sư thiện chí của UNESCO?

Đáp: Đó là cầu thủ bóng đá Lê Huỳnh Đức, tiền đạo hay nhất của Việt Nam và của đội bóng Công an thành phố HCM.


Câu 179/ Năm 1961 phong trào “nghìn việc tốt” của đội xuất hiện ở Tam Sơn Hà Bắc và phát triển khắp nơi trở thành 1 phong trào lớn của Đội cho đến nay. Hãy nêu ngắn gọn nội dung của phong trào đó?

Đáp: “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ”


Câu 180/ Trên đường mòn HCM, có một ngã ba đã đi vào lịch sử, gắn liền với sự hy sinh cao quý của 10 cô gái Thanh niên xung phong. Đó là ngã ba gì?

Đáp: Ngã ba đồng lộc.


Câu 181/ Đảo lớn nhất Việt Nam là đảo gì? thuộc tỉnh nào?

Đáp: Đảo Phú Quốc, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.


Câu 182/ Những con Đại bàng sông “Dhein” là tên gọi của đội bóng đá nào?

Đáp: Đội tuyển Đức.


Câu 183/ Cờ Đội TNTP TPHCM được quy định như thế nào?

Đáp: Nền đỏ, hình chữ nhật chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở giữa có hình huy hiệu Đội với đường kính huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng cờ.



Câu 184/ Năm 1976, Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất đã bầu ai làm chủ tịch nước?

Đáp: Tôn Đức Thắng.


Câu 185/ Một nhân vật nổi tiếng ở Nam bộ, được mọi người biết đến thông qua các mẫu chuyện tiếu lâm, có thể nói ông là nhân vật tiêu biểu trong làng cá tháng tư. Ông là ai?

Đáp: Bác Ba Phi.


Câu 186/ Cao trào cách mạng lớn do Đảng lãnh đạo đầu tiên là cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Hãy cho biết cao trào Xô viết - nghệ tĩnh diễn ra vào những năm nào?

Đáp: 1930 – 1931.


Câu 187/ Em hãy cho biết bài hát có đoạn sau đây nói về ai?

“… Bó đuốc sống sáng ngời soi đường cho đội em tiến nhanh. Hôm nay đây quanh đống lửa hồng lửa bập bùng như gọi tên anh”.

Đáp: Lê Văn Tám.
Câu 188/ Cùng với Lê Văn Tám ở miền Nam, anh đã trở thành liệt sĩ thiếu niên của Đội ta. Anh người dân tộc mèo. Mới 13 tuổi đã làm liên lạc cho bộ đội. Năm 1952 anh được chính phủ truy tặng huân chương Quân công hạng ba. Anh là ai?

Đáp: Vừ A Dính.


Câu 189/ Đại hội Đoàn toàn quốc lần VI, về phần điều lệ, Đại hội nhất trí thông qua bài hát chính thức của Đoàn. Đó là bài hát nào? Tác giả là ai?

Đáp: “ Thanh niên làm theo lời Bác” nhạc và lời của Hoàng Hà.


Câu 190/ Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có bao nhiêu thành phần dân tộc?

Đáp: 54 thành phần dân tộc.


Câu 191/ “ Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh

Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ “Thư Trung Thu” của Bác Hồ viết cho các cháu, vào năm nào?

Đáp: 25/9/1952.
Câu 192/ Nhạc sĩ Phong Nhã có 1 bài hát nói lên tình cảm “ Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác”. Đó là bài hát gì?.

Đáp: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.



Câu 193/ Đội TNTP lấy gì để làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện?

Đáp: Đội Lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho đội viên.


Câu 194/ “Độc ác thay ! Trúc Lam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay! Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? của ai?

Đáp: Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.



Câu 195/ Hãy nêu 2 chiến dịch lớn mà thắng lợi đã kết thúc 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân ta?.

Đáp: Chiến dịch Điện Biên Phủ - Chiến dịch Hồ Chí Minh.


Câu 196/ Bạn cho biết ngày kỷ niệm truyền thống của Hội LHTN VN?

Đáp: 15/10 hàng năm.


Câu 197/ “ Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền,

Đào núi và lắp biển,

Quyết chí ắt làm nên”

Trong bài hát nào, tác giả là ai?

Đáp: Thanh niên làm theo lời Bác (Đoàn ca) – Hoàng Hòa.
Câu 198/ Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội TNTP HCM đã được Đảng và Nhà nước trao tặng gì?

Huân chương sao vàng.


Câu 199/ Trẻ em có quyền có họ tên và có quốc tịch từ khi nào?

 … từ khi mới ra đời (trong vòng 30 ngày khi trẻ được sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đi làm giấy khai sinh cho trẻ).


Câu 200/ Hãy điền vào chỗ trống câu ca dao sau cho chọn nghĩa:

Có chàng Công tráng họ Đinh

Dựng lũy…...chống đánh giặc tây

Có mưu dũng lược ai tày

Chẳng quên đêm ngày vì nước lo toan.

Ba Đình (Lũy Ba Đình, 1 căn cứ chống Pháp của nghĩa quân cần vương dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng).


Câu 201/ Bác Hồ rời Tổ Quốc ra đi tìm đường cứu nước khi nào?

5/6/1911.


Câu 202/ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng CSVN được khai mạc khi nào?

19/4/2001.


Câu 203/ Thể theo nguyện vọng của thiếu nhi cả nước, BCH Trung ương Đảng ra NQ trao cho Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu. Bạn hãy cho biết Đội được mang tên Bác từ ngày, tháng, năm nào?

30/1/1970.



Câu 204/ Tên tổ chức tiền thân của Đảng CSVN?

Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.


Câu 205/ Câu “ Ngày nay các cháu là nhi đồng – ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới, các cháu đoàn kết thì thế giới hòa bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh”, được Bác Hồ nói ở đâu? Năm nào?

Thư trung thu, năm 1951.



Câu 206/ Ngày 20 tháng 4 năm 1975, Thường vụ thị ủy Rạch Giá đã họp mở rộng để quyết định phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa, thành lập Ban Chỉ huy thống nhất mặt trận Thị xã. Đồng chí Chi ủy trưởng là ai?

a) Phan Bình Găng (Ba Tiến). b) Võ Đông Trạch.



c) Nguyễn Văn Cầu (Hai Cầu). d) Lê Quang.

Câu 207/ Thị xã Rạch Giá được giải phóng vào thời điểm nào dưới đây:

a) 22 giờ ngày 30/4/1975.

b) 23 giờ 30 ngày 30/4/1975.

c) 7 giờ 30 ngày 01/5/1975.

d) 8 giờ 00 ngày 1/5/1975.



Câu 208/ Hãy sắp xếp thứ tự về thời gian các trận đánh trước khi diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh:

a) Quảng trị, Thừa Thiên - Huế, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng.



b) Buôn ma Thuột, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng.

c) Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị.

d) Thừa Thiên - Huế, Buôn Ma Thuột, Quảng Trị.

Câu 209/ Bộ Chính trị Trung ương Đảng đồng chí Chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày:

a) Ngày 10 tháng 4 năm 1975.



b) Ngày 14 tháng 4 năm 1975.

c) Ngày 17 tháng 4 năm 1975.

d) Ngày 20 tháng 4 năm 1975.

Câu 230/ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng quân giải phóng vô điều kiện là ai trong 4 tên dưới đây:

a) Nguyễn Văn Thiệu. b) Nguyễn Cao Kỳ.



c) Dương Văn Minh. d) Trần Văn Hương.

Câu 231/ Tư tưởng chỉ đạo của Chiến dịch Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định là gì?

a) Thần tốc, táo bạo, kiên trì, chắc thắng.



b) Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

c) Thần tốc, kiên quyết, bất ngờ, chắc thắng.

d) Kiên quyết, thần tốc, tiến công, chắc thắng.

Câu 232/ Giờ phút lịch sử, cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc lập vào thời điểm nào dưới đây:

a) 11 giờ 30 ngày 30/4/1975.

b) 11giờ 40 ngày 30/4/1975.

c) 12 giờ ngày 30/4/1975.

d) 13 giờ 10 ngày 30/4/1975.



Câu 233/ Xe tăng nào húc đổ cổng chính Dinh Độc lập:

a) Xe tăng số hiệu 390. b) Xe tăng số hiệu 843.

c) Xe tăng số hiệu 830. d) Xe tăng số hiệu 813.



Câu 234/ Ai là người cắm lá cờ đỏ sao vàng lên nóc Dinh Độc lập vào thời điểm 30/4/1975?

a) Trung úy Bùi Quang Thuận.

b) Trung úy Vũ Đăng Toàn.

c) Trung tá Mai Năng.

d) Đại tá Đặng Vũ Hiệp.



Câu 235/ Khẩu hiệu lao động “ngày làm 8 giờ” được công nhân của một thành phố đấu tranh phát động và đã được toàn thể người lao động trên thế giới ủng hộ mạnh mẽ, cuộc đấu tranh bị đàn áp đẩm máu cuối cùng đã dẫn đến thắng lợi cho người lao động trước bọn địa chủ vào năm 1887. Ngày 1 tháng 5 hàng năm đã trở thành ngày Quốc tế Lao động. Đó là công nhân của thành phố nào dưới đây:

a) Si – ca - gô (nước Mỹ). b) Pa – ri (nước Pháp).

c) Bắc Kinh (Trung Quốc). d) Luân Đôn (nước Anh).



Câu 236/ Kiên Giang tự hào có 2 nữ anh hùng lực lượng vũ trang được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Bà Mẹ Vịêt Nam Anh hùng”. Đó là Mẹ nào?

a) Mẹ Đỗ Thị Phúc (Mẹ Gấm) và Mẹ Bùi Thị Thêm.

b) Mẹ Nguyễn Thị Gành và Mẹ Huỳnh Thị Tân.

c) Mẹ Phan Thị Ngư và Mẹ Đỗ Thị Thừa.

d) Mẹ Nguyễn Thị Điểm Và Mẹ Huỳnh Thị Rành.



Câu 237/ Hiện nay Kiên Giang có bao nhiêu huyện, thị, thành?

a) 11 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố.



b) 13 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố.

c) 12 huyện, 1 thị xã.

d) 10 huyện, 3 thị xã.

Câu 238/ Đường biên giới trên bộ Việt Nam – CamPuChia trên địa bàn tỉnh Kiên Giang dài bao nhiêu km?

a) 65 km. b) 57 km.



c) 58,6 km. d) 60 km.

Câu 239/ Tỉnh Kiên Giang Huyện nào được phong tặng danh hiệu Anh Hùng các LLVT đầu tiên của tỉnh.

a) Huyện Gò Quao và Huyện An Biên.

b) Thị xã Rạch Giá và Huyện Châu Thành.

c) Huyện Gò Quao và Huyện Phú Quốc.

d) Huyện Phú Quốc và Huyện Vĩnh Thuận.



Câu 240/ Tên một tác phẩm trùng tên với nhà văn Anh Đức sáng tác viết về chị Tư Phùng, người nữ anh hùng Kiên Giang đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

Hòn Đất.



Câu 241/ Là một trạng từ chỉ tầm cỡ và giá trị to lớn, đáng khâm phục, nó được ví cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Vĩ đại.



Câu 242/ Đây là danh từ chỉ một đơn vị quân đội, như lữ đoàn, sư đoàn, thuộc một số binh đội thuộc các binh chủng trong cùng một quân chủng.

Binh đoàn.



Câu 243/ Đây là danh từ dùng để chỉ địa điểm hay là nơi diễn ra giao tranh ác liệt giữa các bên với nhau.

Chiến trường.



Câu 244/ Đây là tên một Trung úy phi công 9 người của cách mạng) được tổ chức cắm vào hàng ngũ địch đã lái máy bay F5 thay vì ném bom quân giải phóng anh đã quay trở lại ném bom vào Dinh Độc Lập vào sáng ngày 8/4/1975, nơi bộ máy đầu sỏ Ngụy quyền làm việc, anh là ai?

Nguyễn Thành Trung.



Câu 245/ Tên con sông chạy dài theo Quốc lộ 80 nơi con đường huyết mạch 1C vận chuyển quân, vũ khí, do thanh niên xung phong thời kỳ chống mỹ đảm trách.

Cái Sắn.



Câu 246/ Tên một phong trào của ĐVTN miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ không ngừng được mở rộng và được đông đảo ĐVTN hưởng ứng tham gia, đó là phong trào gì?

Ba Sẵn sàng.



Câu 247/ Thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc viễn đông”, nơi đây ghi dấu ấn lịch sử của dân tộc trong chiến thắng 30/4/1975. Đó là thành phố nào?

Sài Gòn.



Câu 248/ Tên thị xã (nay là thành phố) được giải phóng từ này 10 đến 11 tháng 4 năm 1975 trong chiến dịch Tây Nguyên, đây là trận đánh có ý nghĩa then chốt quyết định của chiến dịch, mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Buôn Ma Thuột.



Câu 249/ Dân tộc ta là dân tộc nhỏ mà đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, bè bạn thế giới kinh ngạc và thán phục, họ gọi dân tộc Việt Nam là dân tộc ……… Bạn hãy điền vào đây từ có nghĩa nhất.

Anh Hùng.


Câu 250/ Tên một huyện Anh hùng vùng Bán đảo Cà Mau thuộc tỉnh Kiên Giang, trong kháng chiến chống Mỹ đã ghi dấu thành tích chiến đấu oai hùng của quân và dân, chỉ trong thời gian từ tháng 12/1969 đến tháng 4/1972 mà một xã trong huyện đó, du kích bắn rơi 21 máy bay Mỹ, đó là huyện nào?

An Biên.


Câu 251/ Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra trong mùa này. Đó là mùa nào?

Mùa Xuân.


Câu 252/ Là tên gọi của phong trào ĐVTN miền Nam được Trung ương Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng quyết định phát động vào tháng 7 năm 1973, kế thừa phong trào “ Năm xung phong”, cùng lúc với phong trào “ Ba sắn sàng” ở miền Bắc?

Ba Xung phong.


Câu 253/ Một tổ chức cơ sở được thành lập để làm nhiệm vụ tiếp quản các địa phương vừa giải phóng năm 1975. Tên gọi của tổ chức ấy là gì?

Ban Quân quản.


Câu 254/ Tên một sự kiện mà đế quốc Mỹ dựng nên để lấy cớ đỗ quân ào ạt xâm lược nước ta?

Vịnh Bắc Bộ.


Câu 255: Thứ tự các triều nhà Nguyễn?

  1. Gia Long

  2. Minh Mạng

  3. Tự Đức

  4. Thiệu Trị

  5. Bảo Đại

Đáp: c đổi d
Câu 256: Hãy sắp xếp thứ tự một số phong trào lớn của Đoàn đã góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc?

  1. Phong trào “Lao động kiến thiết tổ quốc” (1956)

  2. Phong trào “Ba sẵn sàng” (1964)

  3. Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” (1978)

  4. Phong trào “Năm xung phong” (1965)

  5. Phong trào “Ba mũi tên công chống tiêu cực, toàn dân tham gia xây dựng Đảng” (1981)

Đáp: c đổi d
Câu 257: Một con ếch ở dưới đáy giếng sâu 10m. Ban ngày ếch nhảy lên được 3m, ban đêm tụt xuống 2m. Hỏi bao nhiêu ngày đêm thì ếch lên đến miệng giếng?

Đáp: Đến ngày thứ 8 ếch đã lên đến miệng giếng


Câu 258: Hãy cho biết ai là người sáng tạo mẫu huy hiệu Đoàn và ai là người duyệt mẫu huy hiệu đó?

Đáp: Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận (1915 tại chiến khu Việt Bắc). Bác Hồ duyệt mẫu huy hiệu đó.


Câu 259: Hãy cho biết tại Hội nghị BCH Trung ương Đoàn lần thứ mấy đã ra nghị quyết đổi tên Đoàn thành Đoàn TNCS HCM.

Đáp: Hội nghị BCH Trung ương đoàn thứ 23 (mở rộng) (Ngày 21/12/1976)


Câu 260: Hãy cho biết tên và tác giả của bài Hội ca?

Đáp: Bài Lên đàng – Lưu Hữu Phước


Câu 261: Ý nghĩa biểu trưng của Hội LHTN Việt nam?

Đáp: Biểu trưng của Hội với đường nét đơn giản, hiện đại, màu sắc hài hòa, thể hiện sự đoàn kết, thân ái; động viên lớp trẻ hướng tới tương lai: Vì Tổ quốc VN XHCN giàu mạnh và văn minh, vì cuộc sống hạnh phúc, hòa bình của thanh niên Việt nam.


Câu 262: Sự kiện ra đời của Đảng Cộng sản VN như thế nào?

Đáp: Ngày 03/02/1930, hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Đảng Cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị đã nhất trí thành lập Đảng thống nhất tên là Đảng CSVN và thông qua một số nội dung quan trọng của Đảng.


Câu 263: Đoàn và Hội Sinh viên có mối quan hệ như thế nào?

Đáp: Điều lệ Đoàn và Điều lệ Hội đều xác định: Đoàn Thanh niên cộng sản làm nồng cốt trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Hội thực hiện tôn chỉ-mục đích của Hội.


Câu 264: Trong chiến dịch biên giới, Bác Hồ đã đến thăm một đơn vị thanh niên xung phong đang làm cần Nà phạc ở Bắc Cạn (nay thuộc tỉnh Bắc Thái). Bên đống lửa bập bùng trong rừng sâu, Bác đã dặn toàn thể cán bộ, đội viên thanh niên xung phong 4 câu thơ. Hãy đọc nguyên văn 4 câu thơ đó?

Đáp: Không có việc gì khó



Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên
Câu 265: Đại hội huyện Đoàn triệu tập 180 đại biểu, đến giờ khai mạc chỉ có 115 đồng chí có mặt. Trong trường hợp này có tiến hành khai mạc được không?

Đáp: Mục 1 điều 9, chương II Điều lệ Đoàn quy định: Đại hội chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập thay mặt cho ít nhất 2/3 số đơn vị trực thuộc tham dự. Vì vậy trong trường hợp này đại hội huyện đoàn chưa thể khai mạc được vì 115 đồng chí có mặt chưa đảm bảo đúng tỉ lệ tối thiểu 2/3 so với 180 đại biểu được triệu tập. Trong trường hợp nếu có 120 đại biểu ( thõa mãn một điều kiện) đến dự nhưng chưa đại diện cho tối thiểu 2/3 cơ sở có đại biểu triệu tập thì đại hội cũng không thể tiến hành được. BCH Đoàn đương nhiệm sẽ có quyết định triệu tập lại đại hội vào thời điểm thích hợp.


Câu 266: Đoàn TNCS HCM được thành lập vào ngày tháng năm nào? Ai đã sáng lập và tên gọi đầu tiên của tổ chức là gì?

Đáp: Đoàn TNCS HCM do Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Tên gọi đầu tiên là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.


Câu 267: Đảng là đội tiên phong của giai cấp nào? Và là đại biểu trung thành cho lợi ích của ai?

Đáp: Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt nam.


Câu 268: Một tỉnh ở Trung Quốc nơi này ngày 29/8/1942 Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam rồi giải đi quanh quẩn qua gần 30 nhà lao?

Đáp: Quảng Tây


Câu 269: Tên một tập thơ của Bác Hồ, gồm 133 bài viết bằng chữ Hán, có giá trị nội dung tư tưởng lớn lao và giá trị nghệ thuật độc đáo, đặc sắc ?

Đáp: Tập thơ “Nhật ký trong tù”


Câu 270: Người là danh tướng Tây Sơn

Trung quân ái quốc dạ chẳng sờn

Cùng chống lập nên nhiều công lớn

Lưu danh liệt nữ, bạn có tướng là ai?

Đáp: Bùi Thị Xuân


Câu 271: Nước ta có 3 người được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Đó là ai?

Đáp: Nguyễn Du ; Nguyễn Trãi ; Bác Hồ


Câu 272: Trong lịch sử Việt nam, vị hoàng đế nào đã đặt tên nước ta là Đại Việt?

Đáp: Lý Thánh Tông hoàng đế


Câu 273: Vị nguyên thủ quốc gia từ Châu Âu đến thăm Việt nam vào đầu năm (28/02/2001) là ai?

Đáp: Tổng thống Nga Vladimir Putin


Câu 274: Vì sao lấy ngày 22/12 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập “Quân Đội nhân dân Việt nam”?

Đáp: Vì ngày 22/12/1944 Bác ký lệnh thành lập “Đội VN tuyên truyền giải phóng quân”, là tiền thân của Quân đội Nhân dân VN ngày nay.


Câu 275: Năm 1861 cụ Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa lập nên chiến công “đốt cháy tàu chiến mang tên Hy vọng của Pháp”. Hãy cho biết chiến công này diễn ra ở đâu?

Đáp: Sông Nhật Tảo – Bến Lức – Long An


Câu 276: Ngày 08/9/1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời nước VN Dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 14 về cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Theo sắc lệnh này, tất cả công dân VN , cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên (trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường) có quyền gì?

  1. Có quyền tuyển cử

  2. Có quyền ứng cử

  3. Có quyền tuyển cử và ứng cử

  4. Có quyền tham gia tổ chức cuộc bầu cử


Câu 277: Ngày 06/01/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra ở các địa phương nào?

  1. Hà Nội

  2. Huế

  3. Sài Gòn – Chợ Lớn

  4. Trên cả nước


Câu 278: Trần Văn Ơn là học sinh của trường nào?

  1. Pétrus Ký

  2. Gia Long

  3. Trần Quốc Toản

  4. Nguyễn Văn Khúc


Câu 279: Lúc hy sinh, anh Trần Văn Ơn bao nhiêu tuổi?

  1. 17 tuổi

  2. 18 tuổi

  3. 19 tuổi

  4. 20 tuổi


Câu 280: Hơn 300.000 người dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã xuống đường đưa tiễn anh Trần Văn Ơn về nơi an nghĩ cuối cùng. Đó là vào ngày:

  1. 12/01/1950

  2. 16/01/1950

  3. 10/01/1950

  4. 11/01/1950


Câu 281: Ngày 23/01/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN được ký tắt giữa:

  1. Đại diện chính phủ VN Dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ

  2. Đại diện chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam VN và Hoa Kỳ

  3. Đại diện chính phủ VN dân chủ cộng hòa và VN cộng hòa.

  4. Đại diện chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam VN và Việt nam Cộng hòa

Câu 282: Hãy cho biết lá cờ của nghĩa quân Tây Sơn có màu gì?

  1. Màu xanh

  2. Màu đỏ

  3. Màu vàng

  4. Nhiều màu


Câu 283: Đông Dương Cộng sản Đảng do đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ tuyên bố thành lập tại đâu?

  1. 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội

  2. 5D phố Hàm Long, Hà Nội

  3. Hương Cảng, Trung Quốc

  4. Ma Cao, Hồng Công


Câu 284: Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, ở Nam Kỳ, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ của VN Thanh niên CM Đồng chí Hội đã quyết định thành lập tổ chức nào?

  1. Đông Dương Cộng sản liên đoàn

  2. Tân Việt Đảng

  3. An nam Cộng sản Đảng

  4. Tất cả các câu đều sai


Câu 285: Tiền thân của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là tổ chức Đảng nào?

  1. Tân Việt Đảng

  2. An nam Cộng sản Đảng

  3. Đông Dương Cộng sản Đảng

  4. Tất cả các câu đều sai


Câu 286: Hiện nay có bao nhiêu thành phố trực thuộc trung ương trong nước ta?

Đáp: Có 5 thành phố: Hà nội; Hải phòng; Đà nẵng; Cần thơ, và Thành phố Hồ Chí Minh


Câu 287: Trên trời có ông sao Thần

Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm

Hãy cho biết sao “thần” ở đây là sao gì?

Đáp: Chòm sao Thần Nông
Câu 288: Để nhận ra một âm thanh, chúng ta có lỗ tai; Hãy cho biết ở loài nhện chúng nhận biết những chấn động (âm thanh) của môi trường bằng bộ phận gì của cơ thể?

Đáp: Ở loài nhện, lớp lông mịn và rất nhiều khe nhỏ trên thân chúng là một loại thính giác đặc biệt giúp chúng nắm bắt được những chấn động của môi trường.



(Nhện có thể nghe được cả những hạ âm với tần số dưới 20Hz, là tần số mà tai người không nghe được)
tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương