BỘ CÂu hỏi tham khảO ĐOÀn hộI ĐỘi bộ câu hỏi mang tính chất tham khảo



tải về 0.79 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.79 Mb.
#21475
  1   2   3   4   5   6   7



BỘ CÂU HỎI THAM KHẢO ĐOÀN - HỘI - ĐỘI

Bộ câu hỏi mang tính chất tham khảo;

cần đối chiếu lại với các tài liệu khi sử dụng các câu hỏi trong bộ câu hỏi này

----------- o0o ----------
Câu 1: Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?

  1. Ngày 3-2-1930

  2. Ngày 3-2-1931

  3. Ngày 3-2-1932

  4. Ngày 3-2-1933

Câu 2: Bạn hãy cho biết ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta?

  1. Nguyễn Văn Cừ

  2. Trần Phú

  3. Hà Huy Tập

  4. Nguyễn Ái Quốc

Câu 3: “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Hãy cho biết các văn bản đó do ai soạn thảo?

  1. Nguyễn Ái Quốc

  2. Hà Huy Tập

  3. Trần Phú

  4. Phan Chu Trinh

Câu 4: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra cách thời điểm Đại hội lần thứ nhất bao nhiêu năm?

  1. 14 năm

  2. 15 năm

  3. 16 năm

  4. 17 năm

Câu 5: Đại hội lần thứ mấy của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế?

  1. Đại hội toàn quốc lần thứ III (1960)

  2. Đại hội toàn quốc lần thứ IV (1976)

  3. Đại hội toàn quốc lần thứ V (1982

  4. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986)

Câu 6:Hãy cho biết nội dung cơ bản của “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ta đề ra?

  1. Đại hội toàn quốc lần thứ III (1960)

  2. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986)

  3. Đại hội toàn quốc lần thứVII (1991)

  4. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII (1996)

Câu 7:Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Rạch Giá (ngày nay là Kiên Giang) được thành lập vào năm nào? Ai là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời lúc đó?

a. Năm 1940, đ/c Huỳnh Hữu Phước

b. Năm 1941, đ/c Nguyễn Văn Tiến

c. Năm 1942, đ/c Huỳnh Hữu Phước

d. Năm 1943, đ/c Nguyễn Hùng Sơn



Câu 8:Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ I diễn ra vào năm nào? Tại đâu?

a. Tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang năm 1948

b. Tại Tx. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang năm 1948

c. Tại Quận Hồng Dân, tỉnh Rạch Giá năm 1948

d. Tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Rạch Giá năm 1948



Câu 9:Hãy cho biết, Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang được thành lập tại đâu ?

a. Ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận

b. Ấp Cạnh Đền 1, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận

c. Ấp Tân Thạnh, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Giồng Riềng.

d. Ấp Mương Đào A, xã Vân Khánh, huyện An Minh.



Câu 10:Bạn hãy cho biết, tỉnh ta ai là người truyền đạt Nghị quyết của Khu ủy về việc mở chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968.

a. Nguyễn Văn Cầu



b. Trần Quang Quít

c. Nguyễn Tấn Thanh



d. La Lâm Gia (Bảy máy)

Câu 11/ Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ có rất nhiều tên. Bạn hãy sắp xếp đúng trình tự thời gian các tên gọi sau đây của Bác?

  1. Nguyễn Sinh Cung (1890)

  2. Nguyễn Tất Thành (1901)

  3. Nguyễn Ái Quốc (1919)

  4. Nguyễn Văn Ba (1911)

  5. Hồ Chí Minh (1942)

c đổi d

Câu 12/ Ngày 26/3 được quyết định chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn. Vì đó là:

  1. Ngày Ban chấp hành Đoàn ra “Án nghị quyết về công tác thanh niên vận động.

  2. Một ngày trong thời gian cuối cùng của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II – ngày bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động, tổ chức thanh niên.

  3. Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lập nhóm thanh niên bí mật nồng cốt đầu tiên.

  4. Ngày thành lập tổ chức Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

Câu 13/ “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả Đoàn viên phải gương mẫu”. Đó là chỉ thị của:

  1. Đại hội Đoàn toàn quốc lần II

  2. Bộ chính trị với Đại hội Đoàn toàn quốc lần II

  3. Ban Bí thư Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần II

  4. Bác Hồ khi đến dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.

Câu 14/ Phong trào thi đua tiêu biểu nhất của tuổi trẻ 2 miền Nam-Bắc trong kháng chiến chống Mỹ những năm 60 là:

  1. Dẻo tay cày, hay tay súng

  2. Ba sẵn sàng, năm xung phong

  3. Vai trăm cân, chân vạn dặm.

  4. Cả 3 đều đúng.

Câu 15/ Trong kháng chiến chống Mỹ, để đảm bảo được giao thông giữa 2 miền Nam-Bắc, đường mòn Hồ Chí Minh đã được xây dựng trong hoàn cảnh hết sức ác liệt và gian khổ. Lực lượng thanh niên xung phong, bộ đội và công binh đã đảm nhận công việc khó khăn này trong khoảng thời gian là:

  1. Một năm - từ tháng 11/1965 đến tháng 11/1966

  2. Hai năm - từ tháng 11/1965 đến tháng 11/1967

  3. Ba năm - từ tháng 11/1965 đến tháng 11/1968

  4. Hơn một năm - từ 11/1965 đến 01/3/1967.

Câu 16/ Cuộc xuống đường huy động sinh viên – học sinh có quy mô lớn nhất trong phong trào đấu tranh đô thị của đồng bào miền Nam thời chống Mỹ là:

  1. Cuộc xuống đường đòi hủy bỏ hiến chương Vũng Tàu của Nguyễn Khánh (22/8/1964)

  2. Cuộc biểu tình sau lễ truy điệu học sinh Trần Văn Ơn của học sinh trường Pétrus Ký và Gia Long (10/01/1950)

  3. Cuộc biểu tình ngồi trụ sở Hạ viện Sài Gòn chống bầu cử gian lận của Thiệu (02/6/1967)

  4. Cuộc tuần hành “Bàn thờ xuống đường” (06/1966)

Câu 17/ Năm 2000 đã được Bộ Chính trị và chính quyền quyết định là năm “Thanh niên Việt Nam”. Từ thời điểm này một phong trào thanh niên đã có bước phát triển mới trong cả nước, tạo ấn tượng đẹp trong nhân dân về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới. Đó là phong trào gì?

  1. Thanh niên xung kích

  2. Thanh niên lập thân kiến quốc

  3. Thanh niên tình nguyện

  4. Thanh niên vì cuộc sống cộng đồng.

Câu 18/ Sáng 26/02/2005, tại trung tâm thương mại Rạch Giá tỉnh Đoàn thanh niên tổ chức lễ ra quân “Tháng Thanh niên 2005”. Ngay sau lễ ra quân, lực lượng đoàn viên thanh niên đã chia thành ba cánh quân thực hiện các nội dung của Tháng thanh niên, đó là:

  1. Vệ sinh môi trường

  2. Diễu hành tuyên truyền an toàn giao thông

  3. Hiến máu nhân đạo

  4. Cả a, b, c đều đúng.


Câu 19/ Trong kháng chiến chống Mỹ, có một thanh niên xung phong là người đầu tiên tìm ra cách phá bom nổ chậm. Anh được bầu chọn là chiến sĩ thi đua xuất sắc, dự đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ IV (01/1967). Người đó là ai?

  1. Lê Viết Lân

  2. Hồ văn Mên

  3. Cao Thắng

  4. Cù Chính Lan

Câu 20/ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có hai ca khúc sáng tác vào hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Tên tựa mỗi ca khúc đều có hai từ - từ thứ nhất trái nghĩa, từ thứ hai đồng nghĩa. Em hãy cho biết đó là hai ca khúc nào và hãy cho biết một trong hai bài hát đã được chọn là bài ca chính thức của tổ chức thanh niên nào, đó là bài gì?

Lên Đàng và Xuống đường

Lên Đàng là bài ca chính thức (Hội ca) của Hội Liên hiệp thanh niên Việt nam.

Câu 21/ Bác Hồ đã viết điều này trong tài liệu nào?

“…Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn…”



Di chúc

Câu 22/ Hãy cho biết tên của anh hùng Sài Gòn qua câu nói “tôi rất tiếc không đủ lựu đạn để giết hết những tên cầm đầu bọn xâm lược”.

Lê Hồng Tư

Câu 23/ Đây là tên của một ngã ba đã đi vào lịch sử gắn liền với sự hy sinh cao quý của 10 cô gái thanh niên xung phong?

Đồng Lộc

Câu 24/ Năm 2004, hưởng ứng cuộc vận động quyên góp “Vì tuổi trẻ Lai Châu” do Trung ương Đoàn phát động nhằm góp phần xây dựng công trình gì cho thanh thiếu nhi ở Điện Biên Phủ?

Văn hóa – Thể thao

Câu 25/ Tên người sáng lập ra tờ báo Thanh niên – cơ quan Trung ương của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ra ngày 21/6/1925?

Hồ Chí Minh

Câu 26/ Hãy cho biết tên bài thơ:

Không có việc gì khó



Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Khuyên thanh niên

Câu 27/ Đây là tên của một dãy núi nối liền hai miền Nam – Bắc và cũng là tên của tuyến đường do lực lượng thanh niên xung phong và bộ đội công binh mở để tăng cường sức mạnh từ hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ.

Trường Sơn

Câu 28/ Tên của anh hùng nào trong kháng chiến chống Mỹ với lẽ sống “Cuộc đời đẹp nhất là ở trên trận tuyến chống quân thù” ?

Lê Mã Lương

Câu 29/ Tên của một học bổng mang tên anh hùng Bí thư thành Đoàn Sài Gòn – Gia Định năm 1965. Học bổng này được Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh trao hàng năm cho những cán bộ Đoàn trong sinh viên – học sinh học giỏi, công tác tốt, biết vượt khó.

Hồ Hảo Hớn

Câu 30/ Phong trào “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã được phát động tại đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy?

Thứ tám

Câu 31/ Hãy cho biết Đoàn thanh niên phát động phong trào bốn không về vấn đề ma túy là nội dung gì?

Không trồng

Không hút

Không buôn bán

Không tàng trữ

Câu 32/ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ IV đã khẳng định “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ nghĩa nằm trong tay … và …”. Câu nói trên còn thiếu một số từ. Hãy điền vào cho đủ và đúng.

Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng

Câu 33/ Tháng 3/2003 là “Tháng thanh niên” đầu tiên được tuổi trẻ Việt nam triển khai thực hiện đồng loạt trong toàn quốc. Nội dung của Tháng thanh niên được đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII nêu tên là?

  1. Tháng cao điểm tuổi trẻ cả nước thi đua học tập, lao động…

  2. Tháng cao điểm … vì cuộc sống cộng đồng

  3. Tháng cao điểm về đấu tranh phòng chống tội phạm và … xã hội

  4. Tháng cao điểm xã hội cùng hành động chăm lo cho … và công tác thanh niên.

Câu 34/ Hãy cho biết khẩu hiệu hành động của phong trào thanh niên cả nước đến năm 2007 được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII thông qua là gì?

Tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.



Câu 35/ Hãy cho biết câu nói sau đây là của ai?

“…Thanh niên lay trời, trời phải rung, thanh niên lay đất, đất phải chuyển…”



Phan Bội Châu

Câu 36/ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Tập trung dân chủ

Câu 37/ Hãy cho biết: Phong trào tình nguyện của thanh niên miền Bắc trong những năm 1964-1973 có tên gọi là gì?

Ba sẵn sàng

- Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang

- Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất cứ tình huống nào

- Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.

Câu 38/ Hãy cho biết: Tụ điểm vui chơi giải trí (trò chơi) đầu tiên dành cho các em thiếu nhi ở các xã vùng sâu được tỉnh Đoàn thanh niên Kiên Giang xây dựng (trong đó có sự vận động đóng góp tích cực của đoàn viên thanh niên trong toàn tỉnh Kiên Giang được đặt ở xã nào, huyện nào của Kiên Giang?

Xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất.

Câu 39/ Đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đầu tiên của Việt nam là ai?

  1. Hoàng Phương

  2. Trần Bạch Đằng

  3. Nguyễn Lam

  4. Nguyễn Văn Cừ


Câu 40/ “Một năm khởi đầu từ mùa xuân

Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ

Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những câu trên trong:



  1. Thư gửi cho Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945)

  2. Thư gửi học sinh toàn quốc nhân ngày khai trường năm học mới (02/9/1945)

  3. Thư gửi cho thiếu niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết đầu tiên của nước Việt nam độc lập (20/6/1946)

  4. Thư gửi cho các chiến sĩ cảm tử quân thủ đô (27/01/1947)


Câu 41/ Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn đã vạch rõ: “Khi nói đến lịch sử Đoàn, chúng ta nên đi ngược lên năm 1925”. Như vậy sự kiện mở đầu quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh niên cách mạng theo xu hướng cộng sản chủ nghĩa là:

  1. Nguyễn Ái Quốc xây dựng được một nhóm thanh niên bí mật gồm 9 hội viên, trong đó có 2 đoàn viên dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản (02/1925)

  2. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (6/1925)

  3. Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cho Việt nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội sau khi tổ chức này thành lập.

  4. Việt nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội thực hiện chủ trương “Vô sản hoá”.


Câu 42/ “Đây chính là viên đá đầu tiên để chuẩn bị cho tổ chức thanh niên sau này”. Đó là lời nhận định của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về sự ra đời của tổ chức:

  1. Việt Nam Quang phục Hội

  2. Thanh niên Cao vọng đảng

  3. Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội

  4. Tâm tâm xã.


Câu 43/ “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Đó là câu nói nổi tiếng của người đoàn viên thanh niên cộng sản:

  1. Lý Tự Trọng

  2. Nguyễn Văn Trỗi

  3. Nguyễn Thái Bình

  4. Võ Thị Sáu


Câu 44/ Nhằm tập hợp những thanh niên Việt nam có xu hướng mácxít, tháng 6/1925 Nguyễn Ái Quốc đã thành lập một tổ chức có tên gọi:

  1. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức

  2. Hội những người Việt nam yêu nước

  3. Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội

  4. Hội liên hiệp thuộc địa


Câu 45/ “Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”. Đây là một đoạn trong bài viết của Hồ Chủ tịch. Bác muốn nói về ai?

  1. Lênin

  2. Ănghen

  3. Các Mác

  4. Mác và Ănghen


Câu 46/ Tuần báo Thanh niên – cơ quan Trung ương của Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội do Hồ Chủ tịch sáng lập đã ra số đầu tiên vào ngày?

  1. 03/02/1930

  2. 09/01/1930

  3. 01/6/1925

  4. 21/6/1925


Câu 47/ “Thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng rất quan trọng”. Nhận định này được khẳng định qua:

  1. Án nghị quyết về công tác thanh niên vận động

  2. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10/1930

  3. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1931

  4. a và b đúng.


Câu 48/ Tác giả và thời gian ra đời của mẫu huy hiệu Đoàn TNCS HCM là:

  1. Họa sĩ Nguyên Hạo – sáng tác năm 1975

  2. Họa sĩ Trương Thìn – sáng tác năm 1976

  3. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận – sáng tác năm 1950

  4. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận – sáng tác năm 1951


Câu 49/ Năm 1955, để động viên sức mạnh của tuổi trẻ góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã:

  1. Phát động phong trào “Ngày thứ bảy lao động kiến thiết Tổ quốc”

  2. Mở cuộc vận động thực hiện khẩu hiệu “Hãy trở thành Paven của Việt nam

  3. Mở cuộc vận động “Làm việc đúng giờ, trau dồi nghề nghiệp

  4. Vận động đoàn viên thanh niên tích cực tham gia xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội


Câu 50/ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đoàn thanh niên cứu quốc Việt nam được tổ chức:

  1. Ngày 24/12 – 30/12/1946 tại Đại Từ-Thái Nguyên

  2. Ngày 20/8 – 23/8/1947 tại Việt Bắc

  3. Ngày 07/02 – 15/02/1950 tại xã Cao Vân (Đại Từ-Thái Nguyên)

  4. Ngày 07/02 – 15/02/1951 tại Cao Bằng – Lạng Sơn


Câu 51/ Nhằm đáp ứng sự đòi hỏi của phong trào công nhân đang lên cao và yêu cầu rèn luyện hội viên, năm 1928 Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đã chủ trương:

  1. Xóa bỏ giai cấp

  2. Bình đẳng nam nữ

  3. Vô sản hóa

  4. Cả 3 đều đúng


Câu 52/ Bia tưởng niệm “Thanh niên xung phong” của tuổi trẻ Kiên Giang trên tuyến đường 1C hiện nay thuộc xã nào? Huyện nào của tỉnh Kiên Giang?

  1. Xã Mỹ Đức – Hà Tiên

  2. Xã Phú Mỹ - Kiên Lương

  3. Xã Nam Thái Sơn – Hòn Đất

  4. Xã Vĩnh Điều – Kiên Lương


Câu 53/Khăn quàng đỏ tươi em đeo em mến yêu. Quyết tâm luyện rèn cho mình càng tiến nhanh”. Đó là lời của bài hát nào? Tác giả là ai?

  1. Bay cao tiếng hát ước mơ – Nguyễn Nam

  2. Tiến lên Đoàn viên – Phạm Tuyên

  3. Khăn quàng đỏ - Phạm Tuyên

  4. Em là mầm non của Đảng – Mộng Lân

Câu 54/ Hãy cho biết tên người anh hùng đã nói câu: “Mày cứ giết tao đi. Cha tao là cộng sản. Anh tao là cộng sản. Tao là cộng sản và đàn em tao cũng sẽ là cộng sản. Mày không giết hết được đâu”.

Đáp : Cao Xuân Quế


Câu 55/ Ngày 26/3 được chọn là ngày thành lập Đoàn TNCS HCM từ đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy?

Đáp: Thứ ba


Câu 56/ Đây là tên của một người nữ sinh trường Phước Kiến được nhân dân Sài Gòn – Gia Định truyền nhau bài hát: “… Hãy đứng lên! Tinh thần của chị kêu gọi mãi chúng tôi!

Đáp: Trần Bội Cơ


Câu 57 Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi người chiến sĩ nào qua 2 câu thơ sau:

Những đồng chí chèn lưng cứu pháo



Nát thân nhắm mắt vẫn còn ôm

Đáp: Tô Vĩnh Diện


Câu 58/ Hãy cho biết tên của một người anh hùng đã nói câu nói: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng…

Đáp: Lý Tự Trọng


Câu 59/ “Anh hùng đánh xe tăng, anh hùng đường số 6” là tên gọi trân trọng của nhân dân ta dành cho anh hùng quân đội Cù Chính Lan trong chiến dịch nào?

Đáp: Hòa Bình


Câu 60/ Tên tỉnh, nơi nhạc sĩ Hoàng Hòa sáng tác bài hát “Thanh niên làm theo Bác

Đáp: Thái Bình


Câu 61/ Câu nói sau của người anh hùng nào: “Đồng chí không được cho ai biết tôi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi truyền lệnh chiến đấu”.

Đáp: Nguyễn Viết Xuân


Câu 62/ Đây là tên tỉnh đã sinh ra các anh hùng như: Nguyễn Thị Định, Lê Anh Xuân, Trần Văn Ơn…?

Đáp: Bến Tre


Câu 63/ Tên của người anh hùng tuổi trẻ qua hai câu đối sau:

Ai chết vinh buồn chăng?



Ai sống nhục thẹn chăng?”

Nội dung hai câu đối được học sinh trường quốc học Huế đặt bên cạnh bàn thờ để cổ vũ tinh thần yêu nước của thanh niên trong buổi lễ truy điệu anh?

Đáp: Trần Văn Ơn
Câu 64/ Ngày 20/3/1951 trong dịp Bác Hồ đến thăm liên phân đội thanh niên xung phong 312 tại Nà Cù – Bắc Cạn. Bác có mấy câu thơ tặng lực lượng thanh niên xung phong. Hãy đọc nguyên văn các câu thơ đó?

Đáp: “Không có việc gì khó



Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên
Câu 65/ Năm 1967, đoàn đại biểu dũng sĩ miền Nam được ra miền Bắc thăm Bác Hồ. Đại biểu nhỏ tuổi nhất của Đoàn là ai?

Đáp: Hồ Văn Mên


Câu 66/ Hội nghị lần thứ 23, Ban chấp hành Trung ương Đoàn khoá III (12/1976) đã chọn một khẩu hiệu hành động của mỗi đoàn viên, thanh niên. Hãy cho biết đó là khẩu hiệu gì?

Đáp: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”


Câu 67/ Cuộc họp mặt “Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ tổ quốc” đã được Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ bao nhiêu ngày thành lập Đoàn?

Đáp: Lần thứ 48 (26/3/1979)


Câu 68/ Tên gọi của phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2002-2007 mà đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII đã quyết định là: “Thi đua, tình nguyện…và…”. Câu nói trên còn thiếu một số từ, hãy điền vào cho đúng.

Đáp: “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


Câu 69/ Hãy cho biết: “Chiến dịch thanh niên-học sinh-sinh viên tình nguyện hè do tỉnh Đoàn Kiên Giang tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?

Đáp: Vào năm 2002 (thời gian từ ngày 21/7 đến 11/8/2002). Có 4 đơn vị tham gia: Đại học Cần Thơ, Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, Trung học Kinh tế-Kỹ thuật Kiên Giang, và Trung học Y tế Kiên Giang.



Câu 70/ “Hỡi Đông Dương đáng thương, Người sẽ chết mất nếu lớp thanh niên sớm già của Người không được hồi sinh

Đây là đoạn kết của bức thư tâm huyết mà đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi cho thanh niên vào năm nào?

Đáp: Thư gửi Thanh niên Việt nam năm 1925
Câu 71/ trải qua các thời kỳ cách mạng, Đoàn đã có những tên gọi khác nhau. Hãy kể ra các tên gọi ấy.

Đáp: - 26/3/1931 : Đoàn TNCS Đông Dương



    • Từ 1937 – 1939 : Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

    • Từ 9/1939 – 1941 : Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương

    • Từ 5/1941 – 1956 : Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt nam

    • Từ 11/1956 – 1970 : Đoàn Thanh niên Lao động Việt nam

    • Từ 3/1970 – 1976 : Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh

    • Từ 12/1976 đến nay : Đoàn TNCS Hồ Chí Minh


Câu 72/ Ngày 25/8/1963 trên 5000 sinh viên – học sinh Sài Gòn xuống đường biểu tình phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, trong cuộc đấu tranh này một nữ sinh đã anh dũng hy sinh tại bùng binh trước chợ Bến Thành. Hãy cho biết người phụ nữ ấy là ai?

Đáp: Quách Thị Trang


Câu 73/ Hãy cho biết: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (12/2002) đã bầu ai làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn?

Đáp: Hoàng Bình Quân


Câu 74/ Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây?

  1. Năm 1920, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp

  2. Năm 1930, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương

  3. Năm 1941, thành lập Mặt trận Việt Minh

  4. Tham gia thành lập cả 3 tổ chức trên


Câu 75/ Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt nam, nhà văn hoá lớn” vào dịp nào sau đây?

  1. Năm 1954, khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi

  2. Năm 1969, khi Người đã qua đời

  3. Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người


Câu 76/ Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh được biểu hiện qua những điểm chủ yếu nào sau đây?

  1. Văn học phải phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng

  2. Văn chương trong thời kỳ cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ

  3. Tác phẩm văn chương phải có tính chân thực.

  4. Cả ba điểm trên


Câu 77/ Trong bài thơ Cảm tưởng đọc Thiên gia thi của Hồ Chí Minh có hai câu:

Nay ở trong thơ nên có thép



Nhà thơ cũng phải biết xung phong

Ý của hai câu thơ trên thể hiện quan niệm nào sau đây?

a. Văn chương nghệ thuật là một mặt trận

b. Nhà thơ, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá



c. Văn chương phải có tính chiến đấu

d. Cả 3 quan niệm trên
Câu 78/ Hồ Chí Minh quan niệm văn chương phải có tính chân thực. Theo anh (chị), cách phản ánh hiện thực nào sau đây là có tính chân thực?

  1. Phải có chất mơ mộng, lạc quan thật nhiều

  2. Cái xấu phải che giấu đi

  3. Phản ánh đúng bản chất hiện thực, thấy được xu hướng vận động tích cực của cuộc sống


Câu 79/ Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được viết bằng ngôn từ nào sau đây?

  1. Tiếng Pháp

  2. Tiếng Hán

  3. Tiếng Việt

  4. Cả 3 thứ tiếng trên


Câu 80/ Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích nào sau đây?

  1. Đấu tranh chính trị trực diện kẻ thù

  2. Thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua từng chặng đường lịch sử

  3. Cả 2 mục đích trên đều đúng

  4. Cả 2 đều sai


Câu 81/ Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bao gồm những bộ phận lớn nào sau đây?

  1. Văn chính luận

  2. Thơ ca

  3. Truyện kí

  4. Cả 3 bộ phận trên


Câu 82/ Từ những năm 20 của thế kỷ XX, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người đã viết các bài văn chính luận đăng trên tờ báo nào sau đây ở nước Pháp?

  1. Người cùng khổ

  2. Nhân đạo

  3. Đời sống thợ thuyền

  4. Cả 3 tờ báo trên


Câu 83/ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thường dựa trên một sự kiện, một câu chuyện có thật từ đó vận dụng hư cấu tạo nên những câu chuyện ngắn nhằm thực hiện dụng ý nghệ thuật của mình. Theo anh(chị) truyện ngắn nào sau đây của Người biểu hiện điều trên?

  1. Lời than vãn của bà Trưng Trắc

  2. Vi hành

  3. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

  4. Cả 3 tác phẩm trên

  5. Điểm b,c


Câu 84/ Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thể hiện tính chiến đấu sắc bén hướng về hai đối tượng thực dân và phong kiến?

  1. Bản án chế độ thực dân Pháp

  2. Vi hành

  3. Tuyên ngôn Độc lập

  4. Nhật kí trong tù


Câu 85/ Hồ Chí Minh có tác phẩm nhật ký bằng thơ nào?

  1. Nhật ký chiến tranh

  2. Nhật ký trong tù

  3. Nhật ký chìm tàu


Câu 86/ Đánh giá nào về thơ Hồ Chí Minh sau đây là đúng?

  1. Thơ Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán

  2. Đối tượng hướng tới của thơ Hồ Chí Minh là quần chúng cách mạng

  3. Thơ Hồ Chí Minh được làm theo kiểu thơ Đường luật

  4. Về thơ, phong cách HCM rất đa dạng, vận dụng linh hoạt thể loại và ngôn ngữ hợp với đối tượng hướng tới


Câu 87/ Hồ Chí Minh có khoảng 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong tập thơ nào sau đây?

  1. Nhật ký trong tù

  2. Thơ HCM

  3. Thơ chữ Hán HCM

  4. Cả 3 tập thơ trên

  5. Dữ kiệm b,c


Câu 88/ Phẩm chất nào sau đây làm nổi bật chân dung tinh thần của HCM trong Nhật ký trong tù?

  1. Tinh thần kiên cường bất khuất

  2. Tâm hồn yêu thương mênh mông

  3. Phong thái ung dung, chủ động

  4. Lạc quan

  5. Tất cả các phẩm chất trên


Câu 89/ Nhật ký trong tù của HCM được viết theo bút pháp nào sau đây?

  1. Bút pháp tả thực

  2. Bút pháp trữ tình

  3. Bút pháp châm biếm, tự hào

  4. Tất cả các bút pháp trên

  5. Dữ kiện a, b


Câu 90/ Giá trị nội dung tiêu biểu nhất của tập Nhật ký trong tù là:

  1. Chống thực dân

  2. Chống phong kiến

  3. Thể hiện bức chân dung tự họa về người chiến sĩ Cộng sản HCM.

  4. Kêu gọi, động viên đấu tranh cách mạng


Câu 91/ Đánh giá nào sau đây về giá trị của tập Nhật ký trong tù là đúng?

  1. Nhật ký trong tù là tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo

  2. Nhiều bài thơ trong Nhật ký trong tù có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại

  3. Ta tìm thấy ở Nhật ký trong tù một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng

  4. Cả 3 đánh giá trên


Câu 92/ Trong những nét chung sau đây có ở ba bài thơ Chiều tối, Ngắm trăng, Giải đi sớm. Nét nào là tiêu biểu nhất?

  1. Tình yêu thiên nhiên

  2. Đều hướng về ánh sáng

  3. Sự kết hợp hài hòa vẻ đẹp của tinh thần chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ


Câu 93/ “Thép” trong Nhật ký trong tù thể hiện tập trung nhất ở điểm nào sau đây?

  1. Phê phán nhà tù Tưởng Giới Thạch

  2. Gián tiếp phê phán sự bất công của xã hội Trung Quốc thời Tưởng

  3. Tinh thần chiến sĩ, kiên cường, bất khuất; ung dung, chủ động trong mọi hoàn cảnh, lạc quan tin tưởng


Câu 94/ “Tình” của HCM trong Nhật ký trong tù được biểu hiện ở những điểm nào sau đây?

  1. Yêu quê hương đất nước

  2. Yêu con người

  3. Yêu thiên nhiên

  4. Cả 3 biểu hiện trên


Câu 95/ Phần lớn các bài thơ trong Nhật ký trong tù cũng như hầu hết thơ nghệ thuật của HCM được sáng tác theo thể loại:

  1. Thơ tự do

  2. Thơ Đường luật, tứ tuyệt

  3. Thơ lục bát

  4. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú

Câu 96/ Bài thơ Chiều tối của HCM được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?

  1. Ở trong một nhà lao

  2. Trên đường chuyển lao

  3. Khi đã ra khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch


Câu 97/ Ở bài thơ Chiều tối tác giả đã dùng hình ảnh nào của ngoại cảnh để nói thời gian chiều tối?

  1. Chim bay về rừng

  2. Chòm mây cô đơn trôi chầm chậm

  3. Màu hồng của lò than

  4. Cả 3 hình ảnh trên

  5. Hình ảnh a, c


Câu 98/ Hình ảnh “mây” trong bài thơ Chiều tối của HCM hiểu một cách chính xác nhất so với nguyên bản là:

  1. Chòm mây trôi…

  2. Chòm mây trôi chầm chậm…

  3. Chòm mây lẻ loi, đơn độc trôi chầm chậm…


Câu 99/ Hình ảnh “chim, mây” trong bài thơ Chiều tối của HCM có giá trị?

  1. Tả cảnh chiều tối

  2. Gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình

  3. Vừa tả cảnh vừa gửi gắm tâm trạng


Câu 100/ Hoạt động nào sau đây trong bài thơ Chiều tối của HCM có tác dụng làm cho cảnh từ tĩnh chuyển sang động?

  1. Chim bay

  2. Mây trôi

  3. Thiếu nữ xay ngô

  4. Tất cả các hoạt động trên


Câu 101/ Nét đẹp nào ở HCM được thể hiện nổi bật nhất trong bài Chiều tối?

  1. Tinh thần kiên cường bất khuất

  2. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị của con người

  3. Phong thái ung dung

  4. Cười cợt với gian khổ.


Câu 102/ Bài Giải đi sớm được HCM sáng tác trên đường Người bị giải đi từ nhà lao Long An sang nhà lao -----------

  1. Tỉnh Tây

  2. Thiên Bảo

  3. Đồng Chính

  4. Lai Tân


Câu 103/ Tư thế của người tù khi đối diện với hoàn cảnh chuyển lao khắc nghiệt (Giải đi sớm) là:

  1. Ngại ngần

  2. Chấp nhận, thụ động

  3. Sẵn sàng đón nhận thử thách bằng một tư thế kiên cường, không nao núng.


Câu 104/ Truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

  1. Được viết bằng tiếng Việt

  2. Được viết trong thời kỳ chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc

  3. Được viết bằng tiếng Pháp khi Nguyễn Ái Quốc còn hoạt động ở Pháp

  4. Tất cả đều sai


Câu 105/ Mục đích viết truyện Vi hành của Nguyễn Ái Quốc là:

  1. Vạch trần thủ đoạn chính trị xảo trá của thực dân Pháp

  2. Phê phán sự lố lăng, kệch cỡm của vua Khải Định

  3. Bày tỏ nỗi nhớ đất nước

  4. Cả 3 mục đích trên

  5. Điểm a,b


Câu 106/ “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh

Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng, thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình

Để tham gia kháng chiến, để giữ gìn hòa bình

Các cháu hãy xứng đáng, cháu Bác Hồ Chí Minh

Bác đã viết thư khen các cháu nhi đồng nhân dịp nào?



  1. Bác đến thăm Đội nhi đồng cứu quốc

  2. Nhân kỷ niệm Quốc Khánh năm 1947

  3. Trung thu năm 1952

  4. Nhân kỷ niệm 18 năm ngày thành lập Đội


Câu 107/ Bác viết thư hướng dẫn thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đấy, công tác Trần Quốc Toản ra đời và trở thành phong trào thi đua sôi nổi, hấp dẫn trong cả nước cho đến nay. Hãy cho biết Bác viết thư hướng dẫn thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc Toản vào tháng năm nào?

  1. Tháng 02 năm 1942

  2. Tháng 5 năm 1945

  3. Tháng 5 năm 1946

  4. Tháng 02 năm 1948


Câu 108/ Tháng 3/ 1951 tại Việt Bắc, Hội nghị Cán bộ Đoàn đã quyết định thống nhất các tổ chức thiếu niên, nhi đồng và lấy tên là:

  1. Đội thiếu nhi tháng 8

  2. Đội nhi đồng cứu quốc

  3. Đội thiếu niên du kích Đình Bảng

  4. Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt


Câu 109/ Nhân lễ hội kỷ niệm trọng thể 60 năm ngày thành lập Đội TNTP HCM Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho Đội Huân chương phần thưởng cao quý nhất vì “Đã có nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc”. Hãy cho biết tên gọi của Huân chương mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho Đội?

  1. Huân chương Hồ Chí Minh

  2. Huân chương vì sự nghiệp dân tộc

  3. Huân chương Sao Vàng

  4. Huân chương lao động


Câu 110/ Bác Hồ biểu dương phong trào “nghìn việc tốt”. Các cháu nhi đồng ta rất ngoan , rất tốt, nhiều cháu đã cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu giúp đỡ nhau và thi đua làm nghìn việc tốt vào ngày tháng năm nào?

  1. Ngày 27/3/1964

  2. Ngày 27/3/1965

  3. Ngày 15/5/1931

  4. Ngày 15/5/1945


Câu 111/ Câu nói: “Nghĩ lắm lúc bầm gan tím ruột

Vạch trời cao mà tuốt gươm ra

Là của nhà chí sĩ yêu nước nào?



  1. Hồ Chí Minh

  2. Phan Bội Châu

  3. Huỳnh Thúc Kháng

  4. Huỳnh Hoa Thám


Câu 112/ Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 đã xuất hiện tổ chức Đội, tham gia đấu tranh lập chính quyền Xô Viết – Nghệ Tĩnh. Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức này là làm giao thông liên lạc, canh gác bảo vệ các cuộc họp. Hãy cho biết tổ chức Đội lúc bấy giờ có tên là gì?

  1. Đội nhi đồng cứu quốc Mai Hắc Đế

  2. Đội thiếu niên du kích Đình Bảng

  3. Đội thiếu niên Hoàng Văn Thụ

  4. Đội Đồng Tử Quân


Câu 113/ Tháng 3 năm 1951 tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Đoàn đã thống nhất một chủ trương mới cho tổ chức Đội là:

  1. Đội viên đeo khăn quàng đỏ

  2. Quy định tuổi đội viên

  3. Ban hành Điều lệ Đội

  4. Cả a, b, c đều đúng.


Câu 114/ Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đội nhi đồng được mang tên Bác Hồ vĩ đại vào ngày, tháng, năm nào?

  1. Ngày 15/5/1970

  2. Ngày 30/01/1969

  3. Ngày 30/01/1970

  4. Ngày 15/5/1969


Câu 115/ Lựa chọn đội viên Đội TNTP HCM làm phụ trách Sao theo các tiêu chuẩn?

  1. Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi, có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, hoạt động tập thể. Học lực trung bình, mạnh dạn ham học hỏi.

  2. Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi, có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, hoạt động tập thể. Học lực khá, mạnh dạn ham học hỏi.

  3. Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi, có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, hoạt động tập thể, học lực trung bình, hiểu tâm lý nhi đồng.

  4. Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi, có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, hoạt động tập thể, học lực khá, hiểu tâm lý nhi đồng.


Câu 116/ Nội dung tiêu chuẩn “Noi gương người tốt làm việc tốt, là người bạn tốt” là:

  1. Biết được một gương người tốt trong truyện ngụ ngôn, gương anh hùng liệt sĩ…biết lao động giúp đỡ gia đình những chuyện phù hợp.

  2. Biết giúp đỡ bạn bè, nhất là các bạn đau yếu, tàn tật, đặc biệt khó khăn. Biết được một gương người tốt trong truyện ngụ ngôn, gương anh hùng liệt sĩ … Hàng ngày làm việc tốt tránh việc xấu.

  3. Biết lao động giúp đỡ gia đình, hàng ngày làm việc tốt tránh việc xấu, biết tiết kiệm cho gia đình…

  4. Biết được một gương người tốt trong truyện ngụ ngôn, gương anh hùng liệt sĩ … Hàng ngày làm việc tốt tránh việc xấu, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.


Câu 117/ Tên chủ điểm tháng 4+5 của quy trình hoạt động Sao nhi đồng lớp 3 là:

  1. Nhi đồng là những đội viên tương lai

  2. Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP HCM

  3. Ngàn hoa việc tốt dâng Bác kính yêu

  4. Trở thành Đội viên Đội TNTP, cháu ngoan Bác Hồ.


Câu 118/ Chương trình “Rèn luyện Đội viên” được phân theo từng hạng, từng lứa tuổi và cấp lớp do ai soạn thảo?

  1. Hội đồng Đội Trung ương

  2. BCH Trung ương Đoàn

  3. Hội đồng đội tỉnh

  4. BCH tỉnh Đoàn.

Câu 119/ Khăn quàng phụ trách có kích thước?

  1. Chiều cao 0,25 – cạnh đáy 1m

  2. Chiều cao 0,30 – cạnh đáy 1,20m

  3. Chiều cao 0,35 – cạnh đáy 1,10m

  4. Chiều cao 0,35 – cạnh đáy 1,20m


Câu 120/ Điều 16 chương VI của Điều lệ Đội nói về vấn đề gì?

  1. Những tập thể, cá nhân có thành tích được biểu dương, khen thưởng

  2. quỹ của Chi Đội và Liên Đội quản lý, sử dụng vào các hoạt động của Đội và báo cáo công khai trước đại hội.

  3. Việc sửa đổi điều lệ Đội do BCH Trung ương Đoàn TNCS HCM quyết định.

  4. Những đội viên vi phạm khuyết điểm đã được giúp đỡ nếu không sửa chữa thì phê bình, khiển trách trước Liên, Chi Đội.


Câu 121/ Các hình thức nghi lễ của Đội TNTP HCM gồm:

  1. Lễ chào cờ, lễ duyệt Đội, lễ kết nạp đội viên.

  2. Lễ diễu hành, lễ công nhận cấp Đội, lễ trưởng thành Đội

  3. Đại hội Đội, Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ.

  4. Cả a,b,c đều đúng.


Câu 122/ Đội viên Đội TNTP HCM có mấy quyền, mấy nhiệm vụ và Đội hoạt động theo nguyên tắc nào?

  1. Một quyền; hai nhiệm vụ và Đội hoạt động theo nguyên tắc tự quản

  2. Hai quyền; ba nhiệm vụ, và Đội hoạt động theo nguyên tắc tự quản, tập trung dân chủ.

  3. Ba quyền; ba nhiệm vụ; và Đội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản.

  4. Hai quyền; hai nhiệm vụ và Đội hoạt động theo nguyên tắc dân chủ.


Câu 123/ Nghị quyết 85 của Ban chấp hành tỉnh Đoàn Kiên Giang nói về vấn đề gì?

  1. Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội mạnh giai đoạn 2001-2005

  2. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 2001-2005

  3. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa bàn dân cư giai đoạn 2001-2005

  4. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi ở địa bàn dân cư giai đoạn 2001-2005


Câu 124/ Tất cả các em học sinh, đội viên tốt lớp 4-5, phân công các em phụ trách Sao nhi đồng theo hướng:

  1. Phụ trách Sao lớp 4 giúp nhi đồng lớp 1 và 3, Phụ trách sao lớp 5 giúp Sao nhi đồng lớp 2

  2. Phụ trách Sao lớp 5 giúp nhi đồng lớp 1 và 3, Phụ trách Sao lớp 4 giúp Sao nhi đồng lớp 2

  3. Phụ trách Sao lớp 4 giúp nhi đồng lớp 1, Phụ trách Sao lớp 5 giúp Sao nhi đồng lớp 2 và 3

  4. Phụ trách Sao lớp 5 giúp nhi đồng lớp 3, Phụ trách Sao lớp 5 giúp Sao nhi đồng lớp 1 và 2


Câu 125/ Ý nghĩa của Huy hiệu Đội:

  1. Nền đỏ sao vàng là cờ tổ quốc. Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng là thế hệ tương lai của dân tộc Việt nam anh hùng, chữ “sẵn sàng” là lời hứa của Đội viên Đội TNTP HCM. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc…

  2. Nền đỏ sao vàng là cờ tổ quốc. Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc VN anh hùng bất khuất, chữ “sẵn sàng” là lời hứa của đội viên Đội TNTP HCM. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc…

  3. Nền đỏ sao vàng là cờ tổ quốc, măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc VN anh hùng, chữ “sẵn sàng” là khẩu hiệu hành động của đội viên Đội TNTP HCM. Đeo huy hiệu đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc…

  4. Cả a,b,c đều sai.


Câu 126/ Trong giải pháp về xây dựng tổ chức Đội TNTP HCM (NQ 85 của Ban chấp hành tỉnh Đoàn Kiên Giang) có nêu 1 trách nhiệm của các đồng chí Tổng phụ trách đối với thiếu nhi ở địa bàn dân cư. Hãy cho biết trách nhiệm đó là gì?

  1. Mỗi một tháng có một việc làm thiết thực để giúp đỡ các em thiếu nhi ở địa bàn dân cư.

  2. Hướng dẫn các em đội viên sinh hoạt trong nhà trường làm lực lượng nòng cốt về tham gia sinh hoạt, xây dựng các mô hình hoạt động của thiếu nhi ở địa bàn dân cư.

  3. Gương mẫu phụ trách công tác thiếu nhi và mỗi tháng có một việc làm thiết thực để giúp đỡ các em thiếu nhi ở địa bàn dân cư.

  4. Mỗi tháng có một việc thiết thực để giúp đỡ các em thiếu nhi ở địa bàn dân cư, xây dựng các mô hình hoạt động của thiếu nhi ở địa bàn dân cư


Câu 127/ Thiếu niên VN từ 9 đến 14 tuổi có những điều kiện nào sau đây mới được vào Đội?

  1. Là những học sinh giỏi, đạo đức tốt. Được quá nửa đội viên trong chi Đội đồng ý.

  2. Tự nguyện xin vào đội. Được 2/3 đội viên trong chi đội đồng ý.

  3. Là những học sinh giỏi, đạo đức tốt. Được 2/3 đội viên trong chi đội đồng ý.

  4. Tự nguyện xin vào Đội. Đước quá nửa đội viên trong chi đội đồng ý.


Câu 128/ Người được tặng danh hiệu “Anh hùng quân đội”. Trong đơn xin gia nhập đội anh có viết “Em đã giết chết 34 tên Mỹ ngụy, phá được 8 xe cơ giới, xin cấp trên cho em được làm giải phóng”. Anh là ai?

  1. Hồ Văn Mên

  2. Nguyễn Bá Ngọc

  3. Kơ-pa-kơ-lơng

  4. Lê Văn Tám


Câu 129/ Biết một số bài hát, trò chơi của nhi đồng, biết thắt khăn quàng đỏ. Những nội dung trên là tiêu chuẩn gì trong chương trình dự bị Đội TNTP Hồ Chí Minh?

  1. Tiêu chuẩn “Nghi thức Đội”

  2. Tiêu chuẩn “Yêu Sao nhi đồng và Đội TNTP HCM”

  3. Tiêu chuẩn “Trở thành Đội viên Đội TNTP HCM”

  4. Tiêu chuẩn “Nhi đồng là những Đội viên tương lai”


Câu 130/ Tiêu chuẩn của danh hiệu Sao cháu ngoan Bác Hồ:

  1. Toàn Sao có tinh thần đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập, vui chơi và rèn luyện đạo đức

  2. Toàn Sao có tinh thần đoàn kết, sinh hoạt Sao theo đúng qui định, các bạn trong Sao đều là học sinh giỏi, có quá nửa số bạn trong Sao đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ

  3. Sinh hoạt Sao theo đúng qui định với nội dung phong phú, có phụ trách Sao giúp đỡ thường xuyên, có quá nửa số bạn trong Sao đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ

  4. Câu a và c đúng


Câu 131/ Tại hội nghị lần thứ hai họp từ ngày 20/3 đến 26/3/1931, BCH Trung ương Đảng dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác vận động thanh niên và quyết định:

  1. Đoàn là lực lượng dự bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, vì vậy cần thiết phải thành lập tổ chức cộng sản của những người trẻ tuổi

  2. Tổ chức Cộng sản thanh niên Đoàn là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết

  3. Tổ chức cộng sản thanh niên Đoàn là lực lượng dự bị, là cánh tay đắc lực của Đảng vì vậy cần thiết phải thành lập tổ chức cộng sản của những người trẻ tuổi

  4. Tổ chức cộng sản của những người trẻ tuổi là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết


Câu 132/ Anh là người học trò xuất sắc được Bác cử về nước hoạt động ở thành phố Sài Gòn. Anh đã dũng cảm bắn chết tên mật thám cáo già Lơ-gơ-răng ngay trên đường phố Sài Gòn, ngăn chặn địch để bảo vệ cán bộ của Đảng nên đã sa vào tay giặc. Anh là ai?

  1. Phan Bội Châu

  2. Hồ Chủ Tịch

  3. Huỳnh Thúc Kháng

Hoàng Văn Nô Biết băng cố định khi bị gãy xương chân, gãy tay; Biết hô hấp nhân tạo; Biết 6 cây thuốc Nam, tác dụng chữa bệnh của từng cây; Tham gia trồng cây thuốc Nam ở gia đình và ở trường. Những nội dung trên là tiêu chuẩn:

  1. Thầy thuốc nhỏ dành cho đội viên 13, 14 tuổi lớp 8, 9

  2. Thầy thuốc nhỏ dành cho đội viên 14, 15 tuổi đã hoàn thành chương trình lớp 9

  3. Thầy thuốc nhỏ dành cho đội viên 8 tuổi học lớp 3

  1. Thầy thuốc nhỏ dành cho đội viên 9 tuổi học lớp 4




  1. 149/


Câu 133/ “… Từ trước ngày cách mạng mùa thu. Trong đội em đã có Kim Đồng. Đi liên lạc giúp cách mạng…”. Lời bài hát trên là của bài hát nào, do ai sáng tác?

  1. Bài “Năm cánh sao vui”. Nhạc và lời Phong Nhã

  2. Bài “Sao vui của em”. Nhạc và lời Lê Minh Cường

  3. Bài “Em rất yêu đội nhi đồng”. Nhạc và lời Phong Nhã

  4. Bài “Em rất yêu Đội nhi đồng”. Nhạc và lời Trần Khiết Tường


Câu 134/ Ngày 20/4/1931, do có sự phản bội, anh và nhiều cơ sở của ta bị lộ, bị bao vây, anh cùng nhiều đồng chí khác đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi bị bắt. Anh bị địch kết án tử hình lúc chưa đầy 20 tuổi. Các đồng chí thường gọi anh là Mẫn con (Phạm Hữu Mẫn). Hãy cho biết tên thật của anh?

Đáp: Anh tên Nguyễn Hoàng Tôn, sinh ra ở làng Trích Sài, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên tham gia cách mạng từ năm 1929; là một người cộng sản tuy nhỏ tuổi nhưng rất có bản lĩnh. Bất chấp vòng vây của bọn mật thám và họng súng của kẻ thù, trước công chúng anh công khai hô hào đánh bổ bọn Tây cướp nước cùng bọn vua quan bán nước, đấu tranh giành quyền sống, quyền tự do độc lập cho quê hương.


Câu 135/ Ngày 20/3/1947 Bác đã dùng bút danh gì khi ký trong tác phẩm “Đời sống mới?”

Đáp: Tân Sinh


Câu 136/ Khi ở Pháp, Bác Hồ đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Tại sao Bác không lấy họ khác mà lại lấy họ Nguyễn?

Đáp: Bác Hồ lấy họ Nguyễn vì 2 lý do:



Do họ Nguyễn là họ lớn nhất, người Việt đa số có họ Nguyễn

Bác Hồ họ Nguyễn.
Câu 137/ Nhà Bác học lớn, khi mất đi tên của ông được đặt làm tên một giải thưởng lớn dành cho những cá nhân và tổ chức có nhiều cống hiến quan trọng vì mục đích Hòa Bình – Hãy cho biết tên nhà Bác học đó?

Đáp: Alfred Nobel


Câu 138/ Nhà ga xe lửa đầu tiên ở Hà nội có tên là gì?

Đáp: Ga Hàng Cỏ, còn có tên là Ga Trung tâm. Nhà ga được chính thức khởi công xây dựng vào năm 1899, thuộc huyện Thọ Xương. Có thời gian dân ven thành cắt cỏ mang tới đây bán cho lính trong thành các đồn quân tới mua về cho ngựa ăn, vì vậy có tên là phố Hàng Cỏ và theo đó ga mới xây cũng được gọi là ga Hàng Cỏ.


Câu 139/ Trong một bài thơ Bác Hồ viết:

Sáng ra bờ suối, tối vào hàng



Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Hãy cho biết tên bài thơ trên và tên của “suối”, “hang”, “sử Đảng”, được nhắc đến trong bài thơ.

Đáp: Bài thơ có tên là “Tức cảnh Pắc Pó”. Trong bài thơ Bác nói suối Lênin, hang Pắc bó và quyển “Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô” do Bác dịch vắn tắt làm tài liệu huấn luyện lý luận và thực hành cho cán bộ cách mạng.
Câu 140/ Tại ngôi nhà này Bác Hồ đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Hãy cho biết địa chỉ của ngôi nhà đó.

Đáp: Bác Hồ soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.


Câu 141/ Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, tại Pắc bó, Cao Bằng, Bác Hồ thay mặt quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương, tại hội nghị này theo sáng kiến của Bác đã thành lập một Mặt trận dân tộc thống nhất và cho ra đời một tờ báo. Cho biết tên của Mặt trận thống nhất này và tên của tờ báo?

Đáp: Mặt trận dân tộc thống nhất tên là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (Gọi tắt là Việt Minh) và tờ báo tên là Việt Nam Độc Lập.


Câu 142/ Ngày 02/9/1945, Bác Hồ thay mặt chính phủ lâm thời và nhân dân cả nước đọc bản tuyên ngôn độc lập lịch sử tại cuộc míttinh của hơn 50 vạn nhân dân tổ chức tại Quảng trường Ba Đình, Hà nội. Đang đọc bất ngờ Bác hỏi câu gì mà cả biển người ở quảng trường đồng thanh “Có”. Nghe Bác hỏi mọi người rưng rưng một niềm xúc động?

Đáp: Bác hỏi “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”


Câu 143/ Nhớ ai, nhớ mãi, nhớ hoài

Nhớ người tráng sĩ gươm mài dưới trăng

Hai câu ca dao trên đây chỉ một người tráng sĩ, một vị tướng của Phạm Đình Phùng. Ông là ông tổ của ngành quân giới Việt nam. Hãy cho biết ông là ai?

Đáp: Cao Thắng
Câu 144/ Bài hát sau đây nói về một hội nghị của vua tôi nhà Trần bàn về việc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất. Hãy cho biết đó là hội nghị gì? Và tại hội nghị này có xảy ra vấn đề gì liên quan đến người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản không? Hãy giải thích?

Đáp: Đây là Hội nghị Diên Hồng – Trần Quốc Toản không tham gia hội nghị này bởi vua Trần Nhân Tông chỉ mời các phu lão trong nước về điện Diên Hồng để bàn về phương kế đánh giặc.


Câu 145/ Con sông đục nhất thế giới?

Đáp: Là con sông Hoàng Hà ở Trung Quốc (Nó mang phù sa nhiều đến nổi ta có thể lấy ra mà xây một bức tường đồ sộ cao 40m và rộng 6m vòng quanh thế giới)


Câu 146/ Thế Vận hội Olympic hiện đại đầu tiên được tổ chức tại đâu?

Đáp: Athen – Hy Lạp (Quê hương và chiếc nôi của phong trào Olympic) năm 1896.


Câu 147/ Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đội Huân chương Hồ Chí Minh từ khi nào?

Đáp: Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, ngày 15/5/1981.


Câu 148/ Chất lượng đoàn viên căn cứ vào đâu để đánh giá?

Đáp: Căn cứ vào chương trình rèn luyện đoàn viên.


Câu 149/ Trung thu trăng sánh như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sẵn đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

Đoạn thơ trên được Bác Hồ viết vào năm nào?

Đáp: Năm 1951
Câu 150/ “Đô kỳ đóng cửa Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”

Hãy cho biết 2 câu trên liên quan đến triều đình nào ở nước ta?

Đáp: Hai Bà Trưng ( 40 – 43)
Câu 151/ Câu ca dao sau nói về 1 anh hùng của dân tộc ta. Bạn hãy điền vào chỗ trống để biết rõ đó là ai?

Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi ………tướng cỡi voi đánh cồng.

Đáp: Bà Triệu ( Lãnh tụ nghĩa quân chống nhà Ngô năm 248).


Câu 152/ Tên gọi của đội TNTP HCM khi mới thành lập?

Đáp: “Đội Nhi đồng cứu quốc”


Câu 153/ Trong Tỉnh Kiên Giang huyện nào không có thị trấn?

Đáp: Huyện Kiên Hải.


Câu 154/ Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng được ra đời vào dịp nào?

Đáp: 15/5/1961 ( Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội).


Câu 155/ Lê Hồng Phong hy sinh tại đâu?

Đáp: Côn Đảo.



tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương