BỘ CÔng thưƠng số: 23/2011/tt-bct cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.88 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu01.11.2017
Kích0.88 Mb.
#33958
1   2   3   4   5   6   7

Mục 2. SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN

Điều 131. Quy định chung về sửa chữa cơ điện

1. Mặt bằng xưởng cơ khí phải đủ rộng để tiếp nhận thiết bị tuyển đưa vào sửa chữa. Các máy công cụ, máy hàn điện phải được trang bị bộ phận bảo vệ điện như: cầu chì, tiết đất bảo vệ, các khoá ngắt hành trình.

2. Các áptômat, cầu dao cấp điện cho các máy ở các tủ điện trong phân xưởng phải được đánh số, ghi rõ cung cấp điện cho hộ tiêu thụ nào.

3. Trong phân xưởng phải có sơ đồ cung cấp điện đặt tại nơi chiếu sáng tốt và thuận tiện nhất cho việc xem xét, quan sát phục vụ đóng, cắt điện và phòng chống cháy.

4. Phân xưởng phải trang bị phương tiện nâng hạ phục vụ sửa chữa. Xưởng sửa chữa và các máy công cụ phải được chiếu sáng theo tiêu chuẩn hiện hành.

5. Chỉ được thực hiện các công việc đã được phân công, có đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, an toàn và có đủ chữ ký của người ra lệnh và người nhận lệnh trong sổ nhật lệnh.

6. Cấm vận hành các thiết bị, máy móc trong phân xưởng cơ khí khi:

a) Không có tiếp đất;

b) Các bộ phận che chắn cơ cấu truyền động không được bắt chặt, bị hỏng hoặc mất;

c) Hỏng hoặc không có các bộ phận bảo vệ điện như: Áptômát, cầu chì, rơ le nhiệt vv...;

d) Chiếu sáng không đảm bảo;

e) Các máy, thiết bị, vật tư trước khi đem vào xưởng sửa chữa phải được vệ sinh sạch sẽ;

g) Sau khi thực hiện xong công việc hoặc hết ca sản xuất, tất cả các máy, nhà xưởng phải được vệ sinh sạch sẽ, các phoi tiện, xỉ hàn, đầu mẩu que hàn và sắt nhọn phải được thu gom đưa vào nơi chứa quy định v.v...;

h) Trước khi ra khỏi xưởng phải cắt điện các máy.



Điều 132. Sửa chữa thiết bị cơ điện

1. Căn cứ tính chất công việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cơ điện và thực tế hiện trường để lập các biện pháp kỹ thuật và an toàn cho phù hợp. Các biện pháp này phải được giám đốc duyệt.

2. Tháo lắp các chi tiết nặng, các chi tiết trên cao phải dùng thiết bị nâng để hỗ trợ hoặc sử dụng các phương án kê kích, neo buộc chắc chắn phòng ngừa rơi, sập đổ. Nghiêm cấm nâng các vật quá tải trọng cho phép của thiết bị nâng, cáp nâng.

3. Các chi tiết tháo dỡ từ các máy, thiết bị phải được sắp xếp sao cho không làm cản trở công việc sửa chữa, không làm hỏng các chi tiết chưa hỏng hoặc làm trầm trọng hơn các chi tiết đã hỏng.

4. Khi tháo nắp, sửa chữa các chi tiết nặng phải có từ hai người trở lên.

5. Phải sử dụng đúng các chủng loại dầu, mỡ bôi trơn theo tài liệu kỹ thuật máy.

6. Các dây dẫn, cáp điện khi thay mới phải có tiết diện, cấp cách điện, độ bền chịu nhiệt và dầu tương đương loại cũ.

7. Các đầu cốt dây dẫn điện, cáp điện trong các máy phải được đeo ghen và đánh số đúng với số ghi trong bản vẽ nguyên lý và lắp ráp (trong trường hợp không còn bản vẽ lắp ráp, bản vẽ nguyên lý thì phải phục hồi lại các bản vẽ này).

8. Các mạch cung cấp điện, điều khiển, tín hiệu và bảo vệ của các máy sau khi sửa chữa, khôi phục lại, phải được kiểm tra và đối chiếu lại so với sơ đồ nguyên lý.

9. Cấm tự ý thay đổi sơ đồ nguyên lý cung cấp điện, điều khiển, tín hiệu và bảo vệ của máy cũng như chỉnh định các thông số của các mạch điện sai khác với tài liệu kỹ thuật của máy. Chỉ được cải tiến các mạch điện khi đã được các cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền cho phép.

10. Khi sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị có nhiều dây truyền phải cử người chỉ đạo, điều phối và giám sát an toàn chung.

11. Phải chuẩn bị đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng. Các vật tư, chi tiết thay thế phải đúng chủng loại hoặc tương đương.

12. Tác nghiệp trên cao:

a) Những người có bệnh tim mạch, cận thị, chân tay tàn phế không được tác nghiệp trên cao;

b) Trước khi làm việc trên cao phải kiểm tra dụng cụ leo và dụng cụ an toàn;

c) Khi làm việc trên cao phải đi giày mềm, không được đi dép, giày đế cứng, xốp đề phòng trượt ngã;

d) Dây an toàn phải buộc chặt vào các vị trí chắc chắn, không được buộc vào các vị trí có mép sắc rễ gây sự cố nguy hiểm;

e) Nếu dùng thang để trèo cao, thang không được khuyết bậc. Các bậc thang phải tốt, chắc chắn. Thang kê vào tường phải có chân chống trượt, độ dốc không nhỏ hơn 300. Thang treo thì phải có móc chắc chắn;

g) Những giá đỡ, sàn thao tác phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tạm thời phải được làm theo thiết kế đã được giám đốc nhà máy phê duyệt. Giá đỡ các chi tiết đang lắp đặt, gia cố dở dang thì không được tháo dỡ;

h) Khi làm việc trên cao phải đặc biệt chú ý tới hoàn cảnh xung quanh như cáp điện, dây điện, các loại thiết bị cơ giới khác, đường ống, giá đỡ v.v.... Nếu thấy có hiện tượng nguy hại đến an toàn của công nhân và các công trình khác thì phải ngừng ngay công việc và áp dụng các biện pháp an toàn bổ sung khắc phục tình trạng trên;

i) Tác nghiệp trên cao phải có túi đựng dụng cụ, dụng cụ phải để trong túi, phải có biện pháp chống dụng cụ rơi trong khi sử dụng. Vận chuyển vật liệu, dụng cụ phải dùng dây, cáp móc, nghiêm cấm tung ném;

k) Nghiêm cấm làm việc ngoài trời khi có gió cấp 6 trở lên và mưa to, trường hợp đặc biệt cần sửa chữa phải áp dụng các biện pháp an toàn đặc biệt riêng cho từng trường hợp. Các biện pháp đặc biệt này phải được giám đốc nhà máy phê duyệt.

13. Cung cấp điện cho thiết bị thi công phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị tại hiện trường phải đảm bảo:

a) Cáp điện có cách điện tốt, phải phù hợp với công suất của tải;

b) Thiết bị đóng cắt điện phải đủ công suất. Cơ cấu bảo vệ quá tải và ngắn mạch phải đủ và hoạt động tốt;

c) Trước khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phải cắt điện. Trình tự cắt điện và thực hiện các biện pháp an toàn chống xông điện trở lại mạng, thiết bị đang sửa chữa theo quy trình và quy định hiện hành.

14. Không được để tay dưới gầm máy, thiết bị khi dịch chuyển, nâng hạ bằng phương pháp thủ công (bắn bẩy). Trong khi dịch chuyển phải áp dụng các biện pháp chống đổ, nghiêng lệch máy, thiết bị, đảm bảo an toàn cho người thực hiện công việc dịch chuyển.

15. Khi bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu quay phải có biện pháp chống sự tự quay của các cơ cấu này.

16. Chỉ được phép chui vào trong máy, gầm máy sửa chữa, bảo dưỡng khi toàn bộ các biện pháp an toàn và phòng ngừa đã được thực hiện, người giám sát an toàn đã kiểm tra và chấp thuận.

17. Thiết bị, máy sau khi đã bảo dưỡng và sửa chữa xong phải thực hiện chạy kiểm tra, hiệu chỉnh, đạt yêu cầu quy định trước khi xuất xưởng.



Điều 133. Hàn cắt, hàn hơi, hàn điện

1. Hàn cắt

a) Hàn cắt trong phân xưởng cơ khí phải được bố trí tại khu riêng không làm ảnh hưởng tới công việc của khu vực khác. Khu vực hàn cắt phải được đảm bảo thông gió tốt;

b) Hàn cắt trên cao phải có biện pháp an toàn được duyệt;

c) Chỉ sử dụng thiết bị hàn cắt đảm bảo các yêu cầu về an toàn;

d) Phải sử dụng trang bị bảo hộ an toàn khi tiến hành hàn cắt;

e) Nghiêm cấm hàn cắt các đường ống còn áp suất dư; các đường ống, các hộp kín và các chi tiết có chứa xăng, dầu, các hoá chất gây cháy nổ;

g) Khi hàn cắt trong nhà máy, tại các khu vực có than, bụi than, cáp điện và các vật dễ cháy khác phải áp dụng các biện pháp chống cháy do xỉ hàn, hơi nóng, ngọn lửa hàn gây ra. Tại các vị trí này phải có các phương tiện chống cháy. Số lượng, chủng loại thiết bị và phương tiện chống cháy huy động cho việc hàn cắt phụ thuộc vào tính chất công việc và địa hình cụ thể của hiện trường.

Biện pháp phòng chống cháy; số lượng, chủng loại thiết bị chống cháy do trưởng phòng cơ điện lập chi tiết cho từng vị trí hàn cắt và phải được giám đốc nhà máy duyệt;

h) Dịch chuyển, gá lắp các chi tiết, tấm mã, thanh kim loại nặng để hàn cắt phải dùng thiết bị nâng hỗ trợ;

i) Khi hàn cắt phải xếp đặt các chi tiết, thanh kim loại có hàng lối, không để chồng các chi tiết lên nhau.

2. Hàn hơi

a) Các bình ôxy, đất đèn phải được bảo quản tại kho riêng. Bình ôxy phải được đánh số thứ tự và có giá đỡ, bình còn chứa đầy ôxy và bình đã sử dụng hết phải để riêng;

b) Bình sinh khí, mỏ hàn và bình ôxy phải có đủ các đồng hồ đo lường, van giảm áp và van an toàn. Các bộ phận này phải tốt và được định kỳ kiểm tra, kiểm định theo quy định hiện hành;

c) Thiết bị hàn cắt, bình ôxy, bình sinh khí phải có lý lịch theo dõi, phải có cán bộ theo dõi tình trạng kỹ thuật an toàn;

d) Thiết bị hàn hơi, bình ôxy, cấm sử dụng:

- Đối với người không được đào tạo;

- Khi không được kiểm định hoặc đã hết hạn sử dụng ghi trong hồ sơ kiểm định lần gẫn nhất;

- Khi không có van an toàn hoặc có nhưng hỏng, làm việc không chính xác;

- Các ống dẫn hơi bị nứt, vỡ và có vết cắt;

- Mỏ hàn tự chế, mỏ hàn không đảm bảo an toàn.

3. Hàn điện

a) Máy hàn điện phải có:

- Cách điện tốt giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, với vỏ máy;

- Có vỏ bao che chống va đập, che mưa;

- Hộp đấu dây, cọc đấu dây đầu vào và ra bằng các bu lông có đai ốc và vòng đệm làm chặt;

- Các dây dẫn điện vào và ra phải có cách điện tốt, tiết diện phù hợp với công suất máy hàn;

- Có dây tiếp đất vỏ máy.

b) Máy hàn di động phải được đặt cố định trên xe đẩy.

c) Cấm:


- Tiến hành hàn cắt tại vị trí ẩm ướt, trên sàn kim loại khi không sử dụng găng, ủng cách điện;

- Máy hàn, dây cáp dẫn điện có cách điện bị suy giảm, mối nối dây dẫn không đúng kỹ thuật, không có dây tiếp đất vỏ máy;

- Máy hàn không có vỏ bao che, đặt máy hàn ngoài trời không có bộ phận che mưa;

- Đấu điện vào máy hàn không qua thiết bị đóng cắt.



Điều 134. Máy gia công kim loại

1. Các máy gia công kim loại phải đảm bảo hoạt động tốt, có độ chính xác trong giới hạn cho phép.

2. Các bộ phận như mâm cặp, bàn quay, trục gá dao, đầu kẹp, dụng cụ cắt và gá lắp các chi tiết trên máy phải chắc chắn, chống được sự tự nới lỏng chi tiết trong quá trình làm việc hoặc khi đảo chiều chuyển động cũng như trong các trường hợp mất điện hoặc tụt áp lực thuỷ lực, khí nén (nếu việc kẹp chặt bằng điện, thuỷ lực, khí nén).

3. Các máy kẹp chặt chi tiết gia công bằng điện, thuỷ lực, khí nén phải có thiết bị chỉ báo áp lực kẹp chặt tự động và tự động dừng máy khi áp lực kẹp chi tiết giảm dưới áp lực cho phép. Các thiết bị này phải hoạt động tốt và được thường xuyên kiểm tra.

4. Các đồ gá, kẹp chặt không được để các góc nhọn, các chi tiết gia công có các góc nhọn nếu trong quá trình gia công có khả năng gây thương tích cho người vận hành thì phải được che chắn.

5. Các nút điều khiển phải tốt, sơn màu và phải đề chữ phù hợp với chức năng của nó theo quy định hiện hành.

6. Các máy gia công kim loại gia công theo hành trình thì các cơ cấu hành trình phải làm việc tin cậy chính xác.

7. Cấm dùng tay giữ đầu trục chuyển động, mũi khoan cắt kim loại để định vị tâm điểm gia công.

8. Các máy mài phải có bộ phận bảo vệ, che chắn khi đá mài vỡ bắn ra không thể gây thương tích cho người. Cửa quan sát sự làm việc của đá mài phải có kính. Kính cửa quan sát phải đúng chủng loại và phải được bắt chặt vào giá đỡ.

9. Phải sử dụng đá mài đúng chủng loại. Trước khi sử dụng phải kiểm tra độ hoàn hảo, chắc chắn của đá. Cấm sử dụng đá mài đã mòn quá giới hạn cho phép.

10. Khi sử dụng thiết bị rèn, ép phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về an toàn.

Mục 3. THÔNG TIN VÀ ĐIỀU KHIỂN

Điều 135. Thông tin liên lạc

1. Nhà máy tuyển phải trang bị mạng lưới thông tin, liên lạc, tín hiệu theo thiết kế đã được phê duyệt.

2. Phải quy định rõ chức năng của các dạng thông tin, tín hiệu: Điều hành sản xuất; phòng ngừa sự cố hoặc hoả hoạn v.v…

3. Thông tin liên lạc phải được bố trí tại các vị trí: Trung tâm chỉ huy sản xuất; trạm trực y tế; các điểm cấp, dỡ nguyên liệu; trực vận hành thiết bị.

4. Các thiết bị khi làm việc có thể gây mất an toàn cho những người làm việc bên cạnh, xung quanh phải được trang bị thiết bị phát tín hiệu cảnh báo trước khi khởi động 5 giây.

5. Tuỳ thuộc vào vị trí công tác, mọi người làm việc trong nhà máy tuyển phải được học, làm quen và sử dụng hệ thống thông tin, liên lạc và tín hiệu.

6. Tín hiệu có thể là âm thanh, ánh sáng, hiệu lệnh.
Điều 136. Điều khiển và tự động hoá

1. Thiết bị công nghệ phải được trang bị hai dạng điều khiển: Điều khiển tại chỗ và điều khiển tập trung, tự động hoá.

2. Tín hiệu điều khiển hoạt động dây chuyền công nghệ tuyển phải làm việc tin cậy và được trang bị bảo vệ điện theo qui định.

3. Tại những vị trí có các yếu tố như: Lao động nặng nhọc; độc hại; có nguy cơ mất an toàn cao, phải trang bị dây chuyền tự động hoá hoặc điều khiển từ xa.

4. Phải trang bị hệ thống tự động quan trắc, cảnh báo sớm và xử lý tình huống khi hàm lượng khí độc, cháy nổ và chất phóng xạ tại khu vực có khí độc, cháy nổ, phóng xạ trong dây chuyền tuyển tăng cao quá mức cho phép.

5. Thiết bị trong dây chuyền tự động hoá nhập ngoại phải được nhiệt đới hoá, phù hợp với môi trường khí hậu tại nơi lắp đặt.

6. Phải có biện pháp bảo vệ phần mềm điều khiển tự động dây chuyền công nghệ.

7. Định kỳ hàng năm phải thí nghiệm, hiệu chỉnh các thông số của hệ thống điều khiển, tự động hoá để thiết bị làm việc chính xác, an toàn.


Chương VIII. LẤY MẪU VÀ HOÁ NGHIỆM

Điều 137. Quy định vị trí, điểm lấy mẫu

1. Việc lấy mẫu thủ công chỉ có thể được tiến hành tại các điểm đã định sẵn của sơ đồ công nghệ, do Giám đốc kỹ thuật quy định.

2. Vị trí lấy mẫu phải thoải mái, an toàn, có chiếu sáng cục bộ, các trang thiết bị và hàng rào bảo hiểm phải được thực hiện theo thiết kế. Cấm lấy mẫu ở các điểm không có trang thiết bị bảo vệ.

Điều 138. Quy định khi lấy mẫu thủ công

1. Khi lấy mẫu bằng thủ công, khối lượng, dụng cụ lấy mẫu và đựng mẫu phải theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

2. Người lấy mẫu phải kiểm tra độ an toàn của dụng cụ lấy mẫu trước khi tiến hành lấy mẫu. Cấm dùng dụng cụ lấy mẫu không bảo đảm an toàn.

3. Vị trí lấy mẫu phải được bố trí để người lấy mẫu thao tác thuận tiện và an toàn.

4. Khi lấy mẫu trên mặt của phương tiện vận chuyển hoặc phễu chứa phải bố trí ít nhất 2 người, sàn thao tác có lan can bảo vệ, có cầu thang để người chọn mẫu dễ dàng lên xuống, lấy và chuyển mẫu về nơi gia công.

Điều 139. Quy định khi lấy mẫu thủ công trên toa xe, ô tô

1. Chỉ được tiến hành lấy mẫu bằng thủ công trên các toa xe, ôtô vận chuyển khoáng sản khi toa xe, ôtô đã đứng yên, hai đầu đoàn xe được chèn chặt và cắm biển báo, ôtô được phanh an toàn. Cấm đi lại trên thành toa xe, ôtô.

2. Lấy mẫu xong, mẫu và dụng cụ phải được truyền tay cho người đứng phía dưới; không được mang dụng cụ theo người khi lên, xuống xe.

Điều 140. Quy định lấy mẫu trên phương tiện vận chuyển

Khi lấy mẫu bằng thủ công trên các phương tiện vận chuyển liên tục phải theo quy định sau:

1. Cấm đứng trên phương tiện vận chuyển để lấy mẫu;

2. Vị trí lấy mẫu phải được bố trí tại điểm cố định;

3. Cấm trèo qua mặt thiết bị đang chuyển động để vận chuyển mẫu;

4. Khi không bố trí được điểm lấy mẫu cố định, được phép dừng phương tiện vận chuyển để lấy mẫu. Khi dừng phương tiện phải thực hiện đúng trình tự quy định, treo biển "Cấm đóng điện!" và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khác. Sau khi lấy mẫu xong, dụng cụ đã được thu dọn đảm bảo an toàn mới được cho phương tiện hoạt động trở lại.



Điều 141. Quy định lấy mẫu thủ công tại kho chứa

1. Việc lấy mẫu bằng thủ công tại các kho chứa phải được tiến hành theo các sơ đồ lấy mẫu đã được duyệt. Phải tạo vị trí đứng chắc chắn cho người lấy mẫu và ổn định mặt dốc phía trên điểm lấy mẫu để tránh vật liệu trượt từ phía trên xuống gây nguy hiểm. Cấm lấy mẫu tại kho chứa trong vùng nguy hiểm của các thiết bị bốc dỡ đang hoạt động.

2. Khi lấy mẫu tại các bể lắng phải bố trí ít nhất 2 người. Tại bể lắng người lấy mẫu phải đứng ở vị trí an toàn để thao tác.

3. Khi lấy mẫu bằng các thiết bị lấy mẫu, cấm sửa chữa thiết bị lấy mẫu khi thiết bị vận chuyển đang hoạt động.



Điều 142. Quy định lấy mẫu ở các thiết bị tuyển trọng lực

1. Chỉ cho phép lấy mẫu thủ công vật liệu đã rửa và các sản phẩm tuyển trọng lực ở những vị trí đã được xác định của máy móc và phải có các thiết bị phụ trợ cho mục đích này.

2. Cấm lấy mẫu trực tiếp bằng tay các sản phẩm tuyển, từ các máy móc đang chuyển động.

Điều 143. Quy định lấy mẫu ở các thiết bị tuyển nổi

Chỉ được phép lấy mẫu dạng bùn trực tiếp từ ngăn máy tuyển nổi đang hoạt động khi ống lấy mẫu được thiết kế đặc biệt và khi cần phải bắt buộc dừng hệ thống gạt bọt.



Điêu 144 . Quy định lấy mẫu thuốc tuyển nổi

Việc lấy mẫu của thuốc tuyển phải thực hiện với sự trợ giúp của các phương tiện cơ giới. Dụng cụ lấy mẫu thuốc tuyển bằng tay phải có tay cầm với chiều dài ít nhất 200 mm.

Điều 145. Quy định về gia công mẫu

Khi gia công mẫu phải tuân thủ các quy định sau:

1. Trước khi đập vỡ mẫu phải nhặt sạch các tạp chất như kim loại, dăm gỗ, vải, cao su v.v...

2. Khi đập mẫu có kích thước hạt lớn bằng thủ công trên bàn đập, người thao tác phải đeo kính bảo hiểm để tránh các mảnh bắn vào mắt. Bàn đập phải được che chắn không cho các mảnh văng bắn ra xung quanh.

3. Khi đập vỡ mẫu bằng máy đập, các bộ phận chuyển động của máy đập phải được che kín. Người vận hành máy đập phải đội mũ bảo hiểm cứng. Túi hứng mẫu phải được treo chắc chắn vào miệng tháo của máy. Cấm thay túi hứng mẫu khi máy đang hoạt động.

4. Nếu phát hiện có sự cố phải ngừng máy để kiểm tra, xử lý. Khi ngừng máy phải cắt điện, treo biển "Cấm đóng điện!" và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn khác.

5. Khi mẫu bị tắc trong phễu phải dùng gậy gỗ để chọc, cấm dùng tay hoặc que sắt.

Điều 146. Quy định khi pha chế dung dịch kẽm clorua (ZnCl2)

1. Khi pha chế dung dịch ZnCl2 phải theo đúng các quy định về kỹ thuật an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chủng loại, quy cách.

2. Cấm dùng thanh khuấy bằng kim loại để khuấy khi đun ZnCl2.

3. Phải có biện pháp bảo vệ tránh ZnCl2 bắn ra gây bỏng khi pha chế dung dịch.

4. Phải bố trí các vòi nước ấm để rửa kịp thời nếu dung dịch bắn vào người.

Điều 147. Quy định khi tiến hành phân tích chìm nổi

1. Khi tiến hành phân tích chìm nổi phải theo đúng các quy định về kỹ thuật an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chủng loại, quy cách.

2. Không được để dung dịch ZnCl2 bắn vào da.

3. Khi dùng các hoá chất khác (ngoài ZnCl2) để thí nghiệm chìm nổi phải làm ở nơi thoáng gió để tránh bị trúng độc.

4. Các hoá chất phải được bảo quản trong các tủ chuyên dụng và có người chuyên trách theo dõi.

5. Khi sấy mẫu phải theo dõi nhiệt độ sấy không để mẫu bị cháy.

6. Dung dịch thải và nước rửa phải được đổ đúng nơi quy định để xử lý.

Điều 148. Quy định về công tác hoá nghiệm mẫu

Công tác hoá nghiệm mẫu phải theo các quy định sau đây:

1. Những thí nghiệm có sử dụng hoá chất độc hại phải được tiến hành ở những phòng riêng có trang bị tủ hút.

2. Phải có người quản lý các hoá chất độc hại, có sổ quản lý việc cấp phát và nhập trả lại lượng hoá chất độc hại không dùng hết.

3. Thí nghiệm có sử dụng hoá chất độc phải được người phụ trách thí nghiệm duyệt.

4. Pha chế hoá chất độc hại chỉ được thực hiện khi có 2 người trở lên.

5. Cấm chưng cất mẫu vật dễ cháy hoặc tiến hành hoá nghiệm ở những nơi có hoặc gần nguồn lửa.

6. Cấm chưng cất mẫu trong lò điện.

7. Cấm đổ nước vào axit - đặc biệt là axit sunfuric (H2SO4).

8. Dung dịch thải và nước rửa phải được đổ đúng nơi quy định để xử lý.



Điều 149. Quy định đối với phòng thí nghiệm

1. Trong phòng thí nghiệm phải trang bị bình chữa cháy đúng chủng loại và các vật phẩm để chống bỏng hoá chất theo quy định về phòng cháy chữa cháy.

2. Phòng phân tích hoá và phòng đặt lò nung phải được bố trí riêng biệt.

3. Bình khí nén, bình ô xy dùng tại phòng thí nghiệm phải theo đúng các quy định về lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, kiểm tra, kiểm định các thiết bị áp lực của Quy chuẩn an toàn hiện hành.

4. Phải có quy định cụ thể cho từng loại bình treo tại vị trí thao tác, có kho chứa sắp xếp riêng các loại và phải ghi ký hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Chương IX. PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ, LỤT BÃO

Mục 1. PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ

Điều 150. Quy định chung về phòng chống cháy, nổ

Khi thiết kế, thi công và vận hành Nhà máy phải chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, nổ và chữa cháy. Nhà máy phải thực hiện các yêu cầu cơ bản về phòng chống cháy, nổ sau đây:

1. Có quy định, nội quy về an toàn phòng chống cháy, nổ.

2. Có các biện pháp về phòng chống cháy, nổ.

3. Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của nhà máy.

4. Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy, nổ.

5. Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

6. Có bố trí kinh phí cho hoạt động phòng chống cháy, nổ.

7. Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng chống cháy, nổ, có sổ sách theo dõi về chất lượng, số lượng, tình trạng các thiết bị, phương tiện phòng chống cháy, nổ.

Điều 151. An toàn cháy nổ ở nhà máy tuyển

1. Nhà máy phải thiết kế phương án phòng cháy, nổ và chữa cháy được Giám đốc duyệt có thoả thuận với lực lượng phòng cháy, nổ, chữa cháy địa phương và phải trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy phù hợp với tính chất của các đối tượng cần bảo vệ.

2. Phải có nguồn điện dự phòng phục vụ cho hệ thống bơm nước chữa cháy.

3. Công trình, thiết bị phòng chống cháy, nổ phải được giữ gìn bảo quản theo đúng quy định hiện hành. Nếu để thiết bị ngoài nhà phải có mái che mưa nắng.



Điều 152. Kế hoạch phòng chống cháy nổ

Hàng năm Nhà máy phải lập kế hoạch phòng chống cháy, nổ với các nội dung chính như sau:

1. Các nội dung công tác phòng chống cháy, nổ;

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị và cá nhân thực hiện;

3. Quy định thời gian hoàn thành từng công việc;

4. Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch phòng chống cháy, nổ;

5. Dự trù kinh phí trong năm cho từng công việc phòng chống cháy, nổ.

Điều 153. Định kỳ phải kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ

1. Định kỳ phải kiểm tra công tác phòng chống cháy, nổ, kiểm tra tình trạng thiết bị, dụng cụ chữa cháy để kịp thời sửa chữa và bổ sung, thay thế các dụng cụ, thiết bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng theo quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

2. Cấm sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy, nổ vào mục đích khác. Trường hợp Giám đốc đồng ý cho sử dụng thì ngay sau đó phải bổ sung cho đủ cơ số quy định ban đầu.

Điều 154. Quản lý phòng chống cháy nổ

1. Nhà máy phải quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ.

2. Nghiêm cấm mọi người mang chất dễ cháy, chất nổ vào nhà máy khi không được phép của giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Trong trường hợp phát hiện có chất nổ phải kịp thời báo cáo ngay với người có trách nhiệm của nhà máy để xử lý.

Điều 155. Những nhà máy tuyển chế biến khoáng sản đặc biệt

Khi tuyển các loại khoáng sản có khả năng cháy, nổ, phát bụi phải có phương án và các biện pháp phòng cháy, nổ thích hợp. Các thiết bị điện làm việc ở những nơi có nguy cơ cháy, nổ, bụi phải có kết cấu cũng như chế độ làm việc phù hợp với quy định về phòng chống cháy, nổ, bụi.



Каталог: vbpq
vbpq -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam số: 118 /bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
vbpq -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> QUỐc hội nghị quyết số: 109/2015/QH13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương