BỘ CÔng thưƠng số: 23/2011/tt-bct cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.88 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu01.11.2017
Kích0.88 Mb.
#33958
1   2   3   4   5   6   7

Điều 88. Vận hành bể cô đặc, bể lắng tháp

1. Khi xả bùn, người mở van xả phải đứng ở vị trí an toàn, không đứng đối diện với cửa xả. Nếu van xả tắc phải có biện pháp xử lý thích hợp, không được dùng tay để thông van.

2. Trong quá trình làm việc không để bùn làm bẩn sàn công tác của hệ thống dẫn động.

3. Không cho phép:

a) Cưỡng bức cánh cào làm việc khi cánh cào bị sự cố, kẹt hoặc quá tải, phải tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích hợp;

b) Đi lại trên đường ray của bộ phận quay cánh cào.



Điều 89. Bảo dưỡng, sửa chữa bể cô đặc, bể lắng tháp

1. Trong quá trình kiểm tra hoặc bảo dưỡng, sửa chữa, phía trên bể cô đặc phải có 2 người trở lên giám sát theo sự phân công và chỉ dẫn của đốc công. Chỉ được làm sạch ống phân phối bùn ở trung tâm bể cô đặc.

2. Trước khi kiểm tra hoặc bảo dưỡng, sửa chữa trong bể cô đặc phải tháo hết bùn nước, làm sạch bể và phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này cho bể. Người làm việc trong bể phải đeo dây an toàn và có cầu thang một đầu móc vào thành bể, chỉ sử dụng đèn chiếu sáng điện áp nhỏ hơn 12 V.

Điều 90. Thiết kế, xây dựng bể lắng ngoài trời

1. Khi thiết kế, xây dựng bể lắng ngoài trời phải bố trí lối đi đến các van, cửa tháo bùn, nước tràn.

2. Bể phải có hệ thống thu gom và thoát nước đảm bảo yêu cầu. Đường ống dẫn bùn đặc ra hồ lắng bùn phải bố trí các van xả để thông tắc khi cần thiết.

3. Lối đi xung quanh bể lắng phải được chống trơn, trượt hoặc có lan can bảo vệ.



Điều 91. Vận hành bể lắng ngoài trời

1. Khi phát hiện các hiện tượng rò rỉ, xói mòn của thành bể lắng hoặc trên bề mặt, mái dốc của thành bể lắng thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Nghiêm cấm:

a) Đi lại trên đường ống dẫn bùn và trên bề mặt bể lắng;

b) Cho người không có nhiệm vụ vào khu vực bể lắng và đi lại hoặc đứng, ngồi dưới các gàu ngoạm bùn khi máy bốc bùn, gầu ngoạm đang làm việc;

c) Đào hố, dựng cột, trồng cây hoặc làm các công việc gây nguy cơ phá hỏng thành bể lắng.



Điều 92. Thiết kế lắp đặt máy lọc

1. Sàn thao tác của máy lọc phải thiết kế chống trơn, trượt; xung quanh phải có lan can bảo vệ, nền nhà khu vực đặt máy thuận tiện cho công tác vệ sinh và thu gom nước rửa.

2. Các khớp nối, bộ phận truyền động của máy lọc phải có cơ cấu che chắn đảm bảo an toàn.

3. Các máy lọc khung bản phải được bố trí diện tích hợp lý để rửa cặn thuận lợi.



Điều 93. Vận hành máy lọc

1. Trước khi vận hành máy lọc phải kiểm tra các điều kiện kỹ thuật an toàn, các bộ phận như: Bơm chân không, quạt gió, các cơ cấu truyền động, bề mặt vải lọc (đối với máy lọc đĩa và máy lọc ép), hệ thống áp lực, hệ thống điện, nếu đảm bảo mới khởi động.

2. Khi vận hành máy hoặc dừng máy phải tuân thủ quy trình kỹ thuật thuật an toàn (bao gồm trình tự chạy, ngừng các máy và thiết bị liên quan).

3. Để làm sạch cặn lọc ra khỏi các khung bản phải sử dụng các biện pháp thích hợp hoặc các tấm gạt đặc biệt.

4. Thường xuyên phải kiểm tra hệ thống cấp khí, hệ thống nước và theo dõi áp suất của bơm, các gối đỡ v.v...

5. Người điều chỉnh cấp liệu hoặc người kiểm tra cặn lọc phải mang kính bảo hiểm an toàn.

6. Trước khi dỡ tải cặn lọc của máy lọc ép phải thổi khí nén làm sạch để loại bỏ tối đa chất lỏng; phải bố trí ít nhất có 2 công nhân để thực hiện công tác tháo dỡ.

7. Đối với máy lọc ép tăng áp, trước khi đóng cửa khoang áp phải kiểm tra đảm bảo không còn người bên trong. Thường xuyên phải kiểm tra độ mài mòn thành khoang áp, nếu xuất hiện kết cấu bị mòn quá mức quy định, phải ngừng máy để sửa chữa hoặc thay thế.



Điều 94. Bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc

1. Khi có sự cố hoặc dừng máy phải xả hết bùn nước và khí ép trong máy đến khi có tín hiệu an toàn mới được mở cửa khoang áp để kiểm tra, giải quyết xử lý sự cố.

2. Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy lọc phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.

3. Khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hoặc hàn điện, hàn hơi trong khu vực máy lọc phải có biện pháp kỹ thuật an toàn và che chắn không để phế liệu, xỉ hàn rơi vào mặt băng tải hay vải lọc.

4. Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết hoặc bộ phận tang lọc của máy lọc chân không phải kiểm tra, hiệu chỉnh máy để đảm bảo độ cân bằng động của máy trong giới hạn cho phép.

5. Nghiêm cấm:

a) Tiến hành công việc bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung dầu mỡ, điều chỉnh các thiết bị truyền động khi máy đang hoạt động;

b) Buộc kéo các tấm lọc bằng dây chằng khi sử dụng máy lọc chân không tang trống và đĩa;



c) Điều chỉnh khung bản, tấm và vải lọc khi máy lọc ép đang nén ép.

Điều 95. Nhà đặt máy sấy

1. Phân xưởng sấy phải xây dựng bằng vật liệu không cháy, nên đặt cách biệt với khâu tuyển vật liệu ướt.

2. Trong nhà đặt máy sấy phải có quạt hút và quạt đẩy. Tại chỗ làm việc của công nhân phải trang bị máy thổi khí.

3. Đi kèm với máy sấy phải có hệ thống thu bụi. Các thiết bị hút bụi, các cơ cấu thu bụi và các đường ống dẫn phải kín.

4. Khí thải của hệ thống sấy trước khi thải ra ngoài khí quyển phải khử bụi và các hợp chất sunfua.

5. Trong nhà đặt máy sấy phải thường xuyên kiểm tra trạng thái không khí. Thiết bị kiểm tra phải phát tín hiệu khi xuất hiện khí CO2 và khí độc khác có nồng độ vượt quá giới hạn cho phép.

Điều 96. Lắp đặt máy sấy

1. Tang máy sấy, các đường ống và các thiết bị khác của hệ thống sấy cần bọc bằng vật liệu chịu nhiệt. Trường hợp không bọc vật liệu cách nhiệt thì phải rào che chắn các bộ phận đó.

2. Khi dùng than để đốt lò, phải thiết kế hệ thống cấp than từ bun ke vào buồng đốt sao cho khí từ buồng đốt không được đi ra ngoài.

3. Đối với máy sấy dùng nhiên liệu khí, việc vận hành phải tuân thủ theo quy định an toàn riêng.

Điều 97. Vận hành, sửa chữa máy sấy

1. Khi bắt buộc phải dừng máy sấy thì phải ngừng cấp nhiên liệu và ngừng máy quạt gió. Sau 15 đến 20 phút phải ngừng bơm hút khói nhằm bảo vệ phần kim loại của tang máy sấy khỏi quá nhiệt, tránh hư hỏng máy.

2. Khi tiến hành sửa chữa trên tang sấy, công nhận phải sử dụng dây đai an toàn và phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.

Điều 98. Đóng gói sản phẩm

1. Khu vực làm việc của thợ máy đóng bao và dây chuyền đóng gói phải được quy định phù hợp với nơi làm việc, được thiết kế và phê duyệt theo đúng trình tự quy định.



2. Các khu vực của máy đóng bao phải được cách biệt với nhà kho sản phẩm bằng tường ngăn có khoảng trống để các băng tải chạy qua. Những khoảng trống phải có các tấm che kín đặc biệt tháo lắp được, không cản trở việc thông qua các sản phẩm trên băng tải.

3. Vận chuyển bao bì đến nơi đóng gói thường phải được cơ giới hóa. Để chuyển bao thành phẩm đến trước băng tải chuyển đi thì cần phải bố trí cơ cấu chuyển định hướng đặc biệt.



Điều 99. Vận hành máy cấp chất trợ lắng

1. Máy cấp chất trợ lắng phải vận hành theo đúng yêu cầu quy định của nhà chế tạo.

2. Không được để chất trợ lắng làm tắc ống dẫn, tắc van.

3. Chất trợ lắng bị rơi vãi phải được dọn sạch để đảm bảo vệ sinh, an toàn.

4. Người lao động tiếp xúc trực tiếp với chất trợ lắng phải mặc trang phục theo quy định, quần áo bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ lao động.

5. Không bố trí những người mẫn cảm với chất trợ lắng làm các công việc pha chế dung dịch chất trợ lắng.



Điều 100. Kho chứa chất trợ lắng

1. Kho chứa chất trợ lắng phải được bố trí riêng biệt, ở nơi khô ráo, thông thoáng, đảm bảo đủ ánh sáng tránh nhiệt độ cao và được thông gió, vệ sinh định kỳ.

2. Kho chứa phải được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng chống cháy, nổ theo quy định và các phương tiện trợ giúp xếp dỡ trong kho.


Chương VI. BUN KE, KHO CHỨA, BÃI THẢI VÀ THIẾT BỊ BỐC DỠ

Mục 1. BUN KE

Điều 101. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu đầu

1. Trước khu vực tiếp nhận nguyên liệu phải bố trí các tín hiệu, đèn giao thông cho phép hoặc cấm các phương tiện vận tải (xe tải, tời vv…) vào khu vực tiếp nhận nguyên liệu. Trong một số trường hợp, việc nhận tải có thể thực hiện bằng cách cho phép thông qua các đèn tín hiệu giao thông nối liên động với ba rie đặt trước bun ke.

2. Khu vực làm việc của các thiết bị tiếp nhận, dỡ tải và các bun ke phải trang bị các tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh sáng, được thiết kế để cảnh báo cho người làm việc biết về sự xuất hiện của đoàn tàu. Tín hiệu phải được phát trước khi tàu đến từ 1,5 - 2 phút.

3. Tại khu vực làm việc của các thiết bị tiếp nhận nguyên liệu, ở phía trên các đường ray phải có lối qua lại để phục vụ các xe chuyển động. Giữa các ray phải có tấm lát cùng cốt với phần đầu ray.

4. Giữa các khu vực bun ke tiếp nhận và sàn thao tác của máy cấp liệu vào máy đập thô phải có hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, loa phát thanh, ánh sáng v.v…).

5. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu của bun ke và khu vực dỡ sản phẩm nếu gây bụi phải có giải pháp dập bụi và thu bụi hiệu quả.



Điều 102. Thiết kế xây dựng bun ke chứa nguyên liệu

1. Sườn bên và phía đối diện miệng cấp tải của các bunke nhận liệu phải được che chắn bằng lan can có tay vịn bền chắc. Khi xả 2 phía, phải có hàng rào ở cả hai bên.

2. Bun ke chứa nguyên liệu phải thiết kế có độ cao bảo đảm phù hợp với khả năng đổ tải và hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền công nghệ. Thành trong của bunke phải được gia cố bằng thép thanh để hạn chế độ mài mòn và va đập, tăng khả năng thoát tải.

3. Trên miệng bun ke chứa phải đậy bằng lưới phủ kín có kích thước lỗ 300 x 300 mm để tránh gây tai nạn cho người lao động. Đối với bunke chứa nguyên liệu đầu không có lưới chắn thì phải có biển cảnh báo nguy hiểm, có mái che và lan can kín 3 thành bên.

4. Để đảm bảo an toàn khi xe tải lùi, chiều cao tường chắn bảo hiểm của cửa cấp liệu vào bun ke phải có chiều cao phù hợp với từng loại xe.

Điều 103. Vận hành bun ke

1. Quá trình đổ tải không được chất đầy bun ke để tránh gây tắc cửa cấp liệu.

2. Trường hợp trong bun ke có nước, phải có biện pháp che chắn không để nước bắn vào các thiết bị xung quanh.

3. Cấm nạp liệu cho bun ke khi cửa dỡ liệu mở và người lao động có mặt trong khu vực xả liệu khi đang dỡ tải bun ke.



Điều 104. Quy định xử lý vòm và treo liệu trong bun ke

1. Khi xử lý vật liệu bám dính trong bun ke, người xử lý phải đứng ở phía trên và chọc từ trên xuống. Cấm đứng trong bun ke hoặc đứng dưới miệng tháo để chọc từ dưới lên.

2. Việc xử lý vòm, treo liệu trong bun ke và chọc phá vòm chỉ được phép thực hiện khi có các trang thiết bị đặc biệt (đầu rung điện, thiết bị khí nén, vòi xùy nước vv…). Cấm cho phép người xuống bun ke để xử lý vòm và treo liệu.

Điều 105. Bảo dưỡng, sửa chữa bun ke

1. Khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa các phễu nhận tải của các bun ke, bắt buộc phải chặn bằng rào chắn đường dẫn đến các cơ cấu nhận tải hoặc bố trí người gác cảnh báo về giao thông.

2. Khi bảo dưỡng, sửa chữa bun ke, các đoàn tàu phải được rút khỏi khu vực tiếp nhận nguyên liệu. Khi có từ hai bunke tiếp nhận trở lên, để bảo dưỡng, sửa chữa một trong số đó, phải có giải pháp hợp lý tùy thuộc vào điều kiện tại chỗ; giải pháp an toàn đặc biệt này được người quản lý kỹ thuật phê duyệt.

3. Khi thực hiện các công việc có đưa người vào trong phễu tiếp nhận của máy cấp liệu và của bun ke để kiểm tra hoặc bảo dưỡng, sửa chữa, phải làm thủ tục xin phép đặc biệt. Khi đó phải tuân thủ các yêu cầu sau:

a) Bunke, kết cấu khung đỡ, diện tích trên bun ke và đường sắt ở khu vực đó phải được dọn sạch vật liệu và thông gió tốt. Phải tổ chức theo dõi giám sát trạng thái không khí trong bun ke;

b) Phải đảm bảo có sự giám sát liên tục của người giám sát kỹ thuật và bắt buộc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật an toàn phù hợp với công việc tiến hành trong bun ke;

c) Tại sàn làm việc của các phương tiện vận tải và tiếp nhận nguyên liệu của các bun ke trung gian và tại các cơ cấu đóng mở cửa bun ke phải treo biển cảnh báo chỉ rõ công việc đang thực hiện trong bun ke;

d) Trước khi đưa người xuống bun ke phải ngừng các máy cấp liệu và dỡ liệu, ngắt điện và treo biển báo "Cấm đóng điện!”, ngắt kết nối động cơ truyền động của các thiết bị trước và sau bun ke theo trình tự quy định;

e) Nếu không thể ngăn chặn các vật lạ rơi vào bun ke khi đang tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa thì phải bố trí che chắn, tránh gây chấn thương cho người làm việc trong bun ke.

g) Nhóm bảo dưỡng, sửa chữa bun ke phải có không ít hơn 3 người trong đó ít nhất 1 người phải ở trên bun ke để cảnh giới.

h) Phải sử dụng đai an toàn cá nhân khi làm việc trong bun ke. Trên toàn bộ chu vi của phễu tiếp nhận (trừ các lối vào), phải kéo dây cáp bảo hiểm hoặc dây để nối với đai an toàn. Đai an toàn, cáp bảo hiểm cần phải được thử nghiệm ít nhất 6 tháng một lần với tải trọng quy định đảm bảo an toàn và phải ghi ngày thử nghiệm cuối cùng. Cấm buộc các cáp hoặc đai an toàn vào đường ray xe lửa, vào khung của băng tải và vào xe tải dỡ hàng cũng như vào các thiết bị công nghệ khác;

i) Người làm việc phải được cung cấp mặt nạ dưỡng khí - hô hấp;

k) Khi xuất hiện các rủi ro cho người làm trong bun ke, cần phải lập tức kéo họ lên khỏi bun ke;

l) Đ chiếu sang phục vụ sửa chữa trong bun ke, chỉ được phép dùng đèn xách tay với điện áp không quá 12V.

4. Khi kết thúc công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc làm sạch vật liệu bám dính trong bunke phải điểm danh lại số người, thu dọn dụng cụ, vật liệu và các phế thải. Chỉ sau khi hoàn tất mọi việc nêu trên mới được đưa bun ke vào sử dụng lại.



Điều 106. Nổ mìn trong bunke

Việc tiến hành nổ mìn bên trong bun ke nhận liệu, bun ke trung gian và bunke chứa chỉ được phép tiến hành khi được phê duyệt và phải tuân thủ theo quy chuẩn QCVN 02 : 2008/BCT về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.

Điều 107. Bun ke trung gian

1. Bun ke trung gian, nếu không cấp nguyên liệu bằng xe goòng tự đổ thì phải được lát kín.

2. Khi sử dụng xe goòng tự dỡ hàng hoặc băng tải đảo chiều thì miệng lỗ xuống liệu lát tấm lưới sàn có kích thước không quá 200 x 200 mm, hoặc phải có hàng rào chắn cao ít nhất là 1 m. Hàng rào hay lưới phải được đặt cả phía trên bun ke ở những điểm chuyển tải của băng tải.

Mục 2. KHO CHỨA THUỐC TUYỂN

Điều 108. Thiết kế, xây dựng kho chứa thuốc tuyển nổi

1. Kho chứa thuốc tuyển nổi gồm nhiều phòng riêng biệt, được xây dựng cách ly và nằm trong khu vực có bảo vệ, đảm bảo đủ ánh sáng, chống ngập lụt và xung quanh có hàng rào che chắn.

2. Các loại thuốc khô, thuốc nước, vôi, thuốc dễ cháy, thuốc độc hại v.v… phải để riêng từng loại.

3. Các thùng đựng thuốc bằng kim loại phải sơn màu trắng và đặt dưới mái che. Các loại axit đựng trong bình sứ có thể để ngoài trời. Các loại thuốc có độc tính cao phải bảo quản cách ly trong phòng kín.

4. Kho chứa thuốc tuyển dễ cháy như các loại dầu, xantat v.v… phải đảm bảo yêu cầu quy định về phòng chống cháy và được trang bị dụng cụ chữa cháy thích hợp.

5. Các kho chứa thuốc tuyển phải được thông gió tốt đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động và hàm lượng các chất độc trong không khí không vượt quá mức quy định. Việc thông gió phải tiến hành ở cả hai phía trên và dưới kho. Ở những vị trí có khả năng bốc hơi độc và khí độc nên đặt chụp hút riêng; trước khi người vào kho chứa thuốc tuyển phải thông gió ít nhất từ 5 - 10 phút.

6. Việc bảo quản, lấy mẫu, sử dụng và vận chuyển các chất crezon và xilenon phải tuân theo các quy định riêng để đề phòng khả năng bay hơi độc H2S và HCN.

7. Trong kho chứa thuốc tuyển phải có nội quy an toàn, bản hướng dẫn bảo quản thuốc tuyển và hướng dẫn sơ cứu cho nạn nhân khi bị ngộ độc do thuốc tuyển. Trong kho phải có túi thuốc y tế để giải độc và hướng dẫn cách sử dụng các loại thuốc đó, chúng được đặt đúng nơi quy định.



Điều 109. Quy định với người làm việc trong kho chứa thuốc tuyển

1. Người làm công việc lấy mẫu thuốc tuyển, cân, đong, rót các loại thuốc tuyển độc hại phải đeo mặt nạ phòng độc và đứng đầu gió; phải có 2 người cùng làm việc.

2. Khi sửa chữa hay làm vệ sinh các dụng cụ chứa thuốc tuyển phải thông gió, người làm việc phải đeo mặt nạ phòng độc và có người theo dõi, hỗ trợ bên ngoài.

3. Không được chui đầu vào bất kỳ thùng chứa thuốc tuyển nào.

4. Khi vận chuyển thuốc tuyển dạng lỏng trong bình thuỷ tinh hay sứ phải dùng quang sọt để gánh, tốt nhất là vận chuyển bằng xe đẩy. Không được vác hoặc bê trên tay các bình thuốc đó.

5. Công việc bốc dỡ hoặc vận chuyển tốt nhất nên cơ giới hoá. Bao bì dính thuốc tuyển độc hại phải khử độc.


Mục 3. KHO CHỨA KHOÁNG SẢN

Điều 110. Cấp tải, dỡ tải kho chứa

1. Cấp tải khoáng sản vào kho chứa phải theo đúng sơ đồ chất tải theo thiết kế. Phải có hệ thống thoát nước đối với kho chứa khoáng sản có thành tường xung quanh hoặc thành chắn.

2. Trong quá trình bốc xúc không được để tạo thành "hàm ếch" trong kho chứa; luôn giữ khoảng cách an toàn giữa gàu xúc với thành kho. Khi trong kho chứa có từ hai máy bốc xúc trở lên làm việc đồng thời thì phải điều hành các máy làm việc đảm bảo khoảng cách an toàn.

Điều 111. Quy định về người phụ trách kho chứa

1. Người phụ trách kho chứa định kỳ phải kiểm tra, xem xét tình trạng bề mặt kho để có biện pháp xử lý cần thiết, kịp thời. Khi bề mặt kho chứa không ổn định, có hiện tượng sụt lún phải có biện pháp khắc phục và chỉ dẫn việc bốc xúc, vận chuyển trong kho chứa đảm bảo an toàn.

2. Kho chứa các loại khoáng sản có tính tự cháy phải có biện pháp phòng chống cháy, nổ theo hướng dẫn của Quy chuẩn này.

Mục 4. BÃI THẢI

Điều 112. Quy định về bãi thải khô

1. Bãi thải khô phải được thiết kế xây dựng có dung tích đủ lớn để chứa sản phẩm thải đảm bảo an toàn và duy trì hoạt động trong suốt quá trình tồn tại của nhà máy tuyển.

2. Góc dốc của sườn bãi thải không được lớn hơn góc trượt tự nhiên của đất đá thải.

Điều 113. Công tác đ thải đối với bãi thải khô

1. Công tác đổ thải phải theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Việc đổ thải có thể được thực hiện bằng phương tiện đường sắt, ôtô hoặc xe goòng.

2. Khi đổ thải bằng đường sắt, tại đầu mút đường ray cụt phải có cơ cấu chắn không cho xe vượt qua. Đoạn ray với chiều dài không nhỏ hơn 20 m tính từ điểm mút đường ray cụt trở vào và độ dốc lên ít nhất là 0,5%.

3. Khi sử dụng các loại xe ôtô vận tải có trọng tải khác nhau đổ thải trên cùng một bãi thải:

a) Nếu diện tích bãi thải có đủ điều kiện kỹ thuật an toàn theo quy định thì phải tiến hành phân chia khu vực đổ thải cho các phương tiện theo trọng tải hoặc theo các tầng thải khác nhau;

b) Khi các phương tiện vận tải khác nhau đổ thải trên cùng một khu vực thì đai an toàn bãi thải phải được tính cho phương tiện có trọng tải lớn nhất.



Điều 114. Vận hành bãi thải khô

1. Đối với bãi thải khô: phải thường xuyên kiểm tra tình trạng mặt bằng, độ dốc và việc chiếu sáng của bãi thải. Trường hợp nền bãi thải không ổn định phải có biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành đổ thải.

2. Người phụ trách khu vực đổ thải phải trực tiếp kiểm tra tuyến đường ray ra bãi thải. Nếu có hiện tượng sụt lún hoặc không đảm bảo an toàn thì phải đình chỉ ngay việc đổ thải và cho phương tiện quay lại.

3. Khi chuyển tuyến đường ray đến vị trí mới, người phụ trách tuyến đường sắt phải trực tiếp kiểm tra trên toàn tuyến. Chỉ khi mọi yếu tố kỹ thuật và an toàn đã được đảm bảo mới cho phép đưa tuyến đường vào hoạt động.

4. Việc phòng chống cháy, nổ ở bãi thải phải thực hiện theo các quy định an toàn đối với việc phòng chống cháy, nổ tại các kho bãi chứa khoáng sản.


Каталог: vbpq
vbpq -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam số: 118 /bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
vbpq -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> QUỐc hội nghị quyết số: 109/2015/QH13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương