BỘ CÔng thưƠng số: 23/2011/tt-bct cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 12. Quy định đối với hố nhận nguyên liệu



tải về 0.88 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu01.11.2017
Kích0.88 Mb.
#33958
1   2   3   4   5   6   7

Điều 12. Quy định đối với hố nhận nguyên liệu

1. Các hố tiếp nhận nguyên liệu phải được lát bằng các tấm lưới kim loại cứng vững với các lỗ có kích thước không lớn hơn 400 × 400 mm và có một lối để đi bộ.

Trong trường hợp sơ đồ công nghệ sử dụng máy đập nhận vật liệu kích thước lớn hơn 400 x 400 mm thì phải có thiết kế và biện pháp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

2. Dọc theo đường sắt, hố nhận nguyên liệu phải có một hành lang với chiều rộng tối thiểu 0,7 m và chiều cao đảm bảo thuận tiện và an toàn cho mở và đóng cửa toa xe.

3. Để hạn chế sự chuyển động của xe tải khi lùi, chiều cao tường thành chặn bảo hiểm của hố tiếp nhận liệu phải phù hợp với từng loại xe.

4. Cửa tháo liệu của các thùng nhận liệu, từ phía bên và từ phía đối diện phía xả tải, phải được bảo vệ bằng tay vịn bền chắc. Khi xả 2 phía, phải có hàng rào ở cả hai bên.



Điều 13. Công việc sau khi dỡ tải toa xe

1. Sau khi dỡ tải xong, phải làm sạch thùng xe tại nơi quy định. Chỉ được kéo xe đi sau khi đã đóng kín cửa xe, cài khoá chắc chắn và lập thành đoàn toa xe mới.

2. Chỉ cho phép người vào toa xe tự dỡ tải để làm vệ sinh khi được phép và có mặt của người chịu trách nhiệm dỡ tải, sau khi đã áp dụng các biện pháp ngăn ngừa việc vô tình tự động đóng chặn cửa toa.

3. Việc đóng cửa các toa xe phải được cơ giới hóa. Cơ cấu này phải được trang bị bộ phận ngắt, ngăn ngừa việc nâng quá mức.



Điều 14. Quy định đối với người lái ô tô

1. Người lái ô tô vào máng rót để nhận tải phải tuân theo sự chỉ dẫn của người báo tín hiệu. Xe ôtô chỉ được hoạt động trong giới hạn an toàn của kho chứa và phải tuân theo hiệu lệnh của người hướng dẫn. Chỉ được dỡ tải khi xe đã vào đúng vị trí và dừng hẳn.

2. Trên đường vận chuyển trong phạm vi nhà máy, khi có sương mù ôtô phải giảm tốc độ và dùng đèn pha hoặc đèn chiếu sáng màu vàng. Mỗi xe ôtô phải được trang bị đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

Điều 15. Quy định khi tháo nguyên liệu từ ô tô

1. Người tháo nguyên liệu phải được huấn luyện về ý nghĩa các tín hiệu khi tháo liệu. Khi ra tín hiệu phải rõ ràng, dứt khoát và phải đứng ở vị trí an toàn theo qui định.

2. Chỉ khi xe ôtô vào đúng vị trí mới được mở máng tháo nguyên liệu. Trường hợp máng tháo bị tắc phải báo cho người phía trên biết để chọc máng và đẩy nguyên liệu từ trên xuống. Cấm đứng trên xe ôtô để chọc máng.

3. Sau khi dỡ nguyên liệu xong, hạ ben xuống xe mới được phép chuyển động. Trong mọi trường hợp, khi lùi xe phải liên tục báo hiệu bằng tín hiệu

4. Phải xúc dọn nguyên liệu rơi vãi tại khu vực cấp tháo tải.


Điều 16. Quy định khi cấp tải bằng máy xúc

Khi cấp tải bằng máy xúc, ôtô khi vào và ra phải đi đúng tuyến và đảm bảo tốc độ quy định. Tín hiệu giữa máy xúc và ô tô phải được quy định thống nhất. Cấm di chuyển gầu xúc phía trên buồng lái ôtô.



Điều 17. Bun ke, kho chứa nguyên liệu

1. Trên khu vực phễu tiếp nhận phải thiết kế trụ đỡ hỗ trợ, tránh rơi xe vào bun ke khi cấp liệu bằng xe tải.

2. Trường hợp kho nguyên liệu không có tường xây hoặc thành chắn, góc dốc của đống nguyên liệu không được vượt quá góc trượt tự nhiên. Mặt nền của kho phải có góc dốc vào phía trong là 20.

Mục 2. VẬN CHUYỂN NGUYÊN LIỆU

Điều 18. Quy định đối với băng tải

1. Độ dốc của các băng tải vận chuyển vật liệu từ mức thấp lên mức cao phải đảm bảo để vật liệu được chuyên chở không trôi, trượt, lăn ra ngoài băng.

2. Hành lang dọc theo các băng tải có góc nghiêng 70 đến 160 phải có giải pháp an toàn chống trơn trượt, khi góc nghiêng lớn hơn 160 phải làm bậc thang. Phải bố trí cơ cấu dừng khẩn cấp để dừng băng khi cần thiết.

3. Băng tải vận chuyển vật liệu chạy ngang qua đu­ờng giao thông phải được che chắn để đảm bảo vật liệu không bị văng bắn ra ngoài và rơi xuống dưới.

4. Đầu và đuôi băng phải được che chắn đảm bảo an toàn cho người lao động làm vệ sinh công nghiệp. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa đối trọng với mặt nền.

5. Phải bố trí cầu vượt qua băng tại các vị trí phù hợp khi băng tải dài hơn 20 m. Cầu v­ượt cố định phải có bậc thang và tay vịn đảm bảo an toàn. Các lối đi lại dưới băng phải được che chắn không để vật liệu và nước rơi xuống.

6. Đối với băng tải bằng thép tấm phải thường xuyên theo dõi, giám sát việc cấp nguyên liệu, tình trạng các cóc hãm, chốt hãm.

7. Để an toàn lao động đối với băng tải nghiêm cấm:

a) Dùng băng tải không chuyên dụng làm phương tiện chuyên chở người, vật tư trái với quy định;

b) Để dầu mỡ, các phế liệu rơi trên mặt băng tải;

c) Đi, đứng hoặc ngồi trên mặt băng tải nhặt tay;


  1. Loại bỏ che chắn bảo vệ băng tải.


Điều 19. Cấp và dỡ tải cho băng tải

1. Chỉ được cấp tải cho băng khi băng tải đảm bảo tình trạng kỹ thuật và an toàn. Không được cấp tải quá mức quy định hoặc để tràn ra ngoài mép băng.

2. Phải cấp tải vào giữa lòng băng, tránh gây lệch băng.

3. Trường hợp vật liệu còn nhiều trên mặt băng tải, trước khi khởi động phải xúc bớt ra, không để động cơ băng tải bị quá tải.

4. Tại nơi cấp, dỡ tải cố định của băng tải phải có sàn thao tác. Khi xử lý máng dẫn bị tắc, kẹt, người thao tác phải đứng trên sàn, không được đứng trên băng tải hoặc đứng phía dưới chọc lên.

5. Các tấm gạt tại vị trí dỡ tải của băng tải phải được bố trí thích hợp để không làm lệch băng hoặc rách băng.

6. Khi vận chuyển vật liệu khô dễ sinh ra bụi, tại vị trí cấp liệu và dỡ tải phải có chụp chắn hút bụi hoặc phun n­ước.

Điều 20. Băng tải nhặt tay

1. Khu vực tính từ mép băng tải nhặt tay đến nền sàn phải được che chắn đảm bảo an toàn.

2. Vị trí người ngồi nhặt phải được bố trí hợp lý, cách điểm chất tải, dỡ tải của băng không nhỏ hơn 2 m.

3. Độ dốc băng tải không lớn hơn 50. Tốc độ băng nhỏ hơn 0,4m/s.



Điều 21. Vận hành băng tải

1. Khi băng tải đang làm việc nếu phát hiện các hỏng hóc, băng tải chạy lệch khỏi các con lăn, xuất hiện các âm thanh lạ trong các bộ phận điện hoặc dẫn động, hệ thống tín hiệu hỏng vv… phải dừng băng tải và báo cho tr­ưởng ca biết để xử lý.

2. Khi thao tác gần băng tải, người lao động phải chú ý không để quần áo bảo hộ cuốn vào các con lăn hoặc mắc vào giữa băng tải và tang dẫn động.

3. Băng tải có chiều dài lớn hơn 50 m thì cách 30 m phải có hộp điều khiển ngừng băng khi gặp sự cố.

4. Khi ngừng chạy băng tải trong một thời gian dài phải giải phóng hết vật liệu trên băng và làm chùng bớt độ căng của băng.

Điều 22. Bảo dưỡng, sửa chữa băng tải

1. Khi bảo dưỡng, sửa chữa băng tải phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.

2. Khi căng băng bằng đối trọng, phải thường xuyên kiểm tra vị trí của giá trượt, con lăn của cơ cấu căng băng, sự cong vênh của cơ cấu dẫn h­ướng thẳng đứng.

Điều 23. Quy định an toàn đối với máng cào

Để đảm bảo an toàn đối với máng cào nghiêm cấm:

1. Người vận hành bỏ vị trí khi máng cào đang hoạt động.

2. Nằm, ngồi, đi lại trên máng cào kể cả khi máng cào đang dừng.

3. Dùng máng cào để vận chuyển vật t­ư, thiết bị.

4. Vận hành máng cào quay ng­ược chiều.

5. Tra dầu mỡ, bổ sung dầu khi máng đang hoạt động.

6. Kiểm tra, sửa chữa máng khi chư­a có biện pháp cụ thể, máng cào chư­a dừng hẳn.



Điều 24. Vận hành máng cào

1. Phải cố định chắc chắn máng cào, đảm bảo an toàn trước khi khởi động vận hành máy.

2. Không được để vật liệu ùn tắc trên máng cào gây quá tải hoặc để nước ngập đầu, đuôi máng cào và tràn lên thành máng cào.

3. Không được đi lại trên máng cào. Khi cần đi qua máng cào phải đi theo cầu vượt.

4. Không được vận hành máng cào khi hệ thống tín hiệu bị hỏng hoặc thiếu. Tín hiệu chạy máng phải rõ ràng, dứt khoát tr­ước khi chạy máng.

5. Khi giải quyết sự cố lệch máng cào, đứt mắt xích, kẹt đá, vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng máng cào, phải ngừng máy, cắt điện và treo biển "Cấm đóng điện!” tại nơi đóng, cắt điện của máy.



Điều 25. Lắp đặt máng dẫn

1. Đảm bảo độ cao quy định từ nền đường đến cửa máng cấp, tháo tải bằng máng cố định. Máng dẫn phải được lắp đặt chắc chắn, đảm bảo độ dốc và kết cấu phù hợp. Thành máng phải đảm bảo không để vật liệu văng ra ngoài.

2. Tại đầu máng dẫn phải có sàn thao tác. Khi xử lý máng bị tắc, kẹt, người thao tác phải có biện pháp an toàn mới được tiếp tục thực hiện.

3. Tại vị trí cửa phân chia dòng vật liệu phải có sàn thao tác, cửa phân chia phải có tay điều khiển và định vị đảm bảo an toàn.

4. Cửa máng rót phải có kết cấu không để vật liệu văng ra ngoài. Trường hợp cần thiết phải bố trí cơ cấu làm giảm tốc độ trượt và giảm đổ vỡ vụn của vật liệu và hạn chế tạo bụi.

Điều 26. Bảo dưỡng, sửa chữa máng dẫn

1. Khi bảo dưỡng, sửa chữa máng dẫn phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này đối với các máy có liên quan.

2. Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn, dây an toàn phải được cố định chắc chắn.

3. Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa xong phải thu dọn phế liệu. Nếu có vật lạ rơi vào thiết bị hoặc hố chứa phải báo cho người phụ trách biết để có biện pháp xử lý.



Điều 27. Quy định về đường ống và van

1. Các van phải kín khít, đóng, mở van thuận tiện, theo đúng trình tự quy định; không được đóng, mở các van đột ngột.

2. Trên tuyến ống dẫn phải lắp các đoạn ống phụ và van để tháo cặn lắng đọng trong đường ống.

3. Phải định kỳ kiểm tra độ mòn của đường ống và van, để có kế hoạch sửa chữa, thay thế.

4. Khi các đường ống và van đầy tải, phải kiểm tra sự kín khít, nếu có sự rò rỉ phải xử lý kịp thời để đảm bảo điều kiện kỹ thuật và vệ sinh môi trường.

5. Không đi lại trên các đường ống lắp đặt trên cao nếu không có hệ thống lan can và sàn công tác bảo vệ.



Điều 28. Lắp đặt các đường ống

1. Khi lắp đặt các đường ống trên các mố đỡ phải đảm bảo độ võng của đường ống không vượt quá độ võng cho phép. Không được lắp đặt đường ống trên các trụ, mố đỡ không đủ khả năng chịu lực hoặc đang bảo dưỡng.

2. Đường ống dẫn đi xuyên qua các tầng nhà máy phải đặt trên đế đỡ ống. Trong trường hợp đường ống dẫn nước và đường cáp điện giao nhau, đường ống nước phải đặt phía dưới đường cáp điện.

Điều 29. Quy định đối với tời kéo

1. Cáp thép sử dụng cho tời kéo phải theo tiêu chuẩn hiện hành. Độ sai lệch giữa phương của cáp so với tiếp tuyến của rãnh xoắn trên tang hoặc mặt phẳng ròng rọc không được vượt quá:

a) 50 (độ nghiêng 1/12) đối với ròng rọc và tang có rãnh;

b) 30 (độ nghiêng 1/19) đối với tang trơn.

2. Các trạm tời phải có cơ cấu đề phòng cáp văng trở lại khi đứt cáp và chèn chống trôi hoặc vật liệu chống trơn, trượt.

3. Để đảm bảo an toàn tời kéo nghiêm cấm:

a) Kéo tải quá quy định;

b) Dùng tời kéo ngược đoàn xe khi không có puli chuyển hướng;

c) Dùng tời kéo đoàn xe bị trật bánh;

d) Dùng hai tời kéo một đoàn xe khi các tời không cùng loại, không cùng tải trọng và tốc độ;

e) Dùng mỏ móc được chế tạo bằng loại vật liệu sai quy định, không đúng quy cách, không đúng kích cỡ tải trọng, bị nứt, bị biến dạng hoặc mòn quá quy định;

g) Cuốn cáp chồng chéo lên nhau trên tang và cuộn mỏ móc vào tang.



Điều 30. Vận hành, sửa chữa tời kéo

1. Khi móc cáp, người thao tác phải cầm mỏ móc ở phía lưng và móc theo hướng từ trên xuống. Khi móc xong, người thao tác phải đứng ở vị trí an toàn.

Ng­ười kéo dây tời phải quan sát tr­ước sau, khi nhận được tín hiệu của người điều hành khu vực trục đổ, mới đ­ược kéo xe vào.

2. Khi nhả cáp phải để lại ít nhất 3 vòng cáp dự trữ trên tang. Phải tháo mỏ móc ra khỏi đoàn xe sau khi đã chất tải hoặc dỡ tải xong.

3. Khi sửa chữa tời kéo phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.

Chương III. CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

Mục 1. MÁY ĐẬP, NGHIỀN

Điều 31. Bố trí máy đập

1. Máy đập phải được bố trí trong nhà xưởng có mái che, diện tích đặt máy phải rộng thoáng và đảm bảo độ chiếu sáng. Trong khu vực máy đập làm việc phải có hệ thống thu bụi. Trường hợp không có hệ thống thu bụi thì phải có hệ thống phun nước để dập bụi.

2. Đối với máy đập đặt cao hơn nền nhà 1 m (tính từ miệng cấp liệu) đều phải có sàn thao tác và bậc lên xuống.

3. Các máy đập búa kiểu đứng, kiểu ngang, kiểu vấu phải đấu khoá liên động.

4. Để đề phòng các cục vật liệu văng ra gây nguy hại cho người, trên máy đập phải trang bị cơ cấu bảo vệ.

5. Đối với máy đập nón (đập côn) - bảo hiểm bằng hàng rào thành kín có thể tháo rời, trừ máy đập giai đoạn đập thô, làm việc ở chế độ đổ trực tiếp.

6. Đối với máy đập hàm - bảo hiểm bằng hàng rào có thể tháo rời, có cửa sổ kiểm tra.

Điều 32. Vận hành máy đập

1. Nguyên liệu khoáng sản trước khi cấp cho máy đập, phải loại bỏ vật thải, đá quá cỡ, sắt thép, gỗ, cao su, giẻ lau máy và các tạp chất khác theo yêu cầu đặc tính của máy.

2. Trước khi khởi động máy, phải phát tín hiệu báo trước. Khi có hai hoặc nhiều máy đập trong khu vực phải đủ có hai loại tín hiệu: còi và ánh sáng. Phải khẳng định chắc chắn không có người trong máy và những nơi nguy hiểm gần máy.

3. Khi vận hành máy phải tuân thủ quy trình vận hành thiết bị công nghệ của xưởng.

4. Chỉ nạp liệu vào máy đập khi tốc độ đã ổn định (sau 2 - 3 phút). Công nhân thao tác đứng cạnh cửa cấp liệu phải mang kính bảo hộ. Đối với các máy đập búa phải đóng kín các cửa quan sát trước khi mở máy.

5. Khi máy đập, làm việc, chấp hành nghiêm túc nội quy an toàn vận hành máy. Không được mở các cửa để quan sát bên trong máy. Cần phải ngừng máy khẩn cấp trong những trường hợp sau:

a) Có tiếng ồn hoặc tiếng gõ bất thường trong khoang máy đập;

b) Máy đập rung mạnh bất thường;

c) Động cơ hoặc các ổ bi quá nóng;

d) Sự cố hoặc tai nạn lao động.

6. Quá trình đập quặng mà tạo bụi có thể gây nổ, phải được tiến hành với việc thực hiện các giải pháp loại trừ bụi gây nổ.

7. Định kỳ kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy, các chi tiết mau mòn, chóng hỏng, bảo vệ an toàn và thay thế các chi tiết có vết nứt hoặc mòn quá quy định. Các khớp nối truyền động của thiết bị phải có rào chắn bảo vệ an toàn.

8. Để đảm bảo an toàn máy đập nghiêm cấm:

a) Người vận hành máy bỏ vị trí làm việc;

b) Giao việc khởi động và giám sát hoạt động của máy đập cho người khác;

c) Tháo bỏ vỏ bảo vệ và che chắn bảo hiểm;

d) Điều chỉnh khoảng cách giữa các bộ phận của máy và khắc phục lỗi khác;

e) Mở cửa máy đập;

g) Nhìn ngó vào khoảng không gian trong máy đập khi máy đang làm việc mà không có thiết bị bảo vệ;

h) Dùng gậy chọc tháo vật liệu vướng mắc ở miệng cấp liệu;

i) Để vật lạ lên máy đập hoặc đứng lên bất kỳ bộ phận nào của máy;

k) Sử dụng sàn thao tác phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng bố trí trên thân máy để kiểm tra sự làm việc của máy đập;

l) Đi vào khu vực nguy hiểm thuộc không gian làm việc của máy đập;

m) Chạy các máy đập búa khi nắp của thân máy đang ở trạng thái mở.



Điều 33. Bảo dưỡng, sửa chữa máy đập

1. Trước khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy đập phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.

2. Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy đập phải thực hiện đúng nội dung công việc, biện pháp kỹ thuật an toàn đã được hướng dẫn sửa chữa bên trong máy. Phải thông gió theo quy định và cử người giám sát bên ngoài suốt quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cho đến khi kết thúc công việc.

3. Việc cắt các vật thể kim loại rơi vào máy đập phải được thực hiện dưới sự giám sát của người giám sát kỹ thuật theo nhiệm vụ được giao đặc biệt, phù hợp với quy định của đơn vị.

4. Cấm đưa người vào trong không gian làm việc của máy đập mà không sử dụng dây đai an toàn và lát tạm thời trên miệng nạp liệu của máy đập.

5. Sau khi sửa chữa hoặc thay thế các hàng búa đập hoặc các tấm đập của máy đập trục răng, đập trục trơn vv... phải kiểm tra và hiệu chỉnh để đảm bảo độ cân bằng động trong giới hạn cho phép.



Điều 34. Xử lí sự cố máy đập

1. Trường hợp dừng máy đập khẩn cấp do sự cố, ách tắc phải thực hiện đúng quy định dừng máy đập. Việc dỡ tải và chạy lại máy phải theo quy trình kỹ thuật vận hành máy.

2. Chỉ được tiến hành thông phễu cấp liệu khi không có phương tiện cấp tải vào phễu. Khi chọc phễu phải đứng ở thành phễu cách miệng phễu ít nhất 0,5 m. Không được chui vào phễu cấp liệu nếu không có người giám sát cảnh giới và không có dây an toàn.

3. Nghiêm cấm tháo vật liệu trong không gian của máy bằng cách định kỳ đóng ngắt máy để tháo dần vật liệu.



Điều 35. Vận hành máy nghiền

1. Trước khi vận hành máy nghiền phải kiểm tra toàn bộ tình trạng của máy như: Hệ thống cấp điện cho máy; dầu mỡ bôi trơn; hệ thống làm mát; độ chắc chắn của các chi tiết lắp ghép; các bu lông đai ốc chân bệ; các tấm bảo hiểm che chắn máy; hệ thống phát tín hiệu.

Chỉ vận hành máy nghiền khi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phải tuân thủ theo đúng quy trình vận hành thiết bị nghiền trong dây chuyền công nghệ.

2. Khi khởi động máy nghiền phải tuân thủ theo quy trình vận hành máy và khi máy hoạt động ổn định mới được cấp liệu.

3. Trong quá trình máy làm việc phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy. Nếu phát hiện các thiết bị hoạt động không ổn định cũng như không đảm bảo kỹ thuật phải dừng máy ngay để kiểm tra và sửa chữa.

Điều 36. Bù bi cho máy nghiền

1. Khi nạp bi vào máy nghiền phải có thùng chứa bi lật đáy chuyên dùng, vị trí nạp liệu phải có rào chắn và có biển báo “Nguy hiểm”. Khi nâng thùng chứa bi lên, người thao tác phải đứng ở vị trí đảm bảo an toàn. Mức bi chứa trong thùng chứa bi phải thấp hơn thành thùng 100 mm. Bi dự phòng phải được bảo quản ở khu vực riêng.

2. Trong trường hợp sử dụng máy cấp bi cho máy nghiền bi, cũng như cơ cấu nạp thanh cho máy nghiền thanh phải có giải pháp, xác định trình tự hoạt động an toàn của chúng.

Điều 37. Bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền

1. Khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này. Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền phải thực hiện đúng nội dung công việc, biện pháp kỹ thuật an toàn đã được hướng dẫn.

2. Khi bảo dưỡng, sửa chữa bên trong máy nghiền phải thông gió theo quy định và cử người giám sát bên ngoài trong suốt quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cho đến khi kết thúc công việc. Chỉ được phép làm việc bên trong máy nghiền khi có lệnh cho phép của người quản lý trực tiếp.

3. Cấm xiết chặt hoặc nới lỏng đai ốc nắp cửa tang trống máy nghiền khi cửa nằm ở phía dưới. Chỉ được mở nắp cửa, xiết chặt hoặc nới lỏng đai ốc khi cửa nằm tại vị trí cao nhất, tang trống đã được cố định chắc chắn.



Mục 2. MÁY SÀNG

Điều 38. Lắp đặt máy sàng lưới tĩnh

1. Các loại sàng tĩnh (sàng soong) có khe lưới lớn hơn hoặc bằng 100 mm phải có thành sàng đủ độ cao để ngăn vật liệu không văng ra ngoài.

2. Sàng cung khử nước sơ bộ sản phẩm nhẹ máy lắng phải được che kín, tránh để nước bắn ra sàn.

Điều 39. Máy sàng lưới chuyển động

Các loại máy sàng chấn động: Kết cấu thân sàng, thành sàng, mặt lưới phải đảm bảo đủ độ cứng vững để giữ cho kích thước khe lưới không thay đổi. Các khớp nối truyền động của thiết bị phải có rào chắn bảo vệ an toàn.

Khi phát hiện vết nứt hoặc bong mối hàn, lỏng mũ ốc phải xử lý ngay.

Điều 40. Vận hành máy sàng lưới chuyển động

1. Trước khi đưa máy sàng vào làm việc phải kiểm tra:

a) Các thiết bị đã được bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt theo đúng quy định;

b) Lắp đặt đúng khung sàng và mặt lưới sàng, độ căng của cáp treo, lò xo và độ ổn định của các ốc vít;

c) Độ chắc chắn của bộ lệch tâm (đối với sàng chấn động);

d) Cấp nước đúng chỗ và đủ cho nước rửa (khi sàng ướt);

e) Đảm bảo hệ thống âm thanh và ánh sáng;

g) Không có vật lạ và các dụng cụ trên mặt lưới sàng và khung sàng.

2. Khi máy sàng làm việc, phải thực hiện đúng nội quy an toàn, quy trình vận hành của máy.

3. Chỉ tiến hành cấp liệu cho máy sàng khi máy đã hoạt động ổn định.

4. Thường xuyên phải kiểm tra kỹ thuật an toàn máy sàng gồm: bệ đỡ, cáp treo sàng, gông kẹp đầu cáp, trục lệch tâm, bánh đà, độ căng lò xo, độ thăng bằng của thân sàng, tiếng ồn từ các bộ phận truyền động, tình trạng lưới.

5. Khi dừng máy sàng, trước hết phải ngừng máy cấp liệu, để vật liệu đi hết ra khỏi sàng rồi mới dừng máy sàng.

6. Để đảm bảo an toàn khi vận hành máy sàng nghiêm cấm:

a) Khởi động máy sàng khi không có hoặc thiếu che chắn bảo hiểm;

b) Thực hiện các công việc liên quan đến sửa chữa, bôi trơn vòng bi, căng mặt lưới sàng, hãm chốt, vặn bulông khi máy sàng đang chạy;

c) Thay thế và tháo dây cu roa cho bộ truyền động khi máy sàng làm việc;

d) Làm sạch và thay thế lưới sàng khi máy sàng làm việc;

e) Loại bỏ che chắn bảo vệ khi máy sàng đang làm việc.



Điều 41. Bảo dưỡng, sửa chữa máy sàng lưới chuyển động

1. Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy sàng, xử lý sự cố kẹt sàng, mắc vật liệu hoặc làm vệ sinh công nghiệp trực tiếp trên mặt lưới sàng phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.

2. Quá trình sửa chữa máy sàng phải thực hiện đầy đủ các nội dung công việc và các biện pháp kỹ thuật an toàn theo quy định.

Điều 42. Máy sàng khử nước dạng lưới chuyển động

Khi lắp đặt máy sàng khử nước, không được để bùn nước tràn qua thành cuối sàng xuống phễu hứng sản phẩm dưới lưới. Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa đối với máy sàng khử nước thực hiện theo các quy định tại Điều 40, Điều 41 của Quy chuẩn này.



Điều 43. Vận hành máy sàng tang quay

1. Khởi động máy sàng và các thiết bị liên quan phải theo đúng trình tự vận hành. Chỉ cấp liệu sau khi đã khởi động không tải ổn định.

2. Trước khi vận hành phải thực hiện chế độ kiểm tra tình trạng máy sàng, tình trạng bánh răng truyền động, con lăn đỡ tang, xiết chặt các chi tiết, bổ sung dầu mỡ cho các gối đỡ nếu cần, đảm bảo các chi tiết và máy trong tình trạng tốt và phát hiện kịp thời nguy cơ hư hỏng.

3. Trong quá trình vận hành, phải theo dõi tiếng ồn từ các bộ phận truyền động, các ổ trục, bu lông và từ trong tang quay, theo dõi tình trạng sản phẩm sạch và bùn rửa.



Điều 44. Bảo dưỡng, sữa chữa máy sàng tang quay

1. Trước khi ngừng máy sàng, phải ngừng máy cấp liệu, để vật liệu đi hết ra khỏi máy sàng, cắt nguồn nước cấp vào máy sàng và nước làm mát các con lăn.

2. Khi bảo dưỡng, sữa chữa máy sàng tang quay hoặc làm vệ sinh máy sàng và phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.
Mục 3. MÁY PHÂN CẤP THỦY LỰC

Điều 45. Vận hành xoáy lốc

1. Khi vận hành xoáy lốc phải có đồng hồ đo áp lực cấp liệu vào xoáy lốc. Định kỳ phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của xoáy lốc, đường ống cấp liệu, ống tràn, ống xả, các van và thân xoáy lốc.

2. Khi xoáy lốc làm việc phải đảm bảo áp suất, ổn định cấp liệu đầu vào và tỷ lệ rắn/lỏng theo đúng quy định.

3. Khu vực đặt xoáy lốc phải có sàn thao tác chống trượt, lan can bảo vệ, chiều cao lan can không thấp hơn 0,8 m.



Điều 46. Bảo dưỡng, sửa chữa xoáy lốc

1. Khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa xoáy lốc và các đường ống phải ngừng bơm cấp liệu, đóng kín các van và thực hiện đúng theo Điều 8 của Quy chuẩn này.

2. Thực hiện các biện pháp an toàn, bố trí người giám sát trong suốt quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cho đến khi kết thúc công việc.

3. Phải thường xuyên kiểm tra độ mài mòn lớp lót trong của xoáy lốc. Nếu một phần kết cấu bị mòn quá mức quy định, phải ngừng máy bơm để sửa chữa hoặc thay thế.



Каталог: vbpq
vbpq -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam số: 118 /bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
vbpq -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq -> QUỐc hội nghị quyết số: 109/2015/QH13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương