BỘ CÔng thưƠng dự thảO 25/4/2016 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 278.94 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích278.94 Kb.
#30031
1   2   3   4

Thứ nhất, liên quan đến các biện pháp quản lý hàng hóa, các phương thức xuất nhập khẩu hàng hóa cũng còn chưa đầy đủ:

- Xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng chiến lược chưa có cơ chế đặc thù so với các mặt hàng thông thường (xăng dầu, gạo…);

- Một số mặt hàng cần có các yêu cầu đặc biệt về hồ sơ, giấy tờ để chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu lại không có căn cứ pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước sử dụng, kiểm soát hiệu quả;

- Một số mặt hàng nhập khẩu theo dạng phi mậu dịch mang tính chất kiểm nghiệm, thử nghiệm, viện trợ… chưa có cơ chế điều hành chủ động, linh hoạt mà phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép theo từng lần hoặc khó xác định cơ quan đầu mối giải quyết;

- Các phương thức xuất nhập khẩu chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ các trường hợp cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến tình trạng “không quản được thì cấm” (như đối với phương thức tạm nhập tái xuất một số mặt hàng);

- Việc quản lý một số mặt hàng có sự xung đột về mục tiêu dẫn đến nhiều tranh cãi trong thực hiện (hạn ngạch thuế quan một số mặt hàng);



- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các khu vực hải quan riêng, khu vực biên mậu còn nhiều vướng mắc tạo khe hở cho gian lận thương mại, buôn lậu hàng hóa qua biên giới vào nội địa, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước cũng như gây xáo trộn hoạt động thương mại bình thường, hợp pháp của các thương nhân.

Thứ hai, pháp luật hiện hành chưa quy định trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong điều hành xuất nhập khẩu nói chung cũng như việc sử dụng biện pháp gì trong các trường hợp đó nói riêng. Việc quy định chung chung như pháp luật hiện hành khiến cho việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp chưa minh bạch, khó áp dụng (do có thể vi phạm cam kết quốc tế).

Thứ ba, các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ của Việt Nam đã được xây dựng và triển khai chưa chứng minh được hiệu quả kiểm soát nhập khẩu trên thực tế dẫn đến tình trạng “xây dựng nhiều nhưng nhập khẩu không ngừng gia tăng”, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Các cơ quan thực hiện việc xây dựng, thực thi quy định trong lĩnh vực này chỉ thực hiện theo quy trình của riêng mình mà chưa tính đến mục tiêu kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, thậm chí có nơi xây dựng hàng rào quá thấp, dễ dàng để cho hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ hơn. Pháp luật hiện hành chưa tạo điều kiện để các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp kiểm soát trước và sau thông quan hàng hóa một cách hiệu quả thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực thẩm, giống cây trồng (TBT, SPS) do các vấn đề này được quy định riêng rẽ tại nhiều hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (Luật, Pháp lệnh, các Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại, Nghị định hướng dẫn Luật chuyên ngành…, thậm chí là Thông tư). Do quy định riêng rẽ tại nhiều văn bản khác nhau nên quy trình kiểm tra, kiểm soát không thống nhất (có quy trình trước, có quy trình sau thông qua), xảy ra tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”, vừa tạo ra thủ tục hành chính rườm ra nhưng lại không kiểm soát hiệu quả nhập khẩu cả về chất lẫn về lượng.

Thứ tư, liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại, có thể nói các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại trong thời gian qua tuy đã được áp dụng để điều tra và xử lý một số vụ việc nhưng cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Trên cơ sở một số vụ việc đã thực hiện cho thấy việc pháp điển hóa các văn bản pháp luật về chống trợ cấp, chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ trong một đạo luật về quản lý hoạt động ngoại thương là cần thiết để nâng cao hiệu lực pháp lý của các biện pháp này đồng thời là cơ hội để sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp trong các văn bản nói trên. Đặc biệt sự cần thiết còn được nhấn mạnh trong bối cảnh chúng ta đang có những động thái ban đầu về việc sử dụng các biện pháp phòng vệ trong thương mại quốc tế cũng như triển vọng sử dụng các biện pháp này trong thời gian tới.

Thứ năm, các quy định pháp luật về biện pháp ưu đãi áp dụng đối với các khu kinh tế, thương mại, khu chế xuất, các khu vực hải quan riêng khác hiện nay được quy định ở nhiều các văn bản khác nhau (thường là những quyết định riêng rẽ của Thủ tướng Chính phủ - tức có hiệu lực pháp lý tương đương nhau), văn bản sau thường có những điểm khác với văn bản trước. Bên cạnh đó, quy định chưa thực sự thống nhất về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ở các không gian kinh tế riêng biệt (giữa các khu kinh tế “bình thường” và các khu kinh tế “đặc biệt”; giữa trong các khu kinh tế và “nội địa”) là mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại phát triển nhưng lại hạn chế một cách không đáng có đối với một số hoạt động hợp pháp, phù hợp với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên thực tế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa đối với khu phi thuế quan hiện nay đang tồn tại bất cập sau đây:



Một là, để hàng hóa đưa từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa Việt Nam sau đó được đưa vào khu phi thuế quan, thương nhân đang phải thực hiện 02 lần thủ tục hành chính hoàn toàn giống nhau: (i) thực hiện thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam từ nước ngoài theo đó phải cung cấp tất cả các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện...theo quản lý chuyên ngành; tuy nhiên, (ii) mặc dù đã thực hiện đầy đủ thủ tục và hàng hóa đó được đưa vào nội địa hợp pháp thì khi đưa vào khu phi thuế quan trên lãnh thổ Việt Nam thì hàng hóa này lại phải thực hiện một lần nữa các thủ tục đó do pháp luật hiện hành quy định “quan hệ giữa khu phi thuế quan và phần còn lại của Việt Nam là quan hệ xuất nhập khẩu”.

Hai là, hàng hóa đang được sản xuất, lưu thông hợp pháp trong nội địa Việt Nam (kể cả hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu – chỉ cấm xuất nhập khẩu nhưng không cấm kinh doanh) nhưng khi đưa vào khu phi thuế quan – cũng đang nằm trên lãnh thổ Việt Nam lại phải thực hiện đầy đủ điều kiện, giấy phép hoặc thậm chí không đưa vào khu này được do vướng chính sách quản lý xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành (như đã dẫn ở trên).

Ba là, hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan để sản xuất, gia công xuất khẩu hiện được quản lý như đối với hàng hóa từ nước ngoài vào nội địa, nghĩa là thương nhân, doanh nghiệp đang phải thực hiện đầy đủ thủ tục hành chính, giấy phép, điều kiện...trước khi đưa hàng hóa vào được khu phi thuế quan để sản xuất. Quy định quản lý tại biên giới như vậy chưa tận dụng được lợi thế của các khu này nhất là các khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu kinh tế biển nơi có cửa khẩu, cảng biển thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Thứ sáu, đối với các hoạt động xúc tiến thương mại, có thể nhận định rằng xúc tiến thương mại tuy đã gặt hái nhiều thành công nhưng biện pháp chính sách và pháp lý thời gian qua vẫn tập trung vào các hoạt động xúc tiến thương được khẳng định, đổi mới mô hình; một số biện pháp chính sách được áp mại trong nước và hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống (khuyến mại; hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu hàng hóa; quảng cáo). Điều này dẫn đến hệ thống pháp luật cũng phản ánh xu thế này, bằng chứng là Luật Thương mại chỉ quy định các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống; chưa phân tách được xúc tiến thương mại trong nước và xúc tiến xuất khẩu (có những yếu tố, cơ chế đặc thù); một số biện pháp đã có những thành công nhất định (như Thương vụ, văn phòng xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài) vẫn chưa dụng thành công trên thế giới đã được thử nghiệm tại Việt Nam vẫn chưa được thế chế hóa (xúc tiến xuất khẩu hàng hóa của thương nhân, hiệp hội ngành hàng, xúc tiến xuất khẩu tại chỗ...); kinh phí cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu quá thấp (theo tiêu chuẩn khu vực, thế giới) lại bị chia cắt (cho hoạt động thương mại nội địa, vùng sâu, vùng xa) gây khó khăn, bó buộc sự sáng tạo, năng động của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Thứ bảy, trên cơ sở những sự phân tích nêu trên, theo đó sự chồng chéo, không thống nhất giữa hệ thống các văn bản pháp quy; việc thiếu vắng các biện pháp pháp lý cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước… đã dẫn đến hệ lụy là làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính cho cộng đồng doanh nghiệp. Gánh nặng thủ tục hành chính này có thể được thể hiện qua số lượng các thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải thực hiện khi thực hiện thủ tục hành chính có liên quan; sự rủi ro bất chợt, khó đoán định được của các thủ tục hành chính phát sinh; cũng như việc không xác định được phải thực hiện các thủ tục hành chính như thế nào (trong trường hợp có quá nhiều cơ quan chức năng có thủ tục hành chính nhưng không xác định được thủ tục nào làm trước, thủ tục nào làm sau…). Gánh nặng này sẽ làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.

1.2. Giải pháp khắc phục những khó khăn, bất cập trong hệ thống pháp luật và công tác quản lý nhà nước về ngoại thương

1.2.1. Các giải pháp cụ thể

a) Đối với bối cảnh quốc tế

Trước những diễn biến của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách và biện pháp quản lý nhằm tận dụng tối đa các cam kết tác động có lợi cho phát triển ngoại thương của Việt Nam, khắc phục những tác động bất lợi của các cam kết quốc tế, nhất là các cam kết WTO và các FTA mà Việt Nam tham gia. Chủ động có các giải pháp ứng phó cả về mặt luật pháp, chính sách, biện pháp quản lý, tổ chức bộ máy, các nguồn lực khác,… nhằm hạn chế những tác động bất lợi của các FTA Việt Nam sẽ tham gia trong thời gian tới (Hiệp định TPP, FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, FTA Việt Nam – Hàn Quốc,…) đối với lĩnh vực ngoại thương và toàn nền kinh tế.

Trong quá trình tham gia đàm phán các cam kết quốc tế nói chung, các hiệp định thương mại nói riêng, chúng ta không nên chỉ dựa vào các kỹ năng đàm phán mà cần có sự phân tích một cách thấu đáo về mặt kinh tế vĩ mô trên cơ sở tham vấn với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đặc biệt là với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp. Đây là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các nội dung cam kết giữa các Chính phủ, do đó tiếng nói và ý kiến của họ sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách của các bên có cái nhìn đa chiều và toàn diện. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải luôn luôn cân bằng được lợi ích giữa các chủ thể, để làm sao vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thúc đẩy ngoại thương phát triển, lại vừa đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, bảo vệ được nền công nghiệp còn non trẻ của Việt Nam.

b) Đối với thực trạng quản lý nhà nước về ngoại thương

Pháp luật cần quy định trách nhiệm đầu mối và phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước cho phép sử dụng các biện pháp quản lý ngoại thương có đầu mối. Đối với các biện pháp chưa có quy định nội dung cụ thể ở các luật khác, cần phải quy định nội dung cụ thể trên cơ sở pháp điển hóa các quy định hiện hành.

Như đã phân tích, việc thiếu tính đầu mối và cơ chế phối hợp không hiệu quả đã tạo ra những hậu quả là bất cập, không thống nhất trong quy định và giảm khả năng thực hiện chính sách và thực thi quản lý. Giải pháp này sẽ cho phép “lập lại trật tự” các vị trí và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đảm bảo biện pháp nào sẽ được ai sử dụng, từ đó mới có thể dần dần kiện toàn và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước.

c) Đối với các bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành

Thứ nhất, pháp luật cần quy định rõ về quản lý mặt hàng xuất, nhập khẩu bao gồm cấm xuất, nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; hạn chế kinh doanh xuất, nhập khẩu; xuất, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện.

Hiện nay, các quy định này nằm rải rác ở các Nghị định và liên tục có sự sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm theo dõi đầu mối và đề xuất chính sách, đồng thời cũng khó khăn cho thương nhân vì phải chạy theo những điều chỉnh. Chính sách này cần phải có sự phù hợp và thống nhất với chính sách hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện hiện hành.



Thứ hai, pháp luật cần quy định về nội dung quản lý nhà nước đối với từng phương thức xuất, nhập khẩu và liên quan đến xuất, nhập khẩu, bao gồm cả các quan hệ thương mại đặc biệt (thương mại biên giới, quan hệ nội địa với các khu vực hải quan riêng và giữa các khu này với nhau).

Mặc dù Luật Thương mại 2005 quy định quan hệ thương mại giữa nội địa và các khu vực hải quan riêng là quan hệ xuất – nhập khẩu, song các văn bản quy định về xuất nhập khẩu lại chỉ áp dụng cho xuất – nhập khẩu với nước ngoài cũng gây những khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn. Giải pháp này sẽ khắc phục những tồn tại đó.



Thứ ba, cần pháp điển hóa các quy định về các biện pháp nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước được WTO cho phép như các biện pháp phòng vệ thương mại, TBT và SPS.

Có thể nói các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại và các biện pháp hàng rào kỹ thuật như quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ (TBT và SPS) trong thời gian qua đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cho nên việc pháp điển hóa các văn bản pháp luật về chống trợ cấp, chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ cũng như các biện pháp TBT, SPS trong một đạo luật về quản lý hoạt động ngoại thương là cần thiết để nâng cao hiệu lực pháp lý của các biện pháp này đồng thời là cơ hội để sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp trong các văn bản nói trên. Việc làm này sẽ tạo cơ sở pháp lý thống nhất, linh hoạt và có hiệu lực đủ mạnh trong việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm tra và xử lý các trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ. Đồng thời, giải quyết được những khó khăn về mặt pháp lý và kỹ thuật cho các cơ quan có thẩm quyền, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam sử dụng hiệu quả một số các biện pháp quản lý ngoại thương để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng hóa nhập khẩu, trong khi vẫn có thể bảo vệ hữu hiệu ngành sản xuất còn non trẻ trong nước một cách hợp pháp theo quy định của WTO.



Thứ tư, pháp luật cần quy định về các biện pháp xúc tiến (hỗ trợ) ngoại thương. Bên cạnh những biện pháp xúc tiến đã được quy định trong Luật Thương mại 2005, luật ngoại thương cần quy định bổ sung một số biện pháp mới như: tín dụng hỗ trợ xuất khẩu; hỗ trợ hoạt động ngoại thương thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam; thông qua hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ. Đồng thời, cần quy định chính sách đặc thù trong xúc tiến ngoại thương như: khuyến khích việc hỗ trợ hoạt động ngoại thương của các hàng hóa, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh mà trong nước sản xuất được cũng như nhập khẩu các sản phẩm công nghệ và các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo, các vùng có điều kiện địa lý - kinh tế khó khăn tham gia hoạt động ngoại thương. Ngoài ra, cần thể chế hóa vấn đề kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến ngoại thương trên cơ sở xác định nguyên tắc cụ thể để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu khuyến khích, thúc đẩy ngoại thương, đồng thời cân đối với các khoản thu chi của ngân sách nhà nước.

1.2.2. Sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Quản lý ngoại thương

Từ những hạn chế, bất cập và khó khăn trong thực trạng quản lý nhà nước trong việc sử dụng các biện pháp kiểm soát ngoại thương cho thấy cần thiết phải có một giải pháp tổng thể trong quản lý ngoại thương. Để khắc phục sự tản mát, dàn trải của các văn bản quy phạm pháp luật (dưới luật) cần phải pháp điển hóa trong một văn bản cấp luật có tính ổn định và thống nhất cao. Để khắc phục sự thiếu hụt các quy định nội dung cần phải bổ sung các quy định khung để tạo cơ sở ban hành các văn bản điều chỉnh. Để khắc phục sự chồng chéo giữa các quy định về quản lý nhà nước và quy định điều chỉnh quan hệ tư, và để sử dụng được các biện pháp chính sách nhằm điều tiết ngoại thương, cần phải hệ thống lại các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương. Để thực hiện những yêu cầu này, đòi hỏi phải xây dựng một văn bản trụ cột trong quản lý ngoại thương làm tiền đề cho việc hoạch định các chính sách cụ thể; sử dụng hiệu quả biện pháp xúc tiến xuất khẩu kết hợp với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và phòng vệ thương mại chính đáng và tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các mục tiêu chính sách ngoại thương và yêu cầu trong đàm phán thỏa thuận thương mại quốc tế.

Giải pháp để giải quyết tất cả các vấn đề nêu trên là cần phải pháp điển hóa bằng cách đưa ra một đạo luật (Luật Quản lý ngoại thương) thống nhất điều chỉnh các nội dung cơ bản trong ngoại thương đảm bảo tính ổn định, minh bạch, cho phép tạo biện pháp và sử dụng biện pháp chính sách một cách có hiệu quả.

1.2.3. Tính khả thi của việc xây dựng và ban hành Luật Quản lý ngoại thương:

a) Luật Quản lý ngoại thương sẽ giải quyết được những bất cập trong quản lý ngoại thương hiện hành

- Luật Quản lý ngoại thương ra đời sẽ thống nhất và bổ sung các quy định chủ chốt trong quản lý hoạt động ngoại thương:

+ Luật Quản lý ngoại thương sẽ pháp điển hóa và thống nhất các quy định nội dung trong các nhóm biện pháp về mặt hàng, các biện pháp phi thuế và biện pháp xúc tiến ngoại thương: Hiện được quy định rải rác trong các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư. Trên cơ sở đó, Luật Quản lý ngoại thương ra đời tạo một trụ cột quan trọng trong hệ thống pháp luật thương mại mà không ảnh hưởng hay làm xáo trộn các quy định trong Luật Thương mại và các luật liên quan.

+ Luật Quản lý ngoại thương sẽ bổ sung các quy định điều chỉnh các hoạt động pháp luật chưa có quy định điều chỉnh cụ thể, đó là một số lĩnh vực thương mại dịch vụ, các phương thức hoạt động mới.

+ Luật Quản lý ngoại thương sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ các cơ quan đầu mối và phối hợp trong quản lý ngoại thương, cơ cấu lại một số đơn vị quản lý cho phù hợp.



- Luật Quản lý ngoại thương ra đời sẽ thiết lập một chế định sử dụng các biện pháp quản lý ngoại thương một cách thống nhất:

Hiện nay các cơ quan đang thực hiện các chức năng riêng rẽ, sử dụng các biện pháp riêng rẽ lại thiếu sự phối hợp. Do đó, việc sử dụng các biện pháp quản lý ngoại thương đòi hỏi một sự thống nhất đầu mối ở cơ quan quản lý ngoại thương trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan.

Một cơ quan đầu mối phải có đủ năng lực và quyền lực để thực thi các chính sách xúc tiến xuất khẩu, quản lý hoạt động và mặt hàng, đề xuất áp dụng các biện pháp thuế, phi thuế, điều tra thương mại và thực thi các biện pháp phòng vệ thương mại. Việc này là hoàn toàn thực hiện được vì hiện nay các đầu mối liên quan đều nằm ở Bộ Công Thương.

Mô hình các cơ quan quản lý ngoại thương của nước ngoài cho thấy để sử dụng hiệu quả các biện pháp quản lý ngoại thương cần phải thiết lập một định chế tương đối độc lập và có quyền lực để thực thi.



  1. Việc ban hành Luật Quản lý ngoại thương phù hợp với bối cảnh chính sách thương mại quốc tế

Tự do hóa thương mại, mặc dù vẫn là xu thế không thể đảo ngược của các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, chính sách thương mại quốc tế của các nước thời gian vừa qua đang chứng kiến các xu thế có phần trái ngược nhau. Một mặt các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh việc tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết, gia nhập các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực trong bối cảnh vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO đang rơi vào bế tắc. Mặt khác, khủng khoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 đã đặt ra mối lo ngại về xu hướng quay lại các chính sách bảo hộ thị trường nội địa của một số quốc gia trên thế giới. Trong đó đáng kể nhất là việc sử dụng các biện pháp bảo hộ trá hình dưới các hình thức như chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ và đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật được sử dụng như là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn cản hàng nhập khẩu. Dường như việc vừa tự do hóa thương mại vừa sử dụng các biện pháp được coi là hợp pháp để bảo hộ thị trường nội địa là điểm nhấn trong chính sách thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Việc áp dụng các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu không phải bao giờ cũng vì mục đích bảo hộ, các rào cản này trong nhiều trường hợp là cần thiết để bảo vệ các lợi ích quốc gia về mặc sức khỏe cộng đồng, môi trường sống, cân bằng cán cân thanh toán… Đặc biệt vấn đề tự do hóa thương mại hiện nay luôn được gắn chặt với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Điều này có nghĩa là các quốc gia đều tính đến sự cân bằng lợi ích giữa phát triển một chính sách thương mại tự do và lợi ích bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

Do đó, các đặc điểm quan trọng này trong chính sách thương mại của các nước trên thế giới sẽ được phản ánh trong Luật Quản lý ngoại thương. Một mặt, Luật Quản lý ngoại thương sẽ tạo ra một cơ chế linh hoạt trong việc ứng phó với các hàng rào đối với hàng hóa nhập khẩu của nước ngoài. Mặt khác, Luật Quản lý ngoại thương có tính đến mục tiêu bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ các lợi ích quốc gia về môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Như vậy, bối cảnh thương mại quốc tế đòi hỏi chúng ta cần tăng cường sử dụng biện pháp quản lý ngoại thương hiện có cũng như sử dụng các biện pháp quản lý ngoại thương mới để đảm bảo điều hành một cách linh hoạt và hiệu quả động ngoại thương. Trong bối cảnh hoạt động ngoại thương và thực trạng quản lý nhà nước về ngoại thương hiện nay, đòi hỏi đó chỉ có thể giải quyết được một cách triệt để thông qua việc xây dựng và ban hành Luật Quản lý ngoại thương.



  1. Hầu hết các nước có nền ngoại thương phát triển đều ban hành một đạo luật riêng về quản lý ngoại thương

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nước đã xây dựng một đạo Luật riêng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mexico, Ấn độ, Nhật Bản, Singapore, Canada, Malaysia, Macedonia, Serbia, Bosnia,… Qua đó, các nước đã quản lý và sử dụng một cách hết sức hiệu quả các biện pháp kiểm soát ngoại thương nhằm thúc đẩy xuất khẩu, bảo vệ ngành sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng.

Mặc dù tên gọi Luật của các nước này có thể khác nhau nhưng nội dung quy định đều hướng tới mục đích quản lý ngoại thương. Các nước này đã xây dựng một đạo luật ngoại thương thống nhất bên cạnh một số luật điều chỉnh các biện pháp quản lý riêng biệt như luật chống bán phá giá, luật xúc tiến thương mại, luật về các vấn đề như sở hữu trí tuệ, ngoại hối... Các đạo luật ngoại thương của các nước nên trên về cơ bản bao gồm các nội dung sau: (1) quy định về hoạt động xuất nhập khẩu; (2) quy định về các nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động ngoại thương; (3) cơ quan quản lý ngoại thương: xác định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý và các cơ quan có liên quan, đặc biệt chú trọng đến cơ chế phối hợp, ủy quyền giữa các cơ quan này; (4) quy định mang tính nguyên tắc đối với một số biện pháp quản lý ngoại thương (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ…). Ví dụ, Luật Ngoại thương Trung Quốc được thiết kế thành XI chương bao gồm Chương I: Các quy định chung; Chương II. Thương nhân hoạt động ngoại thương; Chương III: Xuất nhập khẩu hàng hoá và công nghệ; Chương IV: Thương mại dịch vụ quốc tế; Chương V: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến ngoại thương; Chương VI: Thủ tục ngoại thương; Chương VII: Điều tra ngoại thương; Chương VIII: Phòng vệ thương mại; Chương IX: Xúc tiến ngoại thương; Chương X: Xử lý vi phạm và tổ chức thực hiện; Chương XI: Nguyên tắc áp dụng luật. (loại trừ phạm vi điều chỉnh của luật ngoại thương trong một số lĩnh vực: quân sự, hạt nhân, các sản phẩm văn hoá quốc cấm; biên mậu).

Như vậy, có thể nhận thấy một số nước có điều kiện kinh tế-xã hội tương tự như chúng ta (Trung Quốc) hoặc hệ thống pháp luật tương tự (hệ thống dân luật – Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) đều xây dựng đạo luật riêng về quản lý hoạt động ngoại thương. Do đó, bước đầu có thể khẳng định việc chung ta xây dựng dự án Luật Quản lý ngoại thương đã có sự hỗ trợ từ tiền lệ của các quốc gia nói trên.



tải về 278.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương