BỘ CÔng nghiệP


Mục 1. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA MỎ



tải về 1.15 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.15 Mb.
#1335
1   2   3   4   5   6   7   8

Mục 1. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA MỎ


Điều 442.

1. Bộ phận trắc địa mỏ phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời những yêu cầu về công tác trắc địa ở trong mỏ.

2. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận trắc địa mỏ là phản ánh chính xác bằng đồ bản các số liệu tình hình khai thác, xây dựng cơ bản và hướng khai thác theo kế hoạch khai thác đã duyệt.

Điều 443.

Mọi công tác trắc địa ở trong mỏ phải thực hiện theo quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch" và những tài liệu định mức khác.



Điều 444.

Phòng trắc địa mỏ phải có đủ biên chế cần thiết, có những máy móc dụng cụ, phương tiện làm việc phù hợp với những quy định kỹ thuật về công tác trắc địa mỏ.



Điều 445.

1. Mỗi mỏ nhất thiết phải có bộ tài liệu trắc địa mỏ bao gồm các tài liệu gốc, tài liệu tính toán và các đồ bản. Chất lượng và nội dung các tài liệu, thời hạn bổ sung, thống kê, lưu trữ các tài liệu đó phải đáp ứng những quy định kỹ thuật về công tác trắc địa mỏ.

2. Việc sử dụng, cung cấp các tài liệu trắc địa phải có nội quy và phải theo những quy định hiện hành của Bộ quản lý ngành và Nhà nước.

3. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện sửa đổi các kết quả tính toán trong bộ tài liệu trắc địa mỏ.



Điều 446.

Trắc địa trưởng mỏ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mức độ đầy đủ, tính chính xác, tính kịp thời của các tài liệu trắc địa mỏ.



Điều 447.

Bộ phận trắc địa mỏ có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Đo vẽ địa hình mặt bằng các đường lò, các công trình khai thác và các khu vực khấu than (các lò chợ, các khu khai thác, các hầm trạm);

2. Thành lập bản đồ khai thác (bản đồ thực hiện) và các tài liệu đồ bản cần thiết khác. Thường xuyên đo vẽ bổ sung và hiệu chỉnh các bản đồ, đảm bảo phản ánh kịp thời tình hình khai thác;

3. Cho hướng các đường lò, hướng dẫn đào lò đúng hướng, đúng tiết diện và độ dốc quy định trong thiết kế đã được duyệt;

4. Đưa ra thực địa các yếu tố hình học của bản thiết kế các đường lò, các công trình kỹ thuật khác trong xây dựng cơ bản và khai thác mỏ. Kiểm tra định kỳ vị trí, sự tương quan hình học giữa hệ thống thiết bị nâng và cốt giếng;

5. Đo đạc xác định khối lượng khai thác, bao gồm: sản lượng than đã khai thác, số mét lò đã đào, số mét lò khôi phục, chống xén, định kỳ đo đạc kiểm tra than tồn kho;

6. Nghiên cứu, tính toán kích thước các trụ bảo vệ các đường lò, các công trình mỏ và các công trình khác khỏi ảnh hưởng của áp lực mỏ. Theo dõi việc thực hiện để lại các trụ bảo vệ theo thiết kế đã được duyệt, tiến hành quan trắc chuyển dịch đất đá mỏ trong hầm lò và trên mặt đất.



Điều 448.

Bộ phận trắc địa mỏ tham gia thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Lập kế hoạch, kỹ thuật khai thác và giải quyết những vấn đề cơ bản khai thác khoáng sàng;

2. Tính toán biến động trữ lượng công nghiệp và hao hụt than theo từng công nghệ khai thác đã áp dụng trong mỏ;

3. Xây dựng các biện pháp khai thác an toàn gần những nơi chứa nước, các lò cũ và những vùng nguy hiểm khác, theo dõi thực hiện những biện pháp đó;

4. Hoàn thiện công nghệ khai thác than và những biện pháp khai thác hợp lý khoáng sàng;

5. Làm sáng tỏ mức độ khấu hết trữ lượng ở các khu vực, lập toàn bộ các tài liệu trắc địa khi đóng cửa mỏ hoặc những khu vực khai thác;

6. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện những biện pháp phục hồi mặt đất đã bị phá huỷ do khai thác;

7. Nghiệm thu các sản phẩm trong khai thác than và đào lò, huỷ bỏ trữ lượng.

Mục 2. CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT

Điều 449.

1. Bộ phận địa chất phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong công tác địa chất, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn của mỏ.

2. Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận địa chất là xác định sự phân bố trữ lượng trong ranh giới của mỏ, đánh giá điều kiện địa chất, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn ảnh hưởng đến công tác khai thác mỏ.

3. Công tác địa chất mỏ phải tiến hành theo đúng các quy trình, quy phạm đã được duyệt về công tác địa chất ở các xí nghiệp khai thác than hầm lò.



Điều 450.

Bộ phận địa chất phải hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Nghiên cứu tỉ mỉ và dự đoán cấu tạo địa chất, điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn của các khu vực chuẩn bị khai thác, nhất là khi khai thác bằng cơ giới;

2. Thu thập đầy đủ các tài liệu địa chất nguyên thuỷ, thành lập các tài liệu địa chất tổng hợp, bổ sung các yếu tố địa chất thay đổi vào tài liệu địa chất tổng hợp và các bản đồ chuyên dùng của mỏ;

3. Lập kế hoạch thăm dò bổ sung và thăm dò khai thác, thăm dò địa chất thuỷ văn, địa chất công trình trong giới hạn khai trường nhằm chuẩn xác số lượng, chất lượng tài nguyên, thế nằm của các vỉa than và các điều kiện mỏ địa chất khác;

4. Chuẩn bị các tài liệu địa chất, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn để thiết kế khai thác, cung cấp các tài liệu địa chất cơ sở theo lịch biểu và kế hoạch phát triển công tác khai thác, thành lập các bản kết luận về tình hình địa chất;

5. Cùng với bộ phận kiểm tra chất lượng than của mỏ (Bộ phận KCS) lấy mẫu than và tổng hợp các kết quả phân tích ở các công trình khai thác để phát hiện các quy luật biến đổi chất lượng than;

6. Thành lập dự báo về độ chứa khí của các vỉa than, khả năng sập đổ của đất đá, các đứt gẫy địa chất, thành lập các tài liệu xuất hiện khí;

7. Tiến hành thống kê sự thay đổi trữ lượng than trong bảng cân đối và ngoài bảng cân đối;

8. Địa chất trưởng mỏ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính khách quan, độ chính xác của các số liệu địa chất mỏ.



Điều 451.

Bộ phận địa chất ở mỏ than hầm lò tham gia thực hiện các công việc sau:

1. Thành lập lịch biểu và kế hoạch phát triển công tác khai thác, thẩm tra các thiết kế kỹ thuật xây dựng, cải tạo mỏ và khai thác các mức mới;

2. Tính toán, kiểm tra việc khai thác hết than đảm bảo trữ lượng công nghiệp của mỏ phù hợp với lịch biểu và kế hoạch phát triển khai thác, xây dựng các biện pháp nâng cao tỷ lệ thu hồi than và sử dụng tổng hợp khoáng sản;

3. Nghiên cứu tính chất công nghệ của than và chuẩn bị tài liệu để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng than;

4. Nghiên cứu các yếu tố mỏ địa chất ảnh hưởng đến an toàn khai thác như: tính bền vững của đất đá, độ chứa khí, độ giàu nước, nhiệt độ không khí mỏ, tính độc hại của bụi đá;

5. Tham gia Hội đồng huỷ bỏ và bảo quản mỏ.

Điều 452.

1. Mỗi mỏ hầm lò đang hoạt động phải có tài liệu địa chất của tất cả các đường lò từ khi bắt đầu xây dựng mỏ và trong quá trình khai thác.

2. Các tài liệu địa chất thành lập trong quá trình xây dựng mỏ phải được bàn giao theo biên bản khi đưa mỏ vào sản xuất.

3. Các tài liệu địa chất phải được bảo quản như các tài liệu trắc địa.



Điều 453.

Các tài liệu địa chất thăm dò hoàn thành trước khi xây dựng mỏ phải gồm: Báo cáo địa chất tính lại trữ lượng kèm theo đầy đủ phụ lục, các tài liệu thuyết minh và các bản vẽ phù hợp với quy định của Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản.

Chương XXI

VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

Mục 1. CHỐNG BỤI

Điều 454.

Sân công nghiệp mỏ phải trồng cây xanh, lát phủ bằng vật liệu cứng và thường xuyên dọn sạch bụi.



Điều 455.

Nhà và công trình thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất phải dọn sạch bụi theo lịch biểu, các nhà hành chính sinh hoạt phải dọn sạch bụi hàng ngày.



Điều 456.

1. Mỗi mỏ hầm lò phải có thiết kế những biện pháp khử bụi trong các khâu dây chuyền sản xuất có khả năng sinh bụi. Thiết kế này phải được Giám đốc mỏ duyệt. Đối với các khu vực khai thác, hàng năm phải lập các biện pháp chống bụi có tính đến sự thay đổi công nghệ khai thác và điều kiện địa chất mỏ.

2. Khi chọn các phương pháp chống bụi phải thực hiện theo “Hướng dẫn về chống bụi ở các mỏ than hầm lò” được duyệt theo quy định.

Điều 457.

Cấm đưa luồng gió sạch vào mỏ theo giếng trang bị skip, thùng cũi tự lật, theo các giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng đặt băng tải nhưng không có các phương tiện chống bụi



Điều 458.

Tất cả các máy khai thác đang vận hành, các máy mới hoặc sau khi đại tu đưa vào lò đều phải trang bị các phương tiện chống bụi có hiệu quả.



Điều 459.

Trong các biện pháp chống bụi khu vực khai thác, nhất thiết phải có biện pháp làm ẩm sơ bộ vỉa than bằng cách bơm nước vào vỉa và biện pháp thông gió theo yếu tố bụi.



Điều 460.

Trong đường lò chuẩn bị phải đề cập các biện pháp tổng hợp chống bụi sau đây:

1. Đảm bảo tốc độ gió hợp lý theo yếu tố bụi;

2. Phun nước vùng gương lò;

3. Khoan ướt, dùng bua nước, màn nước hoặc bọt, tưới nước sau khi nổ mìn;

4. Phun nước, dùng tấm che chắn các vị trí rót than cố định, cũng như các chuyển tải;

5. Phun nước tự động, dọn sạch bụi than ở mặt băng không tải, che chắn các điểm chuyển tải khi băng làm việc;

6. Liên kết bụi than lắng đọng bằng chất làm ướt dính kết;

7. Tưới nước vào khu vực quang lật làm việc, bốc rót than của skip;

8. Tưới nước vào than, đá khi máy xúc làm việc.



Điều 461.

Việc hút bụi bằng phương pháp khô khi khoan chỉ được phép áp dụng ở khu vực đất đá bão hoà nước có thể gây ra sự trượt nền.



Điều 462.

Phải sử dụng nước sinh hoạt hoặc nước mỏ đã được lọc sạch và khử độc, hoặc dùng nước ngầm từ các tầng chứa nước để chống bụi.



Điều 463.

Hệ thống phun phải có phin lọc làm sạch nước khỏi các tạp chất.



Điều 464.

1. Phải lấy kết quả phân tích mẫu bụi do đơn vị cấp cứu mỏ chuyên trách cung cấp để kiểm tra chất lượng các biện pháp chống bụi và đánh giá điều kiện vệ sinh lao động.

2. Ở các vị trí phát sinh bụi, phải lấy mẫu không khí và phân tích nồng độ bụi theo thời hạn sau:

a) Đối với lò chợ nguy hiểm bụi silicô, không ít hơn 2 lần trong một quý;

b) Đối với các vị trí tạo bụi khác, không ít hơn 1 lần trong một quý.

3. Vị trí, thứ tự và chu kỳ lấy mẫu được thực hiện theo "Hướng dẫn về chống bụi ở các mỏ than hầm lò".



Mục 2. CẤP NƯỚC MỎ

Điều 465.

Mỗi mỏ phải có đường ống dẫn nước sinh hoạt nối với đường ống chung của toàn vùng, hoặc khu dân cư, hoặc các nguồn khác đáp ứng yêu cầu quy định cấp nước sạch sinh hoạt. Khi sử dụng nước sinh hoạt cho nhu cầu công nghiệp, hệ thống đường ống dẫn nước trên sân công nghiệp phải là hệ thống chung. Trường hợp dùng nước mỏ (đã làm sạch) cho nhu cầu công nghiệp thì phải có đường ống dẫn nước riêng.



Điều 466.

Trong mỗi phòng nhà hành chính-sinh hoạt và ở trong mỏ phải đặt các trạm nước uống đảm bảo yêu cầu vệ sinh.



Điều 467.

Cấp nước cho các khu vực trong mỏ phải thực hiện theo "Những phương hướng chủ yếu và tiêu chuẩn thiết kế công nghệ các mỏ than hầm lò, mỏ than lộ thiên và nhà máy tuyển".



Mục 3. VỆ SINH SINH HOẠT

Điều 468.

Mỏ phải có hệ thống ống dẫn phân và nước thải sinh hoạt nối với cống của vùng, hoặc hệ thống đường ống xả của xí nghiệp lân cận, hoặc với khu dân cư gần nhất. Khi không có những điều kiện trên, phải trang bị các công trình làm sạch tại chỗ.



Điều 469.

Mỏ phải bố trí nhà vệ sinh dành riêng cho nam và nữ phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Nhà vệ sinh được bố trí trong khu vực hành chính-sinh hoạt hay trong một nhà riêng nối với nhà hành chính-sinh hoạt bằng hành lang có mái che.



Điều 470.

Khu hành chính-sinh hoạt phải có phòng đợi, phòng để quần áo sạch, phòng tắm, phòng để quần áo bảo hộ lao động, phòng vệ sinh (nam, nữ), phòng sấy quần áo lao động ướt, phòng khử độc và bụi quần áo lao động, phòng uống nước, căng tin, kho để dụng cụ dọn dẹp, phòng giặt, xưởng sửa chữa ủng và quần áo lao động, trạm y tế.



Điều 471.

Nhà tắm phải đảm bảo cho số công nhân tối đa của một ca tắm trong thời gian 45 phút, cung cấp nước nóng-lạnh 500 lít/giờ cho mỗi vòi (125 lít cho mỗi người tắm với nhiệt độ nước 370) và trang bị các cơ cấu hoà nước, có van điều chỉnh nước nóng-lạnh. Van điều chỉnh phải sơn màu khác nhau hoặc ghi chữ.



Mục 4. CÔNG TÁC Y TẾ

Điều 472.

Mọi người lao động trong hầm lò phải học cách sơ cứu và phải qua huấn luyện sơ bộ về công tác y tế. Mỗi người đều phải có các cuộn băng y tế cá nhân bọc trong túi không thấm nước.



Điều 473.

Người lao động tiếp xúc với thiết bị rung phải có găng tay chuyên dùng làm bằng vật liệu giảm rung.



Điều 474.

Mỏ phải có tủ thuốc sơ cứu đặt ở tất cả các phân xưởng trên mặt đất, trong nhà gửi quần áo, trong nhà trên giếng, ở sân ga, ở tất cả các khu khai thác và ở gương những đường lò chuẩn bị cơ bản.



Điều 475.

1. Mỏ phải có xe cứu thương trực 24/24h để kịp thời đưa bệnh nhân hay người bị tai nạn đến bệnh viện.

2. Cấm sử dụng xe cứu thương phục vụ cho mục đích khác.

Điều 476.

1. Mọi người làm việc và phục vụ trong mỏ bắt buộc phải được kiểm tra sức khoẻ và chiếu điện phổi theo định kỳ theo lịch sau:

a) Một lần trong một năm đối với những người làm việc trong lò chợ và đào lò chuẩn bị;

b) Một lần trong hai năm đối với những những người phục vụ khác;

2. Không cho phép những người không qua kiểm tra sức khoẻ định kỳ vào làm việc trong mỏ.

Chương XXII



BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mục 1. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

Điều 477.

Để giảm lượng nước bẩn chảy ra từ mỏ, phải có những biện pháp giảm những dòng nước chảy vào mỏ trước khi khai thác và trong thời kỳ khai thác.



Điều 478.

1. Không ít hơn một lần trong 10 ngày, phải kiểm tra chất lượng của nước mỏ dùng cho nhu cầu kỹ thuật.

2. Không ít hơn một lần trong 3 tháng, phải kiểm tra chất lượng nước mỏ trong bể chứa và trong các dòng chảy từ mỏ ra. Nước mỏ sau khi làm sạch phải được tận dụng tối đa cho nhu cầu sản xuất của mỏ hay cho những xí nghiệp khác ở gần.

Điều 479.

Phụ thuộc vào số lượng, thành phần nước thải và tình trạng vệ sinh của bể chứa, điều kiện thải nước vào bể chứa trong từng trường hợp cụ thể phải căn cứ theo "Quy phạm bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩn bởi các dòng nước thải".



Điều 480.

1. Theo các chỉ số làm bẩn, nước thải mỏ được chia ra làm 3 loại: Nước có những vật thể lơ lửng, nước khoáng và nước axit.

2. Các loại nước thải mỏ có thể được làm sạch bằng phương pháp đoạn nhiệt và điện phân cũng như bằng cách chưng cất tự nhiên hay làm loãng trong thời kỳ có mưa lũ.

3. Nước mỏ axit có chứa sắt phải trung hoà bằng cách dùng các chất phản ứng kiềm, các chất hấp thụ hay bằng phương pháp bơm không khí.

4. Những chất lắng đọng sau khi làm sạch nước mỏ bằng các phương pháp trên có thể được sử dụng, vùi lấp hoặc chất đống.

Điều 481.

Nước mỏ làm sạch, trước khi sử dụng phải khử hết các chất hữu cơ, các chất phóng xạ và các sản phẩm dầu mỏ vượt quá hàm lượng cho phép bằng Clo lỏng, hoặc bằng clorua canxi.



Mục 2. BẢO VỆ KHÍ QUYỂN

Điều 482.

1. Các dây chuyền công nghệ mỏ phải được trang bị hệ thống làm sạch không khí.

2. Các biện pháp bảo vệ bầu khí quyển phải đảm bảo hạ thấp nồng độ các khí độc hại và bụi theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

Điều 483.

Khi lắp ráp hay vận hành các thiết bị làm sạch khí và bụi, phải thực hiện đúng các quy định kỹ thuật an toàn.



Điều 484.

Để phòng ngừa không khí bị nhiễm bẩn bởi các khí độc hại của các bãi thải có khả năng tự cháy, phải có các biện pháp phòng ngừa tự cháy và dập cháy theo quy phạm an toàn.



Mục 3. BẢO VỆ ĐẤT

Điều 485.

Chỉ được phép bố trí toàn bộ mặt bằng công nghiệp mỏ sao cho chiếm một diện tích nhỏ nhất có thể và tránh làm ảnh hưởng đến các vùng đất lân cận do bụi, nước thải và các sản phẩm thải khác.



Điều 486.

Đất đai bị phá hoại do quá trình khai thác mỏ phải được khôi phục lại nguyên trạng trước khi chuyển giao cho người sử dụng.

Chương XXIII

CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ TIẾN BỘ KỸ THUẬT

Mục 1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KHAI THÁC

Điều 487.

Để đảm bảo công tác mỏ phát triển đúng hướng, phù hợp với nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, mỏ phải định kỳ xây dựng kế hoạch khai thác dài hạn (5 năm), kế hoạch ngắn hạn (năm) và kế hoạch tác nghiệp (quý, tháng).



Điều 488.

1. Cơ sở lập kế hoạch khai thác 5 năm của mỏ là bản thiết kế mỏ đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Khi lập kế hoạch khai thác phải căn cứ vào nhiệm vụ do cơ quan quản lý có thẩm quyền giao từng năm.

3. Trường hợp thay đổi công nghệ hoặc mở thêm khu khai thác mới để tăng sản lượng khai thác, trước khi lập kế hoạch khai thác nhất thiết phải có thiết kế điều chỉnh được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 489.

Kế hoạch khai thác 5 năm bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Xác định phương hướng khai thác đảm bảo sản lượng quy định trong thiết kế;

2. Kế hoạch đầu tư, nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm;

3. Kế hoạch thăm dò nâng cấp trữ lượng;

4. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, chuẩn bị sản xuất;

5. Kế hoạch trang thiết bị, năng lượng, vận tải;

6. Kế hoạch lao động kỹ thuật.



Điều 490.

1. Kế hoạch khai thác hàng năm của mỏ phải đảm bảo năng lực sản xuất cao nhất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và lợi nhuận của mỏ.

2. Quá trình xây dựng kế hoạch khai thác hàng năm phải thực hiện theo những bước sau đây:

a) Xác định năng lực các khâu sản xuất chủ yếu của mỏ: vận tải, trục tải, thông gió, khả năng thông qua của dây truyền công nghệ mặt bằng;

b) Xây dựng các biện pháp công nghệ, kỹ thuật và tổ chức trên cơ sở phân tích năng lực sản xuất ở tất cả các công đoạn khai thác;

c) Xây dựng kế hoạch sản lượng than và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.



Điều 491.

Các biện pháp kỹ thuật-tổ chức chủ yếu phải hướng vào việc khắc phục những “khâu yếu” trong sản xuất, áp dụng những hệ thống khai thác tiên tiến, cơ giới hoá và tự động hoá các quá trình sản xuất, các phương pháp khoan nổ mìn tiên tiến, chuyển mỏ sang chế độ làm việc hợp lý, áp dụng các phương pháp tổ chức lao động khoa học và cải tiến công tác cung ứng vật tư.



Điều 492.

Kế hoạch khai thác (ngắn hạn) mỏ phải xây dựng xuất phát từ các điều kiện kinh tế của mỏ và phải căn cứ vào kế hoạch khai thác 5 năm đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 493.

Giám đốc mỏ phải trình cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt những chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của kế hoạch sản xuất (sản lượng than, khối lượng đường lò chuẩn bị, số lượng tuyến gương lò chợ và mức độ triển khai các tuyến gương đó, khối lượng duy trì và bảo quản đường lò, mức độ cơ giới hoá các quá trình sản xuất than chủ yếu, mức độ áp dụng vì chống mới, hệ thống khai thác và phương pháp điều khiển đá vách).



Điều 494.

Căn cứ vào kế hoạch khai thác năm đã được duyệt, Giám đốc mỏ lập kế hoạch quý, tháng (kế hoạch tác nghiệp) và phải chuẩn xác thêm trên cơ sở những tài liệu trắc địa địa chất mới nhất.



Điều 495.

Kế hoạch khai thác dài hạn cũng như ngắn hạn đều phải có thuyết minh giải trình, phụ lục các bản vẽ khai thác được quy định thống nhất trong Ngành.



Каталог: data -> documents
documents -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư Số: 10/2015/tt-bkhđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ CÔng thưƠng giao thông vận tải tài chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
documents -> Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005
documents -> BỘ CÔng nghiệp số: 47/2006/QĐ-bcn
documents -> BỘ CÔng nghiệp số: 35/2006/QĐ-bcn
documents -> THÔng tư Quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-ttg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương