BỘ CÔng nghiệP


Bảng XV-2. Quá tải sự cố cho phép của máy biến áp công nghiệp thông dụng



tải về 1.15 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.15 Mb.
#1335
1   2   3   4   5   6   7   8

Bảng XV-2. Quá tải sự cố cho phép của máy biến áp công nghiệp thông dụng






Quá tải sự cố, %

Thời gian quá tải sự cố cho phép của máy biến áp, phút

Làm mát bằng dầu

Khô

10

30

60



75

100


-

120


45

20

10



75

5

5



4

-




Bảng XV-3. Thời gian quá tải cho phép của máy biến áp hầm lò loại khô





Hệ số biểu đồ phụ tải

Quá tải cho phép, %

Thời gian quá tải cho phép, h

0,90

0,70-0,75

0,60-0,70

0,50-0,60



10

20

30



40

18

3,5


3

2,5


Bảng XV-4. Thời gian quá tải cho phép của máy biến áp hầm lò

được đổ đầy cát thạch anh


Quá tải, %

3,5

8

14

17

19

25

Thời gian quá tải cho phép, h

3

3

1,5

1,5

1,5

1,5


Bảng XV-5. Độ lệch điện áp cho phép trên cọc đấu dây của các phụ tải điện





Hộ nhận điện

Độ lệch giới hạn của điện áp, %

từ

đến

Động cơ và thiết bị.

10

-5

Đèn chiếu sáng làm việc.

5

-2,5

Các hộ nhận điện của lưới công dụng chung.

-5

-5

Hộ nhận điện đấu vào lưới điện.







Vùng và lưới cung cấp cho trạm điện kéo:







- Động cơ và thiết bị điện.

10

-7,5

- Các hộ nhận điện còn lại.

7,5

-7,5


Điều 358.

1. Khi thiết kế và vận hành trang thiết bị điện phải áp dụng mọi biện pháp để nâng cao hệ số cos, đồng thời phải tính chọn thiết bị bù sao cho, mỏ đạt được hệ số công suất hợp lý về kinh tế nhưng không thấp hơn quy định của pháp luật.

2. Phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát mức tiêu hao điện năng tới các hộ tiêu thụ.

Điều 359.

1. Hàng ngày, phải thống kê và lập biểu đồ phụ tải của toàn mỏ và biểu đồ phụ tải của cả các hộ tiêu thụ điện chính.

2. Phụ trách cơ điện mỏ hàng tuần có trách nhiệm phân tích các thành phần công suất và suất tiêu thụ điện để có biện pháp thích hợp nâng cao hệ số điền đầy biểu đồ phụ tải và cải thiện các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của mạng cung cấp điện mỏ.

Điều 360.

Trong các hầm trạm đặt thiết bị điện thường xuyên phải có người vận hành và hồ sơ kỹ thuật sau đây:

1. Sổ nhật ký vận hành, sổ giao nhận ca;

2. Sơ đồ cung cấp điện;

3. Quy trình vận hành;

4. Phiếu công tác, phiếu thao tác và phiếu xin đóng-cắt điện in sẵn;

5. Quy trình xử lý sự cố.

Điều 361.

Chế tạo, lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị điện mỏ và cáp điện phải thực hiện theo tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước ban hành cho từng loại trang thiết bị và từng khu vực mỏ có yêu cầu về phòng chống cháy nổ.



1.2 Cung cấp điện

Điều 362.

Không cho phép đấu song song các trạm biến áp di động khu vực để cung cấp cho trạm phân phối mà các hộ nhận điện đấu vào đó có tổng công suất vượt quá công suất của từng trạm. Trong trường hợp này, phải tách trạm phân phối thành hai phần độc lập để đấu vào các trạm biến áp riêng biệt.



Điều 363.

Trường hợp phải đặt trạm phân phối điện gần điểm rót than của lò chợ, thì khoảng cách từ trạm phân phối điện đến điểm rót than của lò chợ không được nhỏ hơn 10m.



1.3 Cáp điện

Điều 364.

1. Việc lựa chọn, sử dụng và bảo vệ cáp điện trong mỏ phải phù hợp với "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch".

2. Bán kính cong bên trong của cáp khi bị uốn so với đường kính ngoài của cáp khi lắp đặt và vận hành, phải có bội số không nhỏ hơn:

a) 25 đối với cáp lực nhiều lõi có cách điện bằng giấy "tẩm dầu ít chảy" trong vỏ chì bọc thép;

b) 15 đối với cáp lực nhiều lõi và cáp kiểm tra có cách điện bằng giấy trong vỏ chì bọc và không bọc thép;

c) 10 đối với cáp lực và cáp kiểm tra có cách điện bằng cao su hoặc polivinilon;

d) 5 đối với cáp mềm.

Điều 365.

Trong phạm vi mặt bằng công nghiệp mỏ cáp được đặt trong các rãnh bê tông hoặc gạch xây, trong hào đất, dọc theo cầu vượt có cấu trúc kim loại hoặc treo trên các cột có dây căng đỡ cáp.



Điều 366.

Phải có biện pháp bảo vệ cáp công trình ngầm khỏi bị han gỉ do dòng điện tản của cáp khi đặt trong hào và rãnh.



Điều 367.

1. Nhiệt độ của cáp phải trong giới hạn cho phép ở chế độ làm việc bình thường và sự cố.

2. Trong chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại và ngắn hạn (tổng thời gian một chu kỳ đến 10 phút và thời gian làm việc một chu kỳ không lớn hơn 4 phút), để kiểm nghiệm tiết diện dây dẫn về phát nóng cần phải lấy dòng điện tải quy đổi sang chế độ dài hạn làm phụ tải tính toán, khi đó:

a) Đối với cáp có tiết diện đến 6mm2, dòng điện tải được lấy như đối với các thiết bị có chế độ làm việc dài hạn;

b) Đối với cáp có tiết diện lớn hơn 10mm2, dòng điện tải được xác định bằng cách nhân với hệ số quy đổi 0,875/T ; trong đó T là khoảng thời gian đóng (đo bằng đại lượng tương đối).

3. Dòng điện tải lâu dài cho phép của cáp theo quy định trong các Bảng XV-6, XV-7, XV-8 và hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ không khí theo quy định trong Bảng XV-9.


Bảng XV-6


Tiết diện của lõi dẫn điện mm2

Dòng điện tải lâu dài cho phép trong cáp mềm cách điện bằng cao su (nhiệt độ cực đại cho phép của lõi 650C) khi nhiệt độ không khí bao quanh 250C, A và điện áp

Đến 1,2kV

6kV

4

6

10



16

25

35



50

70

95



45

58

80



105

135


165

200


250

300


-

-

85



110

135


165

200


250

300


Ghi chú: Dòng điện tải lâu dài cho phép của cáp mềm cách điện bằng cao su có nhiệt độ đốt nóng lâu dài cho phép của lõi dẫn điện là 750C, được phép tăng 10% so với những giá trị cho trong bảng này.

Bảng XV-7



Tiết diện của lõi dẫn điện, mm2

Dòng điện tải lâu dài cho phép trong cáp lõi đồng có cách điện bằng giấy, trong vỏ chì, đặt trong không khí (nhiệt độ của không khí bao quanh 250C), A.

Cáp 3 lõi khi điện áp

Cáp 4 lõi khi điện áp đến 2 kV

Đến 3 kV

Đến 6 kV

Nhiệt độ cực đại cho phép của lõi, 0C

80

65

80

2,5

4

6



10

10

25



35

50

70



95

120


150

28

37

45



60

80

105



125

155


200

245


285

330


-

-

-



55

65

90



110

145


175

215


250

290


-

-

45



60

80

100



120

145


185

215


260

300


Ghi chú: Dòng điện tải lâu dài cho phép của cáp cách điện bằng polivinilon mềm và nửa mềm vỏ bọc thép, phải giảm đi 10% so với những giá trị cho trong bảng này.
Bảng XV-8



Tiết diện của lõi dẫn điện, mm2

Dòng điện tải lâu dài cho phép trong cáp lõi nhôm có cách điện bằng giấy tấm nhựa thông (Colofan) và dầu cách điện không chảy trong vỏ chì hoặc nhôm, đặt trong không khí , A.

Cáp 3 lõi khi điện áp

Cáp 4 lõi khi điện áp đến 1kV

Đến 3kV

6kV

10kV

2,5

4

6



10

16

25



35

50

70



95

120


150

185


240

31

42

55



75

90

125



145

180


220

260


300

335


380

440


-

-

-



60

80

105



125

155


190

225


260

300


340

390


-

-

-



-

75

90



115

140


165

205


240

275


310

355


-

38

46



65

90

115



135

165


200

240


270

305


345

-



Bảng XV-9


Nhiệt độ tiêu chuẩn của lõi, 0C

Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ của không khí đối với dòng điện tải trong cáp (nhiệt độ tính toán của môi trường 250C) phụ thuộc vào nhiệt độ thực tế của môi trường, 0C.

0

15

10

15

20

25

30

35

40

65

1,27

1,22

1,17

1,12

1,06

1,00

0,94

0,87

0,79

80

1,20

1,17

1,13

1,09

1,04

1,00

0,95

0,90

0,85


1.4 Đặt cáp điện

Điều 368.

1. Các cáp phải được nối với nhau bằng múp nối sao cho lực căng không dồn lên lõi cáp.

2. Các múp nối cáp thép và cáp mềm phải treo cao.

Điều 369.

1. Trong các lò bằng và nghiêng đến 450 chống bằng vì kim loại hoặc gỗ, cáp phải được treo lỏng trên các giá treo có chiều cao loại trừ khả năng làm hỏng cáp khi goòng trật ray và trong trường hợp tuột ra khỏi giá đỡ, cáp không thể rơi trên ray hoặc máng trượt... Khoảng cách giữa các giá đỡ không được nhỏ hơn 3m và giữa các cáp với nhau không nhỏ hơn 5cm.

2. Chỉ được phép bắt chặt cáp trong các lò chống bằng bê tông, xây gạch hoặc tương tự, cũng như trong các lò đào trong đá ổn định không cần chống.

3. Trong các lò dốc trên 450, cáp phải được treo bằng kẹp hoặc đồ gá để đỡ tải cho cáp khỏi bị tác động của trọng lượng bản thân và không bị trượt trong vòng treo. Đồ gá để bắt chặt cáp phải có kết cấu sao cho khi sử dụng không làm hỏng vỏ bảo vệ bên ngoài cáp.

4. Khoảng cách giữa các chỗ bắt chặt cáp có bọc sợi thép trong lò nghiêng không được vượt quá 5m, và trong lò đứng không được vượt quá 7m.

Điều 370.

1. Để tránh cáp bị hư hỏng do va đập cơ học trong trường hợp đặt cáp trên nền các đoạn lò riêng biệt cũng như rải tạm thời trên nền để sửa chữa lò, cáp phải được che bằng các tấm chắc chắn không cháy. Việc tháo gỡ và treo cáp bọc thép phải do thợ điện hoặc người đã được đào tạo thực hiện.

2. Khi đi qua tường chắn của cửa thông gió và chống cháy, cũng như vào hoặc ra từ hầm trạm, cáp phải được luồn vào trong ống (kim loại, hoặc bê tông). Khe hở giữa ống luồn và cáp phải được bít kín theo chiều dài ống.

Điều 371.

1. Khi đặt cáp có vỏ bọc sợi thép trong các lỗ khoan có ống lót gia cố, vỏ của cáp phải được bắt chặt vào cơ cấu giữ cáp.

2. Khi đặt cáp có vỏ bọc bằng băng thép, qua mỗi đoạn 2,5m cáp phải được bắt chặt vào dây cáp thép đỡ. Hệ số dự trữ bền của dây cáp thép đỡ phải lớn hơn 5. Chiều sâu đặt cáp không được vượt quá 200m.

Điều 372.

Cáp đi vào trong giếng mỏ phải qua cửa đặc biệt gọi là "cửa cáp", đặt trong giếng ở chiều sâu không ít hơn 1m so với mặt đất, đồng thời phải loại trừ khả năng cáp chạm vào kết cấu kim loại của các công trình trên mặt mỏ. Đấu cáp vào trong trạm biến áp ngầm trung tâm phải qua ống hoặc lỗ đào đặc biệt.



Điều 373.

Việc đấu và nối cáp bọc thép, cáp cao su phải theo quy định tại “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch”.



1.5 Vận hành các đường cáp điện

Điều 374.

Mỗi đường cáp điện cố định phải có hồ sơ kỹ thuật sau:

1. Bản thiết kế đường cáp điện trên bản đồ mặt bằng;

2. Biên bản thử nghiệm cáp điện của nhà máy chế tạo hoặc của phòng thí nghiệm;

3. Biên bản thử nghiệm đường cáp điện sau khi đặt.

Hồ sơ này phải được bảo quản trong suốt thời gian sử dụng đường cáp điện.



Điều 375.

1. Trước khi vận hành, cáp điện phải được thử nghiệm; đo điện trở cách điện của đường cáp có điện áp đến 1kV bằng mê-gôm kế 1000V và của đường cáp có điện áp 1 đến 6kV bằng mê-gôm kế 2500V.

2. Trước cũng như sau khi đo điện trở cách điện của đường cáp vừa được cắt ra khỏi lưới điện, phải phóng hết điện tích dư trên cáp xuống đất. Phải đo khí Mêtan trước khi đo điện trở cách điện theo quy định tại “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch”. Người có trách nhiệm thi công chính phải có mặt khi đo điện trở cách điện của cáp. Chỉ đưa đường cáp vào vận hành khi các thông số kỹ thuật của cáp đã đảm bảo.

3. Các cáp cao áp đặt trong giếng phải được thử nghiệm theo "Quy trình thử nghiệm định kỳ các cáp cao áp trong giếng mỏ".



Điều 376.

Cho phép tiến hành sửa chữa và đặt cáp sau khi cắt mạch cả hai đầu, tiếp đất cáp và treo trên thiết bị cắt điện biển báo "Không được đóng điện, có người đang làm việc". Khi làm việc trên đường cáp, ít nhất phải có hai người và có phiếu công tác của người phụ trách giao; trong phiếu công tác phải ghi rõ là cáp đã được cắt điện và có thể tiến hành công việc.



Điều 377.

Ít nhất 1 lần trong năm, Phụ trách cơ điện mỏ quy định chu kỳ đo dự phòng điện trở cách điện của các đường cáp cố định trong hầm lò. Kết quả đo phải ghi vào sổ theo dõi.



1.6 Bảo vệ lưới và thiết bị điện, đồng hồ đo

Điều 378.

Chỉ được vận hành lưới điện và thiết bị điện khi có đủ cơ cấu bảo vệ được hiệu chỉnh và hoạt động tốt, phù hợp với các yêu cầu của "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch".



Điều 379.

1. Phải thử tác động của rơle rò trước mỗi ca làm việc.

2. Ít nhất một lần trong 6 tháng, phải kiểm nghiệm tổng thời gian cắt lưới do tác động của rơle rò bằng cách tạo rò nhân tạo một pha qua điện trở 1000. Thời gian cắt này không được lớn hơn giá trị cho trong tài liệu kỹ thuật của Nhà máy chế tạo.

3. Kiểm nghiệm thời gian tác động của rơle rò trong lưới có điện áp 127V và 220V cũng như trong lưới của thiết bị nạp theo quy định tại “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch”.



Điều 380.

1. Cấm điều chỉnh giá trị đặt của điện trở cắt bảo vệ rò trong quá trình vận hành.

2. Rơle rò phải tác động khi ấn nút kiểm tra.

3. Việc điều chỉnh rơ le rò phải do đơn vị thí nghiệm hiệu chỉnh chuyên ngành thực hiện.



Điều 381.

Việc tính giá trị đặt tác động của rơle bảo vệ và cầu chì, cũng như lựa chọn và kiểm nghiệm thiết bị hạ áp phải theo quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch".



Điều 382.

Việc tính giá trị đặt tác động của rơle bảo vệ, cũng như lựa chọn và kiểm nghiệm thiết bị cao áp phải theo "Quy trình lựa chọn và kiểm nghiệm các thiết bị điện 3kV và 6 kV".



1.7 Động cơ điện

Điều 383.

Trước khi đặt trong hầm lò hoặc trên mặt bằng, mỗi động cơ điện phải được kiểm tra, bảo dưỡng và chạy thử.



Điều 384.

Trước khi lắp ráp, điện trở cách điện của các cuộn dây động cơ điện được kiểm nghiệm theo công thức dưới đây:


R=K.U/1000

Trong đó:



R - Điện trở cách điện, M ;

U - Điện áp định mức của động cơ điện, V;

K - Hệ số, phụ thuộc vào nhiệt độ đốt nóng của động cơ điện nêu trong Bảng XV-10.
Bảng XV-10


Nhiệt độ đốt nóng của động cơ điện, 0C

70 và lớn hơn

60

50

40

30

20

10

Giá trị của hệ số K

1

1,5

2

3

4

6

8


Điều 385.

1. Để đảm bảo chế độ làm việc bình thường của động cơ, điện áp trên các cọc đấu dây không thấp hơn 95% điện áp định mức.

2. Điện áp tối thiểu cho phép trên các cọc đấu dây của động cơ điện khi khởi động phải được kiểm nghiệm theo điều kiện đảm bảo mômen khởi động cần thiết của động cơ.

1.8 Bảo dưỡng thiết bị điện

Điều 386.

Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn theo quy định của pháp luật khi tiến hành sửa chữa thiết bị điện, mạng cung cấp điện.



Điều 387.

1. Chỉ những người được đào tạo nghề điện, có giấy chứng nhận đã qua sát hạch trình độ kỹ thuật an toàn điện và xếp bậc kỹ thuật an toàn điện mới được quyền làm việc với thiết bị điện.

2. Việc cấp giấy chứng nhận và xếp bậc kỹ thuật an toàn điện do Giám đốc mỏ cấp và gia hạn sau khi kiểm tra định kỳ sự hiểu biết về kỹ thuật an toàn điện được quy định tại Quy phạm này và các quy phạm sau:

a) "Quy phạm an toàn trong các mỏ than hầm lò và diệp thạch";

b) "Quy phạm kỹ thuật vận hành các thiết bị điện của hộ tiêu thụ";

c) "Quy phạm kỹ thuật an toàn khi vận hành các thiết bị điện của hộ tiêu thụ";

d) "Quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác các thiết trí điện và lưới điện".

Điều 388.

1. Phải sử dụng dầu biến áp mới hoặc tái sinh có tiêu chuẩn phù hợp để đổ vào thiết bị và máy biến áp. Trước khi đổ dầu biến áp vào máy phải phân tích nhanh theo tiêu chuẩn hiện hành, trong thời hạn cho trong Bảng XV-11. Nếu qua phân tích thấy không phù hợp với tiêu chuẩn quy định, dầu phải được thay.

2. Biên bản thử nghiệm dầu phải được lưu ở phòng Kỹ thuật cơ điện mỏ trong hai năm.
Bảng XV-11. Chu kỳ thử nghiệm dầu biến áp


Thiết bị điện

Chu kỳ, tháng

Thí nghiệm về độ bền điện

Phân tích nhanh

Biến áp và máy cắt dầu

6

12

Bộ khống chế, bộ đảo mạch biến áp tự ngẫu

3

-

Ghi chú: Dầu trong bình máy cắt phải được thử nghiệm như trên, sau khi cắt 3 lần ngắn mạch.
Mục 2. CUNG CẤP KHÍ NÉN

Điều 389.

1. Các trạm nén khí cố định được đặt trên mặt mỏ, các trạm khí nén di động đặt trong hầm lò.

2. Việc xây dựng, lắp đặt, vận hành các trạm nén khí, mạng ống dẫn khí trên mặt bằng mỏ và trong hầm lò phải theo quy định “Quy phạm an toàn trong xây dựng, vận hành các trạm nén khí và mạng ống dẫn khí”.

Điều 390.

Đối với những trạm nén khí có năng suất làm việc 500m3/phút và lớn hơn, sử dụng máy nén khí kiểu li tâm có kèm một số lượng tối thiểu các máy kiểu pittông (đến 25% năng suất trạm) để bù vào năng suất của trạm trong những ca sửa chữa, số lượng các máy nén khí dự trữ lấy theo Bảng XV-12.


Bảng XV-12


Số máy nén khí làm việc

Số máy nén khí dự trữ, nếu là:

Kiểu pittông

Kiểu ly tâm

1 – 2

1

1

3

1

2

1 – 6

2

2


Điều 391.

1. Mức độ tiếng ồn do các máy nén khí làm việc gây nên gần vùng người làm việc không được vượt quá các tiêu chuẩn vệ sinh y tế.

2. Phải có phương tiện chống ồn cho những nhân viên phục vụ các trạm có đặt máy nén khí kiểu tuôc-bin.

Điều 392.

Các máy nén khí áp lực cao dùng để nạp khí nén cho các đầu máy khí nén phải được đặt trong các buồng riêng.



Điều 393.

1. Phải đặt các cẩu trục trong các trạm có máy nén khí kiểu tuôc-bin với công suất từ 250 đến 500m3/phút, hoặc máy nén khí kiểu pittông với năng suất 100m3/phút. Đối với máy nén khí có công suất nhỏ hơn thì cần đặt các dầm lắp ráp.

2. Trong trạm nén khí cần phải trang bị:

a) Liên lạc điện thoại, tín hiệu sự cố bằng âm thanh và ánh sáng ở cửa vào buồng máy;

b) Phương tiện chống cháy theo quy định phòng cháy, chữa cháy hiện hành.

Điều 394.

1. Các trạm khí nén phải được đặt cách xa nguồn sinh bụi và cách nhà hành chính sinh hoạt không ít hơn 50m.

2. Khi thiết kế phải dự tính sao cho lúc vận hành, trong trạm nén khí không có bụi từ các bãi thải, kho than hoặc từ gió thải của các máy quạt lọt vào. Để làm sạch không khí trước khi vào máy nén, phải đặt thiết bị lọc bụi tại đường ống hút cho từng máy lẻ hoặc chung cho một nhóm máy. Thiết bị lọc phải đảm bảo hạ áp của không khí khi hút vào không được lớn hơn 100mm cột nước. Nên sử dụng thiết bị lọc tự làm sạch. Để bôi trơn thiết bị lọc, phải sử dụng dầu bôi trơn máy nén khí.

Điều 395.

1. Cho phép sử dụng hệ thống nước tuần hoàn để làm mát các trạm khí nén cố định. Nước dùng làm mát các máy nén khí phải có tính trung hoà với độ cứng tạm thời không quá 7mg/lít và với hàm lượng tạp chất cơ học không quá 20mg/lít. Trường hợp không đạt được yêu cầu trên phải có thiết bị làm mềm nước.

2. Đối với các trạm khí nén cố định xây dựng mới, máy bơm của hệ thống nước làm mát phải đặt ở độ cao sao cho đảm bảo tự mồi được và nên sử dụng điều khiển tự động hoặc từ xa.

3. Các trạm bơm cần phải có số máy bơm dự phòng cần thiết. Không cho phép cấp nước từ trạm bơm cho các hộ tiêu thụ khác.



Điều 396.

Việc bôi trơn các máy nén khí phải phù hợp với hướng dẫn của nhà máy chế tạo. Để bôi trơn xilanh và các cơ cấu chuyển động của máy nén khí kiểu pittông, chỉ sử dụng dầu máy nén đủ tiêu chuẩn đã được phân tích tại phòng thí nghiệm.



Điều 397.

Trong các ống dẫn tăng áp của máy nén khí kiểu tuôc-bin làm việc riêng biệt với mạng các máy nén khí pittông thì dầu bôi trơn máy nén được cấp từ thiết bị đặc biệt.



Điều 398.

Xây dựng, lắp đặt và vận hành các bình chứa khí nén, thiết bị tách nước cho khí và thiết bị làm mát cuối cùng phải thực hiện theo các quy định của “TCVN 6155-1996: Yêu cầu an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa bình chịu áp lực”.



Điều 399.

Khi tính ống dẫn khí phải chú ý đến mức tiêu thụ khí nén cực đại và chiều dài mạng dẫn, căn cứ vào các số liệu sau:

1. Áp suất làm việc của các máy mỏ ở điểm xa nhất so với trạm khí nén nhưng không được nhỏ hơn áp suất định mức của chúng;

2. Tổn hao áp suất tổng cộng không được lớn hơn 2KG/cm2;

3. Hệ số hiệu chỉnh do độ mòn của các máy dùng khí nén so với tiêu hao khí nén định mức, đối với búa chèn và khoan là 1,15; Đối với động cơ khí nén là 1,10.

Tổn hao khí nén trong mạng ống không được vượt quá 20%.



Điều 400.

Hệ số làm việc đồng thời của các thiết bị có truyền động khí nén lấy theo Bảng XV-13.


Bảng XV-13


Số lượng máy cùng kiểu

Hệ số đồng thời

tới 5

5 - 10


11 - 30

31 - 60


Trên 60

1,0 - 0,95

0,95 - 0,85

0,85 - 0,75

0,75 - 0,65

không lớn hơn 0,65



Chương XVI

CHIẾU SÁNG

Mục 1. CHIẾU SÁNG ĐIỆN

Điều 401.

1. Trong hầm lò chỉ được phép sử dụng nguồn chiếu sáng từ điện lưới hoặc từ các nguồn tự cấp (ắc-quy, máy phát).

2. Các đèn mỏ và thiết bị chiếu sáng sử dụng trong hầm lò phải theo quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch" và TCVN 6734-2000.

Điều 402.

1. Thiết kế và bố trí các trang bị chiếu sáng trong hầm lò phải theo đúng tiêu chuẩn nêu trong Bảng XVI-1 và XVI-2.

2. Không ít hơn 1 lần trong tháng, các đèn chiếu sáng phải được lau bụi.

3. Đối với các công trình dân dụng và sản xuất trên mặt mỏ, phải áp dụng các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành về chiếu sáng cho các công trình dân dụng và công nghiệp.



Điều 403.

Các máy liên hợp khấu than, máy xúc bốc, các tổ hợp cơ giới hoá khai thác đồng bộ, máy liên hợp đào lò, đầu tầu điện mỏ phải được trang bị chiếu sáng cục bộ.



Điều 404.

Cho phép chênh lệch điện áp trong mạng chiếu sáng không lớn hơn  5% điện áp định mức.



Điều 405.

Mạng chiếu sáng cố định phải là mạng 3 pha. Đèn phải phân bố đều trên cả ba pha. Mạng 1 pha được sử dụng để chiếu sáng cục bộ cho những thiết bị trong gương và các thiết bị chiếu sáng cầm tay với điện áp không quá 36V.



Điều 406.

Để giảm độ loá sáng, công suất các bóng đèn sợi đốt không được vượt quá giá trị nêu trong Bảng XVI-3.



Điều 407.

Khi thiết kế chiếu sáng, giá trị hệ số dự phòng do giảm độ sáng trong quá trình sử dụng được chọn theo Bảng XVI-4.



Bảng XVI-1


STT

Vị trí làm việc

Mặt phẳng tiêu chuẩn hoá độ rọi

Độ rọi tối thiểu 1x

1

Vùng gương lò giếng khi đào.

- Mặt phẳng ngang trên gương.

- Mặt phẳng đứng bên sườn giếng, cách gương không ít hơn 5m.



10
5

2

Sàn treo thiết bị đào lò.

- Mặt phẳng ngang trên sàn treo.

5

3

Các đường lò khai thác bằng các tổ hợp cơ giới hoá, máy liên hợp tay ngắn và máy bào.

- Mặt phẳng đứng trên gương, và mặt phẳng ngang trên nền lò.

5

4

Các khu vực đường lò nơi có chuyển tải than.

- Mặt phẳng ngang trên máng băng.

10

5

Các vị trí dồn dịch goòng trong giới hạn sân ga, mặt bằng tiếp nhận của các lò nghiêng và lò thượng, nơi đặt máy điện, trạm điện di động, các điểm phân phối điện đặt trong những hầm trạm đặc biệt.

- Mặt phẳng ngang trên nền.

5

6

Các lò vận tải dọc vỉa và xuyên vỉa, các vị trí dồn dịch goòng trong những lò phụ, chỗ rẽ, phòng đợi, các điểm người ra vào tầu.

- Mặt phẳng ngang trên nền.

2

7

Các lò nghiêng và lò thượng để vận chuyển hàng, lò có người đi.

- Mặt phẳng ngang trên nền.

1


8

Mặt bằng tiếp nhận của giếng.

- Mặt phẳng ngang trên nền.

- Mặt phẳng đứng trên bảng tín hiệu.



10

20


9

Hầm quang lật goòng trong phạm vi sân ga.

- Mặt phẳng ngang cách nền 0,8m.

10

10

Hầm tời trục của các lò nghiêng và lò thượng.

- Mặt phẳng ngang cách nền 0,5m.

- Mặt phẳng đứng các đồng hồ đo.



7
30

11

Hầm trạm biến áp trung tâm trong lò và trạm bơm thoát nước.

- Mặt phẳng ngang cách nền 0,8m.


10

12

Gara tầu.

- Mặt phẳng ngang cách nền 0,8m.

- Mặt phẳng ngang trên các bàn thợ.



10
30

13

Trạm điều độ

- Mặt phẳng ngang cách nền 0,8m.

- Mặt phẳng đứng của các đồng hồ đo.



10
30

14

Trạm y tế trong lò

- Mặt phẳng ngang cách nền 0,8m.

75


Bảng XVI-2


Số

TT



Vị trí làm việc


Các tham số định mức



Đèn điện sợi đốt ánh sáng tán xạ công suất, W

40

60

100

150

200

-

-

Đèn điện huỳnh quang ánh sáng tán xạ công suất, W

-

-

-

40

80

15

20

1

Lò có người đi, lò nghiêng, lò thượng.

Khoảng cách giữa các đèn, m

4

5

10

12

15

7

8


2


Chỗ rẽ giữa lò vận tải dọc vỉa và xuyên vỉa, vị trí dồn dịch goòng trong những lò phụ, chỗ rẽ, phòng đợi, các điểm người ra-vào tầu

nt-


2


4


7


8


10


5


6


3

Các đoạn đường lò, nơi tiến hành chuyển tải than.

-nt-

-

1

1,5

2

2

1

1

4


Các vị trí dồn dịch goòng trong giới hạn sân ga, mặt bằng nhận than của các lò nghiêng.

-nt-

-

2

5

6

7

3

4

5

Gara đầu tàu, trạm biến áp ngầm trung tâm, trạm bơm thoát nước.

Khoảng cách giữa các đèn, m


-

1,5

3

4

5

2

3

6


Gương lò giếng và sàn treo thiết bị khi đào lò.

Khoảng cách từ đèn đến gương lò giếng và đến sàn treo, m.

Số đèn không ít hơn, cái



-

-

-

-

-

-

-

7


Hầm đặt tời



Khoảng cách giữa các đèn dọc hầm, m

Khoảng cách giữa các đèn ngang hầm, m



-

-


1,5
1,5

2
4

3
3,5

4
4

4
2

5
2,5

8


Mặt bằng tiếp nhận của sân ga, thiết bị quang lật đặt tại sân ga, trạm điều độ.

Khoảng cách giữa các đèn, m

-

1,2

1,5

3

3,5

1

1,5

9


Trạm y tế trong lò



Công suất trên đơn vị diện tích của nền trạm W/m2

-

100

60

60

60

15*



15

15*



15

Ghi chú: * Đối với đèn huỳnh quang.

1. Khoảng cách giữa các đèn có thể lớn hơn 20% so với các giá trị trong bảng.

2. Trong các đường lò có độ rọi tiêu chuẩn lớn hơn 51x, không được sử dụng bóng đèn sợi đốt công suất nhỏ hơn 60W.

3. Khi đường lò có chiều dài lớn, phải lắp đặt đèn theo tâm đường lò. Trường hợp đường lò vận tải bằng đầu tàu điện cần vẹt, phải bố trí đèn về phía người đi, cách dây tiếp xúc không nhỏ hơn 0,3m.
Bảng XVI-3


Chiều cao treo đèn, m

Tình trạng bề mặt của hông và nóc lò

Công suất đèn sợi đốt (W) khi độ rọi của đường lò, Lk

1

2

5

10

2 - 2,5

Không làm trắng

25

40

100

200

Làm trắng

40

60

150

200

2,5 - 3

Không làm trắng

40

60

200

200

Làm trắng

60

100

200

200

3 - 3,5

Không làm trắng

60

100

200

200

Làm trắng

100

150

200

200

Trên 3,5

Không làm trắng

100

150

200

200

Làm trắng

150

200

200

200

Ghi chú: Những trị số trong bảng này không dùng cho đèn đặc biệt (đèn lắp trong máy, đặt trong gương khai thác, đèn cầm tay)
Bảng XVI-4.




Vị trí làm việc


Đặc tính công trình

Số lần lau đèn trong tháng không ít hơn

Hộ số dự phòng

Đối với đèn sợi đốt

Đối với đèn huỳnh quang

Những đường lò vận chuyển than



-Thông lượng lớn hơn 2000T/1ngày

-Thông lượng nhỏ hơn 2000T/1ngày



2

2


1,4

1,3


1,6

1,5


Hầm quang lật goòng

Có rải bụi trơ chống nổ

2

1,6

1,8

Hầm đặt tời




1

1,5

1,7

Hầm trạm điện bơm thoát nước, gara đầu tàu, các hầm máy khác

-

-

1,4

1,6

Mặt bằng tiếp nhận của giếng

-

4

2,0

2,2

Các lò khai thác và vùng gương của các lò chuẩn bị

-

6

1,0

1,2


Mục 2. NHÀ ĐÈN MỎ

Điều 408.

1. Nhà đèn mỏ phải có những phòng sau đây:

a) Phòng đặt giá nạp để bảo quản và nạp đèn;

b) Phòng sửa chữa đèn;

c) Phòng làm sạch và đổ chất điện phân vào bình ắc-quy;

d) Phòng giao nhận đèn;

đ) Phòng kiểm tra các bình tự cứu.

2. Các bình tự cứu hoạt động tốt được bảo quản trên những giá riêng, đặt trong cùng phòng đặt giá nạp đèn.

3. Mọi người khi ra khỏi mỏ đều phải trả đèn cho nhà đèn.

4. Các gian phòng của nhà đèn đều phải sạch sẽ và có thông gió hút chung và cục bộ.

5. Nhà đèn phải trang bị đủ số bình chữa cháy, các thùng cát và xẻng.

Điều 409.

Lựa chọn và lắp đặt các thiết bị điện trong các phòng bảo quản và nạp ắc-quy phải thực hiện theo Quy phạm lắp đặt thiết bị điện.



Điều 410.

1. Các thiết bị trong phòng bảo quản và phòng nạp phải bố trí sao cho tránh sự đi lại ngược chiều của người đến nhận và trả đèn hoặc bình tự cứu để nhân viên phục vụ nhà đèn có thể quan sát được mọi người khi vào hầm lò làm việc và trở về.

2. Giữa các giá nạp phải để một lối đi tự do không nhỏ hơn 1,2m cho người và xe đẩy tay và 1m giữa giá nạp và tường nhà.

Điều 411.

1. Mặt bàn để đổ dung dịch điện phân phải phủ kín bằng vật liệu chịu kiềm hoặc axit.

2. Mặt bàn sửa chữa phải phủ kín bằng những tấm kim loại mạ kẽm và sắp xếp sao cho người sửa chữa đi lại dễ dàng và thuận tiện cho công việc.

Điều 412.

Để không làm ô nhiễm môi trường, các vật liệu làm sạch đèn, các bản cực của đèn phải được bảo quản và đem huỷ tại nơi quy định.



Điều 413.

1. Phải sử dụng dụng cụ đặc biệt để tránh làm rớt ra ngoài khi rót dung dịch điện phân vào bình ắc-quy. Người làm việc này phải mặc áo bảo hộ, đeo kính bảo vệ và găng cao su.

2. Đề phòng bỏng do chất điện phân gây ra, trong phòng phải có dung dịch hoặc bột trung hoà.

Điều 414.

Kết quả kiểm tra hàng tháng các đèn ắc-quy mỏ và trạm nạp phải được ghi chép vào sổ và chỉ rõ những đèn bị trục trặc đã được loại ra.



Mục 3. BỘ PHẬN BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG VÀ CẤP PHÁT THIẾT BỊ ĐO KHÍ

Điều 415.

1. Mỏ phải được trang bị phòng bảo quản, bảo dưỡng và cấp phát thiết bị đo khí. Trong phòng phải có:

a) Giá để bảo quản thiết bị đo khí;

b) Tủ để bảo quản các dụng cụ và chi tiết thay thế, sửa chữa;

c) Bàn làm việc để bảo dưỡng thiết bị đo khí;

d) Thiết bị thông gió và phương tiện phòng chống cháy.

2. Trong phòng bảo quản, bảo dưỡng thiết bị đo khí không được phép để xăng, dầu, chất gây cháy và ăn mòn.

Chương XVII



DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ TRÊN MẶT ĐẤT VÀ CÁC KHO BÃI

Điều 416.

Đối với các mỏ mới xây dựng, mỏ cải tạo mở rộng và các mỏ đang sản xuất phải bố trí bãi thải đá, kho vật liệu, kho thiết bị, kho vì chống và các kho phục vụ khác.



Điều 417.

1. Phải cơ giới hoá và tự động hoá các công đoạn vận chuyển, bốc dỡ và xếp đặt trên mặt bằng của mỏ.

2. Phải sử dụng tổ hợp thiết bị nâng tải và trang bị vận tải đường sắt hoặc vận tải khác để nối liền các nhà và công trình trên mặt bằng mỏ với giếng.

Điều 418.

1. Vận chuyển than và đất đá trên mặt bằng mỏ phải thực hiện sao cho số khâu vận chuyển và các điểm chuyển tải là ít nhất. Điểm chuyển tải phải được trang bị cửa, máng trượt, các tấm che và các cơ cấu khác có tiết diện phù hợp. Cấu tạo của các bộ phận trên phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất vỡ vụn than và giảm bụi.

2. Năng suất vận tải trong một giờ của tất cả các khâu không được nhỏ hơn năng suất giờ của các trục tải tương ứng có tính đến hệ số làm việc không điều hoà.

Điều 419.

Trên mặt bằng nhận than, công tác dịch chuyển và trao đổi goòng vào thùng cũi hoặc quang lật goòng phải được cơ giới hoá, trang bị cơ cấu điều khiển từ xa và tự động hoá. Vận hành goòng trên đường phải theo tuyến quy định. Sau khi dỡ tải, goòng phải được làm sạch bằng cơ giới.



Điều 420.

Vận hành và sửa chữa đường cáp để thải đất đá phải thực hiện theo "Quy trình sử dụng cáp".



Điều 421.

Bố trí công trình thiết bị bốc dỡ, dồn dịch và các công trình khác phải thực hiện theo "Quy phạm về vận tải đường sắt ở các xí nghiệp công nghiệp".



Điều 422.

Khi chất tải than vào bunke, phải có các biện pháp phòng ngừa than còn đóng tảng trong bunke và toa xe, cũng như than tràn ra đường. Các biện pháp này phải được xác định trong thiết kế.



Điều 423.

Tổ chức các kho chứa gỗ và kho vật liệu chống lò phải thực hiện theo "Những phương hướng và định mức thiết kế công nghệ chủ yếu cho các mỏ than hầm lò, lộ thiên và nhà máy tuyển".



Điều 424.

Phải cơ giới hoá những công việc (bốc dỡ thiết bị vật liệu từ toa xe và ô tô, sắp xếp vật liệu vào kho bảo quản, bốc chuyển vào mỏ cũng như vận chuyển trong phạm vi kho, giữa các kho, trục tải giếng và các phân xưởng cơ khí) thực hiện ở các kho vật liệu chống lò và vật liệu khác, kho thiết bị phụ tùng.



Điều 425.

1. Đối với các mỏ được cung cấp gỗ từ kho trung tâm, bên cạnh giếng phụ phải có bãi dự trữ lượng gỗ từ 2 đến 3 ngày-đêm và thiết bị cơ giới để chuyển gỗ vào goòng.

2. Vận chuyển gỗ chống lò từ kho trung tâm đến các mỏ bằng goòng chuyên dùng.

Điều 426.

1. Vị trí bãi thải đá được lựa chọn phải thực hiện theo quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch" có tính đến hướng gió chính liên quan với giếng, kho than, kế hoạch phát triển các khu dân cư và các xí nghiệp lân cận.

2. Nên bố trí những bãi thải trung tâm ở cách xa khu dân cư và sân công nghiệp. Tận dụng những suối cạn, khe núi, mỏ lộ thiên đã khai thác và những khu vực không thể dùng cho nông nghiệp để làm bãi thải.

Điều 427.

Phải đo nhiệt độ các bãi thải đá ít nhất 2 lần trong một năm theo quy định “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch”.

Chương XVIII

SỬA CHỮA DỰ PHÒNG ĐỊNH KỲ THIẾT BỊ MỎ HẦM LÒ

Điều 428.

1. Mỏ phải có kế hoạch sửa chữa dự phòng định kỳ để đảm bảo cho các thiết bị làm việc liên tục, năng suất và an toàn.

2. Trong kế hoạch sửa chữa dự phòng định kỳ các thiết bị khai thác và đào lò chuẩn bị phải đề cập đến các vấn đề sau:

a) Ngừng thiết bị theo chu kỳ để bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nhỏ;

b) Đưa các thiết bị ra khỏi lò để sửa chữa lớn theo thời hạn quy định;

c) Kiểm tra, sửa chữa, hiệu chỉnh và thử nghiệm những tổ hợp dàn tự hành, các hệ thống tự động và thiết bị cơ điện phức tạp khác;

d) Thời hạn thực hiện các công việc sửa chữa cần thiết theo quy định.

Điều 429.

Đối với thiết bị mỏ hầm lò, quy định các hình thức sửa chữa định kỳ và bảo dưỡng kỹ thuật sau:

1. Bảo dưỡng kỹ thuật (hàng ca, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm);

2. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của thiết bị và quy trình vận hành;

3. Sửa chữa thường xuyên;

4. Kiểm tra, sửa chữa và hiệu chỉnh thiết bị;

5. Sửa chữa lớn.

Điều 430.

Công việc sửa chữa thường xuyên thiết bị khai thác và đào lò chuẩn bị được thực hiện tại chỗ làm việc của thiết bị do phân xưởng sửa chữa của mỏ đảm nhiệm.



Điều 431.

1. Sửa chữa lớn các thiết bị cố định dễ vận chuyển phải thực hiện tại các xí nghiệp chuyên sửa chữa thiết bị mỏ theo phân cấp quy định.

2. Sửa chữa lớn các thiết bị cố định khó vận chuyển được thực hiện tại chỗ do tổ sữa chữa lưu động của xí nghiệp chuyên sửa chữa thiết bị mỏ đảm nhiệm.

3. Việc kiểm tra, hiệu chỉnh các thiết bị phức tạp tại chỗ thiết bị làm việc do đội chuyên hiệu chỉnh của xí nghiệp sửa chữa thiết bị mỏ đảm nhiệm.

4. Việc sửa chữa thiết bị điện mỏ phải thực hiện theo các văn bản sau:

a) “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch”;

b) Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN.7079-19-2003 "Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò, Phần 19. Sửa chữa và đại tu thiết bị".

Điều 432.

1. Trường hợp sửa chữa thiết bị đòi hỏi dừng sản xuất một khu khai thác hoặc cả mỏ trong thời gian trên một ca, phải có lịch.

2. Trong lịch phải có các nội dung sau:

a) Liệt kê chi tiết trình tự công tác chuẩn bị;

b) Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc (toàn bộ và từng phần việc);

c) Khối lượng công việc và thời gian cần thiết để thực hiện song song và nối tiếp các phần việc;

d) Số lượng thợ chính và phụ trợ (phân công rõ người chịu trách nhiệm thực hiện);

đ) Vị trí làm việc, trang bị dụng cụ và đồ gá tháo lắp;

e) Liệt kê các chi tiết thay thế và vật liệu cần thiết;

g) Trách nhiệm của những người thực hiện từng công việc riêng và toàn bộ khối lượng công việc trong thời gian quy định;

h) Các biện pháp an toàn trong sửa chữa.

Điều 433.

Trong kế hoạch sản xuất cho năm tới, nhất thiết phải lập:

1. Kế hoạch sửa chữa lớn thiết bị trong năm (theo quý, tháng) trực tiếp tại mỏ và ở các xí nghiệp chuyên sửa chữa;

2. Kế hoạch hiệu chỉnh và kiểm tra trong năm (theo quý, tháng).



Điều 434.

Tại phân xưởng sản xuất, nhất thiết phải có kho bảo quản phụ tùng thay thế và các cụm chi tiết mau mòn theo số lượng và danh mục đã được Giám đốc mỏ duyệt.



Điều 435.

1. Thiết bị đưa vào sửa chữa lớn phải trọn bộ, đủ các chi tiết.

2. Việc đưa các thiết bị đi sửa chữa do mỏ hoặc xí nghiệp chuyên sửa chữa thiết bị mỏ đảm nhiệm theo thoả thuận.

Điều 436.

Khi vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thiết bị phải thực hiện các công việc sau:

1. Thống kê quá trình làm việc, thời gian dừng do hỏng hóc hoặc trục trặc kỹ thuật, khối lượng lao động cần thiết để khắc phục những hỏng hóc đó;

2. Thống kê tình hình luân chuyển phụ tùng và cụm thay thế theo kế hoạch;

3. Kiểm tra chất lượng và mức tiêu hao vật liệu bôi trơn;

5. Những điều kiện cần thiết để bảo quản và đóng gói thiết bị dự phòng;

6. Lập lịch sửa chữa theo năm và tháng các thiết bị của các phân xưởng và mỏ;

7. Lập hồ sơ lý lịch cho tất cả thiết bị;

8. Thực hiện ghi chép sổ giao nhận ca;

9. Lập kế hoạch nhu cầu về thiết bị và vật liệu;

10. Lập kế hoạch yêu cầu đào tạo và bổ túc công nhân cơ điện mỏ;

11. Chuyển giao đến xí nghiệp sửa chữa hoặc các xí nghiệp chuyên môn khác.

Chương XIX

CHẤT LƯỢNG THAN

Điều 437.

Tiêu chuẩn chất lượng than khai thác ở các mỏ được quy định theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



Điều 438.

Lấy mẫu than ở vỉa, mẫu than khai thác cũng như mẫu phân tích qua sàng phải tiến hành theo quy định của pháp luật.



Điều 439.

Để đảm bảo chất lượng than quy định, khi khai thác và vận chuyển than phải áp dụng các biện pháp sau:

1. Đảm bảo quy trình công nghệ khấu than và đào lò chuẩn bị;

2. Đảm bảo tỷ lệ quy định giữa sản lượng than khai thác được từ các vỉa có độ tro thấp và từ các vỉa có độ tro cao, cũng như giữa các khu vực và các lớp riêng biệt phù hợp với bản đồ khai thác được duyệt;

3. Giảm độ vỡ vụn của than bằng cách sử dụng máy khấu phù hợp, giảm số lần chuyển tải và độ cao rơi trong khi vận tải, sử dụng các loại máng xoắn và các loại máng khác có độ dốc hợp lý;

4. Đảm bảo quy trình công nghệ tuyển, phân loại và bốc rót than trên sân công nghiệp.



Điều 440.

Mỗi mỏ phải tổ chức hệ thống kiểm tra và thống kê chất lượng than như sau:

1. Tỷ lệ đất đá nhìn thấy và than không đảm bảo chất lượng theo quy định tiêu chuẩn nghiệm thu sản phẩm ở từng khu vực, từng đội sản xuất;

2. Lấy mẫu, gia công mẫu và phân tích mẫu theo quy định của pháp luật.



Điều 441.

Công việc tuyển than ở các mỏ có nhà máy tuyển hoặc có thiết bị tuyển phân loại phải được thực hiện theo “Quy phạm kỹ thuật vận hành các nhà máy tuyển, các nhà máy đóng bánh và phân loại”

Chương XX

CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA - ĐỊA CHẤT


Каталог: data -> documents
documents -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư Số: 10/2015/tt-bkhđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ CÔng thưƠng giao thông vận tải tài chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
documents -> Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005
documents -> BỘ CÔng nghiệp số: 47/2006/QĐ-bcn
documents -> BỘ CÔng nghiệp số: 35/2006/QĐ-bcn
documents -> THÔng tư Quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-ttg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương