BỘ CÔng nghiệP



tải về 1.15 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.15 Mb.
#1335
1   2   3   4   5   6   7   8

Chương XIII


VẬN TẢI TRONG MỎ HẦM LÒ

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 226.

Căn cứ vào loại sản phẩm, sản lượng thông qua, cung độ, hình dạng của đường lò, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn để lựa chọn những hình thức vận tải sau:

1. Vận tải vật liệu bằng:

a) Máng cào, băng tải;

b) Toa xe goòng có đầu máy, tời kéo hoặc đẩy tay;

c) Mô nô ray, goòng tự hành;

d) Trục tải skip, trục tải thùng cũi, thùng trục đào lò;

đ) Máng trượt;

e) Sức nước hoặc hình thức vận tải khác.

2. Vận tải người bằng:



  1. Toa xe đặc biệt có đầu máy kéo;

  2. Trục tải thùng cũi;

  3. Băng tải;

  4. Tời dây;

đ) Tời hỗ trợ người đi bộ hoặc hình thức vận tải khác.

Điều 227.

1. Đối với các lò chợ khai thác bằng cơ giới, năng suất tối đa trong 1 phút của thiết bị vận tải liên tục phải tính theo năng suất tối đa trong 1 phút của thiết bị khấu (combai, máy bào than, máy đánh rạch).

2. Năng suất giờ và chiều dài tối đa của máng cào, băng tải phải thoả mãn điều kiện vận chuyển hết sản lượng khai thác tại lò chợ.

3. Năng suất vận tải bằng goòng có đầu tầu kéo ở lò vận chuyển chính được xác định theo phương pháp trung bình cộng các khu khai thác có tính đến hệ số không điều hoà là 1,25 cho trường hợp có bunke và 1,5 khi không có bunke.



Mục 2. VẬN TẢI BẰNG MÁNG CÀO VÀ BĂNG TẢI

Điều 228.

Vận tải bằng máng cào và băng tải phải thực hiện theo quy trình và nội quy an toàn và các quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch".



Điều 229.

1. Căn cứ vào công dụng, băng tải có thể chia ra các loại sau:

a) Băng tải chở vật liệu;

b) Băng tải chở người;

c) Băng tải chở người và vật liệu.

2. Căn cứ vào kết cấu lắp đặt, băng tải có loại cố định và bán cố định.

3. Đối với băng tải cố định, các bộ phận truyền động phải đặt trên nền móng bê tông. Các bộ phận truyền động của băng tải bán cố định có thể không cần đặt trên nền móng bê tông, nhưng phải theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

4. Khung băng có thể đặt trên nền lò hoặc treo trên các vì chống.



Điều 230.

1. Băng tải dùng trong hầm lò phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có khả năng chống cháy và độ bền kéo đứt bằng hoặc lớn hơn độ bền kéo đứt theo thiết kế;

b) Băng được thay thế phù hợp với loại vật liệu vận chuyển và điều kiện vận hành, phù hợp với Bảng XIII-1.

2. Lựa chọn băng để chở vật liệu và người phải dựa trên tải trọng tối đa của người và vật liệu. Trường hợp chuyên dùng để chở người phải tính trọng lượng của 1 người là 70kg, khoảng cách giữa hai người là 5m và phải dùng băng cao su lõi thép.


Bảng XIII-1. Mối tương quan giữa băng và tăm bua truyền động



Loại

băng


Độ bền của băng theo chiều ngang

kg/cm


Số lượng lớp trong băng

Đường kính (mm) của tăm bua dẫn động không có lớp lót khi chiều rộng của băng (mm)

800

1000

1200

1600

2000

Băng cao su lõi vải



55

100-150


250-300


4-6

3-4


5-6

7-9


4-5

6-8


315

400


500

630


630

-


-

500


630

630


630

800


-

-

-



800

800


800

-

-

-



-

-

-



-

-

-



-

-

-


Băng cao su lõi thép



Dưới 400

500


1000

1500


2500

3000-3500



-

-

-



-

-

-



315

500


630

-

-



-

-

630


630

800


800

1250


-

-

-



800

800


1250

-

-

-



-

1250


1250

-

-

-



-

1400


1400


Điều 231.

Bán kính cong theo trắc dọc của tuyến băng phải đảm bảo theo quy định của Bảng XIII - 2.



Điều 232.

1. Tại những điểm rót than vào băng, chiều cao rơi tự do của than không được lớn hơn 300mm, nếu chiều cao rơi tự do của than lớn hơn 300mm phải có biện pháp hạn chế sự va đập của than vào băng.

2. Để đảm bảo than trên băng không bị rơi vãi, tại điểm rót than vào băng phải có hai tấm chắn hướng dòng chảy của than vào giữa lòng băng. Khoảng cách giữa hai tấm chắn bằng 2/3 chiều rộng của băng, chiều dài của tấm chắn ở hai bên mép băng bằng 100cm + B (B là chiều rộng của băng tính bằng cm).

3. Tại điểm chuyển tải, giữa tăm bua rót than và mặt băng nhận than phải đặt tấm định hướng. Mép trên của tấm định hướng thấp hơn trục tăm bua rót từ 1/3 đến 1/4 đường kính của tăm bua.


Bảng XIII - 2. Bán kính cong theo trắc dọc tuyến băng




Chiều rộng băng (mm)

Bán kính đoạn cong (m)


Đoạn lõm

Đoạn lồi

Trên đoạn

băng có sức kéo tối thiểu

Trên đoạn băng có sức kéo tối đa khi chiều dài băng (m)

Dưới 500

Trên 500

800

900


1000

1200


1600

2000


100

110


115

130


700

200


15

16

17



19

22

25



70

72

75



80

90

100



100

100


115

130


170

200



Điều 233.

1. Việc treo băng tải trên các vì chống của đường lò phải có thiết kế cho từng trường hợp cụ thể.

2. Nối băng cao su lõi thép phải thực hiện bằng phương pháp lưu hoá (nối chín).

3. Nối băng cao su lõi vải có thể thực hiện bằng phương pháp lưu hóa, tán đinh hoặc các phương pháp phù hợp khác.



Điều 234.

Phải kiểm tra hiệu chỉnh những phương tiện, thiết bị tự động dùng cho băng tải, máng cào (không phụ thuộc vào công dụng, chủng loại, vị trí đặt) ở ngoài mặt bằng trước khi đưa chúng vào mỏ lắp đặt, sử dụng.



Điều 235.

Trang bị bảo vệ cho băng tải và máng cào phải theo thiết kế và yêu cầu về an toàn, bao gồm các dạng sau:

1. Đối với băng tải:

a) Vận hành ở lò nghiêng có góc dốc lớn hơn 100, phải có cơ cấu giữ băng khi có sự cố;

b) Kiểm tra độ căng của băng, trượt băng;

c) Thiết bị làm sạch băng và hệ thống chống bụi;

d) Bảo vệ chống quá tải, quá áp, đoản mạch;

đ) Hệ thống tín hiệu vận hành và sự cố;

e) Dừng sự cố bằng tay tại bất kỳ điểm nào dọc theo chiều dài tuyến băng;

g) Dừng hệ thống băng tải trong các trường hợp:

- Băng trượt trên tăm bua dẫn động;

- Độ căng của băng không đảm bảo (độ võng giữa hai điểm tựa của băng quá mức cho phép do hiện tượng trùng băng);

- Băng bị lệch, trượt ra ngoài con lăn tựa, trượt ra ngoài tăm bua và chạm vào các bộ phận không chuyển động khác;

- Lớp lót của tăm bua dẫn động và tăm bua căng băng bị hỏng;

- Có một băng tải trong hệ thống bị sự cố.


  1. Đối với máng cào:

a) Kiểm tra độ căng của xích, góc lệch thanh gạt xích máng cào;

b) Hệ thống chống bụi;

c) Bảo vệ chống quá tải, quá áp, đoản mạch;

d) Hệ thống tín hiệu vận hành và sự cố;

đ) Dừng sự cố bằng tay tại bất kỳ điểm nào dọc theo chiều dài tuyến máng cào;

e) Dừng hệ thống máng cào trong các trường hợp:

- Xích bị kẹt, bị đứt;

- Thanh gạt bị lệch quá giới hạn thiết kế;

- Nhánh không tải máng cào bị bùng do vật liệu bị cuốn vào quá nhiều;

- Có một máng cào trong hệ thống bị sự cố.



Điều 236.

Băng tải và máng cào phải được vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa theo quy định tại hồ sơ kỹ thuật của nhà máy chế tạo và “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch”.



Điều 237.

Lắp đặt băng tải để chở người phải theo thiết kế được duyệt và thực hiện theo những quy định an toàn về chở người bằng băng tải.



Điều 238.

1. Tư thế người nằm trên băng theo kiểu nằm sấp chống 2 khuỷu tay, những chỗ để cho người lên xuống băng phải có chiều dài không nhỏ hơn 5m.

2. Khi chở người, chiều cao từ mặt trên của băng đến vì chống hoặc mép dưới của cầu vượt qua băng không được nhỏ hơn 1m và tại những chỗ người lên, người xuống băng không được nhỏ hơn 1,5m. đoạn lò làm ga cho người lên xuống không được ngắn hơn 10m.

Điều 239.

1. Tại các ga phải có cầu thang chắc chắn, đảm bảo an toàn cho người lên xuống băng.

2. Tốc độ băng tải chở người không được lớn hơn 1,6m/s.

Điều 240.

Đề phòng trường hợp người không kịp xuống khỏi băng, phải đặt thiết bị tự động dừng băng tại điểm cách vị trí phía trước người xuống không quá 2m (theo hướng chuyển động của băng). Phải bố trí tín hiệu đèn, chuông tại điểm cách vị trí người xuống từ 8 đến 10m để báo trước cho người chuẩn bị xuống biết.



Điều 241.

Hàng ca phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn và thử các thiết bị bảo vệ, tín hiệu của toàn hệ thống băng tải chở người trước khi vận hành. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ theo dõi.



Điều 242.

Phải có cầu vượt chắc chắn, đảm bảo độ cao an toàn theo quy định ở những chỗ người đi qua băng tải, máng cào.



Điều 243.

Trước khi dừng lâu, phải rót hết than và vật liệu trên băng để giảm độ căng của băng tải. Chỉ khi băng tải chạy không tải đạt tốc độ định mức mới được chất tải.



Điều 244.

Cấm việc dùng băng tải chở vật liệu để chở người.



Điều 245.

Dọc tuyến băng tải chở người hay vật liệu, phải bố trí đầy đủ các phương tiện dập cháy và hệ thống chiếu sáng theo quy định của pháp luật và Quy phạm này.



Điều 246.

Điều khiển băng tải, máng cào bằng phương pháp tự động hoặc điều khiển từ xa phải đảm bảo những yêu cầu sau:

1. Trên toàn tuyến phải nghe được tín hiệu phát đi chậm nhất sau 5 giây;

2. Khi khởi động hệ thống băng tải hoặc máng cào, phải khởi động theo thứ tự ngược với chiều chuyển động. Băng tải hay máng cào ở xa điểm nhận tải khởi động trước, ở gần điểm nhận tải khởi động sau. Khi dừng phải thực hiện theo thứ tự ngược lại với thứ tự khởi động;

3. Phải có liên lạc bằng điện thoại tại các điểm điều khiển và các vị trí có người trực, giữa điểm đầu, điểm cuối và một số điểm của hệ thống băng tải, máng cào theo thiết kế và yêu cầu về an toàn.

Mục 3. VẬN TẢI BẰNG ĐẦU TÀU

Điều 247.

Vận tải bằng đầu tầu phải thực hiện theo các quy định tại "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch".



Điều 248.

1. Phải thành lập sơ đồ đường sắt, sơ đồ mạng điện kéo và sơ đồ điều vận tàu.

2. Sơ đồ đường sắt phải ghi rõ các thông số kỹ thuật của đường sắt: loại ray, kích thước đường, chiều dài đường, độ dốc, các vị trí đường vòng và độ chênh cao, vị trí đặt ghi, vị trí ga cũng như tốc độ tối đa cho phép của tàu tại các đoạn đường, điểm bắt đầu phát tín hiệu của tàu và điểm bắt đầu phanh tại các đoạn đường yêu cầu giảm tốc độ và trước khi dừng tàu;

3. Sơ đồ mạng điện cấp cho đầu tầu phải ghi rõ vị trí đặt nguồn cấp điện, điện áp, chiều cao của dây dẫn điện với đường ray, vị trí đặt cầu dao phân đoạn, tiết diện dây dẫn, điện áp, trị số dòng điện ngắn mạch ở nơi xa nhất;

4. Sơ đồ điều vận tầu phải ghi rõ:

a) Trình tự thành lập, dồn dịch, kết nối và số lượng goòng của các đoàn xe tại các điểm chất, dỡ tải và tại các ga;

b) Thời gian chất tải, dỡ tải, dồn dịch và dừng tại các ga;

c) Tốc độ của đoàn tầu trên từng cung đoạn.



Điều 249.

Phải sử dụng goòng chuyên dụng để vận chuyển vật liệu, thiết bị có kích thước lớn hơn kích thước goòng thông thường và phải cố định chúng vào goòng trong quá trình vận chuyển.



Điều 250.

1. Cơ cấu móc nối giữa đầu tầu với goòng và giữa goòng với goòng phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.

2. Phải thường xuyên kiểm tra độ mòn của cơ cấu móc nối, nếu độ mòn quá mức quy định thì không được phép sử dụng.

Điều 251.

1. Tại những vị trí chất tải, dồn dịch ở mỗi cánh của lò ngầm, lò thượng phải bố trí chiều dài đoạn đường ray đủ chỗ ít nhất cho 1 đoàn tầu có tải, 1 đoàn tầu không tải và chỗ quay đầu tầu.

2. Phải có hệ thống điều khiển từ xa các thiết bị máy đẩy goòng, tời dồn dịch goòng, ngáng chắn, cơ cấu dừng.

Điều 252.

Vận hành đoàn tầu trong mỏ phải theo đúng sơ đồ điều vận, phối hợp nhịp nhàng giữa điểm chất tải và dỡ tải. Hành trình các đoàn tầu phải do Chỉ huy điều vận của mỏ ra lệnh.



Điều 253.

Trực ca phân xưởng quản lý đầu tầu phải xác nhận tình trạng kỹ thuật an toàn của đầu tầu trước khi cho tầu vào vận hành.



Điều 254.

Phải trang bị phương tiện liên lạc để đảm bảo sự liên lạc giữa điều độ viên với các ga và những điểm cuối của tuyến đường.



Điều 255.

Số đầu tầu dự phòng tính theo số đầu tầu làm việc được nêu ở Bảng XIII-3


Bảng XIII-3. Số đầu tầu dự phòng


Số đầu tầu hoạt động của 1 mỏ

Số đầu tầu dự phòng

Đến 6

Từ 7 đến 12

Lớn hơn 13


1

2

Từ 3 đến 4




Điều 256.

Số lượng bộ ắc-quy cho các đầu tầu đang làm việc được xác định theo yêu cầu sản xuất và tuổi thọ của ắc-quy. Phải tiến hành nạp điện lần đầu và định kỳ cho ắc-quy trong phân xưởng nạp theo sự chỉ dẫn của nhà máy chế tạo. Điện áp nạp ắc-quy không được thấp hơn điện áp định mức ghi trong hướng dẫn kỹ thuật.



Điều 257.

Trạm nạp ắc-quy phải được trang bị các thiết bị nạp, các loại đồng hồ, phương tiện dùng để kiểm tra thông số thiết bị nạp và ắc-quy, bảo quản các bộ phận ắc-quy, các bàn nạp, thiết bị làm sạch, thiết bị tháo lắp và dung dịch trung hoà chất điện phân cho người trực vận hành trạm nạp.



Điều 258.

1. Tiết diện của dây đồng tiếp xúc dùng cho đầu tầu điện cần vẹt phải lớn hơn hoặc bằng 65mm2.

2. Độ mòn của dây tiếp xúc không được quá 30% đối với dây có tiết diện 100mm2, 20% đối với dây 65mm2 và 85mm2.

3. Phải thay dây tiếp xúc khi mòn quá giới hạn nêu trên.



Điều 259.

1. Để giảm điện trở của ray trong mạng điện, phải đặt dây nối điện các chi tiết sau:

a) Nối các đầu ray với nhau;

b) Nối các bộ phận của ghi với nhau;

c) Nối ngang 2 nhánh ray của tuyến đường;

d) Nối các thanh ray của các tuyến kề nhau sau mỗi đoạn không quá 100m và nối các điểm đầu và điểm cuối.

2. Dây nối có điện trở tương đương với điện trở của dây đồng tiết diện không nhỏ hơn 50mm2. Điện trở của mỗi mối nối không lớn hơn điện trở của 1 đoạn ray dài 3m.

Điều 260.

1. Dây tiếp xúc phải treo lệch về phía không có lối người đi lại. Chiều cao treo dây phải theo quy định tại “Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch”.

2. Phải treo biển báo "Nguy hiểm, có điện" và chiếu sáng tốt tại mỗi đoạn 200m dọc lò và ở ngã ba treo dây tiếp xúc.

3. Phải bố trí ga và phương tiện đảm bảo an toàn trao đổi goòng và quay đầu máy tại những điểm chuyển từ tầu điện ắc-quy sang tầu điện cần vẹt.



Điều 261.

Tại những vị trí người lên xuống tầu phải có chiếu sáng đúng tiêu chuẩn.



Điều 262.

Phải trang bị kích, các dụng cụ bốc cặm và chống trượt cho mỗi đầu tầu.



Điều 263.

Hệ thống phanh của đầu tầu phải luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt trên đoạn đường hãm không quá 40m đối với đoàn tầu chở vật liệu, không quá 20m đối với đoàn tầu chở người.



Điều 264.

Phải đặt cầu dao phân đoạn trên đường dây và tại vị trí rẽ nhánh của đường dây tiếp xúc. Khoảng cách giữa hai cầu dao phân đoạn không quá 500m.



Điều 265.

Cho phép sử dụng đầu tầu chạy bằng động cơ khí nén trong các đường lò gió thải, nguy hiểm về phụt than và khí bất ngờ.



Điều 266.

1. Đầu tầu chạy bằng động cơ diezel phải thực hiện theo các quy định tại "Quy phạm trong các hầm lò than và diệp thạch".

2. Phải phân tích thành phần không khí mỏ và mẫu khí thải nơi có đầu tầu diezel hoạt động ít nhất 2 lần trong 1 tháng và sau mỗi lần thay đổi chế độ thông gió. Mẫu phân tích phải lấy trực tiếp ở đầu ống xả khi động cơ đầu tầu làm việc ở vòng quay lớn nhất và đoàn tầu chất đầy tải.

3. Đầu tầu diezel phải có bộ phận dập lửa đặt ở cửa hút đầu ống xả và làm vệ sinh bộ phận này ít nhất 1 lần trong tháng.

4. Khi thời gian dừng lâu hơn 5 phút, phải tắt động cơ diezel.

5. Đối với đầu tầu diezel, phải kiểm tra nhiệt độ bề mặt động cơ và cơ cấu tự động dừng an toàn ít nhất 1 lần trong 1 tháng.



Каталог: data -> documents
documents -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư Số: 10/2015/tt-bkhđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ CÔng thưƠng giao thông vận tải tài chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
documents -> Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005
documents -> BỘ CÔng nghiệp số: 47/2006/QĐ-bcn
documents -> BỘ CÔng nghiệp số: 35/2006/QĐ-bcn
documents -> THÔng tư Quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-ttg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương