BỘ CÔng nghiệP



tải về 1.15 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.15 Mb.
#1335
  1   2   3   4   5   6   7   8

BỘ CÔNG NGHIỆP

Số: 35/2006/QĐ-BCN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2006



QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy phạm kỹ thuật khai thác

hầm lò than và diệp thạch 18 - TCN - 5 - 2006




BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP



Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-5-2006”.

Điều 2. Quy phạm này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 141/MT/KT2 ngày 21 tháng 03 năm 1985 của Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than về việc ban hành “Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-5-2006”.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Các Bộ KHCN, LĐTB&XH, Y tế;

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;

- UBND tỉnh Quảng Ninh;

- Các Sở Công nghiệp;

- Tập đoàn công nghiệp Than

và Khoáng sản Việt Nam;

- Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;

- Lưu: VT, KTAT.


KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã ký


Đỗ Hữu Hào


QUY PHẠM

Kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-5-2006

Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2006/QĐ-BCN

ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1.

Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-5-2006 được ban hành nhằm áp dụng rộng rãi kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào khai thác hầm lò than và diệp thạch, đảm bảo sản xuất an toàn, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam.



Điều 2.

Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch được áp dụng bắt buộc đối với những đối tượng:

1. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động khai thác hầm lò than và diệp thạch được thành lập theo quy định của pháp luật;

2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài hoạt động khai thác hầm lò than và diệp thạch theo quy định của pháp luật;

3. Người làm nghề mỏ trong các lĩnh vực: nghiên cứu, thiết kế, thẩm định thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu và làm nhiệm vụ đào tạo, học tập, thanh kiểm tra trong các mỏ hầm lò than và diệp thạch;

4. Sử dụng để lập báo cáo đầu tư, xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công các mỏ mới, cải tạo và mở rộng hoạt động các mỏ hầm lò than và diệp thạch.



Điều 3.

Trong quy phạm này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:



1. Khoáng sàng là sự tích tụ tự nhiên của than hay diệp thạch với khối lượng lớn ở dạng vỉa hoặc ổ mà có sự khác biệt về tính chất và không gian so với đất đá xung quanh.

2. Mỏ hầm lò là khu vực khai thác than hay diệp thạch bằng phương pháp hầm lò.

Mỏ hầm lò bao gồm các bộ phận khai thác, đào chống lò, thông gió, cơ điện, vận tải và các bộ phận phục vụ khai thác khác.



3. Công tác mỏ hầm lò là công tác trực tiếp hay gián tiếp phục vụ khai thác than hay diệp thạch ở mỏ hầm lò.

Tuỳ thuộc vào mục đích và ý nghĩa, công tác mỏ hầm lò được chia thành các công tác chính sau:



a) Công tác mở vỉa là công việc đào các đường lò từ mặt đất tới khoáng sàng. Các đường lò được đào phục vụ cho mục đích này gọi là các đường lò mở vỉa.

b) Công tác đào lò chuẩn bị là công việc đào các đường lò từ mở vỉa với mục đích phân chia khoáng sàng thành các khu khai thác. Các đường lò đào phục vụ cho mục đích này gọi là các đường lò chuẩn bị.

c) Công tác khai thác là những công việc liên quan trực tiếp đến khai thác, bao gồm những công việc khấu, vận chuyển, chống giữ khoảng không gian đã khai thác.

4. Giếng mỏ là đường lò đào theo phương thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng từ mặt đất tới khoáng sàng phục vụ cho công tác mở vỉa.

Một mỏ hầm lò thường có giếng chính, giếng phụ và giếng thông gió.



a) Giếng chính là giếng phục vụ cho công tác thoát nước, vận tải than hay diệp thạch khai thác được từ hầm lò lên mặt đất.

b) Giếng phụ là giếng phục vụ cho công tác thông gió, vận chuyển người, vật liệu, thiết bị ra vào trong hầm lò.

5. Sân ga giếng là toàn bộ các đường lò bằng tiếp giáp xung quanh giếng, phục vụ cho công tác nâng hạ người, vật liệu, than hay diệp thạch qua giếng.

6. Ruộng mỏ là toàn bộ hoặc một phần khoáng sàng dành cho một mỏ khai thác hầm lò.

7. Điều khiển đá vách là tổ hợp các công việc thực hiện nhằm cân bằng áp lực mỏ xuất hiện trong những khoảng rỗng do khai thác gây nên để đảm bảo khai thác an toàn và chống sụt lún bề mặt địa hình.

Phụ thuộc vào tính chất cơ lý đất đá bao quanh vỉa hoặc ổ than hay diệp thạch và điều kiện sản xuất, có các phương pháp điều khiển đá vách sau:



a) Phương pháp phá sập toàn bộ đá vách: Khoảng rỗng trong lòng đất ngay sau khi khai thác được lấp đầy bằng cách phá sập đá vách, thường gọi là phương pháp điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần.

b) Phương pháp điều khiển hạ từ từ đá vách: Khoảng rỗng trong lòng đất sau một thời gian khai thác nhất định được lấp đầy do đá vách có tính chất uốn võng hạ từ từ dưới tác động của áp lực mỏ.

c) Phương pháp điều khiển đá vách bằng chèn lò: Khoảng rỗng trong lòng đất ngay sau khi khai thác được lấp đầy bằng vật liệu đưa từ ngoài mặt đất vào trong hầm lò.

8. Áp lực mỏ là lực xuất hiện trong địa khối do khai thác tạo ra những khoảng rỗng, gây nên sự biến dạng đất đá xung quang những khoảng rỗng đó.

9. Cú đấm mỏ là hiện tượng khối lượng lớn đất đá sập đổ đột ngột xuống khu vực đang hoạt động khai thác, có liên quan đến khoảng không gian khai thác, gây thiệt hại cho người, thiết bị và công trình mỏ.

10. Công trình mỏ là toàn bộ hệ thống đường lò, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải, hệ thống thông gió trong hầm lò và các công trình khác ngoài mặt bằng phục vụ cho công tác khai thác than hay diệp thạch.

11. Hệ thống khai thác là trình tự tiến hành công tác chuẩn bị, khai thác có quan hệ với nhau về không gian và thời gian, phù hợp với điều kiện địa chất mỏ của khoáng sàng và trình độ phát triển của khoa học, công nghệ.

12. Gương lò là nơi tiến hành trực tiếp công tác khai thác than hay diệp thạch; tại vị trí khấu than hay diệp thạch gọi là gương lò chợ, còn tại vị trí đào lò chuẩn bị gọi là gương lò chuẩn bị.

13. Thùng trục là cơ cấu dùng để nâng hạ người hoặc goòng chất tải trong giếng đứng.

14. Skip là cơ cấu tự dỡ tải dùng để nâng hạ than, đá, vật liệu rời trong đường lò nghiêng hoặc đường lò đứng.

15. Phanh dù là cơ cấu tự động phanh hãm thùng cũi giếng mỏ trong trường hợp cáp nâng thùng cũi trùng hoặc đứt.

Điều 4.

Báo cáo đầu tư, báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công các mỏ mới, cải tạo và mở rộng mỏ đang hoạt động không những phải thực hiện theo các quy định của quy phạm này, mà còn phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành bắt buộc có liên quan của Nhà nước.



Điều 5.

Mỗi mỏ than hầm lò trước khi được đưa vào hoạt động, phải có:

1. Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;

2. Đủ hồ sơ thiết kế do đơn vị có chức năng thiết kế lập và được cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt;

3. Lý lịch mỏ và hồ sơ kỹ thuật các công trình chủ yếu;

4. Sơ đồ đường lò, bản đồ các tài liệu trắc địa, địa chất;

5. Sơ đồ thông gió, cung cấp điện, khí nén, cấp thoát nước, sơ đồ vận tải;

6. Kế hoạch thủ tiêu sự cố;

7. Các công trình đường lò mở vỉa và chuẩn bị khai thác, các công trình trục tải, vận tải, thông gió, thoát nước và các công trình mỏ phục vụ liên quan khác;

8. Các công trình mỏ và thiết bị ở mặt bằng công nghiệp phù hợp với công suất mỏ;

9. Đường ô tô, đường sắt và các phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển vật liệu, thiết bị, người cũng như đưa than hay diệp thạch ra ngoài mỏ;

10. Các thiết bị cung cấp điện và khí nén;

12. Các công trình, phương tiện kỹ thuật thông tin liên lạc và điều độ sản xuất;

13. Các nhà hành chính sinh hoạt;

14. Các thiết bị chống cháy và vệ sinh công nghiệp, các phương tiện thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh lao động;

15. Các công trình làm sạch, bảo vệ môi trường và nguồn nước.



Điều 6.

Những người làm công tác quản lý kỹ thuật mỏ phải có trình độ đại học hoặc trung học kỹ thuật theo ngành chuyên môn.



Điều 7.

Việc thiết kế mỏ mới, cải tạo và mở rộng mỏ đang hoạt động phải theo quy hoạch được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 8.

1. Trước khi bàn giao đưa một mỏ hay một khu vực của mỏ vào sản xuất, các công trình mỏ xây dựng xong phải được Hội đồng nghiệm thu theo thiết kế và có đủ hồ sơ hoàn công theo những quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và "Quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch ".

2. Trường hợp chưa đủ điều kiện nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu phải lập văn bản báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền, trong đó ghi các nhận xét của Hội đồng nghiệm thu gửi cho đơn vị thi công và đơn vị quản lý công trình.

Điều 9.

Việc đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn một mỏ hay một khu vực của mỏ phải dựa trên cơ sở báo cáo luận giải tính hợp lý của việc đóng cửa mỏ được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 10.

Khi đóng cửa mỏ vĩnh viễn hoặc tạm thời có thời hạn lớn hơn 5 năm, đơn vị khai thác mỏ phải gửi lên cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt các văn bản sau:

1. Giấy phép khai thác khoáng sản và các văn bản có liên quan;

2. Báo cáo chi tiết của việc đóng cửa mỏ vĩnh viễn hoặc tạm thời;

3. Các tài liệu địa chất, trắc địa liên quan đến đóng cửa mỏ vĩnh viễn hoặc tạm thời.

Chương II



Каталог: data -> documents
documents -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư Số: 10/2015/tt-bkhđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh phú YÊn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ CÔng thưƠng giao thông vận tải tài chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
documents -> Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005
documents -> BỘ CÔng nghiệp số: 47/2006/QĐ-bcn
documents -> BỘ CÔng nghiệp số: 35/2006/QĐ-bcn
documents -> THÔng tư Quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-ttg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương