BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 70.01 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích70.01 Kb.
#10594


BỘ CÔNG AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc






Số: /2014/TT-BCA

Hà Nội, ngày tháng năm 2014


(Dự thảo 1)
THÔNG TƯ

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt




Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau đây viết gọn là Nghị định số 171).



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Công an các đơn vị, địa phương.

3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Thẩm quyền xử phạt

1. Đối với lực lượng Công an nhân dân: chỉ những người được quy định tại Điều 70 Nghị định số 171 mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Đối với chiến sỹ Công an nhân dân đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh trong Công an nhân dân quy định tại Điều 70 Nghị định số 171 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền xử phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.

3. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 171 được xác định như sau:

a) Trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

- Trưởng phòng hướng dẫn và tổ chức tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Trưởng phòng hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ; Trưởng phòng hướng dẫn tổ chức, điều khiển giao thông và dẫn đoàn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Trong lĩnh vực giao thông đường sắt: Trưởng phòng hướng dẫn công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

c) Trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Trưởng phòng hướng dẫn luật lệ và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ - đường sắt có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong quá trình điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ - đường sắt thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

4. Người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt (như quyền hoặc phụ trách), thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như đối với cấp trưởng.



Điều 4. Thủ tục xử phạt

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III phần thứ II Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó cần lưu ý:

1. Trường hợp hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức (mức tối đa của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó), xảy ra ở trên tàu khi đoàn tàu đã rời ga; ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc xảy ra ngoài giờ hành chính thì sau khi yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; nếu hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh, thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, thì được ra ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

3. Việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 5. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

1. Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định số 171 là 01 tháng, 02 tháng, 04 tháng và 24 tháng. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, cụ thể như sau:

a) Thời hạn được tính theo dương lịch.

b) Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

Ví dụ: Anh A có hành vi vi phạm bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 01 tháng, thì việc xác định thời gian được tính như sau :

- Trường hợp thời điểm bắt đầu áp dụng tước Giấy phép lái xe không phải là ngày cuối cùng của tháng, thì thời hạn kết thúc vào ngày tương ứng của tháng kế tiếp, ví dụ vào 15/01/2014 thì thời hạn kết thúc là ngày 15/02/2014.

- Trường hợp thời điểm bắt đầu áp dụng tước Giấy phép lái xe là ngày cuối cùng của tháng, thì xảy ra 02 trường hợp:

+ Trường hợp tháng kế tiếp có ngày cuối cùng tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng tương ứng đó: ví dụ thời điểm bắt đầu áp dụng tước Giấy phép lái xe vào ngày 30/4/2014 thì thời hạn kết thúc là ngày 30/5/2014.

+ Trường hợp tháng kế tiếp không có ngày cuối cùng tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng, ví dụ thời điểm bắt đầu áp dụng tước Giấy phép lái xe vào ngày 31/5/2014 thì thời hạn kết thúc là ngày 30/6/2014 (vì tháng 6 không có ngày 31).

2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều này kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, tức là kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

3. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, người vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

4. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định số 171, mà người đó có Giấy phép lái xe hạng thấp hơn so với loại xe đang điều khiển, thì vẫn ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đó; đồng thời, xem xét bổ sung xử phạt về hành vi có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển (đối với những loại xe theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Nghị định số 171).

5. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe theo quy định tại Nghị định số 171, mà người đó có Giấy phép lái xe được làm theo mẫu mới bằng vật liệu nhựa PET, trong đó nhiều hạng (theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ) được ghi trên cùng một Giấy phép lái xe:

a) Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt phải ghi rõ trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tước Giấy phép lái xe đối với một hạng cụ thể và người vi phạm được quyền điều khiển phương tiện thuộc hạng còn lại ghi trên Giấy phép lái xe. Ví dụ: Giấy phép lái xe gồm hai hạng A1 và B1, trường hợp tước Giấy phép lái xe hạng A1 thì ghi rõ: tước Giấy phép lái xe hạng A1 và người vi phạm được quyền điều khiển phương tiện thuộc hạng B1.

b) Lực lượng Công an nhân dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ, trường hợp kiểm tra, phát hiện người vi phạm không có Giấy phép lái xe và trình bày đang trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì đề nghị người vi phạm xuất trình Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này, khi người vi phạm xuất trình Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, lực lượng thực thi nhiệm vụ không xử lý về hành vi không có Giấy phép lái xe đối với hạng Giấy phép lái xe không bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

6. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

7. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dường kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì người có thẩm quyền xử phạt có văn bản thông báo (theo mẫu số...ban hành kèm theo Thông tư...) cho cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Điều 6. Tạm giữ phương tiện

1. Việc tạm giữ phương tiện thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó cần lưu ý :

a) Chỉ tạm giữ phương tiện trong trường hợp thật cần thiết để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt; để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra cho xã hội hoặc để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

b) Việc tạm giữ phương tiện quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

2. Thời hạn tạm phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ thực tế.

3. Việc quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính phải tuân thủ theo các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Việc xử lý phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với phương tiện có liên quan đến vụ án hình sự hoặc sau khi xác định vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển phương tiện đó và hồ sơ vụ vi phạm cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

5. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản và việc đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 7. Xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

Thực hiện theo quy định tại Điều 74 Nghị định số 171, trong đó cần lưu ý một số điểm sau:

1. Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe. Trường hợp cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe đã thực hiện xong giao dịch bán, cho, tặng phương tiện hoặc chuyển quyền thừa kế tài sản là phương tiện cho cá nhân, tổ chức khác thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng phương tiện hoặc được thừa kế tài sản là phương tiện được gọi là chủ sở hữu phương tiện.

2. Đối với những hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định số 171 mà có đối tượng bị xử phạt là cả chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện hoặc nhân viên phục vụ trên xe vi phạm, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện là nhân viên phục vụ trên xe vi phạm, thì bị xử phạt theo quy định đối với chủ phương tiện vi phạm; trong trường hợp chủ phương tiện không phải là người trực tiếp điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ trên xe vi phạm thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính do mình thực hiện.

3. Chủ sở hữu của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (phương tiện sử dụng để vi phạm) có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm, cụ thể như sau:

Chủ sở hữu của phương tiện hoặc người đại điện hợp pháp (nếu chủ sở hữu phương tiện là cơ quan, tổ chức) khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan chức năng về việc sử dụng phương tiện để vi phạm, có nghĩa vụ:

a) Yêu cầu người điều khiển phương tiện đã thực hiện hành vi vi phạm đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết. Khi đến, phải xuất trình thông báo về việc sử dụng phương tiện để vi phạm và các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ.

b) Trường hợp không xác định được người điều khiển phương tiện hoặc người này không thực hiện quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này, thì phải trực tiếp đến cơ quan đã gửi thông báo để giải quyết. Khi đến giải quyết phải xuất trình thông báo về việc phương tiện bị sử dụng để vi phạm, Giấy đăng ký xe và ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho người điều khiển phương tiện vi phạm.

Trường hợp phương tiện là xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải mà chủ phương tiện đến trình bày với cơ quan chức năng là không biết người điều khiển phương tiện, thì cơ quan chức năng xem xét các tình tiết liên quan, nếu đủ căn cứ thì lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về hành vi vi phạm: “Sử dụng lái xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có hợp đồng lao động theo quy định”, được quy định tại Điểm h Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 171.

Điều 8. Giải trình

1. Căn cứ, trình tự, thủ tục giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Công an các đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt phải bố trí địa điểm tiếp công dân và bố trí cán bộ để thực hiện các phiên giải trình trực tiếp theo quy định.

Điều 9. Thu, nộp tiền phạt

1. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt thực hiện theo quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 10 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, trong đó cần lưu ý một số điểm sau:

a) Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

- Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.

- Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước uỷ nhiệm thu phạt căn cứ vào quyết định xử phạt và số ngày chậm nộp phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt khi cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính.

b) Khi giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt để thi hành thì người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thời gian giao quyết định cho cá nhân, tổ chức và đề nghị cá nhân, tổ chức ký, ghi rõ họ tên để làm căn cứ cho cơ quan thu tiền phạt tính và thu tiền chậm nộp phạt.

2. Việc sử dụng, quản lý chứng từ thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính.



Điều 10. Xử phạt hành vi dừng xe, đỗ xe trong phạm vi cầu chung (Khoản 3, Khoản 5 và Điểm b Khoản 6 Điều 46 Nghị định số 171)

Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi cầu chung được hiểu là dừng xe, đỗ xe trên mặt cầu dùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ hoặc dừng xe, đỗ xe trong phạm vi cần chắn, giàn chắn vào cầu hoặc dừng xe, đỗ xe trong phạm vi 10 mét tính từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) trở ra mỗi bên ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng; người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi dừng xe, đỗ xe trong phạm vi cầu chung, tùy theo từng loại xe đang điều khiển, bị xử phạt về hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Điểm b Khoản 6 Điều 46 Nghị định số 171.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày......tháng.......năm 2014 và thay thế Thông tư số 11/2013/TT-BCA ngày 01/3/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.



Điều 12. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.

2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền, tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này; định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và báo cáo kết quả về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).

3. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.

Nơi nhận:

- Ủy ban An toàn giao thông quốc gia;

- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các đ/c Thứ trưởng BCA (Để chỉ đạo);

- Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; Để

- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực

- Các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; hiện

- Website Bộ Công an;

- Công báo;

- Lưu: VT, C61 (C67).



BỘ TRƯỞNG

Đại tướng Trần Đại Quang





Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> 2014
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ
DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 6 năm 2010 về Kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định
DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> CHÍnh phủ Số: /201 /NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> Số: /2015/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> CHÍnh phủ Số: /2012/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-cp ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư
DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> CHÍnh phủ Số: /2012/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2010/NĐ-cp ngày 18 tháng 8 năm 2010 quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
DownloadServlet?filePath=DuthaoVBPL -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc

tải về 70.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương