BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014


Trả lời: Tại Điều 78 Luật cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ như sau: (



tải về 217.65 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích217.65 Kb.
#1162
1   2   3

Trả lời:

Tại Điều 78 Luật cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ như sau: (1 điểm)

1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: (2 điểm)

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Bãi nhiệm.

2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ. (1 điểm)

3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. (2 điểm)

4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. (2 điểm)



Câu 10: Anh, chị hãy nêu những hình thức kỷ luật đối với công chức được quy định như thế nào?

Trả lời:

Tại Điều 79 Luật cán bộ, công chức quy định các hình thứ kỷ luật đối với công chức như sau:

1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: (4 điểm)

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.

2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. (1 điểm)

3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm. (2 điểm)

4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức. (1 điểm)



III. CÂU HỎI KIẾN THỨC VỀ LUẬT VIÊN CHỨC

Câu 1: Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, viên chức phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Trả lời:

- Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thuộc hoạt động nghề nghiệp của mình phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Viên chức năm 2010. Cụ thể như sau: (1 điểm)

+ Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp (2 điểm)

+ Tận tụy phục vụ nhân dân. (1 điểm)

+ Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. (2 điểm)

+ Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. (2 điểm)



Câu 2: Việc quản lý viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Trả lời:

Tại Điều 6 của Luật Viên chức quy định việc quản lý viên chức phải đảm bảo theo các nguyên tắc sau: (1 điểm)

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của nhà nước. (1 điểm)

- Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. (1 điểm)

- Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc. (1 điểm)

- Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của nhà nước đối với viên chức. (4 điểm)



Câu 3: Hãy cho biết vị trí việc làm của Viên chức là gì?

Trả lời:

Tại Điều 7 Luật Viên chức quy định vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. (4 điểm)

Như vậy, những công việc, nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng mới được coi là vị trí việc làm. Vị trí việc làm được xác định trên cơ sở nguyên tắc, phương pháp theo quy định của pháp luật. Xác định vị trí việc làm là một nội dung quan trọng trong quản lý viên chức do đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ. (4 điểm)

Câu 4: Theo phân loại chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại thành mấy hạng? bao gồm những hạng nào?

Trả lời: Theo phân loại chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp, gồm:

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I. (2 điểm)

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II. (2 điểm)

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III. (2 điểm)

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV. (2 điểm)

Câu 5: Hãy nêu khái niệm về viên chức và cho biết hoạt động nghề nghiệp của viên chức?

Trả lời:

-Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (4 điểm)

- Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (4 điểm)

Câu 6: Hãy cho biết quy định các quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp?

Trả lời:

Điều 11 Luật Viên chức quy định các quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp gồm: (1 điểm)

a. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp. (1 điểm)

b. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. (1 điểm)

c. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc. (1 điểm)

d. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao. (1 điểm)

đ. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao. (1 điểm)

e. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật. (1 điểm)

f. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. (1 điểm)

Câu 7: Hãy cho biết quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương?

Trả lời:

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương được quy định tại Điều 12 Luật Viên chức như sau:

1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. (4 điểm)

2. Được hưởng tiền lương làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. (2 điểm)

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập. (2 điểm)

Câu 8: Trong hoạt động nghề nghiệp, viên chức có nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Điều 17 Luật Viên chức quy định về nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp như sau:

- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng. (1 điểm)

- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. (1 điểm)

- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền. (1 điểm)

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. (1 điểm)

- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân; có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn; không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp. (2 điểm)

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp. (1 điểm)

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (1 điểm)

Câu 9: Trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Tại Điều 34 Luật Viên chức quy định trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức như sau: (2 điểm)

- Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức. (2 điểm)

- Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng. (2 điểm)

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm. (2 điểm)

Câu 10: Hãy cho biết viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có được khen thưởng và xét nâng lương trước thời hạn không?

Trả lời:

Tại Điều 51 Luật Viên chức quy định: (1 điểm)

1. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. (5 điểm)

2. Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ. (2 điểm)



IV. CÂU HỎI KIẾN THỨC VỀ ĐOÀN THANH NIÊN VỚI PHONG TRÀO 3 TRÁCH NHIỆM

Câu 1: Hãy cho biết nội dung của phong trào Ba Trách nhiệm được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn là gì?

Trả lời: Ngày 21/10/2013, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ban hành Hướng dẫn số: 26-HD/TWĐTN về phong trào ba trách nhiệm có nội dung sau: (2 điểm)

1. Trách nhiệm với công việc. (2 điểm)

2. Trách nhiệm với nhân dân. (2 điểm)

3. Trách nhiệm với chính mình. (2 điểm)



Câu 2: Hãy cho biết nội dung thứ nhất của phong trào ba trách nhiệm được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn là gì?

Trả lời:

- Nội dung thứ nhất của phong trào ba trách nhiệm được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn là nội dung trách nhiệm với công việc. (2 điểm)

- Trách nhiệm với công việc là phải tận tâm với công việc, hoàn thành tốt công việc được cơ quan, đơn vị phân công; tích cực đề xuất các sáng kiến, giải pháp góp phần triển khai hiệu quả công việc với chất lượng tốt nhất; nghiên cứu, đề xuất cải tiến các quy trình nghiệp vụ, giảm bớt các thủ tục hành chính, góp phần rút ngắn thời gian, tiến độ giải quyết công việc; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể tại cơ quan, đơn vị. (6 điểm)



Câu 3: Hãy cho biết nội dung thứ hai của phong trào ba trách nhiệm được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn là gì?

Trả lời:

- Nội dung thứ hai của phong trào ba trách nhiệm được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn là nội dung trách nhiệm với nhân dân. (2 điểm)

- Trách nhiệm với nhân dân, cụ thể là có thái độ ân cần, hòa nhã khi làm việc với người dân; đồng cảm, chia sẻ, lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân với thái độ cầu thị; tận tâm phục vụ nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; tư vấn trung thực, giải thích kịp thời, chu đáo những thắc mắc của người dân theo yêu cầu công việc; tuyệt đối không gây phiền hà, sách nhiễu, thể hiện thái độ cửa quyền, hách dịch với nhân dân; giữ nguyên tắc công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai khi làm việc với người dân trên cơ sở các quy định của pháp luật. (6 điểm)



Câu 4: Hãy cho biết nội dung thứ ba của phong trào ba trách nhiệm được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn là gì?

Trả lời:

- Nội dung thứ ba của phong trào ba trách nhiệm được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn là nội dung trách nhiệm với chính mình. (2 điểm)

- Trách nhiệm với chính mình, cụ thể chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; tích cực rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị; giữ gìn phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có ý thức tự phê bình và phê bình; không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xã hội; tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho công việc, xã hội; xây dựng tác phong làm việc khoa học, đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ, đạt yêu cầu chất lượng. (6 điểm)



Câu 5: Hãy nêu 04 giải pháp cơ bản đầu tiên của phong trào ba trách nhiệm theo Hướng dẫn số 26-HD/TWĐTN của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã đề ra?

Trả lời: 04 giải pháp đầu tiên đó là:



Giải pháp thứ nhất: Tham mưu với lãnh đạo đơn vị khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức trẻ đăng ký tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học phục vụ công tác. (2 điểm)

Giải pháp thứ hai. Tổ chức các hội thi về chuyên môn, nghiệp vụ theo từng ngành, lĩnh vực, nghiệp vụ, chuyên môn như: Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi; Thanh niên với cải cách hành chính, Công chức trẻ với văn minh công sở...(2 điểm)

Giải pháp thứ ba. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, báo cáo chuyên đề, diễn đàn gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, đơn vị. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức trẻ. (2 điểm)

Giải pháp thứ tư. Xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực người cán bộ, công chức, viên chức trẻ trong thời kỳ mới phù hợp với đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị. (2 điểm)

Câu 6: Hãy nêu 3 giải pháp (thứ 5, 6, 7) của phong trào ba trách nhiệm theo Hướng dẫn số 26-HD/TWĐTN của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã đề ra?

Giải pháp thứ 5: Tham mưu lãnh đạo đơn vị tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ đoàn viên, thanh niên nghiên cứu khoa học. Khuyến khích đoàn viên, thanh niên đảm nhận các đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng các chuyên đề trong từng lĩnh vực; đăng ký thực hiện các công trình, phần việc thanh niên gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của ngành, cơ quan, đơn vị; nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, phương pháp quản lý, cải cách thủ tục hành chính trong triển khai nhiệm vụ được giao. (4 điểm)

Giải pháp thứ 6: Tổ chức các đợt thi đua cao điểm trong triển khai công việc, tạo động lực để đoàn viên, thanh niên phát huy khả năng sáng tạo, đề xuất các sáng kiến cải tiến quy trình làm việc, rút ngắn thời gian triển khai và nâng cao chất lượng công việc; hiến kế các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, hiệu quả hoạt động các phong trào Đoàn, Hội tại đơn vị. (2 điểm)

Giải pháp thứ 7: Thành lập, duy trì các câu lạc bộ cán bộ trẻ, câu lạc bộ khoa học trẻ... phù hợp với nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị. (2 điểm)

Câu 7: Hãy nêu 04 giải pháp cơ bản cuối cùng của phong trào ba trách nhiệm theo Hướng dẫn số 26-HD/TWĐTN của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã đề ra?

Trả lời: 04 giải pháp cuối cùng của phong trào ba trách nhiệm đó là:

Giải pháp thứ 8. Đẩy mạnh cuộc vận động “Nụ cười công chức”; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng công sở văn minh, sạch, đẹp. (2 điểm)

Giải pháp thứ 9. Tổ chức các “Ngày thứ bảy tình nguyện” giải quyết các thủ tục hành chính tồn đọng, tư vấn pháp luật cho người dân. (2 điểm)

Giải pháp thứ 10. Xây dựng giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi”, trong đó xác định việc triển khai phong trào “Ba trách nhiệm” là một trong những tiêu chí trọng tâm để đánh giá, bình chọn giải thưởng. (2 điểm)

Giải pháp thứ 11. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức trẻ trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu ở cơ quan, đơn vị. (2 điểm)

Câu 8: Đ/c hãy cho biết mục đích, yêu cầu của phong trào ba trách nhiệm mà Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đề ra là gì?

Trả lời: Tạo môi trường để đoàn viên, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu, rèn luyện; phát huy vai trò, trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ năng động, sáng tạo, giỏi nghề, trong sạch, yêu nước; phát huy trí tuệ tập thể, xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong việc đảm nhận những việc khó, việc mới, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển; triển khai phong trào một cách hiệu quả, thiết thực tới đoàn viên, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức. (8 điểm)

Câu 9: Hãy nêu nội dung trách nhiệm với công việc trong phong trào ba trách nhiệm đã được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề ra ?

Trả lời: Nội dung trách nhiệm với công việc trong phong trào ba trách nhiệm đã được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề ra đó là: Tận tâm, hết lòng với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được cơ quan, đơn vị phân công; tích cực đề xuất các sáng kiến, giải pháp góp phần triển khai hiệu quả công việc với chất lượng tốt nhất; đề xuất, nghiên cứu các quy trình nghiệp vụ, giảm bớt các thủ tục hành chính góp phần rút ngắn thời gian, tiến độ trong việc giải quyết các công việc; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể tại cơ quan, đơn vị tổ chức.

(8 điểm)

Câu 10: Hãy nêu nội dung trách nhiệm với nhân dân và trách nhiệm với chính mình trong phong trào ba trách nhiệm đã được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề ra ?

Trả lời: Nội dung trách nhiệm với nhân dân và trách nhiệm với chính mình trong phong trào ba trách nhiệm đã được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đề ra đó là:

Thứ nhất: Trách nhiệm với nhân dân: Có thái độ ân cần, hòa nhã khi làm việc với người dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân với thái độ cầu thị; tận tâm phục vụ nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; tư vấn trung thực, giải thích kịp thời những thắc mắc của người dân; tuyệt đối không gây phiền hà, sách nhiễu, có thái độ cửa quyền, hách dịch với nhân dân; giữ nguyên tắc khách quan, bình đẳng, công khai khi làm việc với người dân trên cơ sở các quy định của pháp luật. (4 điểm)

Thứ hai: Trách nhiệm với chính mình: chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; tích cực rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị; giữ gìn phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; có ý thức tự phê bình và phê bình; không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xã hội; tích cực nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho công việc và xã hội; xây dựng tác phong làm việc khoa học, đảm bảo thực hiện công việc đúng tiến độ, đạt chất lượng cao. (4 điểm)


Phần thứ hai

PHẦN THI TRẮC NGHIỆM
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Câu 1: Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính được xây dựng dựa trên căn cứ nào?

A. Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Lựa chọn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.

B. Lựa chọn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.

C. Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.

D. Theo sự quyết định và thống nhất của các kỳ họp Đại biểu Quốc hội, lựa chọn của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính.



Câu 2: Thủ tục hành chính là gì ?

A. Trình tự, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ do cơ quan nhà nước, quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

B. TTHC là hồ sơ, giấy tờ mà người dân cần phải nộp cho cơ quan chính quyền khi cần đến để giải quyết công việc về hành chính.

C. TTHC là hồ sơ, thời hạn giải quyết và yêu cầu điều kiện do cơ quan nhà nước quy định để giải quyết công việc cụ thể liên quan đến người dân.



D. Trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Câu 3: Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung gì?

A. Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

B. Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2007 -2010

C. Ban hành Quy định về phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc việc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp;

D. Cả 3 đều đúng



Каталог: upload -> document
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
document -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
document -> VĂn phòng luật sư V. L. C
document -> HỢP ĐỒng tặng cho tài sảN

tải về 217.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương