Anh Pearry vừa chia sẻ Lời Chúa cho chúng ta, một Sứ điệp thật khuấy động. Thật đúng là chúng ta đã giới hạn Đức Chúa Trời, thời gian và sự vĩnh cửu của Ngài. Không thể như thế được



tải về 83.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích83.16 Kb.
#5116


Tiệc Thánh
Sứ điệp này được dịch từ băng ghi âm số 65-1212 “Communion”, dài 33 phút, giảng vào tối Chúa Nhật ngày 12/12/1965, bởi Anh (Mục sư) Brother William Marrion Branham, tại Nhà thờ Đền Tạm Tucson (Tucson Tabernacle), Tucson, Arizona, USA. (Bản dịch tiếng Việt đã duyệt lần thứ 6b, ngày 6/11/2011 - Vietnamese Translation, Revision 6b)
1 Anh Pearry vừa chia sẻ Lời Chúa cho chúng ta, một Sứ điệp thật khuấy động. Thật đúng là chúng ta đã giới hạn Đức Chúa Trời, thời gian và sự vĩnh cửu của Ngài. Không thể như thế được. Vì vậy tối nay chúng ta đối diện với một việc khác, đó là Tiệc thánh.

2 Tôi đã chờ đợi 3 năm để được đến một Hội thánh [mới thành lập] tại Tucson, nhưng bây giờ nó ở đây. Vì thế tôi cảm tạ Chúa, Ngài để chúng ta chờ đợi cho tới khi chúng ta có thể nhận thức sâu sắc với lòng biết ơn lúc nầy.

3 Giờ đây, tôi có một điều muốn chia sẻ trước khi chúng ta dự Tiệc thánh. Đó là tôi nghĩ rằng chúng ta đã đủ kinh nghiệm sống để dâng sự hiện hữu của mình cho Chúa. Chúng ta nên thật sự dâng mọi sự mình có cho Đức Chúa Trời. Chúng ta nên thật sự hầu việc Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng Chúa đã trực tiếp chúc phước cho chúng ta qua Lời Kinh thánh. Như Anh Pearry đã chia sẻ lúc nãy, chúng ta đang ở vào thời kỳ cuối cùng. Chúng ta không ở trong sự tăm tối vì chúng ta đã đến đây và ở đây.

4 Chúng ta cũng có thể nhìn chung quanh và thấy cách mà tâm trí con người đang rời xa họ. Chúng ta không thể ở quá lâu, chúng ta đang ở trong một nhà thương điên hoàn toàn. Hầu như cả thế giới nầy sẽ như vậy, vì chúng ta đang ở vào thời đại cuối cùng.

5 Vậy thì, như Anh Pearry đã kết luận, những điều này rất đúng, nếu đúng vậy thì chúng không phải là sự hoang đường. Chúng không phải chỉ là điều tưởng tượng ra mà chính là ơn phước Chúa ban cho chúng ta trực tiếp qua Lời Ngài và được bày tỏ công khai cho chúng ta thấy ở đây. Chúng ta không biết lúc nầy bao lâu, bởi vì chúng ta lại nhìn xem đồng hồ mấy giờ rồi. Nhưng chúng - chúng ta biết mình đang hiện hữu với thời gian. Tôi đã tự hỏi có phải Thượng Đế là thời gian không...

6 Có người phân tích một chút về thời gian và bảo rằng Đức Chúa Trời kiên nhẫn chịu đựng theo sự nhân từ Ngài... Có chăng Chúa chia thời gian ra từng phần, 1.000 năm như một ngày. Vì thế nếu một người sống 70 năm chỉ là vài phút với Chúa. 40 năm chỉ là cái nháy mắt của Ngài. Mọi vật thật nhanh chóng biết bao. Nếu thời gian được chia ra thì Chúa không có thời gian. Vậy Ngài thật sự là Đấng Vĩnh cửu.

7 Tôi nghĩ Sa-ra ở phía sau đó... hay, không phải, Giô-sép, con trai nhỏ của tôi một đêm đã hỏi tôi và Anh Pearry; Nó nói, “Ba ơi, Thượng Đế từ đâu mà có? Ngài bắt đầu hiện diện khi nào? Ngài phải có sự bắt đầu chứ, phải không? Ngài không có sự khởi đầu à?”

8 Tôi trả lời, “Không. Bất cứ điều gì có sự khởi đầu thì cũng có sự kết thúc, nhưng Chúa không có sự khởi đầu và cũng không có kết thúc.” Đương nhiên với cậu bé 10 tuổi thì điều đó khó hiểu, và làm sao nó có thể nhận biết điều gì mà không bao giờ có sự khởi đầu. Không những nó mà chính tôi cũng thế. Đối với tất cả chúng ta, vũ trụ nầy bắt đầu như thế nào, đó quả là một liều thuốc đắng.

9 Bây giờ chúng ta tập trung xem xét một điều thật Thiêng liêng ở đây.

10 Cách đây vài ngày, tôi được một số Cơ-đốc nhân lịch sự mời đến, những người này không bao giờ dự Tiệc thánh, và họ hiểu chúng ta dự Tiệc thánh theo nghĩa đen. Họ dự có tính cách “Thông công Thuộc linh.” Và “Sự Thông công”, như tôi đã nói, bởi vì tạo nên “giao tiếp”, là “sự đối thoại” (trò chuyện với nhau). Và người anh em ấy đưa cho tôi Lời Kinh thánh nầy đã nói, “Anh Branham, anh không nghĩ vậy thì...”

11 Lý do khiến tôi nói điều này... Được không Anh Pearry? [Anh Pearry trả lời, “Được.” - Biên tập] Đấy, lý do tôi nói điều này, để anh em sẽ hiểu khi chúng ta dự “Tiệc Thông công”, chúng ta phải biết mình đang làm gì. Anh em đừng... Nếu chúng ta bước đi mù quáng, chúng ta không biết mình đang ở đâu, và làm gì. Ngay cả sự tự tin của chúng ta cũng không có nếu chúng ta không biết mình đang làm gì. Nhưng anh em phải hiểu mình đang làm gì và tại sao mình làm.

12 Người đó nói, “Nếu chúng tôi đã tiếp nhận Lời Chúa rồi thì không phải đang nhận Thân thể Chúa sao?”

13 Tôi trả lời, “Thưa anh, điều đó đúng.” Nhưng chúng ta cũng đọc thấy ở đây họ thực sự... Sứ đồ Phao-lô đã dạy phải dự Tiệc thánh theo nghĩa đen. Chúa Jêsus Phán, “Hãy làm điều nầy để nhớ đến Ta.”Khi anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy thì rao sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến.” Nào, chúng ta cùng dự.

14 Chúng ta biết Phao-lô đã ban Tiệc thánh trong Hội thánh, ông là Tiên tri của Tân ước. Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng, Mác, Lu-ca đã chép lại những việc Chúa Jêsus đã làm, như những nhà sao chép. Nhưng Sứ đồ Phao-lô đã sắp xếp lại cho có trật tự. Ông là Tiên tri của thời Tân ước. Như Môi-se đi vào đồng vắng nhận sự khải thị để viết Ngũ Kinh, 5 sách đầu tiên trong Kinh thánh, thì Phao-lô cũng đã vào đồng vắng nhận sự khải thị của Chúa để lập trật tự Hội thánh thời Tân ước và xếp loại nó theo Cựu ước.

15 Dưới thời Cựu ước người ta dâng chiên con làm của Lễ Chuộc tội, dân Y-sơ-ra-ên giữ lễ như vậy. Nó được dùng khi đi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, họ giữ lễ qua nhiều thời đại. Nếu luật pháp là hình bóng những gì sẽ đến...

16 Vậy thì, tôi nghĩ Tiệc thánh (hay điều chúng ta gọi là “Communion” hiện giờ) đó là “Sự Thông công” qua “Bữa ăn cuối cùng của Chúa Jêsus.”

17 Ngày nay chúng ta chỉ có 3 Nghi lễ Thiêng liêng theo nghĩa đen: Đó là, Lễ Tiệc thánh, Lễ Rửa chơn, Lễ Báp-têm bằng nước. Chỉ có 3 Nghi lễ đó thôi. 3 Nghi lễ đó là sự hoàn chỉnh. Chúng ta chỉ có 3 Nghi lễ đó thôi. Chúng ta biết rằng đó là vấn đề Phao-lô đưa ra trong thời Tân ước.

Vì vậy, nếu chúng ta nói, “Tiệc thánh chỉ là tiếp nhận Lời Chúa,” tôi không tin rằng ai cũng có quyền dự Tiệc thánh trừ phi người đó nhận Lời Chúa bằng tấm lòng. Bởi vì tôi sẽ... Tôi sẽ đọc cho anh em thấy trong chốc lát. Bây giờ, để ý. Thế thì tại sao chúng ta...

Cũng trên nguyên tắc đó, chúng ta có thể hoàn tòan thông cảm với (absolutely justify) [Giáo hội] Đội Cứu Thế Quân [không?] vì họ không tin bất kỳ hình thức báp-têm bằng nước nào và nói, “Chúng tôi không cần làm phép báp-têm bằng nước.” Này, nếu chúng ta không cần phép báp-têm bằng nước, tại sao chúng ta chịu phép báp-têm? “Nước không rửa được tội. Chỉ có huyết của Chúa Jêsus mới cứu được chúng ta.”

Tôi đồng ý điều đó. Đúng thế. Huyết Chúa Jêsus mới cứu được chúng ta, nước thì không. Nhưng chúng ta phải làm phép báp-têm bằng nước như một cảm xúc bày tỏ ra bên ngoài của công việc ân điển bên trong đã hoàn tất. Vì vậy chúng ta phải “giữ sự Thông công” [dự Tiệc thánh].



21 Khi chúng ta tiếp nhận Chúa, Của lễ Hi sinh của chúng ta, vào trong chúng ta như là một vấn đề tái sinh thuộc linh trong chúng ta, được mang lấy Thân thể Thiêng liêng với Ngài và sống bằng Lời Chúa; Chúng ta cũng phải giữ nó vì đó là một mạng lệnh, “Các ngươi hãy ăn năn và chịu báp-têm nhơn Danh Jêsus Christ để được tha tội lỗi mình.”

Phao-lô dạy, “Tôi đã nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền cho anh em. Ấy là trong đêm Chúa Jêsus bị nộp, Ngài lấy bánh tạ ơn rồi bẻ ra mà trao cho các môn đồ và Phán, ‘Hãy làm điều này để nhớ đến Ta.’ Ấy vậy, khi anh em ăn bánh uống chén, thì rao truyền sự chết của Ngài cho đến lúc Ngài đến.” Vậy thì chúng ta thấy rằng, trong điều đó, dân sự đến...



23 Người anh em yêu quý nầy, một anh em rất yêu quí, đã đến nói với tôi rằng, “Tôi không bao giờ dự Tiệc thánh, Anh Branham à, tôi không hiểu điều đó có ý nghĩa gì. Tôi được dạy khác."

Tôi trả lời, “Hãy nhớ rằng Phao-lô đặt nền tảng cho Hội thánh Đấng Christ đầu tiên. Các Sứ đồ đã đi từ Hội thánh nầy đến Hội thánh khác, từ nhà nầy đến nhà khác bẻ bánh với tấm lòng đơn sơ. Ông đã đem phép báp-têm bằng nước và lễ Tiệc thánh vào Hội thánh. Trong Ga-la-ti 1:8, Phao-lô dạy, ‘Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc Thiên sứ trên trời, truyền cho anh em tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị nguyền rủa.’ Điều đó đồng nghĩa với việc chịu phép báp-têm bằng nước của Giăng phải được làm phép báp-têm lại trong Danh Đức Chúa Jêsus Christ.”

Như vậy, có 3 điều mà chúng ta phải làm như sự tượng trưng: Lễ Tiệc thánh, Lễ Báp-têm bằng nước, và Lễ Rửa chơn.

26 Những người thuộc Cứu Thế Quân cũng nói rằng tên cướp khi chết chưa được làm phép báp-têm nhưng Chúa Jêsus cũng cho anh vào Thiên đàng. Đúng vậy. Nhưng anh em thấy anh ta tin Chúa ngay đúng giờ chết. Đó là cơ hội duy nhất của anh ta. Anh ta là tên cướp không thể so sánh với trường hợp khác. Ngay lúc thấy Sự Sáng, anh ta tiếp nhận ngay. “Lạy Chúa, khi Ngài về trời, xin nhớ đến tôi.” Chúa đã nhận anh ta. Đúng thế.

Nhưng với anh em và tôi là những người biết chúng ta nên chịu phép báp-têm mà lại từ chối làm điều đó, thì đó là việc giữa anh em và Đức Chúa Trời. Tiệc thánh cũng đồng thể ấy!

Khi chúng ta nhận lễ Tiệc thánh, không phải chỉ việc nói, “Tôi ăn bánh uống chén nầy vì tôi tin mình là một Cơ-đốc nhân.” Nhưng chúng ta hãy để ý, Kinh thánh dạy, “Nếu người nào ăn bánh và uống chén một cách không xứng đáng thì sẽ mắc tội với Thân và Huyết Chúa.” Chúng ta phải sống một cuộc đời ngay thật trước mặt Chúa và mọi người, để tỏ cho thấy rằng anh em -- anh em chân thành.

29 Bây giờ, lâu hơn một chút. Trong thời Cựu ước, khi của Lễ Chuộc tội là một mệnh lệnh... Như thế phép báp-têm bằng nước cũng là một mệnh lệnh; Lễ Tiệc thánh cũng là mệnh lệnh; Lễ Rửa chơn cũng là mệnh lệnh. “Phước cho người nghe và làm theo các điều răn dạy của Ngài, giữ tất cả các luật lệ Ngài, tất cả các điều răn Ngài, người đó có quyền hưởng Cây Sự Sống.”

30 Nào, để ý trong việc nầy, thời Cựu ước khi một người phạm tội lần đầu, người đó mang con chiên, hay bò đực đến Đền thờ làm của Lễ Chuộc tội với tấm lòng ăn năn và dâng của lễ với tấm lòng thành thật giữ theo điều răn của Đức Chúa Trời.

Người ấy đặt tay lên của lễ thú nhận tội lỗi và thầy tế lễ đặt tội lỗi người đó lên con vật. Sau đó con chiên, con chiên bị giết và chết thế cho anh ta. Khi người có tội đặt tay lên con vật để giết, nó phản kháng rồi máu chảy ra văng khắp người đó, con vật rên rỉ rồi chết. Như thế, anh ta đã nhận biết mình đã phạm tội và có điều gì đó đã chết thay anh. Vì vậy anh ta dâng sự chết của con chiên thế cho sự chết của mình. Con chiên đã chết thay anh. Lúc ấy anh ta nhận thức tội lỗi mình và ăn năn hết lòng.



32 Cuối cùng việc này cứ tái diễn hoài và trở nên một truyền thống. Mạng lệnh của Đức Chúa Trời trở nên truyền thống của loài người. Và rồi người phạm tội lại đến Đền thờ. Nào, chúng ta hãy xem. Bây giờ điều đó được thực hiện một cách vô ý thức. Anh ta cứ tái phạm và nói, “Tôi đã phạm tội. Tôi sẽ dâng của lễ tốt hơn. Lạy Chúa, con bò cái mập của tôi đây.” Thế thì không có sự thành thật và hối lỗi khi dâng của lễ.

Chúng ta không muốn có “Sự Thông công” kiểu đó. Đó là điều tương tự như khi chúng ta đến bàn tiệc của Chúa.



34 Ê-sai 35... Không, tôi xin lỗi, Ê-sai 60... Chúng ta hãy coi trở lại. Tôi - tôi nghĩ là Ê-sai 28, chúng ta thấy điều nầy ở đây. Tôi tin chắc đúng là chương đó. Chúa trách, “Vì với họ, phải giềng mối thêm giềng mối, hàng thêm hàng, một chút chỗ này, một chút chỗ kia. Vậy nên Ta sẽ dùng môi lạ lưỡi khác mà Phán cùng dân này. Đây là Nơi Yên Nghỉ.”

Ngài Phán, “Thầy Tế lễ mửa ra đầy bàn tiệc, chẳng có chỗ nào sạch.” “Vậy, Ta sẽ dạy khôn cho ai và khiến ai hiểu Sự Dạy dỗ mình.” Đó là Lời Chúa trong Ê-sai 28. “Ta sẽ khiến ai hiểu Sự Dạy dỗ mình.” Đấy, “các bàn tiệc.”



36 Giờ đây chúng ta tìm thấy ngày hôm nay vấn đề rất quan trọng này khi chúng ta sắp dự Tiệc thánh để tưởng nhớ đến sự chết và Thân thể Chúa mà chúng ta tin điều đó chúng ta ăn hằng ngày, hay chỉ qua việc ăn như anh em chúng ta đã rao giảng cho chúng ta. Nắm vững Lời Chúa, chúng ta tin hết lòng. Lời Chúa bày tỏ và minh chứng trong đời sống chúng ta; Chúng ta cảm thấy Lời trong đời sống của mình. Chúng ta phải đến với điều này với một nhận thức sâu sắc về những gì chúng ta làm, chứ không phải chỉ như một truyền thống.

37 Nhiều khi chúng ta đi Nhà thờ, nhiều người ăn bánh, uống chén ở bàn Tiệc thánh rồi ra về lại hút thuốc, uống rượu cùng mọi thứ khác, bởi vì họ là thành viên của Giáo hội đến dự Tiệc của Chúa. Ồ, đó là sự hôi thối trước mặt Chúa.

38 Dâng của lễ như vậy, Chúa Phán, “Ngày lễ và của lễ các ngươi lấy làm gớm ghiếc cho lỗ mũi của Ta.” Tuy Ngài ra lệnh cho họ dâng của lễ, nhưng cách dâng của họ trở nên hôi thối đối với lỗ mũi Đức Chúa Trời (His nostrils), Ngài Phán, “Thôi đừng dâng của lễ chay vô ích cho Ta nữa,” ngay chính với của lễ mà Ngài đã ra lệnh.

39 Đó là cách chúng ta nhận lãnh Lời của Đức Chúa Trời; Quá nhiều cái gọi là Cơ-đốc nhân ngày nay tiếp nhận Lời Chúa như vậy. Chúng ta đứng lên đây dạy Lời Chúa, “Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi,” và dạy rằng Ngài là Đấng Thành Tín, Ngài đã Hứa thì Ngài sẽ làm, nhưng trong lòng lại chẳng tin, sự thờ phượng Sô-đôm của chúng ta trở nên mùi hôi trước mặt Chúa. Ngài sẽ không nhận chút nào. Đó là nguyên nhân bởi thói quen truyền thống của chúng ta!

40 Chúng ta đừng dự Tiệc thánh theo lễ nghi truyền thống. Chúng ta phải dự Tiệc thánh vì yêu Chúa và giữ điều răn Ngài. Đó là những gì cần phải có.

41 Vì vậy, nếu anh em không có sự chân thành, thì đó chỉ là làm theo truyền thống, “Ồ, Giáo hội chúng tôi dự Tiệc thánh mỗi Chúa nhật, mỗi tháng một lần, mỗi năm 2 lần,” và anh em đi lên nói, “Ồ, đó là thì giờ của tôi” và rồi dự Tiệc thánh, ồ, nó chỉ là mùi hôi thối đối với Đức Chúa Trời. Nó chỉ là truyền thống.

42 Thậm chí giống như bất cứ điều gì khác, anh em phải chân thành. Chúa muốn bề sâu tấm lòng chúng ta. Chính Đức Chúa Trời cho chúng ta sự sống ở thế gian nầy là Đấng anh em đang hầu việc.

43 Anh em đang làm điều nầy bởi vì Ngài đã Phán vậy, bởi vì đó là mạng lệnh của Ngài. Chúng ta cần đến với Chúa bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc và thành thật bởi ân điển mà chúng ta được cứu. Chúng ta yêu Chúa và cảm biết Sự Hiện Diện của Ngài và thấy đời sống chúng ta được đổi mới. Cả đời sống chúng ta được thay đổi. Chúng ta là con người khác. Chúng ta không sống và suy nghĩ như trước nữa.

44 Giống như quyển Sách ở đây, và điểm mà chúng ta đang bàn, Kinh thánh là quyển Sách Hai trong Một, Sách Sự Sống. Sách đầu tiên về Sự Sống xuất hiện, là khi anh em được sanh ra, đó là sự sanh ra xác thịt của anh em. Nhưng rồi đến một lúc, có một hạt nhỏ bé Sự Sống như tôi đã giải thích với một số chị em trẻ tuổi ở nhà chiều nay. Xem đấy, hạt giống nhỏ của Sự Sống đang nằm đó mà anh em có thể tự hỏi, “Nó từ đâu đến? Những vật lạ nầy là gì?”

45 Tôi đang nói điều nầy, nói cho chính mình, như anh em sẽ nói, “William Branham cách đây 40 năm và William Branham bây giờ là một tối nay.” Và một người nào đó gặp tôi trước đây sẽ nói, “William Branham à? Hắn là gã côn đồ có hạng.” Bởi vì trước đây tôi được Charles và Ella Branham sanh ra. Trong bản chất của họ, tôi là một tội nhân; Tôi đã đến thế gian, mang bản chất xác thịt như bao nhiêu người khác, một kẻ nói dối và có nhiều thói hư tật xấu. Nhưng bây giờ tôi đã trút bỏ những thói hư tật xấu đó mà mang một Bản tính mới, có Chúa cư ngụ ngay trong tôi. Cũng một thân xác này mang 2 bản tính: Bản tính xác thịt với những ham muốn và kiêu ngạo của thế gian và bản tính Thiêng liêng, được định sẵn trong đó bởi Đức Chúa Trời. Trong cùng một thân nầy có 2 bản chất ở trong đó.

46 Ồ, tôi đã chỉ phục vụ cho người khác. Từ một em bé gọi, “Ba, ba.” Trước tiên bạn biết, tôi lớn lên trở thành người nói dối, tội lỗi như những người tội lỗi khác, bởi vì tôi lớn lên theo cách đó. Nhưng có một hạt của Sự Sống trong suốt thời gian ấy.

47 Tôi còn nhớ khi còn là một cậu bé... (Tôi hi vọng không giữ quí vị quá lâu. Nhưng biết... ) Tôi thường ngồi ở bờ sông vào ban đêm và nhìn khắp nơi. Cha mẹ tôi giờ đây đã qua đời về nơi yên nghỉ. Lúc đó gia đình tôi chưa tin Chúa, không có chút Cơ-đốc giáo nào trong nhà tôi hết. Cha mẹ tôi thường uống rượu, tiệc tùng suốt đêm khiến tôi phát ốm. Tôi đã lấy đèn lồng và dắt theo con chó vào trong rừng ở lại đó cả đêm. Vào mùa đông, tôi có thể đi săn cho tới khi tiệc tàn, có lẽ đến khi trời sáng. Về đến nhà, nếu tiệc chưa tàn, tôi leo lên mái nhà và ngủ, chờ cho trời sáng.

Lúc đó tôi nghĩ về cách như thế nào, rồi ở ngoài đó trong thời gian mùa hè, lấy những que củi làm hàng rào chắn gió, ở đó nếu trời mưa, tôi nằm đó câu cá với con chó già của mình, tôi nói, “Nhìn đây. Mi biết đó, mùa xuân vừa rồi ta đã cắm trại ở ngay tại đây một đêm;” Tôi nhóm lửa ở đây khi chờ con chó của mình đến cái cây, và tôi đã đốt lửa tại đây. Mùa đông mặt đất đóng băng dày 5 phân Tây (in-sơ). Nhìn những bông hoa nhỏ tôi tự hỏi, “Ngươi từ đâu đến? Ai đã đến và trồng ngươi? Trời giá lạnh, mọi vật đều đóng băng, ta nhóm lửa ở đây. Ngoài không khí băng giá, còn có sức nóng của một khúc gỗ lớn già ta đã đốt lên ở đây. Tuy nhiên ngươi ở đây và sống. Ngươi đến từ đâu?”



49 Điều đó nghĩa là gì? Có một William Branham khác. Một hạt nhỏ của Sự Sống Đời đời ở dưới đấy, từ gen của Đức Chúa Trời là Lời Chúa được đặt vào con người tôi. Mỗi một anh em có thể nghĩ về những việc tương tự. Nó đang hoạt động.

Rồi tôi nhìn cây cối và nghĩ, “Hỡi chiếc lá, ta đã thấy ngươi rụng năm ngoái, ngươi đến từ đâu? Điều gì khiến ngươi lại trở về?” Đó chính là Sự sống, Sự Sống Đời đời đang làm việc trong con người chúng ta.



51 Một ngày kia đang đi bộ tôi chợt nghe tiếng Phán, “Đừng hút thuốc, uống rượu nữa.” Không chơi bời với những con người đó, tôi bắt đầu lớn hơn. Một Điều gì hành động trong tôi.

52 Nhưng lập tức tôi ngước lên, và nói, “Con không phải là con của Charles và Ella Branham. Đó là Điều gì đó đang kêu gọi.” Giống như đại bàng nhỏ của tôi, “Tôi không phải là gà con nữa. Có Điều gì đó ở nơi xa kia, nơi nào đó. Ô, Tiếng của Đức Giê-hô-va cực đại gọi tôi, cho dù Ngài là ai, xin mở ra cho tôi thấy điều đó. Tôi muốn đến nhà. Có Điều gì đó trong tôi đang kêu gọi.”

53 Rồi tôi được tái sinh. Mạch Sự Sống đó đang nằm đấy; Sự sống của nước ở trong tôi tuôn ra và tăng dần. Bấy giờ cuộc sống cũ được tha thứ và nhận chìm trong biển quên lãng của Đức Chúa Trời, Ngài không còn nhớ đến nữa. Giờ đây chúng ta được xưng công nghĩa, dường như chưa từng phạm tội trước Sự Hiện Diện của Đức Chúa Trời.

54 Thế thì khi chúng ta đến dự Tiệc thánh, chúng ta phải bày tỏ sự kỉnh kiền, tình yêu và lòng tôn kính, nhận thức sự hiện diện Chúa chúng ta sẽ ở đâu nếu không phải vì Ngài. Nhìn xem nó sẽ...

55 Cho nên tôi nghĩ trong việc Phao-lô nói điều nầy, “Vậy thì khi anh em nhóm nhau lại để ăn bánh, hãy chờ đợi nhau.” Nói cách khác, chỉ chờ đợi nhau vài phút để cầu nguyện, xét lại chính mình. Nếu chúng ta thấy anh em mình có điều gì sai trái thì cũng nên cầu nguyện cho họ. Đấy, “hãy chờ đợi nhau,” chỉ một phút, cầu nguyện. Nếu có cảm giác nào giữa anh em và điều gì đó, đừng - đừng làm thế, trước tiên chúng ta cần phải có là tấm lòng đúng đắn. Hãy đi giải quyết điều đó trước tiên, bởi vì chúng ta muốn đến đây với tư tưởng hết sức trong sạch, tinh khiết về người khác và đối với Chúa cùng anh em mình, rồi thì chúng ta mới có thể dự Tiệc thánh với nhau.

56 Chúng ta làm điều nầy bởi vì chúng ta đang dâng sự tạ ơn cho Ngài và giữa anh em với nhau, ăn bánh với nhau, uống rượu nho với nhau, như Huyết và Thịt của Ngài.

Nếu các ngươi không ăn Thịt và uống Huyết của Con Người thì các ngươi không có Sự Sống Đời đời trong các ngươi đâu.” Anh em thấy đó, đó là điều Lời Chúa đã Phán. Nếu anh em không làm điều đó, thì anh em không có Sự Sống. Anh em hiểu không? Thế thì anh em ít nhiều, đang tỏ cho thấy mình xấu hổ chứng minh chính mình như là một Cơ-đốc nhân, bởi vì anh em đang sống như thế. Và thế thì điều nầy tỏ cho thấy thật sự rõ ràng. Vậy nếu anh em không làm thế, anh em không có Sự Sống. Nếu chúng ta dự Tiệc thánh cách không xứng đáng thì sẽ mắc tội với Thân thể Chúa.



58 Việc làm phép báp-têm bằng nước cũng vậy. Nếu chúng ta nói, “Chúng tôi tin Chúa Jêsus Chrrist; Ngài đã cứu tôi khỏi tội, và chúng tôi chịu phép báp-têm nhơn Danh Chúa Jêsus là đủ rồi,” tại sao chúng ta lại ở trong tình trạng mất ân điển mà ra mắt Chúa? Nếu chúng ta làm điều sai trái thì chúng ta phải trả giá cho việc đó. Và một điều khác nữa, khi chúng ta làm như thế là đang cố gắng đi theo ý riêng mình, và làm cho khác đi.

59 Đó là sự rắc rối của chúng ta ngày nay. Những gì mà tôi đang chia sẻ ở đây là ‘chúng ta,’ tôi, và Hội thánh mà tôi đang giảng trong những giờ phút cuối cùng nầy, mà chúng ta tin chúng ta đang ở trong thì giờ kết thúc. Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một Sứ điệp. Đó là mạng lệnh của Ngài. Đó là sự minh chứng của Chúa; Nó tỏ cho thấy về Đức Chúa Trời. Giờ đây, chúng ta phải đến với Ngài bằng sự kỉnh kiền, yêu thương và sự trong sạch của tấm lòng, tâm trí và linh hồn.

60 Giờ đến là khi Đức Thánh Linh ngự giữa chúng ta sẽ bày tỏ ra như Ngài đã tỏ về Sa-phi-ra và A-na-nia cho Phi-e-rơ biết. Chúng ta nên nhớ rằng giờ đang đến. Và chúng ta... Bây giờ, anh em cứ nhớ rằng Chúa đang ngự giữa dân sự Ngài. Đó là những gì Ngài muốn làm lúc nầy.

Chúng ta có thể nhận Sứ điệp này như khi chúng ta nói... Nếu tôi còn là thanh niên đang tìm một người vợ, tôi nói, “Cô ấy thật là tuyệt. Cô ấy là Cơ-đốc nhân. Cô ấy là một người quí phái. Cô ấy có tất cả điều nầy; Tôi phải tin tưởng cô ấy.” Cho dù tôi tin tưởng và nghĩ tốt đẹp về cô ấy đến đâu đi nữa, thì tôi phải chấp nhận cô ấy và cô ấy phải chấp nhận tôi như đã hứa nguyện.

Chúng ta thấy Sứ điệp của Chúa qua Kinh thánh cũng như vậy. Chúng ta thấy Nó đúng. Chúng ta thấy Chúa chứng minh Lời Chúa hoàn toàn đúng. Năm này qua năm khác tiếp nối nhau, mọi sự xảy ra chính xác như Ngài đã Phán. Chúng ta biết Lời Chúa đúng nhưng không làm theo quan điểm có ý thức. Nếu có thì chỉ thực hiện như một tôn giáo cũ kỹ. Chúa không muốn chúng ta có một tôn giáo hạng 2. Một cái gì của người khác mà chúng ta hưởng lại và chúng ta sống không đúng với sự làm chứng của họ.

63 Tôi tin chính Chúa Jêsus đã Phán với Phi-lát một điều gì đó, một lời mà tôi nghĩ Ngài đã Phán ở đó cách đây một lát, “Ai nói cho ngươi biết điều đó?” Hay “Nó có được tỏ cho người biết không? Ngươi nói điều đó tự ý mình, hay là có người đã nói điều đó với ngươi về Ta?” Tôi không biết điều này có ý nghĩa gì trong một thời gian dài. Nhưng, “Làm sao ngươi để ý... Ai đã bày tỏ điều nầy cho ngươi?” Gần như Chúa muốn nói Ngài là Con Đức Chúa Trời. “Ai đã tỏ điều đó cho ngươi? Người nào đã nói với ngươi điều đó?” Khi Chúa Phán, “Nếu không phải chính Cha trên trời mặc khải thì không ai hiểu và biết được. Làm sao ngươi học biết điều đó, nghe qua người khác hay đó là sự khải thị hoàn toàn từ Đức Chúa Trời?”

Tiệc thánh này có phải chỉ là việc đứng lên nhận bánh và chén theo thứ tự, nói, “Ồ, phần còn lại là nhận lấy điều nầy, tôi cũng sẽ nhận chứ?” Tiệc thánh là một sự khải thị rằng tôi là một phần của Chúa và là một phần của anh em. Tôi yêu Ngài và yêu anh em, chúng ta đang dự Tiệc thánh với nhau như sự biểu hiện về tình yêu của mình dành cho Đức Chúa Trời, tình yêu thương và “Sự Thông công” của chúng ta với nhau.



65 Bây giờ, tôi muốn đọc vài câu Kinh thánh. Tôi đoán... Cách mà Anh Perry mong muốn ngày hôm nay. Tôi muốn anh em đọc với tôi, nếu anh em có Kinh thánh. Mời quí vị cùng đọc với tôi trong I Cô-rinh-tô 11, bắt đầu từ câu 23.

Thế thì cũng ở Đền tạm của chúng ta, chúng ta cũng luôn luôn cử hành lễ Tiệc thánh và lễ Rửa chơn vì chúng luôn đi đôi với nhau. Tôi được một anh em thông báo sẽ có lễ Rửa chơn vào tối thứ Tư. Vì có rất đông người đến dự và anh không có đủ phòng để họ vào dự lễ Rửa chơn, họ sẽ đến dự vào tối thứ Tư nầy.



67 Bây giờ, hãy nghe Phao-lô viết trong thư 1 Cô-rinh-tô 11:23. Nào, nên nhớ điều nầy trong tâm trí, Ga-la-ti 1:8,

Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị rủa sả.” Hiểu không? “Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Đức Chúa Jêsus trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn rồi bẻ ra mà Phán rằng: Nầy là Thân thể Ta vì các ngươi mà phó cho, hãy làm điều nầy để nhớ Ta.

Chúng ta hãy ngừng ngay tại đây để nói: nhưng nhận lấy Thân thể Chúa Jêsus Christ trong Tiệc thánh nầy, không phải là thân xác Ngài thật sự theo nghĩa đen. Đó là đạo Công giáo. Tôi không tin điều đó đúng. Tôi tin đó chỉ là một mạng lệnh mà Chúa truyền cho chúng ta; Nó không phải là ‘thân thể’ thật sự. Nó... Nó thật ra là một mẩu bánh mì. Nó chỉ là một “Lễ nghi”.

69 Tôi cũng không tin rằng phép báp-têm bằng nước nhơn Danh Chúa Jêsus Christ có thể tha tội. Tôi không tin rằng anh em... Tôi tin anh em có thể chịu phép báp-têm suốt ngày dài... Hiện giờ, tôi biết có một số quí vị đang ngồi tại đây đến từ Giáo Hội Sứ Đồ (Apostolic Church), hay Giáo hội Ngũ Tuần Liên Hiệp (UPC: United Pentecostal Church), họ dạy dỗ điều đó. Nhưng anh em biết rằng, tôi - tôi không tin rằng nước tha thứ tội. Nếu thế thì Chúa Jêsus đã chết vô ích. Tôi tin đó chỉ là một mạng lệnh của Chúa để bày tỏ rằng quí vị đã được tha thứ. Nhưng làm phép báp-têm bằng nước để được tha tội thì tôi không tin điều đó. Tôi không tin nước có thể tha tội.

70 Tôi cũng không tin bánh mì và rượu có tác động gì đến sự đổi mới của đời sống bạn, điều duy nhất chúng ta làm là để giữ mạng lệnh Chúa. Đúng thế. Phép báp-têm bằng nước cũng vậy. Chúng ta bắt buộc phải chịu phép báp-têm bằng nước vì chính Chúa đã làm gương cho chúng ta. Ngài đã làm điều nầy để làm gương cho chúng ta. Và Ngài đã rửa chơn cho môn đồ để làm gương cho chúng ta.

71 Bây giờ...

Cũng một thể ấy,” câu 25: Cũng một thể ấy sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén mà Phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong Huyết Ta, hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ đến Ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến. (Bao lâu? “Cho đến lúc Ngài đến.” Đấy, thấy không?) Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với Thân và Huyết của Chúa.



72 Cho phép tôi dừng tại đây một chút. Lý do Phao-lô nói điều này, anh em để ý câu khác ở đây, chương khác, ông đã nói, “Tôi hiểu khi anh em nhóm nhau lại một chỗ, anh em ăn uống, ngay cả say rượu tại bàn Tiệc thánh của Chúa.” Họ đã hiểu lầm điều đó. Anh em hiểu không? Họ chỉ nôn nả mà ăn bữa riêng mình. Giống như nhiều người đang làm ngày nay, cứ sống bất cứ loại đời sống nào và dự Tiệc thánh. Phao-lô bảo, “Anh em hãy về nhà mà ăn như thế. Nhưng đây là mạng lệnh mà chúng ta phải giữ, đấy.” Vậy thì:

Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với Thân và Huyết của Chúa. Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy; Vì người nào không phân biệt Thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình.

73 Anh em là gì? Anh em là Cơ-đốc nhân; Anh em sống trước mọi người như một Cơ-đốc nhân. Nếu anh em dự Tiệc thánh mà không sống như một Cơ-đốc nhân, anh em đang không phân biệt Thân Chúa. Anh em đang đặt tảng đá ngăn trở trên lối đi của kẻ khác, vì họ thấy anh em cố làm điều đó mà lại không sống theo những gì anh em phải sống. Đấy, anh em không phân biệt Thân Chúa. Bây giờ, hãy theo dõi nó bị rủa sả thế nào:

Vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ.” (Bản dịch đúng của từ đó, Anh Perry à, là “chết.” Thấy không? “nhiều kẻ chết.”) Nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán. (Đấy, nếu chúng ta biết đoán xét lấy mình, thì khỏi bị đoán xét. Hiểu không?) Song khi chúng ta bị Chúa xét đoán, thì bị Ngài sửa phạt, hầu cho khỏi bị án làm một với người thế gian. (Đấy, không ràng buộc với thế gian.) Hỡi anh em, vậy thì lúc anh em hội lại để ăn chung với nhau, hãy chờ đợi nhau. Ví bằng có ai đói, hãy ăn tại nhà mình, hầu cho anh em không nhóm lại để mà chuốc lấy sự đoán xét. Còn các việc khác, lúc tôi đến sẽ đoán định.



74 Nói cách khác, đừng đến dự Tiệc thánh như là một... Như tôi đã nói lúc nãy, như người Do-thái đến Đền thờ dâng của lễ thời Cựu ước, họ... Thật tuyệt diệu thay, Đức Chúa Trời đã ban của lễ thay cho chúng ta. Nhưng con người đã không đặt nó nơi xứng đáng với tấm lòng thành thật, tôn kính như mạng lệnh của Chúa, thế thì nó trở nên mùi hôi trước mặt Ngài.

75 Cũng giống như khi chúng ta dự Tiệc thánh, chúng ta phải biết mình đang làm gì. Giống như khi anh em bước vào nước làm phép báp-têm trong Danh Chúa Jêsus Christ, anh em phải biết mình đang làm gì; Anh em đang mặc lấy những gì Chúa muốn với Hội thánh mà Đức Chúa Trời đặt để trong anh em, là Đấng Christ.

76 Khi dự Tiệc thánh, chúng ta bày tỏ trước Hội thánh rằng, “Tôi tin mọi Lời của Đức Chúa Trời. Tôi tin Ngài là Bánh Sự Sống từ Trời đến. Tôi tin mọi Lời Ngài Phán là Lẽ thật. Tôi sống bằng Lời ấy với tất cả sự hiểu biết của mình, Đức Chúa Trời là Đấng Đoán Xét. Vì vậy trước mặt anh em, chị em của tôi... Tôi - tôi không thề; Tôi không nguyền rủa; Tôi không làm những việc nầy bởi vì tôi yêu Chúa, Chúa biết điều đó và làm chứng cho chúng ta. Vậy, trước anh chị em, tôi dự phần với Thân thể Ngài để biết rằng tôi không bị kết án với thế gian.” Anh em đấy, thế thì đó là một ơn phước.

77 Và nên nhớ, tôi có thể đưa ra nhiều lời làm chứng về điều nầy, nơi tôi đã nhận lãnh điều đó và giải thích trong phòng bệnh và chứng kiến nhiều người được chữa lành.

Hãy nhớ, khi dân Y-sơ-ra-ên nhận lấy hình bóng về điều nầy, họ đã hành trình trong đồng vắng 40 năm và ra khỏi đó với 2 triệu người quần áo không cũ rách và chơn chẳng phù lên, chẳng một ai đau yếu như một hình bóng về điều nầy. Những sự ấy có nghĩa tiền hình bóng về điều gì? Nếu thân xác một con sinh đã làm điều đó cho họ, thì Thân thể của Chúa Jêsus Christ, Em-ma-nu-ên, sẽ làm gì cho chúng ta? Khi dự lễ chúng ta hãy giữ sự tôn kính. Chúng ta hãy thật sự kỉnh kiền để đến, vì chúng ta đã biết phải dự như thế nào.

Địa chỉ hạ tải và liên lạc: http://Vn.Bibleway.org

Email: ThanhDoCanada@Yahoo.Ca






tải về 83.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương