Amiăng trắng chrysotile asbestos / III



tải về 0.55 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.55 Mb.
#18868
1   2   3   4   5

Sử dụng

Amiăng được dùng như một hỗn hợp sợi bở, được gắn kết với các vật liệu khác (v.d. xi-măng Portland, chất dẻo và nhựa) hoặc được dệt thành vải. Các ứng dụng trong đó amiăng được sử dụng bao gồm mái lợp nhà, cách nhiệt và cách điện, ống và tấm xi-măng, lát sàn nhà, các vật liệu tấm đệm và ma sát (v.d. đệm hãm và guốc phanh), hợp chất để trát, chất dẻo, dệt may, giấy, ma-tít, chỉ, sợi kết nối và bìa cứng (1).


Các tổ chức theo dõi việc sử dụng amiăng trắng toàn cầu báo cáo rằng việc sử dụng tất cả các loại amiăng (kể cả amiăng trắng) đã bị cấm ở 32 nước tính đến 2007, và đã tăng lên khoảng 50 nước tính đến 2014 (24). Hình thức cấm ở các nước có khác nhau (v.d. có thể cho phép sử dụng hạn chế, cho cơ khí chuyên ngành cao),

làm phức tạp cho tiến trình khẳng định hiện trạng của một quốc gia ở bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, các nước đã cấm tất cả việc sử dụng quy mô lớn và rộng rãi tất cả các loại amiăng (kể cả amiăng trắng) bao gồm các nước Algeria, Argentina, Úc, Bahrain, Brunei Darussalam, Chile, Ai-Cập, 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, Gabon, Honduras, Iceland, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Mozambique, Na Uy, Oman, Qatar, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Serbia, Seychelles, Nam Phi, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay. Amiăng cũng bị cấm ở 2 bang của Brazil, Rio de Janeiro và Rio Grande do Sul (25).


Mặc dù amiăng chưa được cấm ở Hoa Kỳ, nhưng tiêu thụ đã giảm từ 668 000 tấn năm 1970 xuống 359 000 tấn năm 1980, 32 tấn năm 1990, 1.1 tấn năm 2000 và 1.0 tấn năm 2010 (22, 23). Tiêu thụ amiăng (chủ yếu là amiăng trắng) là 143 000 tấn ở Anh Quốc năm 1976, giảm xuống 10 000 tấn năm 1995; vì việc sử dụng amiăng bị cấm ở Liên Minh châu Âu, nên hiện tại việc tiêu thụ ước chừng là không. Pháp đã nhập khẩu khoảng 176 000 tấn amiăng năm 1976; và nhập khẩu đã ngừng năm 1996, khi Pháp cấm sử dụng amiăng. Ở Đức, việc sử dụng amiăng lên đến khoảng 175 000 tấn hàng năm từ 1965 đến 1975 và kết thúc cuối năm 1993. Ở Nhật, tiêu thụ amiăng là khoảng 320 000 tấn năm 1988 và giảm liên tục theo năm xuống dưới 5000 tấn năm 2005; sử dụng amiăng bị cấm năm 2012 (26). Ở Singapore, việc nhập khẩu amiăng thô (chỉ có amiăng trắng) đã giảm từ 243 tấn năm 1997 xuống 0 tấn năm 2001 (27). Tại Philippines, việc nhập khẩu amiăng thô là khoảng 570 tấn năm 1996 và 450 tấn năm 2000 (28). Tuy nhiên, ở một số nước như Belarus, Bolivia (Cộng hòa), Trung Quốc, Ghana, India, Indonesia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam, việc sử dụng amiăng trắng tăng trong những năm từ 2000 đến 2010. Tại Ấn Độ, việc sử dụng tăng từ 145 000 tấn năm 2000 lên 462 000 tấn năm 2010 (21,23); tại Indonesia, có sự gia tăng từ 45 045 tấn năm 2001 lên 121 548 tấn năm 2011 (29).

Phơi nhiễm phi Nghề nghiệp
Phơi nhiễm phi nghề nghiệp, cũng được gọi một cách khoáng đạt là phơi nhiễm môi trường, với amiăng có thể là do phơi nhiễm trong nhà (v.d. sống cùng trong hộ gia đình với những ai đã bị phơi nhiễm với amiăng khi làm việc), không khí ô nhiễm từ những ngành công nghiệp liên quan tới amiăng hoặc sử dụng các vật liệu mài mòn có chứa amiăng, hoặc các khoáng chất amiăng có trong tự nhiên.
Trong các nghiên cứu về nồng độ amiăng ở không khí ngoài trời, amiăng trắng là sợi phổ biến được phát hiện. Các mức độ thấp của amiăng được đo lường trong không khí ngoài trời ở các nơi vùng nông thôn (nồng độ điển hình là 10 sợi/m3).3 Các nồng độ điển hình là cao hơn khoảng 10 lần ở các vùng thành thị và khoảng 1000 lần ở các vùng gần các nguồn phơi nhiễm công nghiệp. Các mức độ gia tăng của sợi amiăng trắng cũng đã được thấy ở các giao lộ giao thông bận rộn, có lẽ là do hãm phanh xe cộ (30). Không khí trong nhà (v.d. trong nhà, trường học hoặc các tòa nhà khác) được đo có nồng độ amiăng thay đổi từ 30–6000 sợi/m3 (1).

freeform 1963 1 sợi/m3 = 1 × 106 sợi/mL; 1 sợi /mL = 1 × 106 sợi /m3.



Phơi nhiễm nghề nghiệp
Phơi nhiễm với amiăng xảy ra khi hít vào những sợi mảnh chủ yếu từ không khí bị ô nhiễm trong môi trường làm việc cũng như từ không khí xung quanh trong vùng phụ cận của điểm nguồn hay không khí trong nhà có chứa các nguyên vật liệu có sợi amiăng. Mức độ phơi nhiễm cao nhất xảy ra trong khi đóng gói lại các công cụ chứa amiăng, trộn lẫn với các nguyên vật liệu thô khác và cắt khô các sản phẩm có chứa amiăng bằng các công cụ mài mòn. Phơi nhiễm cũng có thể xảy ra trong khi lắp đặt và sử dụng các sản phẩm có chứa amiăng và bảo trì xe cộ. Phơi nhiễm khí hít vào, và ở mức thấp hơn, nuốt vào xảy ra khi khai thác mỏ và nghiền amiăng (hoặc các khoáng chất khác bị nhiễm lẫn với amiăng), sản xuất hay sử dụng các sản phẩm có chứa amiăng, và các ngành công nghiệp xây dựng, ô tô và thải loại amiăng (kể cả việc ận chuyển và loại bỏ chất thải có chứa amiăng) (1). Trong các ước tính được công bố năm 1998 khi hầu hết các nước Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng tất cả amiăng, người ta đã ước tính rằng tỷ lệ lực lượng lao động liên minh châu Âu vẫn còn bị phơi nhiễm với amiăng (chủ yếu là amiăng trắng) ở các phân ngành kinh tế khác nhau (như định nghĩa của LHQ) (31) là như sau: nông nghiệp, 1.2%; khai mỏ, 10.2%; sản xuất, 0.59%; điện dân dụng, 1.7%; xây dựng, 5.2%; thương mại, 0.3%; vận tải, 0.7% tài chính, 0.016%; và dịch vụ, 0.28% (32, 33).

Năm 2004, ước tính là 125 triệu người bị phơi nhiễm với amiăng (như đã nói ở trên, chủ yếu là amiăng trắng) với công việc (34).


Viện Vệ sinh và An toàn lao động Quốc gia (NIOSH) ở Hoa Kỳ đã ước tính rằng năm 2002 có 44 000 thợ mỏ có thể đã bị phơi nhiễm amiăng trong khi khai thác mỏ amiăng và một số khoáng chất trong đó amiăng có thể đã là một chất gây ô nhiễm tiềm tàng. Năm 2008, Cơ quan An toàn và Vệ sinh Lao động (OSHA) ở Hoa Kỳ đã ước tính rằng có 1.3 triệu người lao động trong ngành xây dựng và công nghiệp chung phải đối mặt với việc phơi nhiễm amiăng đáng kể khi làm việc (1). Tại châu Âu, dựa trên việc phơi nhiễm nghề nghiệp đã biết và các chất gây ung thư nghi ngờ thu thập được trong các năm từ 1990–1993, cơ sở dữ liệu CAREX (CARcinogen EXposure) đã ước tính là có tổng số 1.2 triệu người lao động bị phơi nhiễm với amiăng trong 41 ngành công nghiệp ở (15) quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Trên 96% số công nhân này

Mức độ sợi amiăng gia tăng cũng được phát hiện ở các giao lộ có giao thông bận rộn, có lẽ là từ việc hãm phanh xe cộ

làm việc trong 15 ngành công nghiệp sau: “xây dựng”, “dịch vụ cá nhân và hộ gia đình”, “khai thác mỏ khác”, “nông nghiệp”, “bán buôn, bán lẻ, nhà hàng và khách sạn”, “sản xuất thực phẩm”, “vận tải đường bộ”, “sản xuất hóa chất công nghiệp”, “ngư nghiệp”, “điện, khí và hơi”, “vận tải đường thủy”, “sản xuất các sản phẩm hóa học”, “sản xuất trang thiết bị vận tải”, “các dịch vụ vệ sinh và tương tự” và “sản xuất máy móc, trừ thiết bị điện” (1). Theo một báo cáo không công bố, ở Trung Quốc, có 120 000 công nhân của 31 mỏ amiăng có tiếp xúc trực tiếp với amiăng, và 1,2 triệu công nhân đang tham gia sản xuất các sản phẩm amiăng trắng (35). Một báo cáo không công bố khác cho thấy rằng trong 31 nhà máy amiăng ở Trung Quốc với 120 000 công nhân, tất cả các công nhân này có thể đã tiếp xúc với amiăng một cách trực tiếp hay gián tiếp (35). Tại Ấn Độ, khoảng 100 000 công nhân làm việc trong các khu vực có tổ chức hay phi tổ chức được ước tính là bị phơi nhiễm trực tiếp với amiăng, và 30 triệu công nhân xây dựng được ước tính là chịu đựng bụi amiăng hàng ngày (36). Số lượng công nhân bị phơi nhiễm ở Brazil được ước tính là 300 000 (25).





Năm 2004 ước tính là có 125 triệu người bị phơi nhiễm với amiăng khi làm việc

Tại Đức, có sự sụt giảm đều đặn phơi nhiễm amiăng từ năm 1950 đến năm 1990; phân vị 90 của số lượng sợi là từ 0.5 đến 1 sợi/mL trong vải, giấy/chốt, xi măng, đĩa phanh và các hoạt động khoan/cưa năm 1990 (37).


Tại Pháp, nồng độ trung vị của amiăng là cao nhất trong các ngành xây dựng (0.85 sợi/mL những năm 1986–1996 và 0.063 sợi /mL những năm 1997–2004), công nghiệp hóa chất (lần lượt là 0.34 và 0.1 sợi /mL) và dịch vụ (lần lượt là 0.07 và 0.1 sợi /mL) (38).
Năm 1999, trung vị số lượng sợi amiăng (hầu như là amiăng trắng) trong không khí được những người lấy mẫu đo lường ở một nhà máy dệt vải amiăng ở Trung Quốc là 6.5, 12.6, 4.5, 2.8 và 0.1 sợi/mL trong các bộ phận nguyên liệu thô (bắt đầu), nguyên liệu thô (đóng bao), dệt, đĩa cao su và xi-măng amiăng của nhà máy, năm 2002, trung vị số lượng sợi amiăng là 4.5, 8.6 và 1.5 sợi/mL ở các bộ phận nguyên liệu thô, dệt và đĩa cao su của nhà máy (15).
Năm 2006, giá trị trung bình hình học số lượng sợi trong không khí tại một mỏ amiăng trắng lớn nhất Trung Quốc là 29 sợi/mL, như được ước tính từ việc đo lường trọng lượng bụi. Số liệu hiện có cho thấy rằng tới năm 1995, nồng độ bụi đã cao hơn từ 1.5–9 lần (11).
Giá trị trung bình hình học phơi nhiễm nghề nghiệp với sợi amiăng là 0.40, 1.70 và 6.70 sợi/mL trong các ngành xây dựng, amiăng ma sát mài mòn và dệt amiăng năm 1984 tại Hàn Quốc; năm 1996, các con số tương ứng là 0.14, 0.55 và 1.87 sợi/mL (39). Park và các đồng nghiệp (40) đã phân tích 2089 bộ số liệu về phơi nhiễm amiăng được thu thập từ năm 1995 đến năm 2006 từ 84 cơ sở nghề nghiệp. Các mức độ phơi nhiễm amiăng đã giảm từ 0.92 sợi/mL năm 1996 xuống 0.06 sợi /mL năm 1999, có thể một phần là do việc thực thi pháp luật năm 1997 cấm sử dụng amosite và crocidolite. Trong các thời kỳ 2001–2003 và 2004–2006, mức độ phơi nhiễm amiăng trung bình giảm hơn xuống lần lượt còn 0.05 và 0.03 sợi/mL. Nồng độ trung bình trong các nhà máy chính sản xuất amiăng ban đầu là 0.31 sợi/mL, và trong các ngành công nghiệp amiăng thứ cấp (quản lý và sử dụng vật liệu có chứa amiăng) là 0.05 sợi/mL. Đặc biệt, có sự giảm đáng kể rõ ràng về mức độ

phơi nhiễm amiăng trong các ngành công nghiệp ban đầu sử lý trực tiếp các amiăng thô. Trong ngành công nghiệp này, phơi nhiễm đã giảm từ 0.78 sợi/mL (giai đoạn 1995–1997) xuống còn 0.02 sợi/mL (giai đoạn 2003–2006).
Tại Thái Lan, nồng độ amiăng ở vùng thở năm 1987 trong các nhà máy sản xuất tấm lợp mái, ống xi măng, gạch sàn vinyl, lớp trát nền asphalt và sơn acrylic cũng như các cửa hàng phanh và ly hợp lần lượt là < 1.11, 0.12–2.13, < 0.18, < 0.06 và 0.01–58.46 sợi/mL. Các cửa hàng phanh và ly hợp là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, trái ngược với các cửa hàng khác, các cửa hàng phanh và ly hợp này có nồng độ amiăng cao năm 2000, lần lượt là (0.24–43.31 và 0.62–2.41 sợi/mL (41).

Giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp đối với amiăng trắng đã được giảm xuống ở Hoa Kỳ kể từ những năm 1970: từ 12 sợi/mL năm 1971 xuống 5 sợi/mL năm 1972, 2 sợi/mL năm 1976, 0.2 sợi/mL năm 1986 và 0.1 sợi/mL năm 1994 (42). Giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp đối với tất cả các loại amiăng cũng là 0.1 sợi/mL ở Cộng hòa Bolivia, Venezuela (43), Liên minh châu Âu (44), Ấn Độ (36), Indonesia (45), Malaysia (46), Na Uy (47), Hàn Quốc (39), Singapore (27) và các bang Alberta và British Columbia ở Canada (48). Những giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp khác cho tất cả các sợi amiăng là 0.01 sợi/mL ở Hà Lan (49); 0.15 sợi/mL ở Nhật Bản (26); 0.2 sợi/mL ở Nam Phi (50); 0.8 sợi/mL ở Trung Quốc (11, 35); và 2 sợi/mL ở Brazil (48) và Philippines (28). Tại Thái Lan, Luật lao động đưa ra giới hạn amiăng sinh ra trong không khí là 5 sợi/mL (41, 45). Tại Canada, giới hạn phơi nhiễm nghề nghiệp đối với amiăng trắng là 1 sợi/mL (51).






Những ảnh hưởng sức khỏe

Các nghiên cứu chủ yếu về chỉ số sức khỏe chính liên quan đến phơi nhiễm amiăng trắng đã được tóm tắt trong Bảng 1.



Ung thư phổi
Những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm
Ung thư biểu mô phế quản được thấy trong nhiều thí nghiệm ở chuột sau khi phơi nhiễm hít vào sợi amiăng trắng. Không có sự gia tăng liên tục của phát sinh khối u tại các vùng khác (trừ ung thư trung biểu mô, xem dưới đây) (1).

Những nghiên cứu trên người
Phơi nhiễm nghề nghiệp
Trong báo cáo cuối cùng về công nhân nam giới trong các mỏ amiăng trắng tại Quebec, Canada (3), có sự gia tăng liên quan đến phơi nhiễm về tử vong do ung thư phổi, đạt tỷ số tử vong chuẩn (SMR) là 2.97 (95% khoảng tin cậy [CI]: 2.18–3.95) trong nhóm bị phơi nhiễm nặng nhất. Chỉ có một chút khác biệt giữa các công nhân ở các vùng Asbestos và Thetford Mines thuộc Quebec; ở vùng Thetford Mines, amiăng trắng bị nhiễm với tremolite (với một quy mô nhỏ).
Tỷ lệ tử vong gia tăng do ung thư phổi (SMR: 1.49; 95% CI: 1.17–1.87) được thấy trong một thuần tập của công nhân nhà máy sản xuất sản phẩm ma sát amiăng trắng tại Connecticut, Hoa Kỳ. Một số anthophyllite được sử dụng trong một số dây chuyền sản xuất trong vòng 20 năm qua với quá trình theo dõi tiếp sau (52).
Nguy cơ ung thư phổi đã tăng mạnh trong công nhân dệt vải amiăng, chủ yếu là do tiếp xúc với amiăng trắng, đã nhận được đền bù vì bệnh bụi phổi amiăng do công việc ở Italy (SMR: 6.82; 95% CI: 3.12–12.95). Không có ước tính định lượng về những phơi nhiễm với đại diện của amiăng trắng là chủ yếu (53).

Trong số các công nhân có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc từ những năm 1946 đến 1987 tại một mỏ amiăng trắng tại Balangero, miền Bắc Italy, SMR của ung thư phổi là 1.27 (95% CI:0.93–1.70) trong thời gian theo dõi đến năm 2003 (5). Không thấy có sợi amphiboles được tìm thấy nhưng có 0.2–0.5% silicate sợi, balangeroite, được phát hiện trong amiăng trắng được khai thác từ mỏ (54).



Trong số các công nhân của 8 nhà máy amiăng trắng tại Trung Quốc với ít nhất 15 năm kinh nghiệm làm việc và được theo dõi từ năm 1972 tới năm 1986, tử vong do ung thư phổi đã gia tăng (nguy cơ tương đối [RR]: 5.3; 95% CI: 2.5–7.1). Nguy cơ ung thư phổi đặc biệt cao trong số công nhân nghiện thuốc lá nặng (công nhân phơi nhiễm với amiăng trắng không nghiện thuốc: RR: 3.8 [95% CI: 2.1–6.3]; công nhân phơi nhiễm với amiăng trắng nghiện thuốc nhẹ: RR: 11.3 [95% CI: 4.3–30.2]; công nhân phơi nhiễm với amiăng trắng nghiện thuốc trung bình: RR: 13.7 [95% CI: 6.9–24.6]; công nhân phơi nhiễm với amiăng trắng nghiện thuốc nặng: RR: 17.8 [95% CI: 9.2–31.3.3]) (8).


Trong 1 nghiên cứu tại một nhà máy dệt vải amiăng ở Nam Carolina, Hoa Kỳ, việc phơi nhiễm là hầu hết xảy ra với amiăng trắng (trong một thời gian, khoảng 0.03% tổng số lượng sợi là crocidolite, không bao giờ bị chải thô, kéo thành sợi hoặc xoắn và được dệt ướt). SMR ung thư phổi là 1.95, với 95% CI là 1.68–2.24. Mô hình hóa phơi nhiễm – đáp ứng cho ung thư phổi, sử dụng mô hình nguy cơ tương đối tuyến tính, đã tạo nên một hệ số dốc 0.0198 sợi-năm/mL4 (sai số chuẩn là 0.004 96) khi phơi nhiễm lũy tích là trễ 10 năm (6).
Trong một nghiên cứu thuần tập tại 4 cơ sở dệt amiăng tại Bắc Carolina, Hoa Kỳ, công nhân với ít nhất một ngày làm việc từ năm 1950 đến 1973 được theo dõi về tử vong tới tận 2003. Trong 1 nhà máy, có một khối lượng amosite nhỏ được sử dụng từ 1963 đến 1976, trong khi đó những nhà máy khác chỉ dung amiăng trắng (7). Trong phân tích sau đó về sợi của Bắc và Nam Carolina bằng soi kính hiển vi điện tử truyền qua, 0.04% số sợi được xác định là amphiboles (55). Tử vong do ung thư phổi đã gia tăng qua việc liên quan đến phơi nhiễm và đạt mức SMR là 2.50 (95% CI: 1.60–3.72) trong loại hình phơi nhiễm cao. Nguy cơ ung thư phổi gia tăng với việc phơi nhiễm sợi lũy tích (tỷ số tỷ lệ: 1.102 trên 100 sợi-năm/mL, 95% CI: 1.044–1.164, cho toàn bộ phơi nhiễm trong sự nghiệp) (7).

Phơi nhiễm phi nghề nghiệp
Có một số nghiên cứu về ung thư phổi ở những người có phơi nhiễm phi nghề nghiệp với amiăng và thậm chí còn ít hơn trong đó amiăng trắng được điều tra một cách cụ thể.
Trong một thuần tập gồm 1964 người vợ (không làm việc trong các xưởng amiăng) của những công nhân xi-măng amiăng ở Casale Monferrato, Italy, nguy cơ bị chết do ung thư phổi có gia tăng nhẹ (SMR: 1.50; 95% CI: 0.55–3.26). Amiăng được sử dụng chủ yếu là amiăng trắng nhưng có chứa khoảng 10% crocidolite - “amiăng xanh” (56). Nguy cơ ung thư phổi cũng tăng nhẹ và được nhận thấy ở những người vợ của công nhân tại một nhà máy amosite ở New Jersey, Hoa Kỳ (SMR của chồng công nhân với hơn 20 năm bị phơi nhiễm là 1.97 [95% CI: 1.12–3.44], và vợ công nhân với hơn 20 năm bị phơi nhiễm, 1.70 [95% CI: 0.73–3.36]) (57).

Tử vong gia tăng do ung thư phổi đã thấy ở những công nhân mỏ amiăng trắng, công nhân nhà máy sản xuất sản phẩm ma sát amiăng trắng và công nhân cơ sở dệt bị phơi nhiễm với amiăng trắng




freeform 2074 Phơi nhiễm lũy tích được thể hiện bằng đơn vị của (sợi/mL) × năm. Các đơn vị này được đề cập sau này là sợi-năm/mL.

Phân tích tổng hợp
Trong một phân tích tổng hợp không chính thức cho 13 nghiên cứu với thông tin liều lượng-đáp ứng năm 1986, WHO ước tính nguy cơ của ung thư phổi và ung thư trung biểu mô của người hút thuốc và không hút thuốc phơi nhiễm với amiăng trắng (58). Hầu hết những nghiên cứu này đã được cập nhật từ đó, những nghiên cứu mới cũng đã có và những phân tích tổng hợp chính thức cho các nghiên cứu về ung thư phổi của công nhân phơi nhiễm với amiăng trắng đã được tiến hành với mục đích chính là điều tra mức độ gây ung thư của amiăng trắng, đặc biệt so sánh với khả năng gây ung thư của các loại amiăng của nhóm amphibole. Một mục đích khác của phân tích tổng hợp là việc làm sáng tỏ những khác biệt có thể có về mức độ gây ung thư của sợi với những kích cỡ khác nhau (tức là chiều dài và độ dầy).
Lash và cộng sự (59) đã thực hiện một phân tích tổng hợp dựa trên kết quả của 22 nghiên cứu đã được công bố về 15 thuần tập phơi nhiễm với amiăng có thông tin định lượng về phơi nhiễm amiăng và tử vong do ung thư phổi. Đã thấy sự không đồng nhất đáng kể trong hệ số nghiêng/dốc cho ung thư phổi trong các nghiên cứu này. Tính không đồng nhất được giải thích phần lớn với loại ngành công nghiệp (khai mỏ và nghiền, xi-măng và sản phẩm xi-măng, hoặc sản xuất và các sản phẩm dệt may), được xem xét để phản ánh các giai đoạn tinh chế sợi amiăng, đo lường liều, thói quen hút thuốc và các quy trình được chuẩn hóa. Không có bằng chứng là những khác biệt về loại sợi (chủ yếu là amiăng trắng, amiăng trắng được trộn lẫn với loại khác hay các loại khác) có thể làm rõ tính không đồng nhất của hệ số nghiêng/dốc – nói cách khác, không có sự khác biệt về mức độ gây ung thư phổi giữa các loại sợi khác nhau.
Hodgson & Darnton (60) đã thực hiện một phân tích tổng hợp dựa trên 17 nghiên cứu thuần tập với những thông tin về mức độ phơi nhiễm amiăng trắng. Đã quan sát được tính không đồng nhất rõ ràng trong hệ số nghiêng/dốc về mức độ gây ung thư từ những thuần tập khác nhau phơi nhiễm với amiăng trắng; nguy cơ ước tính từ Nam Carolina, Hoa Kỳ, các nhà máy dệt sợi amiăng (khoảng 6% trên sợi-năm/mL) là tương tự với mức trung bình trong các thuần tập phơi nhiễm với amosite (5% trên sợi-năm/mL), trong khi đó mức độ ở các nghiên cứu tại mỏ ở Quebec, Canada, chỉ là 0.06% trên sợi-năm/mL, và các nghiên cứu với các nhà máy sản xuất xi-măng amiăng và sản phẩm ma sát có mức nguy cơ trung bình. Hodgson & Darnton (60) đã quyết định loại nghiên cứu ở Nam Carolina ra khỏi tính toán, chủ yếu là do nguy cơ gây ra cho các thuần tập có phơi nhiễm hỗn hợp (amiăng trắng + amphibole) là khoảng 10% của nguy cơ có với phơi nhiễm amphibole nguyên chất, và kết luận rằng mức độ của amiăng trắng gây ung thư phổi là từ 2–10% mức độ của amphiboles. “Ước tính tốt nhất” của họ đối với ung thư phổi vượt trội từ phơi nhiễm với amiăng trắng nguyên chất là 0.1% trên sợi-năm /mL. Tuy nhiên, nhóm Công tác của IARC (1) cho biết rằng không có lý giải nào cho việc loại trừ thuần tập Nam Carolina vì đó là một trong những nhánh nghiên cứu có chất lượng cao nhất xét về thông tin phơi nhiễm được sử dụng trong nghiên cứu. Một giải thích khác về sự khác biệt lớn trong ước tính nguy cơ từ các nghiên cứu về mỏ và các nghiên cứu về dệt sợi amiăng (cũng được quan sát trong phân tích tổng hợp của Lash và cộng sự (59)) có thể là những khác biệt trong kích thước của sợi: một tỷ lệ lớn hơn những sợi dài được thấy trong các mẫu từ thuần tập Nam Carolina (61) so với những gì được báo cáo trước đây trong các mẫu từ các mỏ và nhà máy nghiền amiăng ở Quebec (62). Một nguyên do khác có thể về khác biệt là sự khác biệt trong chất lượng của số liệu về phơi nhiễm (18).

Berman & Crump (63, 64) đã công bố một phân tích tổng hợp có những số liệu từ 15 nghiên cứu thuần tập amiăng. Những hệ số về mức độ nguy cơ gây ung thư phổi, dựa trên tương quan tuyến tính phơi nhiễm - nguy cơ ung thư, được đưa ra cho loại sợi (amiăng trắng và amphiboles) và cỡ sợi (dài và rộng).


Với những phân tích ở trên, ta thấy mức độ dao động đáng kể trong các nghiên cứu này, với các kết quả về ung thư phổi dao động với 2 loại mức độ. Hệ số nghiêng/dốc cho amiăng trắng là 0.000 29 (sợi-năm/mL)−1 cho công nhân mỏ ở Quebec và 0.018 (sợi-năm /mL)−1 cho công nhân dệt sợi ở Nam Carolina. Hệ số nghiêng/dốc cho tremolite (các mỏ vermiculite và hoạt động nghiền sàng ở Libby, Montana, Hoa Kỳ) là 0.0026 (sợi-năm /mL)−1, với một mức bất định trên là 0.03 (sợi-năm /mL)−1, và hệ số nghiêng/dốc cho cách nhiệt amosite, 0.024 (sợi-năm /mL)−1 (64).


Trong một phân tích nữa về các kích thước của sợi, giả thiết là các sợi amiăng trắng dài là đẳng thế với các sợi amphibole dài đã bị phản bác đối với các sợi mỏng (rộng < 0.2 μm), nhưng không phải bác với các sợi với mọi bề rộng hoặc đối với các loại sợi dầy (rộng > 0.2 μm). Khi thuần tập Nam Carolina bị loại ra khỏi một phân tích nhạy cảm, mức độ gây ung thư của các nghiên cứu còn lại trong phân tích tổng hợp là lớn hơn đáng kể đối với amphiboles hơn là đối với amiăng trắng (P = 0.005). Loại bỏ thuần tập Quebec dẫn đến không còn bằng chứng có ý nghĩa về một khác biệt trong mức độ của các loại sợi (P = 0.51) (63).
Nhóm Công tác của IARC (1) cho biết rằng các phân tích của cả Hodgson & Darnton (60) và Berman& Crump (63, 64) cho thấy một mức độ không đồng nhất nhiều trong các kết quả nghiên cứu về ung thư phổi và các kết quả có nhạy cảm cao đối với việc loại trừ hay đưa vào của các nghiên cứu từ Nam Carolina hay Quebec. Những lý do về tính không đồng nhất là chưa rõ ràng; cho đến khi chúng được giải thích thì không thể đưa ra nhũng kết luận vững chắc về mức độ gây ung thư tương đối của các sợi amiăng trắng và amphibole.

Không thể đưa ra các kết luận chắc chắn về mức độ gây ung thư tương đối của sợi amiăng trắng và

amphibole






tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương