ĐẠi cưƠng triết học trung quán tác Giả: Jaidev Singh


CHƯƠNG V 11. SỰ QUAN TRỌNG CỦA KHÁI NIỆM VỀ TRUNG ĐẠO  (MADHYAMÀ PRATIPAD)



tải về 0.5 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích0.5 Mb.
#33004
1   2   3   4   5   6   7   8   9

CHƯƠNG V

11. SỰ QUAN TRỌNG CỦA KHÁI NIỆM VỀ TRUNG ĐẠO 
(MADHYAMÀ PRATIPAD)


        Đức Phật thường dạy rằng chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo (madhyamà pratidad). Phật giáo đồ phái Nguyên Thủy (hinayanists) thường áp dụng khái niệm trung đạo trên phương diện đạo đức, chẳng hạn như nói về vấn đề ăn uống, chừng mực không ăn uống quá nhiều hay quá ít, đừng ngủ quá nhiều và đừng ngủ quá ít, v.v...

        Trung Quán Phái còn lấy cả ý nghĩa siêu hình (metaphysical sense) để giải thích trung đạo. Long Thọ đã bảo:

              Kàtyàanàvavàde càstìti nàstìti cobhayam/
              Pratisiddham bhagavatà bhàvàbhàvavibhàvinà//
                                         (Trung Quán Tụng, XV, 7)

        Trong kinh “Giáo Thọ Ca Chiên Diên: (Kàtyàyanàvavàda-sùtra), đức Thế Tôn là bậc đã thấu triệt cả hữu tánh (bhàva) lẫn vô tánh (abhàva), và, ngài đã bác bỏ cả lưỡng cực “là” và “không là”.

        Khi chú giải về đoạn này, ngài Nguyệt Xứng (Candrakìrti) đã trích dẫn một đoạn văn trong kinh “Giáo Thọ Ca Chiên Diên” mà tất cả các tín đồ Phật Giáo đã chấp nhận là rất giá trị. Trong đoạn văn này Đức Phật nói với tôn giả Ca Diếp (Kàsyapa):

        “Ô Ca Diếp, ‘là’ là một cực đoan, ‘không là’ cũng là một cực đoan. Cái được coi là trung đạo (Madhyama), thì không thể sờ thấy, không thể so sánh, không nơi chốn, không hiển hiện, không thể giải thích. Ô, Ca Diếp, đó chính là trung đạo. Nó là sự cảm nhận Thực Tại (bhùta pratyaveksà: Chân thật quán)”.


                                                      (Minh Cú Luận, p. 118)

        Bồ Tát Long Thọ đã đặc lập trường của ngài trên câu nói đầy uy quyền này của Đức Phật. Không nên hiểu chữ “madhyama” (trung) theo nghĩa đen của nó, như là “ở giữa” hoặc “trung bình giữa hai cái”. Như đã được nói rõ trong những tĩnh từ “không thể sờ thấy, không thể so sánh, không thể giải thích”, v.v... Trung đạo (madhyamà pratipad) có nghĩa là Thực Tại siêu việt đối với những cách lý luận nhị phân của lý trí và Thực Tại không thể bị hạn định hoặc đóng khung trong những lựa chọn “là”, “không là”. Trên cơ sở này, Long Thọ đã gọi triết học của ngài là Madhyamaka, tức “thuộc về siêu việt” (và các học giả Trung Hoa đã phiên dịch là “Trung Quán”).

        Những sự cực đoan trở thành những con đường không có lối thoát của chủ thuyết vĩnh hằng và chủ thuyết hủy diệt. Có những người chỉ bám víu vào “vô”, và có những người chỉ bám víu vào “hữu”. Đức Phật vĩ đại đã sử dụng thuyết Trung Đạo để vạch ra chân lý rằng mọi sự vật trên thế giới này không phải là “hữu” tuyệt đối, mà cũng không phải là “vô” tuyệt đối, mà thật ra mọi sự vật đều có sanh có diệt, tạo nên sự chuyển hóa liên tục không ngừng, rằng Thực Tại là siêu việt đối với tư tưởng và không thể dùng phương pháp nhị phân của tư tưởng nắm bắt nó. 

---o0o---


12. TUYỆT ĐỐI VÀ HIỆN TƯỢNG


        Triết Học Trung Quán (Madhyamaka) đã sử dụng rất nhiều chữ để mô tả về Tuyệt Đối hoặc Thực Tại: Tathàta (chân như, như thị), sùnyatà (không tánh), nirvàna (niết bàn), adraya (bất nhị), anutpanna (bất sanh), nirvikalpa (cõi vô phân biệt), dharmadhàtu hoặc dharmatà (bản chất của vật tồn hữu, bản thể của pháp), anabhilàpya (bất khả diễn đạt), tattva (đích thật như nó đang là), nisprapànca (không diễn tả bằng lời và không có sự đa nguyên hoặc vô hý luận), yathàbhùta (cái thực sự đang là, như thật), satya (chân lý), bhùtatathatà hoặc bhùtatà (thực tại đích thật, chân lý thật đế), tathàgata-garbha (Như Lai Tạng), aparapratyaya (thực tại mà ta phải tự thể nghiệm trong nội tâm), v.v... Mỗi một chữ được sử dụng từ một lập trường đặc định riêng biệt. 

        Xuyên qua toàn bộ Trung Quán Luận, Long Thọ đã gia công chứng minh rằng Tuyệt Đối là siêu việt đối với tư tưởng và ngôn từ. Cả khái niệm về “hữu tánh” (bhàva) lẫn “vô tánh” (abhàva) đều không thể áp dụng đối với nó. Long Thọ đã đưa ra lý do dưới đây để giải thích tại sao không thể áp dụng những khái niệm này:

              Bhàvastàved na nirvànam jaràmaranalaksanam/
              Prasajyetàsti bhàvo hi na jàramaranam vinà//
                                               (Trung Quán Tụng, XXV 4)

            “Niết Bàn hoặc thực tại tuyệt đối không thể là “hữu” (bhàva) (hay vật tồn tại), bởi vì trong trường hợp này nó sẽ bị kiềm chế ở nơi sanh, hoại, diệt, không có tồn tại của kinh nghiệm nào có thể tránh khỏi bị hoại diệt. Nếu nó không thể là hữu (bhàva), thì nó càng không thể là vô (abhàva) (hay vật phi tồn tại) bởi vì vô chỉ là một khái niệm tương đối, tùy thuộc vào       khái niệm hữu mà thôi.”

        Như Long Thọ đã bảo:

            Bhàvasya cedaprasiddhirabhàvo naiva siddhyati/


           Bhàvasya hyanyathàbhàvam abhàvam bruvate janàh//
                                                   (Trung Quán Tụng, XV, 5)

        “Nếu chính hữu (bhàva) được chứng minh là không thể áp dụng cho Thực Tại, thì vô (abhàva) lại càng không thể chịu nổi sự soi xét chi li, bởi vì vô (abhàva) chỉ là sự tan biến của hữu (bhàva) mà thôi.”

        Khi khái niệm hữu (bhàva: empirical exitence: tồn tại thể nghiệm) và khái niệm vô (abhàva) ̣(sự phủ định của bhàva) không thể áp dụng đối với Tuyệt Đối, thì không thể nghĩ tới chuyện áp dụng những khái niệm nào khác, bởi vì mọi khái niệm này tùy thuộc vào hai khái niệm này. Tóm lại, Tuyệt Đối là siêu việt đối với tư tưởng, và, vì siêu việt đối với tư tưởng nên nó không thể biểu đạt.

            Nirvrttamabhidhàtavyam nivrtte cittagocare/


            Anutpannànirudddhà hi nirvànamiva dharmatà//
                                                (Trung Quán Tụng, XVIII, 7)

             “Những gì không phải là đối tượng của tư tưởng,thì chắc chắn không thể là đối tượng của ngôn từ.


              Khi Tuyệt Đối là bản chất của tất cả vật tồn hữu thì nó không sanh và cũng không diệt.”

        Nguyệt Xứng (Candrakìrti) bảo rằng:

              “Daramàrtho hi ayànàm tùsnìmbhàvah”
                                             (Minh Cú Luận, p. 19)

             “Đối với các bậc thánh giả thì tuyệt đối chỉ là sự im lặng, vì nó là cái gì bất khả diễn đạt, bất khả thuyết”.

        Những hiện tượng không có thực tại độc lập, thật thể của chính chúng. Tương đối tánh hoặc sự tùy thuộc là những đặc tánh chủ yếu của hiện tượng, và, một vật là tương đối thì không phải là “thật” (real), hiểu theo ý nghĩa cao nhất của chữ này. Tuyệt Đối là Thực Tại của những hiện tượng.

        Tuyệt Đối và thế giới không là hai nhóm thực tại khác nhau đặt ở vị trí đối kháng nhau. Khi hiện tượng được coi là tương đối, chịu sự chi phối của những nhân duyên và những điều kiện cấu thành thế giới này thì chúng là hiện tượng; và khi hiện tượng được coi là phi hạn định bởi tất cả nhân duyên thì hiện tượng là Tuyệt Đối. Tuyệt Đối luôn luôn có bản chất đồng nhất. Niết Bàn hoặc Thực Tại Tuyệt Đối không phải là thứ gì được tạo sanh hoặc thành tựu. Niết Bàn chỉ có nghĩa là sự biến mất hoặc đình chỉ của tư tưởng điên đảo, vọng động.

        Nếu Tuyệt Đối là siêu việt đối với tất cả tư tưởng và ngôn thuyết, thì làm sao có thể mô tả nó, và làm sao có thể có những giáo thuyết về nó? Câu trả lời là: hiện tượng không toàn hoàn ngăn cách chúng ta với Thực Tại.

Hiện tượng là biểu tượng, và biểu tượng chỉ đường dẫn đến đến Thực Tại của chúng. Cái màn che phủ tiết lộ một ngụ ý về vật mà nó che phủ.

        Nguyệt Xứng đã trích dẫn một câu nói của Đức Phật:

             Anaksarasya dharmasya srutih kà desanà ca kà/


             Srùyate desyate càpi samàropàdanaksarah//
 

            “Làm sao có thể hiểu hoặc giáo huấn về thứ gì vô ngôn từ (không thể diễn đạt)? Nó chỉ có thể hiểu và giáo huấn bằng samàropa (biểu tượng) mà thôi”.

        Hiện tượng là samàropa của Thực Tại. Hiện tượng giống như phong bì chứa đựng bên trong một lời mời của Thực Tại. Tính cách che đậy (samàropa) của hiện tượng che phủ cả bản thể; khi lấy đi bức màn che đậy thì Thực Tại hiện ra. Triết học không tánh (sùnyata) chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta lột bỏ tấm màn che đậy này.

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Thien-Tong -> Hoc-Thien
Ebooks -> Thiền Viện Thường Chiếu
Ebooks -> Ns. Trí Hải dịch (1998) Nguyên tác: "What The Buddha Taught"
Ebooks -> PHẬt học vấN ĐÁp lão Hòa thượng Tịnh Không Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép Nguồn
Ebooks -> ● 1250 disciples
Ebooks -> Thanh Tịnh Ðạo (The Path of Purification Visuddhimagga )
Ebooks -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Ebooks -> Bài Giảng Cuối Cùng Dr Randy Pausch Vũ Duy Mẫn Dịch o0o Nguồn
Ebooks -> Đông Phương Huyền Bí
Ebooks -> Minh Giác Nguyễn Học Tài Chùa Liên Hoa, California, usa ấn hành 1997 o0o MỤc lụC
Hoc-Thien -> Ðại Thừa Xuất bản 1998 thiềN Ánh bình minh phưƠng tây nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương