A. ĐÆt vÊn ®Ò I. LÍ Do chọN ĐỀ TÀi cơ SỞ LÍ luậN



tải về 2.09 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích2.09 Mb.
#38613
  1   2   3   4   5   6   7

Tr­êng THCS Qu¶ng An QuËn T©y Hå S¸ng kiÕn kinh nghiÖm


A. ĐÆt vÊn ®Ò

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
  Ngày nay Tiếng Anh đã trở thành một phương tiện không thể thiếu trong công việc và giao tiếp của con người trên toàn thế giới. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của bạn. Ngữ pháp kết hợp từ lại với nhau nhưng hầu như ý nghĩa lại ở trong từ ngữ. Bạn càng biết được nhiều từ thì bạn sẽ càng giao tiếp được nhiều hơn. Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn. Vì vậy vốn từ vựng là rất quan trọng trong giao tiếp.

Hiện nay trong nhà trường trung học cơ sở, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến  thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong trương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Một từ Tiếng Anh có nhiều nghĩa, thậm trí có nhiều từ mang nghĩa giống nhau, vậy HS phải biết cách sử dụng từ sao cho đúng và phù hợp. Khi biết nhiều từ HS không bị hạn chế trong giao tiếp và không bị hiểu nhầm khi muốn diễn đạt suy nghĩ của mình. Hơn thế, vốn từ vựng sẽ giúp cho người học ngoại ngữ phát triển đồng đều 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và sẽ đáp ứng được phương pháp học mới.



2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi kinh nghiệm cuộc sống còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho học sinh ở cấp học này thường phải phù hợp để gây sự quan tâm, hứng thú với chúng. Bên cạnh đó, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế. Dạy học trong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp học có khoảng 30-40 học sinh ), trình độ nhận thức khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp.

Cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy và học trong một số năm qua, học sinh đã có nhiều thay đổi trong việc học Tiếng Anh. Tôi nhận thấy HS đã chủ động

hơn trong việc tiếp thu kiến thức trên lớp. Sự thay đổi phương pháp dạy học đã


giúp học sinh phát triển đồng đều 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong một giờ học ngoại ngữ. Vì vậy, từ vựng rất quan trọng trong bất kể ngôn ngữ nào. Việc rèn cho học sinh có thói quen học từ mới ngay từ nhỏ là rất cần thiết.

Kiến thức Tiếng Anh của học sinh lớp 6 rất cơ bản. Đặc biệt từ vựng không trừu tượng, dễ hiểu và dễ nhớ. Ngay từ khi HS mới bước vào lớp 6, chúng ta nên rèn cho các em có thói quen học thuộc từ mới, luôn có ý thức củng cố và nâng cao vốn từ vựng trong Tiếng Anh. Trang bị cho mình một lượng từ vựng tương đối sẽ giúp các em tự tin rèn 4 kỹ năng trong giờ học ngoại ngữ. Khi tự nâng cao vốn từ vựng của mình các em sẽ áp dụng từ trong ngữ cảnh một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Kiến thức cùng vốn từ vựng của học sinh các lớp 7, 8,9 càng ngày càng nhiều, khó và trừu tượng hơn, vì vậy rèn cho HS có cách học tự giác ngay từ lớp 6 là rất tốt. Điều này sẽ giúp HS không ngại học và luôn tự tin trong việc học ngôn ngữ. Nếu không tìm ra một cách giảng dạy từ vựng hấp dẫn, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi sẽ dẫn đến tình trạng học sinh thường xuyên không có thói quen học từ mới hàng ngày. Dần dần học sinh sẽ không có đủ vốn từ vựng để theo kịp với kiến thức của các lớp 6,7,8,9. Các em sẽ không hiểu bài, thường xuyên không làm bài tập và không có hứng thú trong việc học Tiếng Anh.


Tiếng Anh là bộ môn học khó nhớ, đặc biệt là phần từ vựng. Qua thực tế dạy học những năm qua, tôi nhận thấy học sinh rất ngại học từ mới trong Tiếng Anh vì vậy lượng từ trong mỗi học sinh bị hạn chế. Vì sự hạn chế về mặt từ vựng, dẫn đến sự thiếu tự tin trong giao tiếp nên học sinh ngày càng lười học hơn. Kết hợp cùng với các tiết học bổ trợ, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số tiết học nhằm củng cố và nâng cao vốn từ vựng trong học sinh. Các tiết học này được dựa trên nội dung, chủ đề của bài học. Tôi đã xây dựng một số tiết học dựa trên phương pháp "học mà chơi, chơi mà học". Cách đây 2 năm tôi đã đưa ra sáng kiến" Tổ chức tiết học bổ trợ Tiếng Anh 7 giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giao tiếp". Khi áp dụng những tiết học này tôi nhận thấy sự hào hứng trong học sinh nhưng chưa thực sự giúp học sinh chăm chỉ học từ mới. Với sáng kiến này chỉ áp dụng khoảng 1 lần trong một tháng vì thế chưa thực sự giúp được các đối tượng học sinh học từ hàng ngày. Tôi nghĩ mình phải tổ chức một tiết học gần giống như vậy nhưng sau mỗi đơn vị bài học. Tiết học này mang tính chất củng cố và mở rộng từ sau mỗi bài (unit).

Để giúp các em thay đổi không khí học tập và ham thích học từ Tiếng Anh tôi đã xây dựng một số tiết học củng cố và mở rộng từ vựng theo chủ đề bám sát với nội dung các em đã được học. Những tiết học này sẽ giúp các em phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo.

Trong những tiết học này các em sẽ được rèn luyện và vận dụng kỹ năng giao tiếp, tự giác học tập, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích lũy (vốn từ vựng, quy tắc ngữ pháp...) để bắt chước, tái hiện tìm ra cách ứng xử và ứng xử sáng
tạo trong các tình huống giao tiếp. HS bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết thông qua ngoại ngữ. Các em sẽ biết cách làm việc theo cặp, nhóm, hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu cầu và nhiệm vụ của thầy.

Sau một vài năm kinh nghiêm cña c¸ nh©n vµ sù häc hái ë c¸c ®ång nghiÖp, n¨m häc 2011- 2012 t«i ®· m¹nh d¹n ®­a ra s¸ng kiến “ Củng cố và mở rộng vốn từ vựng Tiếng Anh cho học sinh lớp 6". §Ó ®¹t ®­îc môc tiªu nµy, viÖc thay ®æi ph­¬ng ph¸p d¹y häc theo h­íng coi ng­êi häc lµ chñ thÓ cña hµnh ®éng, khuyÕn khÝch c¸c ho¹t ®éng häc tËp tÝch cùc, chñ ®éng s¸ng t¹o trong qu¸ t×nh d¹y häc lµ cÇn thiÕt.

Với các giờ bổ trợ Tiếng Anh bình thường, giáo viên thường xuyên củng cố lại kiến thức đã học và giúp các em luyện một số bài tập. Tôi vẫn áp dụng phương pháp đó nhưng tôi xây dựng thêm một tiết học dưới hình thức " học mà chơi - chơi mà học" ( sau mỗi đơn vị bài học). Trong những tiết học này các em được rèn luyện và vận dụng kỹ năng giao tiếp, tự giác học tập, chủ động huy động vốn từ vựng, mở rộng vốn từ. HS bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết của mình thông qua ngoại ngữ. các em sẽ biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với các bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu cầu và nhiệm vụ của thầy.

Từ những cơ sở thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến " Củng cố và mở rộng vốn từ vựng cho học sinh lớp 6". Đề tài này sẽ làm rõ những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn của quá trình tổ chức tiết học " Củng cố và mở rộng vốn từ vựng Tiếng Anh cho học sinh lớp 6". Từ đó phân tích làm rõ cơ sở khoa học, tính đúng đắn, tính khả thi của việc áp dụng phương pháp vào tiết học này. Đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức tiết học nhằm củng cố, nâng cao vốn từ vựng và hình thành cho học sinh tính năng động, sáng tạo, tự nhiên giao tiếp trong các giờ học. Rất mong được Hội đồng khoa häc vµ c¸c b¹n ®ång nghiÖp ®ãng gãp cho s¸ng kiÕn nhá cña t«i ®­îc hoµn thiÖn h¬n.


B- Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
I. ThuËn Lîi
Trong qu¸ tr×nh triÓn khai ®Ò tµi, t«i ®· cã mét sè thuËn lîi. ThuËn lîi ®Çu tiªn ®ã lµ sù chØ ®¹o s¸t sao vÒ mÆt chuyªn m«n cña Së Gi¸o dôc, phßng Gi¸o dôc & §µo t¹o QuËn T©y Hå, cïng Ban gi¸m hiÖu nhµ tr­êng trong tõng n¨m häc.

Phßng Gi¸o dôc & §µo t¹o th­êng tæ chøc c¸c chuyªn ®Ò vµ tõ c¸c giê chuyên đề mỗi giáo viên đều rút ra được những kinh nghiệm riêng để bổ sung cho phương pháp dạy học của mình. Tôi thật may mắn vì đã được tham dự khóa học Intel. Mặc dù thời gian học không dài nhưng cũng đã giúp tôi được làm quen với phương pháp dạy học của thế kỉ XXI. Khóa học này thật mới với tôi và tôi nhận

thấy nó rất có ích cho sáng kiến mà tôi đang thực hiện. Đặc biệt tôi rất may mắn được làm việc trong một tập thể giáo viên đầy kinh nghiệm, nhiệt huyết với nghề. BGH cùng các đồng nghiệp lớn tuổi trong nhà trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công tác giảng dạy và sau hơn 10 năm liên tục giảng dạy các lớp học từ độ tuổi từ 11-14, tôi hiểu được tâm lí, cũng như khả năng học từ vựng của từng đối tượng học sinh. Riêng về bản thân, tôi đã được dạy học lớp 6 liên tục trong nhiều năm gần đây. Hơn thế, năm học này tôi được chủ nhiệm học sinh lớp 6, số học sinh trong lớp không quá đông, điều này giúp tôi có nhiều thời gian gần gũi học sinh, và nắm được sở thích cũng như tâm lí của các cháu. Cơ hội cho các cháu tham gia vào tiết học như này có nhiều thuận lợi.

Thư viện trường tôi là một thư viện lớn. Thư viện đã từng được SGD và Quận Tây Hồ đầu tư rất nhiều sách, nên nguồn tư liệu dồi dào, giúp tôi có nhiều tư liệu tìm hiểu trong những giờ nghỉ, giờ giải lao.

Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc phát triển về những phương tiện thông tin đại chúng. Mạng là một phương tiện giúp tôi cập nhật nhiều thông tin. Tôi thường xuyên tìm những hình ảnh động sinh động, cũng như những bài hát tiếng Anh... trên mạng. Nó là phương tiện hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy.
II. Khã kh¨n
Bên cạnh những thuận lợi mà tôi có được, trong quá trình triển khai đề tài tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Trong một lớp học trình độ nhận thức của tất cả học sinh không đồng đều, vì thế đòi hỏi giáo viên phải bao quát tất cả mọi đối tượng học sinh trong lớp học. Bên cạnh đó, HS rất ngại học từ mới hàng ngày. Chính vì điều này người giáo viên cần phải tìm ra những phương pháp thích hợp để dạy trong từng tiết học. Một số học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh để giao tiếp cùng với các bạn trong tiết học. Vì thế đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức các hoạt động trong tiết học sao cho phù hợp, thật thoải mái và thật dễ hiểu. Đồng thời người giáo viên cũng cần phải trang bị cho mình kinh nghiệm xử lí các tình huống bất ngờ xẩy ra trong mỗi tiết học.

Một vấn đề khó khăn mà tôi nhận thấy sau một thời gian gian dài thực hiện đề tài đó là thời điểm để tổ chức các tiết học như này đôi khi không theo đúng với dự định. Ví dụ tôi muốn tổ chức tiết học ngay sau khi kết thúc bài 1 (Unit 1), nhưng không thực hiện được bởi vì tiết học này không nằm trong phân phối chương trình. Nếu không có tiết học bổ trợ, tôi khó lòng có thể thực hiện được sáng kiến của mình.


III. C¬ së lý luËn ®Ó thùc hiÖn ®Ò tµi.

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, đã từ lâu tôi nhận thấy vốn từ vựng rất quan trọng đối với người học. Nó không phải là tiếng mẹ đẻ nên sự hạn

chế khi học Tiếng Anh đó là môi trường sử dụng ngôn ngữ không thường xuyên và liên tục. Môi trường chủ yếu của học sinh học ngoại ngữ đó là lớp học, vì thế có sự hạn chế trong việc áp dụng và nhớ từ Tiếng Anh. Đã nhiều năm tôi luôn canh cánh trong lòng vấn đề làm thế nào để giúp học sinh củng cố và mở rộng vốn từ Tiếng Anh của chúng.

Để có được sáng kiến này, tôi đã phải tìm hiểu thực tế vấn đề học Tiếng Anh của học sinh trong các lớp mà tôi đã giảng dạy trong nhiều năm qua. Tôi hiểu được sở thích của chúng và những mặt hạn chế của học sinh trong việc học Tiếng Anh. Đây là cơ sở giúp tôi đưa ra và lựa chọn phương pháp phù hợp với học sinh.

Để mở rộng kiến thức cũng như phương pháp cho mình tôi thường xuyên tìm hiểu những cuốn sách về từ vựng Tiếng Anh như: Từ vựng Tiếng Anh theo chủ điểm của tác giả Võ Công Thương, Mở rộng vốn từ Tiếng Anh của Trần Mạnh Cường... Ngoài ra tôi thường xuyên đọc các trang web về Tiếng Anh, tìm hiểu các sách của nước ngoài như giáo trình " Project" của Tom Hutchinson hoặc " solution" của Tim Falla, Paul A Davies của Oxford.... Những giáo trình này cũng giúp tôi mở rộng cách giảng dạy cho bản thân và có thêm phương pháp trong giảng dạy.

Nhờ có thông tin đại chúng phát triển nên tôi thường xuyên lên mạng để tìm hiểu các cách trau dồi và mở rộng vốn từ trong Tiếng Anh. Hơn thế nó giúp tôi có thêm nhiều hình ảnh sinh động cho việc củng cố vốn từ vựng. Ngoài ra, do tìm hiểu tâm lí của học sinh nên tôi hiểu HS rất thích hát Tiếng Anh và tham gia trò chơi nên tôi tìm các bài hát phù hợp với nội dung bài học trên mạng. Tôi tìm hiểu các câu đố, kết hợp cùng các trò chơi trong Tiếng Anh để tổ chức tiết học củng cố và mở rộng vốn từ vựng trong Tiếng Anh.

Áp dụng phương pháp tích cực trong dạy học môn Tiếng Anh đó là phát huy tính tích cực năng động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề cho người học. Để đạt được mục tiêu này PPDH theo định hướng lấy học sinh làm chủ thể hoạt động dạy học, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Hơn thế, tôi đã áp dụng thêm một số phương pháp hoạt động nhóm nhờ có khóa học Intel. Những phương pháp tôi học được từ khóa học này thật bổ ích. Học sinh luôn cảm thấy hấp dẫn và thu hút, đặc biệt gây cho học sinh cảm giác bất ngờ.

Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách thức truyền thụ kiến thức. Từ hình thức dạy học giáo viên thuyết trình, phân tích ngôn ngữ còn học sinh nghe và

ghi chép được thay bằng hoạt động dạy học trong giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, còn học sinh thì tham gia vào quá trình hoạt động học tập. HS từ những người thu nhận kiến thức thụ động trở thành những người chủ động trong việc củng cố và mở rộng vốn từ vựng theo chủ đề.

Bằng việc áp dụng phương pháp đổi mới giúp HS tích cực, chủ động giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Học sinh sẽ khát khao hoạt động, tìm

hiểu, khám phá thử nghiệm, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập, tập trung chú ý

kiên trì thực hiện nhiệm vụ học tập.

Kết hợp sự tìm hiểu tâm lí học sinh, hiểu được thực tế việc học ngoại ngữ của đối tượng học sinh cấp II, sự tìm hiểu các phương pháp dạy và học từ vựng, bên cạnh đó nhờ có đặc thù của phương pháp đổi mới tôi đã mạnh dạn xây dựng tiết học củng cố và mở rộng vốn từ vựng cho học sinh lớp 6 nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong học sinh. Đặc biệt với đối tượng học sinh lớp 6 sẽ giúp các em say mê học thuộc từ mới hàng ngày và mở rộng vốn từ cho bản thân, các em sẽ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp.

Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới những tình huống giao tiếp và HS phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với những tình huống giao tiếp cụ thể.

Mục đích của việc dạy học ngôn ngữ không nhằm hướng HS vào nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ mà nhằm giúp HS sử dụng ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là rèn cho HS năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp này được thể hiện bằng khả năng sử dụng sáng tạo những quy tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống. Như vậy nắm chắc hệ thống ngôn ngữ không phải là đích cuối cùng mà chỉ là phương tiện để đạt được các mục đích giao tiếp.
IV. TriÓn khai ®Ò tµi.

Tổ chức tiết học củng cố và mở rộng vốn từ vựng " học mà chơi, chơi mà học" giúp các em chăm chỉ học từ mới hàng ngày và mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp Tiếng Anh. Các em sẽ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ học Tiếng Anh mà còn đối với các bộ môn khác.

Để xây dựng tiết học củng cố và mở rộng vốn từ vựng Tiếng Anh, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tuân thủ theo một số bước sau:

* Xây dựng từ vựng theo chủ đề của từng đơn vị bài học:

Để giúp học sinh chăm chỉ học từ mới và thích học từ mới, sau mỗi đơn vị bài học tôi xây dựng tiết học củng cố và mở rộng vốn từ vựng bám sát vào nội dung của từng đơn vị bài học.

Chủ đề sau unit 1: Chào hỏi (greetings)

Chủ đề sau unit 2: Các đồ vật trong trường học (school objects)

Chủ đề sau unit 3: Jobs( Jobs)

Chủ đề sau unit 4: Các hoạt động hàng ngày ( school activities)

Chủ đề sau unit 5: Thời gian biểu (timetable)

Chủ đề sau unit 6: Giới từ (prepostions)

Chủ đề sau unit 7: danh từ chỉ nơi chốn, địa điểm (places)

Chủ đề sau unit 8: Các phương tiện giao thông ( means of transportation)

Chủ đề sau unit 9: Các bộ phận cơ thể (parts of the body)

Chủ đề sau unit 10: Các tính từ chỉ cảm giác ( adjectives of feeling)

Chủ đề sau unit 11: Thức ăn, đồ uống (food and drink)

Chủ đề sau unit 12: Các trò tiêu khiển (pastimes)

Chủ đề sau unit 13: thời tiết (weather)

Chủ đề sau unit 14: Các điểm đi nghỉ (vacation destinations)

Chủ đề sau unit 15: đất nước, con người, quốc tịch và ngôn ngữ (countries, people, nationalities, language)

Chủ đề sau unit 16: Các vấn đề môi trường (environmental problems)

* Khởi động

Đây là phần rất quan trọng trong tiết học này. Ngay từ đầu tiết học các em đã cảm thấy thoải mái, tự tin. Khởi động giúp kích thích tính cạnh tranh và tò mò trong các em bởi ở phần khởi động vừa giúp các em ôn lại từ đã được học theo từng đơn vị bài học lại vừa mang tính gợi mở kiến thức cho những học sinh khá giỏi. Hơn thế, qua phần khởi động giáo viên vừa nắm được tình hình học từ vựng của lớp học.

* Tổ chức các hoạt động thu hút các học sinh học thuộc và nhớ từ:

Tôi xây dựng tiết học dưới hình thức vui chơi mang tính chất học mà chơi - chơi mà học như sau:

+ Sau khi tìm chủ đề cho tiết học, tôi áp dụng một số thủ thuật, trò chơi nhằm thu hút học sinh củng cố vốn từ vựng đã học và mở rộng vốn từ vựng theo chủ đề. Sau khi củng cố và mở rộng vốn từ, tôi yêu cầu học sinh sử dụng từ để nói, có thể sử dụng mẫu câu đã học trong đơn vị bài học,hoặc yêu cầu học sinh làm hội thoại.

Trước mỗi tiết học, tôi đều giao nhiệm vụ cho các em chuẩn bị về kiến thức, về những đồ dùng sử dụng trong tiết học.

Các hình thức hoạt động như: hoạt động nhóm, tổ, hoạt động theo cặp, hoạt động cá nhân...luôn được tôi lựa chọn từ dễ đến khó. Hoạt động nhóm, tổ bao giờ cũng được lựa chọn đầu tiên, sau đó mới đến hoạt động của từng cá nhân... Tổ chức hoạt động theo các hình thức hoạt động như vậy mới có thể thu hút dần dần các đối tượng học sinh, giúp các em gạt bỏ sự lo lắng, mặc cảm để hòa đồng trong tiết học.

* Đưa ra các bài hát, các câu đố hoặc các bài thơ theo từng chủ đề.

- Ở lứa tuổi học sinh khối 6, các em ham thích học hát và tham gia trò chơi

nên tôi đưa các bài hát, các câu đố hoặc bài thơ theo chủ đề vào cuối mỗi tiết học. Các em sẽ say mê học từ vựng hàng ngày và ham mê học Tiếng Anh. Học Tiếng Anh qua các bài hát là một hình thức học rất hiệu quả. Các em không những dễ dàng nhớ từ mà còn học cách sử dụng từ trong câu.

- Dưới đây là một trong những chủ đề mà tôi đã thực hiện qua một số tiết học " củng cố và mở rộng vốn từ vựng trong Tiếng Anh".



Chủ đề 1 (greetings – Unit 1)

* Mục đích:
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của từ " greetings" ( lời chào hỏi, lời chúc mừng). Học sinh đã được học trong ài 1 với ý nghĩa của từ " greetings là : Lời chào hỏi. Trong tiết học này học sinh được ôn lại các cách chào hỏi và mở rộng thêm ý nghĩa và cách sử dụng của từ "greetings" với nghĩa: Lời chúc mừng.

Khởi động:

- Yêu cầu học sinh hoạt động thành 2 nhóm: Nhóm 1: đưa ra các lời chào hỏi hàng ngày (everyday greetings). Nhóm 2: đưa ra các lời chúc mừng nhân các dịp đặc biệt (special greetings).

Nhóm 1: Everyday greetings

Nhóm 2: Special greetings
Đáp án:

- Nhóm 1(Lời chào hỏi hàng ngày):Good morning, Good afternoon, Good evening,Goodbye, Goodnight, Goodbye, Nice to meet you, Glad to meet you, How do you do?How are you? How is everything?...

- Nhóm 2(Lời chúc mừng nhân dịp đặc biệt): Happy Christmas, Merry Christmas, Happy New Year, Happy Easter, Good Luck, Congratulations, Well done, Get well soon...

* Tổ chức các hoạt động thu hút các học sinh học thuộc và nhớ từ.



Giáo viên phát tranh cho học sinh và yêu cầu các nhóm hoàn thành các lời chào hỏi cho mỗi bức tranh:
Đáp án

 

 "Good morning."

 

 "Good afternoon."

 

 "Good evening."



 "Goodbye."



+



 "Good night."



+



"Good night."


tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương