A: phần mở ĐẦU



tải về 216.5 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.03.2022
Kích216.5 Kb.
#51145
1   2   3   4
Hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả của Hemingway

Ông già và biển cả là bài ca về cuộc chiến chống số phận của con người, là bản anh hùng ca ca ngợi con người với sức sống quật cường. Qua tác phẩm, Hêmingway muốn nói lên khả năng, giới hạn của con người trước thiên nhiên. Dù nhỏ bé, hữu hạn, nhưng đã sống ở trên đời, con người ta cần phải có khát vọng. Cái giá của khát vọng và hạnh phúc ở đây là thước đo tầm vóc của con người chân chính. “Con người có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục”. Câu chuyện câu cá ẩn dụ cho sự may - rủi, rủi - may xen lẫn nhau của cuộc đời. Bộ xương cá là cái nhìn hư vô của cuộc đời. Hêmingway không ca ngợi sự hư vô mà ông chỉ ra rằng: Cuộc đời là sự tranh đấu, chiến đấu nhưng kết quả cuối cùng lại là cái hư vô, nhưng là người thì chúng ta không buông xuôi, chấp nhận mà phải phấn đấu, đấu tranh chống trả hư vô, đấu tranh để bảo vệ cái đẹp. Bởi vì cuộc đời là cuộc chiến mà con người là chiến sĩ trên trận đấu đó. Theo PGS Đặng Anh Đào: “Santiago giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này”. Trong tiểu thuyết Ông già và biển cả Santiagô hiện lên là một mẫu người hùng với những nét vẽ thô sơ và không hề nổi trội. Với hình tượng này, Hemingway đã phần nào thể hiện quan điểm của mình cũng như của xã hội Mỹ là “sùng bái con người bình thường, không tán dương những cá nhân nổi bật”. Tuy vậy, tiếp nối dòng máu Mỹ, người hùng phải có đủ những phẩm chất điều kiện: thông minh, tháo vát, lịch thiệp, tự trọng, đáng kính, cứng rắn và tự tin. Đó còn là con người có ý chí, yêu đất đai, thú vật, mê thể thao, câu cá hơn là chăm chú vào nghệ thuật, âm nhạc; đồng thời, phải là người can đảm, trung thực, có cá tính mạnh mẽ. Người hùng trong thế giới truyện ngắn Hemingway sẽ không được hiểu với ý nghĩa “anh hùng”, mà thường là không tên tuổi, thậm chí, những kẻ vô công rồi nghề, ở bên lề xã hội, làm những công việc có vẻ vô nghĩa ở các quán rượu, sân đấu bò, võ đài, khách sạn, bến xe, nơi trượt tuyết, câu cá... Thế nhưng càng đi sâu vào tìm hiểu ta càng phát hiện ra nhiều phẩm chất đáng quý ở họ. Santiagô xuất hiện ngay đầu những trang văn với vẻ ngoài đậm chất ngư dân “ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề bị đánh bại” (Tr.5). Dưới vẻ ngoài xù xì, thô kệch vẻ đẹp của người lao động một nắng hai sương càng hiện ra hùng dũng hơn bao giờ hết.

Trong công cuộc lao động hằng ngày, Santiagô là một lão ngư lành nghề. Thế giới này thật bao la, đẹp đẽ, đại dương mênh mông xanh thẳm chú cá Kiếm thì rất cao thượng và hùng tráng và hình ảnh ông lão Santiagô lại càng tuyệt đẹp hơn nữa. Santiagô được mệnh danh là cái đẹp của mọi cái đẹp vì cái đẹp này ý thức được mình và ý thức được cái đẹp của các vật thể kia.

Với một nội dung tưởng chừng như đơn giản, thiên tiểu thuyết đã nêu lên được những nét rất sâu sắc và cảm động về sức mạnh và khát vọng của con người. Nhiều trang của “Ông già và biẻn cả” đã có một phong cách độc đáo, giàu chất thơ và triết lý, gợi cho người đọc suy nghĩ đến nhiều vấn đề lớn về cuộc sống và về số phận của con người trong cái xã hội còn có những ông già đánh cá sống cô độc và nghèo đói như ông lão Santiago.

Việc đánh bắt được con cá kiếm nặng hơn 6 tấn là một chiến công. Cuộc đấu với đàn cá dữ không cân sức, thịt con cá kiếm bị đàn cá mập ngoạm sạch, đớp sạch, nhưng lão vẫn còn giữ được bộ xương cá, giữ được con thuyền câu. Câu nói của lão: “Thuyền của mình vẫn tốt nguyên và chẳng sứt mẻ một tẹo nào, trừ chiếc tay lái ra không kể. Cái đó cũng dễ thay”, điều đó cho thấy, tuy thất trận nhưng lão chài vẫn còn tiềm lực, nhất định lão lại ra khơi. Giữ vững niềm tin sau chiến bại không phải ai cũng có ý chí ấy. Lúc quật vào đàn cá dữ, ông lão cảm thấy một mùi kì dị trong mồm: “vừa tanh như sắt, vừa ngòn ngọt”. Mùi kỳ dị ấy là máu và cũng là dư vị cay đắng của sự thất bại. Như một sự tổng kết sau trận đánh, lão Santiago nhổ toẹt máu xuống biển và nói: “Cho chúng mày nuốt đi lũ cá mật kia. Nuốt đi để tưởng tượng là vừa giết chết được một con người”. Một cái nhổ toẹt đầy khinh bỉ. Một câu nói vừa giễu cợt vừa thách thức kẻ thù. Trong chiến bại mà lão chài vẫn ngạo nghễ đó là tâm thế và bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính. Lão chài được đặt trong thế đối địch tương phản chênh lệch. Các chi tiết nghệ thuật được khắc họa và tái hiện chủ yếu bằng thính giác, cảm giác, xúc giác… trong biển đêm vô cùng ghê rợn và ác liệt. Người thì máu đầy mồm, cá thì lăn xả vào đớp mồi, bị quật nhừ tử. Lời đối thoại của Santiago với đàn cá mập lúc thì thách thức khinh bỉ, lúc thì thừa nhận thất bại. Vốn liếng còn đó, lão chài rồi lại ra khơi. chỉ có một mình đơn phương độc mã đương đầu với đàn cá mập thế mà sau cuộc chiến, lão chài lại nói: “Gió cũng là bạn tốt của ta… đôi khi cũng là bạn tốt… biển cả với những bạn hữu và kẻ thù của ta…”. Gió làm căng cánh buồm. Biển có đàn cá dữ, nhưng cũng có cánh chim hiền lành, biển là nơi làm ăn của lão và các bạn chài. Cách nghĩ của ông lão mộc mạc, bình dị nhưng ham sống biết bao.
Ở đời cái đáng sợ là không nhận diện được kẻ thù. Cái đáng sợ nữa không phải là sự thất bại mà là chưa biết tìm ra nguyên nhân thất bại. Ở đây, ông lão Santiago tự nói với mình: “Ta thử nghĩ xem cái gì đã làm cho ta thất bại nhỉ? Không, không có cái gì cả. Ta đã đi xa quá”. Đó là phần ngầm của “tảng băng trôi” mà Hemingway muốn gửi gắm bạn đọc: Mọi khát vọng đều đẹp, đều đáng yêu. Khát vọng quá lớn, vượt xa khả năng hiện thực thì sẽ thất bại. Hình ảnh ông lão Santiago trong cảnh “đương đầu với đàn cá dữ” này cho ta bài học về sức mạnh, khí phách và niềm tin trong lao động và cuộc sống.

Câu chuyện mà Hêmingway dựng lên trong tác phẩm chỉ đơn thuần là câu chuyện về một con cá bị giết, việc ông lão chiến thắng hay ông lão thất bại, tình cảm của cậu bé Manolin, hay là chuyện những du khách đỏng đảnh vừa thông minh vừa kém thông minh. Mà nó còn là cái gì đó vượt lên tất cả. Đó có thể là việc đi sâu vào khắc họa hình tượng của ông lão đánh cá, một con người luôn sống cho cái đẹp, sống vì cái đẹp ở trong thời đại mà cuộc sống vật chất thời hiện đại đang làm nó dần mai một đi. Nhưng một khi còn tôn thờ cái đẹp, một khi sống bằng nghề câu cá thì Santiago vẫn cứ mãi ôm bi kịch trong lòng. Sức sống mãnh liệt, nghị lực phi thường của ông chính là điểm sáng cho tác phẩm, và đó cũng chính là điểm sáng cho hình tượng người anh hùng.

Chính sức sống hấp dẫn, lôi cuốn của “Ông già và biển cả”. Đó là ý thức vươn lên hoàn cảnh của nhân vật. Từ những chi tiết nhỏ nhặt như mũi lao bị gãy, cái chày bị ngoạm đi, bàn tay bị chuột rút… đến việc ông lão cố nuốt miếng cá tanh ngòm, chắt chiu từng ngụm nước, để dành sức khỏe chinh phục con cá và chiến đấu với bầy cá mập. Ta thấy Santiago hiện lên như một ông lão dũng sĩ kiên cường. Và dẫu cho đã ý thức được sự bi đát về thân phận, về cái đẹp nói chung thì không vì thế mà ông lão chịu buông xuôi. Chính hoàn cảnh thách thức gay gắt và khóc liệt đã làm nổi bật sức mạnh tinh thần vô song của nhân vật. những thách thức và thất bại đó đã không hề làm cho ông lão nãn chí. Khác với nhiều tác phẩm của các tác giả trước đây mà trong đó khắc họa sự xung đột giữa các tính cách, trung tâm của cấu trúc “Ông già và biển cả” là xung đột giữa tính cách và toàn bộ hoàn cảnh sống của con người.

Santiago hiện lên như một chiến sĩ, một anh hùng kiên trung trên mặt trận chống lại số phận. Satiago chiến thắng là bởi lão biết nuôi hy vọng và thêm nữa bởi con người ấy biết trở trăn với bi kịch của cái đẹp. Chính xác hơn “bi kịch cái đẹp bị đánh mất bởi dục vọng của con người”. Thế giới này, cá Kiếm đẹp và cá mập cũng đẹp. Trung tâm của cái đẹp chính là Santiago - cái đẹp của mọi cái đẹp. Vì cái đẹp này ý thức được mình cái đẹp của các vật thể kia: Ông lão khi đánh được cá lớn thì cảm thấy rất vui vẻ. Vì ông đã khẳng định được nghị lực, ý chí, ý nghĩa tồn tại của mình. Ông già và biển cả là bài ca về ý thức vươn lên hoàn cảnh của nhân vật. Hơn thế với hình tượng ông lão Santiago, Hêmingway đã xây dựng lên được một hình tượng tiêu biểu, đó chính là hình tượng của người anh hùng kiểu Mỹ. Một nét độc đáo trong văn học nói riêng và văn hóa Mỹ nói chung.

Tạo dựng hình mẫu người hùng với những nét không hề nổi trội, thực ra, Hêmingway đã phần nào thể hiện quan điểm xã hội Mỹ là “sùng bái con người bình thường, không tán dương những cá nhân nổi bật”. Tuy vậy, tiếp nối dòng máu Mỹ, người hùng phải có đủ những phẩm chất điều kiện: thông minh, tháo vát, lịch thiệp, tự trọng, đáng kính, cứng rắn và tự tin. Đó còn là con người có ý chí, yêu đất đai, thú vật, mê thể thao, câu cá hơn là chăm chú vào nghệ thuật, âm nhạc; đồng thời, phải là người can đảm, trung thực, có cá tính mạnh mẽ. Chính đó là “tough guy”, và đích thực là “red blooded American”, loại người hùng bước ra từ kỷ nguyên tiền phong Mỹ. Với hình tượng Santiago trong tác phẩm “Ông già và biển cả”, Hêmingway đã xây dựng lên một hình tượng mẫu về hình tượng người anh hùng kiểu Mỹ. Đó còn là một biểu trưng cho sắc thái độc đáo trong nền văn hóa Mỹ.

Sức sống mãnh liệt của ông lão là một minh chứng hùng hồn cho sức lao động và khát vọng cao đẹp của con người - khát vọng đó là sự khẳng định giá trị của bản thân, là những thành quả bắt nguồn từ trong những nghịch cảnh, là những điều tốt đẹp vẫn luôn được nhìn thấy đằng sau những đắng cay của cuộc sống. Trở về với con cá Kiếm là sự khẳng định một chiến thắng, một chiến thắng tinh thần đầy dũng cảm và mãi mãi hình tượng đó trở thành biểu tượng cho tình yêu cuộc sống ở mọi thời đại, bởi suy cho cùng, ở đâu trên trái đất này, con người vẫn luôn đấu tranh cho hạnh phúc, cho giá trị sống chân chính của mình. Vẫn nhân hậu trên từng câu chữ, tác phẩm còn là tiếng nói ấm áp đầy yêu thương của tác giả đối với những con người nghèo khổ.

C: PHẦN KẾT LUẬN

Trong hơn nửa thế kỉ sáng tạo không ngừng nghỉ, Hemingway đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và một phong cách nghệ thuật hết sức là đặc sắc. Ông đã trở thành một hiện tượng văn hoá ,chính cuộc đời hành động và sự nghiệp văn chương tiến bộ đã mang lại cho ông vinh dự này. Văn chương hay cũng chính là ông, đôi lúc độc giả băn khoăn chẳng hiểu bản thân ông hay tác phẩm của ông lại mê hoặc họ đến nhường ấy. Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi thật khó. Nhưng điều đáng nói ở đây là càng ngày sự chinh phục của Hemingway đối với độc giả càng lớn, và sức lan toả văn hoá của ông theo thời gian càng tỏ rõ sức mạnh hơn.

Qua tác phẩm, với việc xây dựng lên hình tượng ông lão đánh cá Santiago, tác giả đã cho thấy được nghị lực, sức mạnh, lòng cao thượng của con người anh hùng, không bao giờ chịu thua, chịu khuất phục trước gian nan thử thách. Ở họ thể hiện niềm tin, lòng dũng cảm, trí khôn, khả năng chịu đựng và ý chí ngoan cường. Hình ảnh Santiago chính là huyền thoại về sự rủi may, về cái đẹp đã bị đánh mất, sự hữu hạn, cái bi đát và trên hết là con người với sức mạnh vừa hủy diệt vừa dựng xây. Đó cũng chính là hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất con người anh hùng mà Hêmingway đã dày công xây dựng và vun đắp.

“Ông già và biển cả” đã khép lại từ lâu nhưng câu nói tự dặn lòng mình của ông lão Santiago khi đương đầu với đàn cá dữ vẫn còn vang vọng mãi trong tôi: “Hãy giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo và biết cách chịu đựng như - một - con - người”. Cuộc hành trình đơn độc nhọc nhằn của ông lão già nua để thực hiện một khát vọng chinh phục lớn lao như minh chứng cho một chân lý của cuộc đời: “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Sẽ mãi là như thế…

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Lê Huy Bắc (dịch), 2005, Ông già và biển cả, NXB Văn Học

  2. Lê Huy Bắc, 2004, Phê bình lý luận văn học Anh - Mỹ tập 1, NXB Giáo Dục.

  3. Lê Huy Bắc, 2002, Văn học Mỹ, NXB Đại học Sư phạm.

  4. Lê Huy Bắc, 2001, Ernest Hemingway – Núi băng và Hiệp sĩ, NXB Giáo dục.

  5. Lê Huy Bắc (tuyển chọn), 2001, Hemingway những phương trời nghệ thuật, NXB Giáo Dục.

  6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) 2007, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục.

  7. Đặng Anh Đào, 1997, Văn học phương Tây, NXB Giáo dục.

MỤC LỤC

A: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.Phương pháp nghiên cứu 6

5.Bố cục đề tài 6

B: PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: Ernest Hemingway với tác phẩm “Ông già và biển cả” 7

1.1 Ernest Hemingway _ Bậc thầy của văn xuôi tự sự thế kỷ XX 7

Ernest Hemingway (1899 – 1961), ông sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago nước Mỹ. Trong cuộc đời sáng tác của Hemingway, số lượng các tác phẩm không nhiều. Ông chỉ có khoảng bảy mươi truyện ngắn, tám tiểu thuyết, vài tác phẩm tuỳ bút, hồi ký và tập thơ tám mươi bài. Thế nhưng nét độc đáo của Hemingway lại xuất phát ở điểm ngỡ như hạn chế này. Các tác phẩm từ nội dung đến hình thức đều rất phong phú và đa dạng. Trên tạp chí văn học nước ngoài tiếng Nga số 7 – 1980, Trionov đã khẳng định: Hemingway là một trong những nhà văn gây nên sóng gió trong cái biển cả mênh mông là văn học: “Hai chục năm qua ảnh hưởng của Hemingway mạnh đến nỗi như là tạo ra một thước đo mới cho văn xuôi”. 7

Đối với một nhà văn chân chính như Hemingway, mỗi cuốn sách cần phải trở thành những khởi đầu mới, nhằm đạt tới những gì mà trước đây chưa đạt được. Ông luôn tâm niệm phải làm cái gì đó mà trước mình, người ta chưa làm hoặc ai đó đã định làm mà chưa kịp làm và buộc phải đi xa hơn với những gì anh ta có thể đạt tới. Bằng quan niệm này và qua những tác phẩm trong 40 năm cầm bút của mình, Hemingway đã khẳng định vị trí của ông trên văn đàn thế giới, một nhà văn tiến bộ và tiêu biểu của thế kỷ XX, một trong những bậc thầy của văn xuôi tự sự thế kỷ XX. 7

Với những gì làm được trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, năm 1954 ông được viện hàn lâm khoa học trao tặng giải thưởng Nobel văn học. Cho đến nay những đóng góp của ông vào việc đổi mới văn xuôi hiên đại vẫn là một điều không ai có thể phủ nhận được. 7

1.2 Ông già và biển cả _ bức thông điệp của nhà văn Ernest Hemingway. 8

Năm 1952, sau gần mười năm sống ở Cuba, Hemingway cho ra đời tác phẩm “Ông già và biển cả”. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng Lahabana. Phuentec, một thuỷ thủ trên con tàu của ông, được xem là nguyên mẫu của Santiagô. Đây là một tiểu thuyết rất ngắn. Trước khi in thành sách, tác phẩm được đặng tải nhiều kỳ trên tạp chí Life. Ngay khi mới phát hành, trong vòng bốn mươi tám tiếng, tờ Life đã bán được 5.318.650 bản. đây là một con số kỷ lục trong lịch sử báo chí. Tác phẩm thực sự đã gây tiếng vang lớn và hai năm sau nhờ tác phẩm này ông đã được trao tặng giải thưởng Nôben văn học. 8




tải về 216.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương