A: phần mở ĐẦU



tải về 216.5 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.03.2022
Kích216.5 Kb.
#51145
1   2   3   4
Hình tượng nhân vật Santiagô trong Ông già và biển cả của Hemingway

Ông già và biển cả là một trong những tác phẩm của bất hủ của tiểu thuyết hiện đại Mỹ nói chung và của Hemingway nói riêng. Trong khi nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp thường thấy trong nghiên cứu văn học như:

Phương pháp thống kê, phân loại: trước hết là thống kê các đoạn văn (luận chứng) phù hợp với luận điểm đưa ra để phân tích.

Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở những luận chứng tìm được, phân tích sau đó tổng hơp rút ra kết luận để đi đến chứng minh cho luận cứ, luận điểm đưa ra. Đồng thời thông qua sự phân tích đó chỉ ra những tác dụng của biện pháp đó trong việc góp phần vào sự thành công của tác phẩm.


  1. Bố cục đề tài

Đề tài của chúng tôi được bố cục ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính gồm hai chương.

CHƯƠNG 1: Hemingway với tác phẩm “Ông già và biển cả”

CHƯƠNG 2: Nhân vật anh hùng biển cả Santiagô
B: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Ernest Hemingway với tác phẩm “Ông già và biển cả”

1.1 Ernest Hemingway _ Bậc thầy của văn xuôi tự sự thế kỷ XX

Ernest Hemingway (1899 – 1961), ông sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago nước Mỹ. Trong cuộc đời sáng tác của Hemingway, số lượng các tác phẩm không nhiều. Ông chỉ có khoảng bảy mươi truyện ngắn, tám tiểu thuyết, vài tác phẩm tuỳ bút, hồi ký và tập thơ tám mươi bài. Thế nhưng nét độc đáo của Hemingway lại xuất phát ở điểm ngỡ như hạn chế này. Các tác phẩm từ nội dung đến hình thức đều rất phong phú và đa dạng. Trên tạp chí văn học nước ngoài tiếng Nga số 7 – 1980, Trionov đã khẳng định: Hemingway là một trong những nhà văn gây nên sóng gió trong cái biển cả mênh mông là văn học: “Hai chục năm qua ảnh hưởng của Hemingway mạnh đến nỗi như là tạo ra một thước đo mới cho văn xuôi”.

Đối với một nhà văn chân chính như Hemingway, mỗi cuốn sách cần phải trở thành những khởi đầu mới, nhằm đạt tới những gì mà trước đây chưa đạt được. Ông luôn tâm niệm phải làm cái gì đó mà trước mình, người ta chưa làm hoặc ai đó đã định làm mà chưa kịp làm và buộc phải đi xa hơn với những gì anh ta có thể đạt tới. Bằng quan niệm này và qua những tác phẩm trong 40 năm cầm bút của mình, Hemingway đã khẳng định vị trí của ông trên văn đàn thế giới, một nhà văn tiến bộ và tiêu biểu của thế kỷ XX, một trong những bậc thầy của văn xuôi tự sự thế kỷ XX.

Với những gì làm được trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, năm 1954 ông được viện hàn lâm khoa học trao tặng giải thưởng Nobel văn học. Cho đến nay những đóng góp của ông vào việc đổi mới văn xuôi hiên đại vẫn là một điều không ai có thể phủ nhận được.

1.2 Ông già và biển cả _ bức thông điệp của nhà văn Ernest Hemingway.

Năm 1952, sau gần mười năm sống ở Cuba, Hemingway cho ra đời tác phẩm “Ông già và biển cả”. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng Lahabana. Phuentec, một thuỷ thủ trên con tàu của ông, được xem là nguyên mẫu của Santiagô. Đây là một tiểu thuyết rất ngắn. Trước khi in thành sách, tác phẩm được đặng tải nhiều kỳ trên tạp chí Life. Ngay khi mới phát hành, trong vòng bốn mươi tám tiếng, tờ Life đã bán được 5.318.650 bản. đây là một con số kỷ lục trong lịch sử báo chí. Tác phẩm thực sự đã gây tiếng vang lớn và hai năm sau nhờ tác phẩm này ông đã được trao tặng giải thưởng Nôben văn học.

Ông già và biển cả kể về một ông lão đánh cá vùng nhiệt lưu tên là Santiagô, tám mươi bốn ngày liền không kiếm được con cá nào. Thế rồi lão một mình ra khơi và một con cá kiếm lớn mắc mồi. Sau cuộc vật lộn ba ngày hai đêm cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, lão bị nó quẫy mạnh ngã vập cả mặt, máu chảy đầy cả má, hai bàn tay bị dây câu cứa nát ứa máu, lão cũng giết được con các kiếm. Nhưng lúc quay vào bờ, từng đàn các mập hung dữ theo rỉa thịt con cá. Lão phải đơn độc chiến đẫu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi vào đến bờ, con cá kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc” chỉ còn trơ bộ xương. Ông rã rời trở về lều, nằm trên giường ông nghĩ: “chẳng là gì cả, ta đã đi quá xa”, trong giấc ngủ lại “mơ về những con sư tử”.

Thông qua hình ảnh ông lão Santiagô quật cường, người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hemingway muốn gửi gắm một thông điệp: Trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

1.3 Thuật ngữ “hình tượng nhân vật” trong tiểu thuyết

Xung quanh khái niệm về hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết hiện nay cũng còn nhiều yếu tố khác nhau. Trong cuốn từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên đã định nghĩa về tiểu thuyết như sau: Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn từ không gian và thời gian và không gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng (5,tr.277). Tác giả cũng đưa ra một số đặc điểm về thể loại tiểu thuyết .

Trong quá trình phát triển diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi. Tuy vậy, có thể thấy một số đặc điểm như: Tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, tuỳ theo từng thời kỳ phát triển mà cái nhìn đời tư có thể sâu sắc tới mức biểu hiện được hoặc kết hợp được với chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Tiểu thuyết khác một số thể loại khác bởi nó tái hiện cuộc sống, không thi vị hoá, lý tưởng hoá. Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời, đang sinh thành tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bừa bộn của của cuộc đời bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc, buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ. Nhân vật của tiểu thuyết là con người nếm trải.

Khái niệm hình tượng: Theo Từ điển thuật ngữvăn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) khi nói về hình tượng nghệ thuật cho rằng Sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật [5, tr.122]. Hình tượng nghệ thuật được hiểu là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn. Đó có thể là một đồ vật, một phong cách thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng tập thể con người với những chi tiết thể hiện cảm xúc.

Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng không sao chép y nguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng nghệ sĩ sao cho các hình tượng truyền đạt lại được ấn tượng và sâu sắc. Nó vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm nghệ sĩ, hình tượng nghệ thuật thể hiện toàn bộ mối quan hệ sống đọng giữa chủ thể và khách thể.

Khái niệm nhân vật: Một tác phẩm gây được sự chú ý của người đọc nhờ một phần rất lớn vào nhân vật và hệ thống nhân vật mà nhà văn đó để lại. Các nhân vật thường thể hiện rõ nhất cho chủ đề mà nhà văn muốn phản ánh. Nói về khái niệm nhân vật trong văn học cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán (Chủ biên) đưa ra khái niệm nhân vật văn học: Là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học [5, tr.202]. Cho rằng nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong cuộc sống. Chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học mang tính lịch sử do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử. Thông qua nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật văn học luôn gắn với chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn.

Như vậy hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết có thể hiểu là một con người cụ thể hoặc một tập thể trong tác phẩm văn học có mang tính ước lệ và thể hiện qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn. Nó được thể hiện theo lý tưởng thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của nhà văn.

CHƯƠNG 2: Nhân vật anh hùng biển cả Santiagô

Mỗi nhà văn đều muốn xây dựng trong tác phẩm mình một kiểu dạng nhân vật đặc biệt, thể hiện cái ngưỡng cảm nhận trong tâm thức thẩm mỹ của ông ta. Có thể xem đó là hình ảnh con người lý tưởng mà người ấy ấp ủ. Nhân vật đó thường được gọi là hero - người hùng, giữ một vai trò quan trọng trong mô hình thế giới tác phẩm. Người hùng Hêmingway không thoát ra khỏi cái không khí chung ấy, nhưng vẫn có những nét khác biệt. Đặc biệt với tác phẩm “Ông già và biển cả”, hình tượng người anh hùng ấy càng được Hêmingway thể hiện rõ nét hơn. Santiagô hiện lên như một chiến sĩ, một anh hùng kiên trung trên mặt trận chống lại số phận. Satiago chiến thắng là bởi lão biết nuôi hy vọng và thêm nữa bởi con người ấy biết trở trăn với bi kịch của cái đẹp. Chính xác hơn “bi kịch cái đẹp bị đánh mất bởi dục vọng của con người”. Thế giới này, cá Kiếm đẹp và cá mập cũng đẹp. Trung tâm của cái đẹp chính là Santiago - cái đẹp của mọi cái đẹp. Vì cái đẹp này ý thức được mình cái đẹp của các vật thể kia: Ông lão khi đánh được cá lớn thì cảm thấy rất vui vẻ. Vì ông đã khẳng định được nghị lực, ý chí, ý nghĩa tồn tại của mình. Ông già và biển cả là bài ca về ý thức vươn lên hoàn cảnh của nhân vật. Hơn thế với hình tượng ông lão Santiago, Hêmingway đã xây dựng lên được một hình tượng tiêu biểu, đó chính là hình tượng của người anh hùng kiểu Mỹ. Một nét độc đáo trong văn học nói riêng và văn hóa Mỹ nói chung.

2.1 Santiagô – một ý chí quật cường trên con đường trinh phục thử thách

Tác gỉa Lê Đình Cúc đã có lần khẳng định: “Ông già và biển cả là bài ca ca ngợi ý chí quật cường của con người”. GS Phùng Văn Tửu thì cho rằng: “Tác phẩm miêu tả cuộc vật lộn gay gắt của con người với thiên nhiên đầy chân thực, từ đó nâng lên tầng nghĩa thứ hai, nêu bật cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng chống trả của con người”. Quả đúng như vậy! Thế giới của Hemingway vô tình hay hữu ý cũng đều có phần đối nghịch với con người. Vậy thì họ phải tồn tại sao đây? Hay chịu bó tay trong vòng cương toả ấy? Hemingway không bao giờ để cho nhân vật của mình chịu đầu hàng số phận. Dẫu môi trường tồn tại có khắc nghiệt đến mức nào thì họ vẫn cố vươn lên bằng một phương châm sống: “nhưng con người ta sinh ra không phải để thất bại… con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục”. Ông lão Santiagô phải hành động đơn độc trong hoàn cảnh rất khó khăn thù địch. Có khi giành thắng lợi, có khi bị thất bại nhưng Santiagô không khi nào lại chịu đầu hàng số phận. Đây chính là bài học quý giá đối với chúng ta: Hãy biến thất bại thành thất bại thành thắng lợi và dù khó khăn đến đâu cũng không lùi bước.

Chối bỏ trí tuệ, xây dựng con người cơ bắp, nhưng Hemingway luôn quan tâmđến ý chí, nghị lực của con người. Với ông, ngoài tình thương yêu thì đây là hai phẩm chất quyết định sự tồn vong của nhân loại. Có hồi ông đã khuyên một người muốn theo đuổi nghiệp văn chương: “nếu rủi mà bị vận xấu giáng xuống đầu thì bạn chớ có xuôi tay, phải mềm dẻo mà đứng lên”. Bí quyết thành công này không chỉ dành riêng cho những người sáng tạo nghệ thuật mà còn cho bất kỳ ai muốn tồn tại tốt hơn trên thế gian với tư cách là một con người.

Tác phẩm Ông già và biển cả có nhiều tầng nghĩa, nó miêu tả lại cuộc vận lộn gay gắt của con người với thiên nhiên. Nêu bật cái quyết liệt, cái táo bạo của đời sống và khả năng chống trả của con người. Thế giới tự nhiên bao la vô tận trở thành đấu trường trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa ngư ông và con cá kiếm khổng lồ, rùi sau đó là giữa ông với đàn cá mập hung dữ. Trên dpdaaus trường này ta nhận thấy ông già đã trở thành đại diện ưu tú của nhân loại trong việc miêu tả chi tiết về người và cảnh còn được kết hợp với bút pháp lãng mạn trong việc khắc hoạ hình tượng thiên nhiên. Là một người đánh cá nhưng Santiagô hiểu biết và ham học hỏi, luôn say mê và ngưỡng mộ những nhà thể thao, những danh thủ nổi tiếng. Trong nghề đánh cá ông đã đạt đến trình độ khéo léo và điêu luyện vào bậc nhất. Chú bé Manolin yêu mến và khâm phục ông lão vô cùng, chú nói: “có nhiều người đánh cá giỏi và vài người vĩ đại nhưng ông là ‘người duy nhất”. Một mặt, nhà văn với nhiều kinh nghiệm và từng trải trong thú vui đánh cá đã miêu tả một cách chân thực và sống động trong những công việc của một người đánh cá thực thụ. Mặt khác, từ việc nhân vật đặt mồi vào luỡi câu cho đến việc thả nhiều dây câu song song rùi tính toán khôn khéo sao cho cá dễ đớp mồi, sao cho cá nuốt gọn con mồi và kiên nhẫn đợi suốt hai ngày hai đem cho đến khi con cá kiệt sức v v… nhân vật ông lão đã hành nghề với sự nhiệt tình, lòng ham mê và vô cùng tinh tế. Trình độ điêu luyện trong nghề nghiệp cùng với niềm say mê vô hạn ấy chỉ có ở người nghệ sĩ có tâm hồn nồng cháy, yêu nghề. Lão ngư dân Santiagô đã không quản đến đói khát, nhọc nhằn cùng với cùng với những hiểm nguy đang chờ đợi mình mà chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất là bắt được con cá lớn chưa từng thấy bao giờ. Sức kiên trì chịu đựng của ông cũng được thể hiện ở mức độ phi thường khiến ông có phẩm chất cao cả của những bậc tử vì đạo. Hành động của Santiagô chứa đầy tính kịch khắc hoạ cuộc phưu lưu của nhân vật thể hiện lòng quả cảm và ý chí ngoan cường của con người tiêu biểu cho khát vọng nhân loại luôn hướng đến chiến công và mục đích cao cả. Trong cuộc phiêu lưu ấy, Santiagô đã khai thác được sức mạnh tiềm ẩn của chính mình để không bao giờ bị khuất phục và gục ngã.

Santiagô còn là một tấm gương bởi ý chí và nghị lực thép, lão biết kiềm chế những cảm xúc đau đớn của mình trước nghịch cảnh cuộc đời. Ông lão một mình đơn độc và dũng cảm đương đầu với những tai hoạ. Bởi con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục. Nhân vật này đi tìm ý nghĩa của cuộc sống trong việc bảo vệ danh dự và phẩm giá của mình. Dư luận, những yếu tố bên ngoài đối với Santiagô đã không còn quan trọng.

Hemingway nhấn mạnh đến cái tuổi già gần đất xa trời của ông lão để làm nổi bạt lên sức mạnh vĩnh viễn của con người. Ba ngày liền ông lão vật lộn với chú cá Kiếm khổng lồ. Ngậm lưỡi câu trong miệng, nó vùn vụt rẽ sóng kéo ông lão ra khơi. Còn ông lão, với sợi dây siết trên vai, tay trái tê dại, tay phải rớm máu, vấp ngã nhiều lần nhưng vẫn mải miết theo nó với tất cả sức mạnh của lòng dũng cảm và chí quyết tâm. Một chú cá khổng lồ tung hoành trong biển cả thân thuộc và ông già nhỏ be cô đơn trên đại dương thi gan với nhau. Ai sẽ thắng? nói như các nhà phê bình Xô _ viết, cả tác phẩm là một ản hùng ca ngợi ca con người và sức lao động thật không quá đáng. Phút chiến thắng đến vào sáng ngày thứ ba, khi ông đã già yếu đi nhiều vì đói vì mệt.

Chiến thắng ấy không phải là một may mắn ngẫu nhiên và Santiagô biết rõ đó là nhờ khả năng và ý chí của mình. Những trang huy hoàng của Hemingway là những trang về biển cả. Biển cả không phải chỉ vì bản thân nó, mà còn vì được nhìn qua cách nhìn của một con người rất ham sống, rất gắn bó với cuộc đời cần lao. Nhưng đẹp hơn là những trang về sức lao động của con người. Nhà văn đã gửi gắm vào đấy bao nhiêu mến yêu trân trọng của mình. Con người trong đó hiện lên với tư thế ngạo nghễ, làm chủ muôn loài trong thiên nhiên bởi vì họ có sức mạnh của ý chí và tâm hồn, bởi vì họ có những mối quan hệ ràng buộc với đời sống xã hội của họ.

Nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến lối mở đầu giống như trong một ngụ ngôn cổ xưa, giống như một huyền thoại: “Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu và đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mống cá nào”. Kết thúc tác phẩm, tuy đoạn đối thoại của những du khách ở khách sạn Terrace có gợi một không khí dung tục, nhưng những câu chuyện kể cuối cùng lại tái hiện không khí của những câu mở đầu: “Phía trên đường, trong con căn lều ông lão lại ngủ. Lão vẫn nằm úp mặt ngủ, thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão. Ông lão đang mơ về những con sư tử”.

Hình tượng Santiagô được xây dựng theo nguyên mẫu một ông già Cuba – là một hiện thực. Hiện thực của những con người lao động với lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng. Ông thanh thản với ý nghĩ ở đời không một ai phải cô đơn nơi biển cả. Điều Santiagô quan tâm là những điều trong hiện tại (bắt cá Kiếm, xua đuổi đàn ca Mập và tình trạng sức khoẻ của bản thân). Hồi ức về quá khứ chỉ là để nhắc nhở, để tiếp thêm sức mạnh cho ông đứng vững trước những phong ba của cuộc đời. Nhiều khi Santiagô đã cầu Chúa “mình vô thần –lão nói - nhưng mình sẽ đọc mười lần bài Kinh Lạy Cha và mười lần bài Kinh Mừng Đức Mẹ nếu mình bắt được con cá này và mình hứa mình sẽ hành hương đến nhà thờ Đức mẹ Đồng Trinh xứ Cobre nếu mình bắt được nó. Mình xin hứa như thế. Lão bắt đầu máy móc đọc kinh … đọc xong mấy bài kinh của mình, cảm thấy đỡ hơn nhiều nhưng cơn đau nhức vẫn nguyên như cũ, có lẽ lại tăng thêm chút ít, lão tựa vào mũi thuyền và bắt đầu máy móc cử động mấy ngón tay ở bàn tay trái”. (Tr.49). Ông cầu cứu Chúa nhưng Ngài ở trên cao không thể cứu vớt được cho ông lão già nua đang đơn thân lênh đênh trên biển. Vậy phải làm thế nào đây? Còn cách nào khác nữa là tự cứu lấy mình? Và suốt đời Santiagô đã tự cứu cuộc đời mình, dẫu thành công hay thất bại cũng không bao giờ chịu đầu hàng số phận.

Hình tượng Santiagô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này: suốt cuộc đời nhọc nhằn theo đuổi giấc mơ kỳ vĩ mà khi ông lão săn được một con cá lớn như trong huyền thoại, kéo được nó vào bến bờ của thực tại thì những con mắt thờ ơ lãnh đạm chỉ còn nhìn thấy được phần rách nát, xương xẩu của nó.

Santiagô bị buộc rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, thế nhưng lão vẫn hành động xứng đáng với tư cách một cách một con người, liều lĩnh và thách thức với những giông tố cuộc đời. Nhưng thất bại không triệt tiêu được ý chí của ông, trái lại càng làm cho con người ấy thêm mạnh mẽ, quyết và nghị lực hơn. Ở đoạn cuối tác phẩm dù còn đang mê mệt trong lều, Santiagô vẫn bàn với Manolin về việc rèn lại mũi giáo để tiếp tục ra khơi. “ta phải làm ngọn lao đâm cá thật tốt và luôn đem theo trên thuyền. Cháu nên cắt một lưỡi dao từ lá thép giảm sóc của chiếc xe Ford cũ. Chúng ta có thể mài nó ở Guanabacoa. Phải mài sắc chứ đừng mang nung lửa kẻo nó sẽ gãy. Dao của ông đã gẫy”. (Tr. 96).

Ông lão Santiagô là biểu tượng hùng vĩ của con người trong công cuộc chinh phục biển cả, một thân một mình chống lại đàn cá mập nhưng không hề buông vũ khí. Suy rộng ra, đó cũng là biểu tượng của con người trên đường chinh phục tự nhiên, thực hiện khát vọng ước mơ lớn lao của mình một cách ngoan cường. Nhưng mặt khác Santiagô vẫn là một con người một con người rất đổi con người. Ông đã chống trả sự tấn công của lũ cá Mập trong tình thế bị động và tuyệt vọng, đã nếm trải những đắng cay của sự thất bại. Con người anh hùng của biển cả ấy cuối cùng cũng chỉ mong mỏi một chiếc giường để nghỉ ngơi “Giường là bạn của ta. Chỉ có giường thôi, lão nghĩ. Giường chiếu hẳn là việc trọng đại”. Với tính cách ấy, ông lão Santiagô vẫn là kiểu nhân vật quen thuộc của Hemingway – anh hùng mà rất bình dị.

Hình ảnh một ông già đơn độc đương đầu với đã khẳng định sức mạnh tiềm tàng, bất diệt của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, nó xứng đáng được xem như là một anh hùng ca về con người trên hành trình thực hiện những khát vọng lớn lao của mình bằng ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm.

Trong quan niệm Kitô giáo, Sư tử là biểu tượng cho sự phục sinh. Và trong câu kết của tác phẩm “Phía trên con đường, trong căn lều ông lão lại ngủ. Lão vẫn nằm úp mặt ngủ, thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão. Ông đang mơ về những con sư tử” (Tr.98). Nếu hiểu Sư tử là biểu hiện của sự hồi sinh thì kết thức tác phẩm cũng là một kết thúc lạc quan và cách đặt vấn đề cũng rất Hemingway, ông đã vận dụng nguyên tắc bỏ sót ở đây. Từ đó buộc độc giả phải dụng công suy nghĩ rùi khái quát tư tưởng của tác giả lên như một chân lý trong cuộc sống “con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị khuất phục” Nó mang tính lạc quan, khẳng định và ngợi ca sức mạnh của con người. Santiagô là một tấm gương mẫu mực về khả năng chịu đựng hiểm nguy và đau đớn, là biểu tượng cho sự chiến thắng của nghị lực và ý chí con người.

Trong Ông già và biển cả chiến thắn của con người dù chỉ là chiến thắng về mặt tinh thần, ông đã trở về mà không hề bi quan hay thất vọng. Người đọc thoáng thấy bóng dáng tương lai qua hình ảnh chú bé Manolin, vốn là chỗ dựa là niềm an ủi duy nhất của ông già cô độc. Phải chăng trong dòng máu Manolin đã hình thành một tính cách ngoan cường kiểu Santiagô.

Phải nói rằng chủ nghĩa nhân đạo của Hemingway được thể hiện rất rõ ràng trong triết lý câu truyện. Nếu xem cuốn sách là một bức tranh, ta sẽ thấy thần tình biết mấy, nét vẽ của Hemingway, mặt biển xanh bao la, rất hiền lành và dịu dàng bên ngoài nhưng dưới lớp sóng xanh ấy tiemf tàng biết bao nhiêu tai ương. Trên đại dương bao la bát ngát ấy, một lão ngư dân già nua với chiếc thuyền nhỏ dập dìu trên sóng, một mình đương đầu với con cá Kiếm khổng lồ và cả đàn cá Mập hung dữ. Thế nhưng ông lão ấy vẫn đủ tư thế ngang dọc tung hoành làm chủ biển cả.

Mặc dù còn một số hạn chế về lập trường giai cấp, về quan điểm nhân sinh, về một cuộc sống còn nhiều thờ ơ, thậm chí đôi khi còn ngây thơ với chính trị của Hemingway nhưng nhìn lại toàn bộ tác phẩm ta vẫn thấy hình ảnh ông lão Santiagô hiện lên đẹp đẽ và đáng tự hào. Cuối thiên truyện, ông lão trở về với sự thất bại thảm hại nhưng lạ thay những trang viết về cái thất bại bên ngoài đó lại là trang ngợi lên sự chiến thắng. Chiến thắng chính bản thân mình, ca ngợi và hơn thế khẳng định ý chí, sức mạnh của con người, là biểu hiện chủ yếu ở chủ nghĩa nhân đạo Hemingway. Tác giả nói về loài người: tuyệt vọng là một điều ngu ngốc, hơn thế là một tội lỗi. Chân lý ấy không chỉ đúng trong đấu tranh thiên nhiên mà chắc chắn cũng đúng trong cả đấu tranh xã hội.



Cuộc săn bắt cá Kiếm, tìm lại vận may của Santiagô là một ẩn dụ về hành trình đầy gian khổ của con người để thực hiện khát vọng lớn lao. Đây là một kiểu nhân vật anh hùng trong sáng tác của Hemingway, hình tượng nhân vật này đã vượt ra ngoài khuôn khổ của nó và trở thành một biểu tượng về con người. Ông già Santiagô giống như nhiều ông già đi biển ta từng gặp trong đời. Với vóc dáng gầy guộc, gương mặt hằn sâu những vết khắc thời gian, đôi mắt rất sáng trải đời, trải nghề… Ông sống với biển gần trọn cuộc đời, ông biết biển không chỉ thuộc về ông mà còn thuộc về chim, về cá, về những người dân chài và mọi người, ai cũng có phần mình trong biển. Một mình với biển khơi, trước cái bao la vô cùng tận của trời, của nước, người ta dễ có cảm giác rợn ngợp, bỗng thấy mình bé nhỏ, không thể hòa đồng. Vậy mà Santiago lại cảm nhận được rằng ở đời không ai phải cô đơn nơi biển cả. Ông say mê nghề nghiệp, điều đó cũng thường thấy ở những người trạc tuổi ông, trong hoàn cảnh sống như ông. Bởi vậy mà ông phải gắng gỏi, phải cố gắng hết mình để nhằm duy trì cuộc sống của mình. Trong cuộc sống mưu sinh cô đơn của ông, ông chỉ có một người đồng nghiệp đáng tin cậy nhất và cũng là một người bạn thân thiết nhất với ông là cậu bé Manolin và ông cũng chỉ nhận được sự chăm chút đỡ đần từ người bạn nhỏ duy nhất ấy. Troing những phút cô đơn, những khi hiểm nghèo ông thầm gợi Manolin trong khi làng chài thật rộng, người làng chài thật đông. Đành rằng khó ai có thể thoát khỏi cô đơn, nhưng Santiago, ở góc độ nào đó là hình tượng con người cô đơn chống lại sự cô đơn. Nhưng con người cô đơn này lại có một nghị lực sống phi thường, một khát vọng sống lớn lao, biết vượt lên trên hoàn cảnh. Chính vì vậy, nhân vật xứng đáng được trân trọng, xứng đáng được ca ngợi.

Sự xuất hiện của ông lão, vấn đề không dừng lại ở chỗ con người đơn thuần chứng minh được sự hiện diện của mình trên cõi đời này mà quan trong hơn là chứng minh nó như thế nào? Santiago hiện lên vừa cô đơn vừa như không cô đơn bởi vì ông còn mục đích để hành động, còn mục tiêu để chinh phục và còn khát vọng để thể hiện chính mình. Mục tiêu là con cá Kiếm - một con cá lớn nhất mà ông từng thấy, là vận may của lão, là bạn của lão. Chỉ có chinh phục được nó lão mới lấy lại được hình ảnh của mình trong mắt mọi người, xứng đáng với lòng ngưỡng mộ của cậu bé Manolin. khát vọng dấn thân vào cuộc hành trình dù biết trước nó sẽ ẩn chứa bao trở ngại khó khăn. Câu được con cá trong hành trình đơn lẻ một mình là kì tích nhưng nó cũng chứa đựng biết bao khó khăn thạm chí cả rủi ro và mất mát. Ông lão đã câu được con cá và cũng biết rằng kẻ bị khuất phục cũng có thể là ông. Bởi con cá đó rất to lớn, nó có thể nhấn chìm cả ông cung chiếc thuyền xuống đáy biển khi nó lặn sâu xuống, cũng có thể hất tung ông lên khi nó quật mạnh người lên. Có hai lần ông lão có thể cắt đứt dây câu: lần 1 khi xác định con cá co thể lôi ông đi hoặc làm ông bị thương, lần 2 khi con cá Kiếm bị đàn cá mập chén hết thịt. Vậy mà ông vẫn quyết định chiến đấu đến cùng “chú cá thật kiêu hùng và mình phải chinh phục nó”. Nó vừa là mục tiêu vừa là điều ông muốn vươn tới “Ước gì ta là con cá...”. Nhưng “ta sẽ giết nó dẫu cho nó có kiêu hãnh và vĩ đại đến nhường nào”. Coi nó là bạn nhưng vẫn phải chinh phục nó vì chỉ có thế ông lão mới chứng tỏ được bản lĩnh của mình trước tất cả mọi người. Như vậy suy cho cùng mục đích của con người cũng là khuất phục những cái có thế giúp mình khẳng định được chính mình. Đã có lúc ông coi con cá là một kẻ trượng phu, kiêu hùng. Cuộc chiến giữa ông và con cá là một cuộc chơi đẹp nên có lúc ông nghĩ “Mày đang giết tao nhưng mày có quyền làm thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày người anh em ạ. Hãy giết ta đi, ta không quan tâm ai giết ai”. Ông lão chấp nhận cái chết vì ông đã coi con cá như một người hùng và “chiến thắng dành cho những người xứng đáng với nó”. Đó phải chăng chính là sự lựa chọn của con người trước những cái ảnh hưởng quyết định đến mình và đó là hành động tự vượt lên chính mình. Cuộc chiến chống lại đàn cá mập cũng là một cuộc chiến chống lại những kẻ xâm hại đến thành quả của mình. Santiago đã vất vả chống lại cả đàn cá hung dữ cho dù đến cuối cùng ông đã không thể bảo vệ được con cá Kiếm. Có thể đó là một thất bại nhưng quan trọng hơn là ông đã rút ra được bài học cho chính mình “cái quá tốt đẹp thì chẳng bao giờ bền” và thất bại đó đến nhanh là vì “ông đã đi quá xa”. Quá xa về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, ông đi xa quá tầm kiểm soát, quá sức với ông nhưng dù sao thì ông cũng đã chiến đấu hết mình vì mục đích của mình cho nên: “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị khuất phục”. Nếu trong trận chiến này ông lão giành chiến thắng ông sẽ có tất cả: vinh quang, niềm tin, sự ngưỡng mộ trong con mắt mọi người và khẳng định dẳng cấp của mình. Ông đã không làm được trọn vẹn, nhưng dù sao nó đã giúp ông hiểu rằng thất bại chưa phải là tất cả. Mọi rủi ro đều có thể xảy ra xong không phải vì vậy mà bản lĩnh con người bị khuất phục, hãy biết hài lòng với những cái mình đã cố gắng làm hơn là việc đuổi theo những cái không bao giờ đến với mình.

Hình tượng của ông lão Santiago là một hình tượng tiêu biểu cho hình ảnh của một người anh hùng. Một con người dũng cảm, một con người có khả năng chịu đựng lớn, một con người từng là nhà vô địch vật tay và cong là con người đang quyết bắt và bảo vệ con cá của mình và một con người yếu đuối. Hình tượng đó đã phần nào phản ánh được tính cách cũng như là tâm hồn của một co người anh hùng. Một con người anh dũng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ cái thiện. Ông chính là một hình tượng tiêu biểu cho hình ảnh của người anh hùng kiểu Mỹ. Đó là hình ảnh của một con người không chỉ có tấm lòng cao thượng, mà đó còn là một con người có một ý chí trung kiên, dù đã tuổi cao nhưng ở ông cái chí khí của người anh hùng vẫn không hề suy giảm. Hình ảnh của ông còn là hình ảnh của một con người không hề khuất phục trước mọi khó khăn gian khổ. Hình ảnh của ông được thể đặc biệt rõ nét trong cuộc hành trình của ông trên đại dương mênh mông.


“Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vết nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vết sẹo ấy dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn cả những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết sẹo nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kĩ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá”. Cho thấy ngoại hình của ông lão là một con người đã gầy gò, một con người tuổi đã về lúc bóng chiều, một con người đã dày dạn trong những cuộc ra khơi đánh cá với những vết sẹo đã để lại trên da thịt của ông. Ngoại hình của ông lão phần nào khắc họa được hình tượng của con người này.

Dù đã liên tục tám mươi tư ngày đi về với chiếc thuyền không nhưng ông lão không hề nản lòng mà vẫn mang trong mình một hi vọng. Ông hi vọng con số tám mươi tư sẽ kết thúc những ngày xui xẻo triền miên, “bác nghĩ con số tám năm là may mắn đấy. Cháu nghĩ như thế nào nếu bác câu được một  con cá nửa tấn.”. Niềm hy vọng của ông được thể hiện rõ nét khi ông trò chuyện với cậu bé Manolin. “Chưa bao giờ ông mất hẳn hi vọng và lòng tin”. Ông lão có khả năng chịu đựng dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn, thử thách, phải chống chọi với bao may rủi của cuộc đời. Những gì lão tưởng mình đã đạt được  thế nhưng lại vụt mất khỏi tầm tay của lão. Cuộc đời Santiago là một vòng tuần hoàn may rủi, chiến thắng - thất bại đan xen, nó cứ dằng dẵng theo đuổi suốt cuộc đời ông lão nhưng ông lão không hề nãn chí, thời tuổi trẻ, lão đã từng được  mọi người gọi mình với danh hiêụ là “người vô địch” trong một cuộc vật tay với anh chàng da đen “… một gã khoẻ nổi tiếng trên bến tàu”. Danh hiệu đó đã tồn tại rất lâu sau chiến thắng vẻ vang ấy. Nhưng lão cho cái trò ấy chẳng có ích gì, chỉ hại cho bàn tay sau này mà thôi, vì ông cho rằng bàn tay của mình rất quan trọng cho việc kéo cá. Tuổi trẻ của ông đi qua có nhiều thành công nhưng cũng không ít thất bại. Thế nhưng, với ý chí kiên cường, khả năng chịu đựng lớn, ông lão luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. Tuổi già của Santiago trải qua những đoạn đường cay đắng, lão sống trong cô đơn nghèo khổ, việc đi biển của mình luôn gặp nhiều thất bại. Trong con mắt của những người dân biển, lão chỉ là một ông già gày gò, yếu ớt, vô tích sự vì lão chưa hề đánh được  một con cá nào đáng giá. Để phục vụ cho việc mưu sinh của mình, vừa để xác định chỗ đứng của mình trong nghề chài lưới, Santiago đã quyết định một chuyến lênh đênh dài ngày trên biển. Hi vọng của lão tưởng chừng như vô vọng bởi tám mươi tư ngày trôi qua chỉ là một con số không. Ngày thứ tám năm - ngày thắp lên hi vọng trong cuộc đời chài lưới của lão, một con cá kiếm khổng lồ đã vướng vào lưỡi câu của lão. Qua ba ngày chiến đấu, ông lão đã quyết bắt được  con cá và bảo vệ con cá của mình một cách toàn vẹn, nhưng điều đó không thể trở thành hiện thực. Dù đã trải qua bao bất trắc, sóng dập, gió dồi nhưng ông vẫn luôn lạc quan, yêu đời “có hề gì đâu! Đã được sống kiếp người thì đau đớn như thế này cũng chẳng nghĩa lí gì”. Cuộc sống vẫn đáng yêu biết nhường nào khi đã được sinh ra, được làm người trên cuộc đời này. Dù khi đã hoa mắt, dù khi “đã kiệt sức đến lả đi” nhưng “đã là con người thì không bao giờ được bó tay trước mọi hoàn cảnh. Nếu chưa bị tiêu diệt thì tuyệt đối không được khuất phục”. May- rủi, rủi- may cuộc đời cứ bám riết lấy con người. Tuy nhiên, “thật là ngu ngốc nếu có ai đó có lúc tuyệt vọng. Còn hơn thế nữa, mình còn cho đó là một tội lỗi”. Bởi vì “khi người ta dã phải trải qua nhiều thất bại, thì mọi chuyện khác ở đời đều trở nên đơn giản”.

Qua những trang viết đầy hấp dẫn của Hêmingway, ta thấy Santiago hiện lên như một chiến sĩ, một anh hùng kiên trung trên mặt trận chống lại số phận. Satiago chiến thắng là bởi lão biết nuôi hy vọng và thêm nữa bởi con người ấy biết trở trăn với bi kịch của cái đẹp. Chính xác hơn “bi kịch cái đẹp bị đánh mất bởi dục vọng của con người”. Thế giới này, cá Kiếm đẹp và cá mập cũng đẹp. Trung tâm của cái đẹp chính là Santiago - cái đẹp của mọi cái đẹp. Vì cái đẹp này ý thức được mình cái đẹp của các vật thể kia: Ông lão khi đánh được cá lớn thì cảm thấy rất vui vẻ. Vì ông đã khẳng định được nghị lực, ý chí, ý nghĩa tồn tại của mình. Ông chính là một hình tượng tiêu biểu cho con người anh hùng, không hề khuất phục trước mọi khó khăn gian khổ. Santiago là biểu tượng đẹp cho hình tượng người anh hùng kiểu Mỹ mà Hêmingway đã dày công xây dựng trong tác phẩm “Ông già và biển cả”.

2.2 Santiagô – con người nhỏ bé trước sức mạnh vô biên của vũ trụ

Con người và vũ trụ - một vấn đề có tính lịch sử và nhân loại, thể hiện mối quan hệ giữa môi trường sống và con người. Những sinh thể tồn tại trong vũ trụ ấy đã trở thành một cảm hứng mang tính vĩnh cửu của nền văn học thế giới. Dù nội dung của mối quan hệ này trong văn học luôn vận động và thay đổi theo các hình thức tư duy và xuc cảm của con người thuộc các dân tộc và các thời đại khác nhau, song bao giờ nó cũng góp phần trả lời câu hỏi: Trước một đối tượng vô thuỷ vô chung, vừa nhỏ bé vừa gần gũi, thân thuộc dễ cảm thông, vừa bao la vô tận khủng khiếp, man dại và đầy bí ẩn, con người là ai và sẽ làm được gì?

Nhân loại đã trải qua hàng triệu năm tự mình phủ định để hoàn thiện, để có như hôm nay. Với sự phát triển như vũ bão của koa học – kỹ thuật và khoa học nhân văn con người từ hoang dã trở thành văn minh qua lao động sáng tạo. Con người với trí tuệ của mình đã tự hoàn thiện và ngày càng ý thức sâu sắc hơn về bản thân mình cũng như nhận thức về thế giới xung quanh và quan trọng hết là con người đã ý thức được giá trị, ý nghĩa của cuộc đời trong sự tồn tại của chính mình. Con người được sinh ra trên cõi đời này, hy sinh, phấn đấu vượt qua bao nhiêu thách thức của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để hoàn thiện mình và vươn tới tương lai hạnh phúc nhưng mỗi cá nhân đều có cái hữu hạn của thời gian. Trong khoảng khắc tồn tại ngắn ngủi so với vũ trụ thì con người là hết sức nhỏ bé. Con người cũng như ông lão Santiagô là hình ảnh của con người trên con đường vươn tới, có đau khổ, có bất hạnh, có phấn đấu vươn tới nhưng chưa bao giờ đạt đến mong ước của mình trên.

Tác phẩm Ông già và biển cả kể về hành trình săn đuổi và chinh phục một con cá Kiếm khổng lồ của một lão ngư trên biển, nhất là đoạn diễn tả cuộc chống cự tuyệt vọng của ông lão với đàn cá Mập trên đường về bờ. Nhằm lột tả sự cô độc, rủi ro, ý chí… của con người, mở đầu tác phẩm Hemingway giới thiệu ngay một ông già, một con thuyền đơn lẻ long đong trên đại dương ngót tám mươi tư ngày. Con số chỉ thời gian này cũng chỉ mang tính tượng trưng. Ta có thể thấy trong chuỗi ngày ấy nỗi vất vả, lòng kiên trì, cái rủi lớn… của ông già cô độc.

Sau hơn hai ngày lênh đênh trên biển cả, sức khoẻ của ông lão Santiagô đã suy kiệt: Lão tê cứng cả người, mình mẩy chỗ nào cũng đau nhừ, mệt rã rời, nhức nhối. Về tinh thần thì ông lão gần như mất hết hy vọng đưa con cá vào bờ nguyên vẹn, ông đã rệu rã suy sụp trong niềm mong mỏi tuyệt vọng, bộc lộ sự mệt mỏi đến tận cùng: “Mình hy vọng sẽ không còn trạm trán với chúng, lão nghĩ. Mình rất hy vọng mình không phải chạm trán với chúng.” Vậy mà cuộc ciến không cân sức vẫn sảy ra: vào quãng nửa đêm lão phải đánh nhau với lũ cá Mập một lượt nữa khi biết rõ sự chiến đấu của lão là vô ích. Vô ích vì một mình lão phải đương đầu với một sức mạnh hung hãn, tàn bạo đó là đàn cá dữ. Dường như toàn thân ông lão căng ra, tất cả các giác quan tập trung cao độ để theo dõi, để chống đỡ với kẻ thù. Những biểu hiện kế tiếp nhau của cảm giác, thị giác, thính giác, xúc giác và cả vị giác của ông lão góp phần gia tăng sự bất lực, nhỏ nhoi của con người trong trận chiến đấu bất đắc dĩ này. Nhà văn không miêu tả trực tiếp đàn cá Mập, vậy mà chúng hiện lên thật đông đảo, hung dữ, sôi sục thông qua cảm giác của ông lão: “chúng kéo đến cả đàn, lão chỉ nhìn thấy những dòng nước do vây chúng xẻ bơi và những vệt lân tinh khi chúng quăng mình vào con cá”. Cuộc tấn công diễn ra thật dữ dội: “Lão giật cái tay lái ra khỏi ổ lái, cầm cả hai tay đâm, bổ dọc liên hồi kỳ trận. Nhưng bây giờ bọn chúng lại dồn hết đến đằng mũi thuyền, lần lượt thay phiên nhau, hay cả bọn cpungf lao vào xâu xé con cá, chỗ thịt chúng rứt được lấp lánh dưới nước khi chúng trở mình để lại lao vào.” (Tr.91).



Ông lão chỉ có một mình, tay không vũ khí trong khi đó bóng đêm trên biển như đồng lão với lũ cá Mập khiến cho ông lão bị dơi vào thế bất lợi, bị động, tuyệt vọng: lão biết rõ là mình đã thua trận, thua liểng xiểng không có cách nào cưu vớt nổi. Lời độc thoại nội tâm đầu tiên biểu lộ tâm trạng lo âu mệt mỏi của ông lão trước khi diễn ra cộc đọ sức với đàn cá Mập: “nhưng chẳng có cách nào ngăn cho mùi cá toả hương trong đại dương và lão biết rằng giờ phút cam go đang đến gần”. Lời độc thoại nội tâm của ông lão ở đoạn cuối tác phẩm mang các tầng ý nghĩa bểu lộ những nét riêng trong tâm sự của ông lão khi đã biết mình thất bại trước những đợt tấn công như vũ bão của đàn cá Mập hung dữ. “Bây giờ lão biết ‘mình đã bại trận hoàn toàn, không thể cứu vãn nổi”. Ông vừa có nững suy nghĩ mang tính triết lý, khái quát về thiên vũ trụ, môi trường sống hiện hình qua gió, biển cả và cá: “Ngẫm cho cùng thì bây giờ gió là bạn của ta, lão nghĩ. Rồi lão nghĩ tiếp, chỉ đôi khi và cả đại dương bao la với những người bạn và kẻ thù của ta”. Thiên nhiên ừa là bạn, vừa là kẻ thù, vừa giúp sức nâng đỡ con người nhưng cũng vừa phá hoại con người không kém. Lão nghĩ tiếp: “và giường chiếu nữa, lão nghĩ. Giường là bạn ta. Chỉ có giường thôi… giường chiếu hẳn là việc trọng đại”. Suy nghĩ của ông lão rất giản dị, đời thường, đậm chất trữ tình khi nói về những cái gần gũi, thân thiết. Sắc thái hài hước đượm vẻ chua chát ẩn chứa trong sự tương phản giữa suy nghĩ mộng mơ và thực tế bi đát trước mắt: thua trận trong cuộc chiến với luc cá Mập, đàn cá dữ không chịu buông tha, vẫn xông tới gậm vào bộ xương cá Kiếm. Sự thất bại đã ám ảnh Santiagô như bất kỳ một nhân vật nào, nhưng ông không hề tầm thường ở chỗ đã ý thức được giới hạn của mình khi tìm hiều nguyên nhân thất bại: “Ta đã đi quá xa”. Ông thất bại vì đuổi theo một kỳ vọng quá lớn, vượt ra khỏi giới hạn của con người.

Santiagô – con người đã thất bại trong cuộc đọ sức không cân xứng với sức mạnh man dại và dữ dội của đàn cá Mập – đại diện cho những thế lực hung bạo của tự nhiên. Ông lão đã có những hút giây yếu mềm của một con người có nhiều ước mơ. Lão mong cuộc đời đánh cá của mình sẽ bắt được con cá to chưa từng thấy. Khi con cá to ấy cắn câu thì lão phải cầu Chúa phù hộ cho mình có sức mạnh để chiến đấu với nó và cầu Chúa cho nó chết đi: “Xin Chúa hãy giúp con trừ bỏ cái chứng chuột rút này đi, lão nói. Bởi lẽ con không biết rồi đây con sẽ làm gì?” (Tr.47). “Đức Mẹ Đồng Trinh đầy phép lạ, cầu cho con cá này chết đi, dẫu nó có là chú cá siêu phàm”. (Tr.49). Rồi có lúc lão nghĩ đến cái chết “lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng, điều ấy khiến lão sợ”. Lão tưởng mình sẽ chết ở đây vàgiữa lúc bắt được con cá to như thế này và lão lại cầu Chúa phù hộ: “Bây giờ là lúc ta đưa nó lên một cách thật hoàn cảnh, Chúa hãy giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh lạy Cha và một trăm lần kinh Mừng Đức Mẹ. Nhưng lúc này thì ta chưa thể”. (Tr.66). Hình ảnh ông lão Santiagô đơn độc giữa đại dương, đương đầu với một con cá khổng lồ rùi một đàn cá Mập khát máu trong một tình thế hiểm nghèo và rất nhiều lần ông lão đã cầu xin chúa giúp đỡ, mong có thằng bé bên cạnh đã diễn tả được sự vận lộn quyết liệt của con người với tự nhiên để tồn tại, qua đó càng khắc hoạ đậm nét sự nhỏ bé, bất lực của con người trước sức mạnh vôm biên của vũ trụ.

Rời đất liền, Santiagô hoàn toàn đơn độc ngoài biển khơi, để chống lại nỗi cô đơn trên đại dương mênh mông bao la, lão một mình trò chuyện với chim, cá, đại dương, vầng trăng… giờ đây “tát cả những gì biết cử động đều là bạn lão”, kể cả bàn tay bị chuột rút của mình. Từ đó lão rút ra chân lý: không ai phải cô đơn trên biển. Santiagô như muốn nhắn nhủ: Phải biết mê say với công việc, biết hoà vào vũ trụ, biết hồi tưởng và hơn hết là phải biết tự phân thân để chống cô đơn. Hoá ra là, ông lão lại càng cô đơn hơn.

Người đọc có thể liên hệ những con cá Mập và thế giới ông lão Santiagô trong Ông già và biển cả với một hoàn cảnh nguyên thuỷ sơ khai, nơi mà ở đó, trước kia vhir có thú dữ và con người sống lẫn với nhau, chống lại nhau để tồn tại. Con cá Mập ở đây là gì? Phải chăng là những thế lực chống đối, cản trở bước đi của ccon người. Từ những cái mõm nhọn đầy răng nhọn của lũ cá Mập đến biển hiền hoà xanh ngắt đến những con chim nhỏ có giọng hót buồn buồn và thanh. Tất cả đều gợi lại cho ông lão những kỷ niệm xa xưa, thời trẻ tuổi đi săn rùa, ông được thấy những con sư tử ở bãi biển châu Phi. Nó đã gợi cho ta cảnh hoang sơ, thanh bạch, giản dị của con người trong buổi khai thiên lập địa.

Hơn thế nữa, có phải Hemingway đã cố ý để cho tên ông già đánh cá Cuba trùng với Thánh Giắc? Và ta còn nhớ một môn đệ của Chúa Jesus hoá kiếp cũng là một người đánh cá? Tình tiết câu chuyện cũng làm ta lưu tâm. Hình ảnh bàn tay đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự cũng là hình ảnh của ông lão Santiagô với hai bàn tay bị dập nát trong lúc giao chiến với đàn cá Mập. Cuối cùng một hình ảnh không thể quên được là ông lão sau khi trở về đất liền đã gắng gượng vác cột buồm gãy nát lụ khụ mò về lều của mình. Cũng như Chúa Jesus kiệt sức, ông ngã xuống “hai tay dang rộng, lòng bàn tay ngửa lên trời”.

2.3 Santiagô - Bi hài trong cuộc chiến chống số phận

Cuộc đời ông lão đánh cá Santiagô là một chuỗi những điều bi hài nối tiếp nhau. Mở đầu tác phẩm Santiagô hiện lên với những bi kịch, dằn vặt của một người đánh mà không bắt được con cá nào cả. Không bằng lòng chấp nhận cho số phận sắp đặt, lần này lão quyết tâm ra khơi và đi thật xa để tìm kiếm vận may của mình. Tưởng chừng như vận may đã mỉm cười với Santiagô khi ông bắt được con cá Kiếm khổng lồ - con cá to nhất từ trước đến nay của lão. Nhưng cuộc đời trớ trêu thay! Những cái gì đẹp thì thường không bền lâu. Đầu tiên, lão phải vật lộn với con cá của lão, nó kéo ông ra tít ngoài khơi xa - nơi mà ông bị cô lập với thế giới loài người. Thế nhưng một lão ngư lành nghề như Santiagô đâu có dễ dàng đầu hàng như vậy? ông đã vận dụng hết kỹ năng, kỹ xảo tích luỹ được trong cuộc đời đánh cá của mình để giữ không lồng lên hay lặn sâu xuống, nhờ đó sợi dây không bị đứt và chiếc thuyền cũng không bị đắm. Hạnh phúc tưởng viên mãn khi lão phóng lao và đâm chết được con cá, chỉ còn mỗi việc dong buồm và trở về ăn mừng chiến thắng nữa thôi. Một lần nữa bi kịch lại trở về, đeo đuổi ông lão, đàn cá Mập đánh hơi được miếng mồi ngon và chúng quyết tâm không chịu bỏ lỡ vận may này. Santiagô với bàn tay chuột rút tê dại cùng với sự đói khát, mệt mỏi đã chiến đấu với đàn cá hung dữ. Vâng! Dĩ nhiên là lão không đủ sức để một mình chống trọi lại với cả đàn cá háu ăn. Những gì chúng để lại cho lão chỉ là một bộ xương, một bộ xương cá và nỗi thất bại khi trở về đất liền. Nhưng không, bộ xương chính là tấm huy chương danh giá nhất và xứng đáng nhất dành cho lão, nó thực sự là chiến thắng vĩ đại nhất của lão. Thế nhưng bi hài kịch lại xuất hiện ngay lúc này khi những vị khách du lịch nhìn bộ xương ấy một cách vô nghĩa.

Trong cuộc chiến đấu giữa biển khơi, bi kịch lại đến từ chính ngay trên thân thể già nua của lão. Nếu như tay phải Santiagô có sức mạnh phi thường, luôn tuân theo ý chí của lão thì tay trái lại yếu ớt, liên tục bị chuột rút, đi ngược lại với ý nghĩ của lão. Cuộc sống là vậy đó! Không có thành công nào mà không phải trả giá bằng mồ hôi và nước mắt. Với quyết tâm cao độ, lão chống lại nó với thái độ vừa ra lệnh vừa nguyền rủa vừa van xin.

Từ nội tâm đến ngoại cảnh, con người Hemingway được sinh ra là để chịu đựng, đương đầu với những khiếm khuyết, những điều không như ý… Nói chung đấy là cái số phận mà con người phải mang. Trong chừng mực nào đó, con người vẫn chiến thắng nhưng những thất bại thì không thể nào trước được. Điều đó làm nảy sinh bi kịch, Hemingway đã có lần nói: “không phải tôi muốn bi kịch hoá cuộc đời nhưng mỗi lần ta an tâm về điều gì đó thì đấy chính là dấu hiệu của thảm hoạ”. Rất có thể trong cuộc đời, nhiều người sẽ phải đi từ bi kịch này đến bi kịch khác, lớp đau thương này chồng chất lớp đau thương kia, có thể họ vượt qua và cũng có thể bị chững lại nhưng nếu luôn có ý thức vươn lên thì những thất bại ấy sẽ hoá thành vòng nguyệt quế đâng cho lòng dũng cảm, cho con người đúng nghĩa là con người. Santiagô chiến thắng là bởi lão biết nuôi hy vọng và thêm nữa là bởi con người ấy biết trăn trở với bi kịch của cái đẹp. Chính xác hơn là bi kịch cái đẹp bị đánh mất bởi dục vọng con người. Cái quá tốt đẹp thì chẳng bền, ý tưởng ấy cứ luôn trăn trỏ lại nhiều lần trong đầu ông lão Santiagô.

Thuở đất trời khai hội, sông núi, cỏ cây, con người và vạn vật đều khoe sắc hồn nhiên bên nhau, nhưng khi dục vọng trỗi dậy, sự sắp đặt lệ thuộc và triệt tiêu lẫn nhau ngày càng trở nên gay gắt, nảy sinh tốt xấu, đúng sai… Santiagô nơi chiếc thuyền lênh đênh trên đại dương kia như thể đang tìm về cội nguồn, như thể đang đứng trên bệ tôn vinh cái đẹp, nhân danh cái đẹp mà phán xét. Với ông lão bây giờ cái đẹp đã được đặt trong mối quan hệ đối lập: yếu – khoẻ, sống – chết, chiến thắng – thất bại… bởi vừa là người chiêm ngưỡng, vừa là người dấn thân giữa đời thường vì bát cơm manh áo nên trong mắt lão “đại dương rất tử tế và đep, nhưng nó có thể rất độc ác và tráo trở bất thình lình”. Còn cá Mập Mako “mọi thứ trên người nó đều đẹp, chỉ trừ bộ hàm”.



Santiagô đáng giá đúng cái đẹp và cũng đánh giá chính xác cái xấu, nhưng nhìn vạn vật trong sự tương phản giữa hai cực tất sinh ra bi kịch. Vẫn biết đời là cuộc chơi nhưng ông lão vẫn muốn dân thân vào cuộc chơi ấy để khẳng định mình. “Ông lão nhìn thằng bé bằng ánh mắt chan chứa tình thương, tin cậy, ấm áp của mình: Nếu cháu là con ta ta sẽ đưa cháu đi cầu may một phen”. Rồi sau đó, lúc cô đơn trên đại dương, tâm trí đang trỗi lên nhiều ý nghĩ, lão thầm nhủ “lẽ ra ta đừng làm ngư dân, lão nghĩ, nhưng đấy là việc ta sinh ra để làm”. Bi kịch bắt đầu từ đó, cá Kiếm là một cái đẹp, Santiagô là một cái đẹp. Lúc đầu con cá mắc câu của ông lão nhưng về sau chính lão lại bị con cá – con mồi của mình kéo tuột ra ngoài khơi xa, đẩy –lão vào tình thế nguy nan, hoàn toàn rơi vào bị động. Trong gian nguy, cái đẹp nơi nhan vật này cũng được dịp toả sáng bởi tinh thần dũng cảm quyết không buông dây câu để bảo danh dự và lòng tự trọng của một ngư ông lão luyện. Lão cứ bám vào sợi dây oan nghiệt ấy để đưa lão đến với vô số bi kịch tiếp theo: Cái đẹp đụng độ cái đẹp và tất nhiên chỉ một cái được tồn tại.

Con cá vẫn cứ kéo, đêm xuống, sao hiện lên. “lãokhông biết tên vì Rigel nhưng lão nhìn thấy nó và biết chẳng mấy nữa, cả trời sao sẽ hiện lên và lão sẽ có những người bạn ở nơi xa xôi kia.” (Tr.57). Với lão sao cũng là hiện thân của cái đẹp, không giết chết cái đẹp là may mắn “ta lấy làm mừng vì chúng ta không phải cố giết những vì sao” (Tr.58). Rồi lão nghĩ: “hãy tưởng tượng hằng ngày con người phải có giết mặt trăng, mặt trăng sẽ lánh xa” (Tr.58). Tiếp đó, lão tự nâng mình lên, sánh ngang tầm vũ trụ, hoà trong quy luật vận hành bất di bất dịch của tạo hoá, “mình tỉnh như những vì sao anh em kia. Nhưng mình phải ngủ. Sao ngủ, mặt trăng, mặt trời ngủ và ngay cả đại dương đôi khi cũng ngủ vào những hôm nào đó khi dòng hải lưu ngừng trôi và mặt nước phẳng lặng” (Tr.59).

Sau cuộc chiến đấu quyết liệt thì ông lão đã chiến thắng nhưng bi kịch của cái đẹp đâu chỉ dừng lại ở đó. Biển cả không chỉ có cá Kiếm mà còn cả cá Mập - những vật cũng ngang tàng mạnh mẽ. Nhưng trong tác phẩm và cả trong đời thực, chúng có chức năng săn các con cá của ông lão. Và chúng- thế lực thứ ba- đã chinh phục được ông lão lẫn con cá Kiếm kiêu hùng bị đâm chết kia. Vậy còn có thế lực thứ tư, thứ năm nào nữa không? Tác giả không nói nhưng tiếp nối mạch logic này thì chúng ta nghĩ ngay rằng chắc chắn những kẻ cơ hội, những kẻ xảo quyệt, độc ác ấy ắt còn sẽ rất nhiều.

Không giống như những ngư dân khác khi đánh được con cá lớn như thế thì sẽ rất mừng vui vì đem lại cho họ nguồn lợi kinh tế lớn, Santiago vui vì đã khẳng định được nghị lực, ý chí và ý nghĩ tồn tại của mình, tất nhiên là còn cả chuyện cơm áo nữa. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui đó, lão vẫn hoài day dứt: “Nhưng ta đã giết con cá này, người anh em ta” [1,tr.71]. Và dẫu có dõng dạc tuyên bố: “Nhưng con người sinh ra không phải để thất bại(…) Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị khuất phục” [1,tr.76] , thì trong lòng ông lão luôn mặc cảm về tội lỗi: “Mày giết con cá không chỉ để giữ mạng sống và để đổi lương thực, lão nghĩ. Mày còn giết nó vì lòng kiêu hãnh và vì mày là người đánh cá. Mày yêu nó khi nó còn sống và mày cũng yêu nó sau đó. Nếu mày yêu con cá thì chẳng có tội lỗi gì khi giết nó. Còn gì nữa không?(…) nghề câu cá hại ta y hệt như đã nuôi sống ta vậy”[1,tr.78].

Đến đây, bi kịch chuyển vào trong bản thân Cái Đẹp. Ở Ông già và biển cả, bất cứ Cái Đẹp nào cũng chứa đựng yếu tố không đẹp. nói cách khác, các hình tượng nghệ thuật ở đây đã mang tính nước đôi (chữ dùng của M.Kundera). Xấu- tốt, yếu- mạnh, dũng cảm- yếu đuối…đều có thể tồn tại trong bất kì vật thể nào. Nhà văn đặt vấn đề bi kịch của tồn tại. Muốn sống đẹp, con người phải biết tiêu diệt Cái Xấu trong Cái Đẹp và hơn thế nữa, đôi khi chỉ vì lí do tồn tại, họ phải tiêu diệt chính Cái Đẹp mà bản thân họ trân trọng, muốn gìn giữ.

Khéo léo thay Hemingway còn cài trong bi kịch Cái Đẹp ấy nhiều kiểu bi kịch nữa. Trong số đó, đáng lưu ý nhất là bi kịch về sự hữu hạn của con người. Việc ông lão giết được con cá Kiếm nhưng không đủ sức bảo vệ nó là bằng chứng cụ thể nhất. Và nét độc đáo nhất ở đây chihs là ông lão đánh cá đã tìm ra được nguyên nhân thất bại là đi xa quá khả năng có hạn của mình.

Nếu Ông già và biển cả kết thúc tại đây thì chúng ta đều chắc rằng âm hưởng chủ đạo của tác phẩm sẽ là nỗi xót xa cho cái hư vô toát lên từ bộ xương cá. Nhưng câu chuyện vẫn tiếp tục, vậy nên ta càng thấy rõ tài năng nghệ thuật của Hemingway. Nhà văn cứa nới thêm tác phẩm, chồng chất thêm bi kịch và sự kiện, thêm tiếng nói, nhiều tiếng nói trái ngược nhau: “Nó không đánh bại được ông. Kể cả con cá, thằng bé đáp: Đúng. Thật thế. Nhưng sau đó” [1,tr.91]. Rồi đóng tác phẩm bằng một giấc mơ về những chú sư tử khiến chủ đề tác phẩm càng thêm rộng mở, mơ hồ, vượt qua cái chuyện thất bại ấy.

Câu chuyện không chỉ là những con cá bị giết,ông lão chiến thắng rồi thất bại, Manolin tình cảm, những du khách đỏng đảnh vừa thông minh vừa kém thông minh…mà còn là cái gì đó vượt lên cả bi kịch lẫn hài kịch vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống này. Chỉ một ý tưởng muốn may mắn nảy ra trong đầu ông lão khi đang đưa bộ xương cá về bến, chỉ một câu đối thoại của anh bồi và đôi du khách kia cũng đủ để lái không khí câu chuyện sang một hướng khác: nơi vang lên nhiều tiếng nói, nhiều thái độ, nhiều cách đánh giá khác nhau cùng hướng về căn lều kia, trong tiếng sóng gầm, ông lão mơ về đàn sư tử mặc cho người đời biết hay không bộ xương cá ấy. ông ngư đã sống cho Cái Đẹp mà cuộc sống vật chất thời hiện tại đang làm nó dần mai một. Nhưng một khi còn tôn thờ Cái Đẹp, một khi còn phải sống bằng nghề câu cá thì Santiago vẫn cứ mãi ôm bi kịch trong lòng.

Santiagô đã tự ý thức được những bi kịch về thân phận, về cái đẹp nói chung nhưng không vì thế mà ông lão chịu buông xuôi. Lớp bi kịch trút xuống, ông lão vẫn cứ ngoi lên bằng một phương châm sống: “đừng có ngốc… không chừng mày lại gặp may nhiều đấy” (Tr.85). Cái hy vọng mà Zớt – vị chúa tể của muôn thần trên đỉnh Olanhpơ tự thuở khai thiên lập đã trao tặng cho con người làm vũ khí chống lại muôn loài, chống lại những dục vọng xấu xa, thấp hèn, vươn tới ngày mai tươi sáng hơn.

Đối với một người làm nghề đi biển mà không bắt được cá như ông lão thì bị xem như là vô dụng, không còn tồn tại ở trên đời. Cái bi đát thể hiện ở chỗ ông lão hãy còn sống, còn sức lực nhưng lại bi xem là đã hết thời, đã chết. Không hề thất vọng buồn chán, ông lão lại ra khơi. Không giống như tám mươi tư ngày thất bại trước đó, lần này ông lão quyết tâm đi thật xa để có thể bắt được một con cá như trong huyền thoại, xứng ngang tầm với lão mà lão đã ao ước trong suốt cuộc đời đánh cá của mình. Điều này thật là trớ trêu nếu không muốn nói là nghịch lý, bi kịch bởi ý chí kiên cường nhưng năng lực của bản thân ông lão lại có hạn. Mơ ước đã thành hiện thực nhưng bi hài kịch ở đây là ông lão lại bị chính con cá của mình kéo đi. Lão không còn làm chủ được tình thế, bị con cá điều khiển. Trớ trêu Santiagô lại trở thành nạn nhân của chính con mồi của mình. Nó kéo lão ra khơi, về hướng đông mịt mùng sóng nước. Cuộc giằng co ấy kết thúc bởi chính cái chết của con cá, tưởng rằng như vậy là kết thúc, nhưng không! Bi kịch đến đây vẫn còn rình rập. Máu con cá loang trên đại dương và điều đó đã dẫn dụ đàn cá Mập háu ăn đến. Lão lao vào cuộc chiến không cân sức nên khi vào bờ Santiagô chỉ còn bộ xương trắng. Tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Điều này thật là bi đát. Bộ xương cá ấy chính là những gì còn lại sau cuộc trường trinh vất vả của ngư ông, là thành quả lao động một lần ra khơi hay của cả một đời phấn đấu gian truân. Ấy vậy mà những du khách trên Terace lại không biết đó là bộ xương của loài cá nào và cũng chẳng quan tâm xem ai đã mang nó về, tại sao nó lại như thế và tại sao nó lại nằm đó trong tiếng gầm thét của một ngày tròi động. Cảnh tượng ấy dường như muốn nói, tất cả rồi cũng hư vô cả mà thôi. Điều cao quý với người này lại tầm thường với người kia. Điều nhọc nhằn của người này lại quá bình thường với kẻ khác. Nhân loại từ ngàn xưa đã nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Không chỉ là ngôn ngữ mà còn là mục đích, lí tưởng sống. Đấy là cái bi đát vĩnh hằng.

Chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa khắc kỉ nên con người trong đời thường luôn là những người cô độc. Cô độc- cái chủ đề lớn- luôn thường trực ben Hemingway. Tuy Hemingway đưa lời đề từ: mỗi một người không là đảo riêng hoàn chỉnh (Chuông nguyện hồn ai) nhưng các nhân vật của ông luôn tồn tại như những ốc đảo lẻ loi giữa sa mạc vắng tình người. Cô độc ở Hemingway được xây dựng dưới hai góc độ: bị đẩy vào cô độc và tự nguyện cô độc. Ông lão đánh cá Santiago là người bị đẩy vào cô độc.

Cuộc sống nghèo khổ, đơn độc của ông lão đã gợi lên không khí của một cuộc đời đau khổ, của một xã hội mà sự phân chia giai cấp còn rất nặng nề. Để có thể tồn tại trên cõi đời này, những người như ông lão Santiago phải chầy chật kiếm sống, không một tia hi vọng lạc quan phía trước. Có nhiều con người lao động mang những tâm trạng u uẩn, đau khổ như ông lão, ông chỉ cảm thấy thực sự được sống những phút giây khoan khoái thú vị, được tung hoành cho bằng thích, những khi một mình lênh đênh trên biển cả. Vì ở đó, ông lão có dịp nói to lên những ý nghĩ của mình với chim trời, cá biển, những ý nghĩ giàu nhân ái của một con người lao động dễ say mê với vẻ đẹp thiên nhiên. Tác giả miêu tả được cái sức sống hồn nhiên của người lao động khi sống trước thiên nhiên. Họ ung dung, thơ mộng và dễ thương biết chừng nào. Ta trân trọng những phút giây hạnh phúc của ông lão đánh cá, nhưng dĩ nhiên, không khỏi có chút ngậm ngụi cho cuộc đời nghèo khổ của ông, chưa biết tìm sức mạnh cho mình trong tập thể những người cùng cảnh ngộ.

Những suy nghĩ của Santiago bao giờ cũng là những ý nghĩ lương thiện. Lão đã suy nghĩ nhiều về bản thân mình và con cá Kiếm khi nó bị lôi tuột ra khơi: “Sự lựa chọn của nó là ở trong vùng nước sâu thẳm, tối om, cách xa hết thảy những lưỡi câu, cạm bẫy, lọc lừa. Còn mình thì lại chọn lối đến tìm nó ở nơi cách xa với loài người. Cách xa tất cả laoif người trên trái đất” [ 1,tr40]. Một lần khác vào ban đêm, nhìn lên các vì sao trên trờ lão nghĩ: “Con cá cũng là bạn ta, lão nói lớn.Ta chưa hè được nhìn thấy hay nghe nói về một con cá nào như thế. Nhưng ta phải giết nó. Ta lấy làm mừng vì chúng ta không phải cố giết những vì sao”.[1,tr.58]. Tất cả những ý nghĩ đó của Santiago đều rất gắn bó với quan niệm nhân sinh của lão, vẫn hàm một sự suy nghĩ rất chua chát về thế giới con người, về cái xã hội trong đó lão lọt lòng sinh trưởng.

Sau phút chiến thắng vinh quang kèm được chú cá Kiếm khổng lồ trở về, ông lão đã cảm thấy nơm nớp một mối lo: ở đời, những gì tốt đẹp quá chẳng mấy khi bền. Ông chưa tin về những thành quả lao động của mình. Qủa thế, trên đường về, Santiago bị nhiều đàn cá Mập đến xâu xé miếng mồi và mặc dù đã đem hết tất cả sức mạnh và long căm giận của mình để chỗng đỡ với chúng, cuối cùng ông lão cũng không sao bảo vệ được. Con cá Kiếm mà ông câu được, khi về đến nhà, chỉ còn trơ lại bộ xương. Trên biển cả quan thuộc, ông đã từng yêu tất cả những sinh cật hiền lành nhưng muôn đời ông không sao quên được mối thù với lũ cá Mập, nó tượng trưng cho tất cả những gì hung hãn, khát máu nhất, là nguyên nhân của mọi tai họa cho mọi loài cá hiền lành trên biển cả.

Trong tác phẩm, ta bắt gặp nỗi bi kịch của Santiago, đúng hơn là cả tấn bi hài kịch diễn ra sau lớp ngôn từ:- Những tấm huy chương ư? - Thực khôi hài. Những tính từ anh hùng, xả thân ư? – Thật rỗng tuếch. Liệu bộ xương cá Santiago mang về có thuyết phục dân làng chài ấy tin là danh hiệu ngư dân của ông lão hay còn? – Chưa chắc. Và khi ông lão mãi tự nhủ rằng: “chẳng có ai phải cô đơn trên biển cả” [1,tr.48] thì trên trang sách vẫn cứ hiện diện con người cô độc Santiagô. Tấn bi hài kịch ở đây càng làm tăng thêm nỗi bi đát của nhân vật, như thể nó dự báo về một phát súng.

Câu chuyện ở đây là kể về chuyến đi câu làn thứ tám mươi lăm của ông già, nhưng qua ngòi bút của Hemingway, ta cảm thấy đây chẳng phải chỉ là một câu chuyện đi săn bình thường, một câu chuyện về biển cả, hay về ông già với đàn cá Mập. Chúng ta có thể thấy thấp thoáng đâu đó, bóng dáng một xã hội loài người đầy dẫy những thống khổ và bất công. Giữa người với người với nhang sau, trong cái xã hội mà Santiagô đang sống ở đất liền kia, cũng đang có bao nhiêu đàn cá Mập, hung hãn và tham lam không kém, nó đang ngồi dưng ăn bám, cướp không bao nhiêu của cái mồ hôi nước mắt của người lao động. Trong xã hội ấy, những con người có khí căm thù và lòng dũng cảm, muốn giải phóng đời mình, muốn hưởng những những thành quả lao động mình làm ra nhất định không thể chiến đấu cô đơn. Đó chính là những điều vừa bi vừa hài trong hành trình lao động, chinh phục giấc mơ của ông lão Santiagô.



2.4 Một bản anh hùng ca ca ngợi con người và sức lao động


tải về 216.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương