A. phần mở ĐẦu I. LÝ Do chọN ĐỀ TÀI



tải về 131.94 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích131.94 Kb.
#7260
A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xã hội hiện nay, khi công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào trong lĩnh vực giáo dục đã trở thành một điều tất yếu. Nó có tác dụng làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Đồng thời, Nó cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho sự đổi mới, phương pháp học ở các môn học.

Nhận thức được ý nghĩa đó và việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất nên Tôi đã mạnh dạng học tập và đưa CNTT vào giảng dạy hai năm nay.

Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy, đặc biệt là đối với bộ môn Lịch sử đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin Trong dạy học Lịch sử khối 10 ban cơ bản”, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như một số tiết dạy tôi đã thử nghiệm trong thời gian vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của bộ môn Lịch sử.



B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, nó đòi hỏi con người phải không ngừng nâng cao trình độ và khả năng giải quyết vấn đề để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Vì vậy việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thế kỉ XXI.

Trước thực tiễn mới của giáo dục quốc tế và giáo dục trong nước đặt ra yêu cầu luôn đổi mới không ngừng để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Tồn tại ở trường THPT với tính cách là một khoa học, bộ môn lịch sử có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động … cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học Lịch sử là vô cùng cần thiết.

Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường THPT như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ… . Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện tử (hay giáo án điện tử) các môn nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới việc dạy và học.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Thực tiễn trường THPT Hà Huy Giáp là vùng nông thôn, nên việc Ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế.

            Thực trạng môn lịch Sử còn nhàm chán, chưa thu hút sự chú ý học sinh. Vì vậy tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu CNTT. Đặc biệt  làm thế nào để ứng dụng trong dạy học có hiệu quả.

            III. SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ



1. Đặc trưng của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.

Với tính cách là một khoa học, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không phải là toàn bộ khoa học lịch sử mà chỉ bao gồm những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử.

Bằng những nội dung được chọn lọc và cấu tạo theo yêu cầu của từng cấp học, bộ môn Lịch sử khôi phục lại cho học sinh những kiến thức lịch sử, bức tranh lịch sử gần đúng như nó đã từng tồn tại trong qúa khứ. Tính khoa học của bộ môn đòi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả vẻ bề ngoài của sự kiện, mà còn phải giải thích chúng, chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể, bộ môn lịch sử khái quát sự thật lịch sử để hình thành cho học sinh các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em ngày càng đi sâu hơn vào bản chất của sự kiện lịch sử, theo đúng con đường nhận thức lịch sử.

Tuy nhiên, do đối tượng học tập của bộ môn Lịch sử thuộc về quá khứ, cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất của sự kiện và hiểu sâu về sự kiện lịch sử càng khó. Thêm vào đó, học sinh không thể trực tiếp quan sát (“trực quan sinh động”) đối tượng nghiên cứu như các môn khoa học tự nhiên. Giáo viên cũng không thể tiến hành các thí nghiệm làm sống lại, xây dựng lại các nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong qúa khứ. Vì vậy, giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp học sinh khôi phục lại “bức tranh qúa khứ”, lĩnh hội tri thức lịch sử và hiểu chúng, vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn.

Với đặc trưng trên của bộ môn, việc dạy học lịch sử với sự hỗ trợ của CNTT khá hiệu quả và khả thi. Nhờ sự hỗ trợ của CNTT với các công cụ và phương tiện bao gồm văn bản, hình ảnh, phim diễn hoạt, âm thanh, người giáo viên có thể thực hiện giáo án điện tử với đầy đủ các kênh chữ, kênh hình, âm thanh, qua đó, học sinh không chỉ được rèn luyện các khả năng đọc, nghe, viết nói mà còn quan sát và cảm nhận được các sự kiện. Như vậy, bài giảng điện tử đem lại hiệu qủa đặc biệt trong việc giúp học sinh hình thành biểu tượng lịch sử thông qua trực quan sinh động, nắm bắt và hình dung được các sụ kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.

2. Ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành CNTT với những tiện ích của nó trong việc quản lí và cung cấp thông tin đã có tác dụng to lớn đối với sản xuất và đời sống xã hội. Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin- truyền thông là một trong những công cụ được sử dụng thực hiện đổi mới trong giáo dục đào tạo và đang được các nước trên thế giới quan tâm ứng dụng.

Thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo “…đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học”.

Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính. Toàn bộ kế hoạch lên lớp của giáo viên phải được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện (multimedia) bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển người học.

Khi lên lớp bằng giáo án điện tử, giáo viên phải thực hiện một bài giảng điện tử với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong giáo án điện tử.

Cũng với sự hỗ trợ của máy tính người giáo viên có thể ứng dụng công nghệ vào thiết kế, xây dựng bộ câu hỏi học tập, các bài tập thực hành, đố vui lịch sử, thư viện thông tin… cho học sinh.

Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử có những ưu điểm :

* Đối với giáo viên:

Tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một giáo án điện tử nhưng việc dạy học lịch sử bằng giáo án điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Giáo án đện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu lịch sử… liên quan đến nội dung bài học lịch sử mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.



*Đối với học sinh

Việc học tập lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với qúa khứ hơn, giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, nhờ đó, nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em.



3. SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT VÀO VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

3.1 Giới thiệu khái quát về phần mềm PowerPoint.

Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn ở trường phổ thông, giáo viên có thể chọn lựa nhiều phần mềm khác nhau như: Flash, PowerPoint, Violet (tiếng Việt)… kết hợp với các phần mềm bổ trợ khác. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu của bộ môn lịch sử cũng như khả năng tiếp cận của giáo viên, việc lựa chọn phần mềm PowerPoint qua thực tế sử dụng đã khẳng định được ưu thế so với các phần mềm khác.

PowerPoint là phần mềm đồ họa diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần mềm PowerPoint hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng Việt Nam và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word để đánh văn bản.

Phần mềm Powerpoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: từ việc xây dựng BGĐT của bài nghiên cứu kiến thức mới, cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá và cả hoạt động ngoại khóa.

* Khởi động phần mềm PowerPoint:

1. Nhấp vào nút Start trên thanh tác vụ

2. Trỏ vào Progame

3. Trỏ vào Microsoft Office

4. Nhấp vào Microsoft Office PowerPoint

* Phần mềm này có thể giúp giáo viên:

+ Dễ dàng chèn nội dung văn bản (Text), hình ảnh, video clip, âm thanh (Insert Picture/ Movie? Sound) làm cho các kênh thông tin về sự kiện lịch sử trở nên đa dạng, phong phú, sinh động. Qua đó, góp phần tạo biểu tượng lịch sử một cách rõ nét, giúp học sinh cảm nhận và “xích lại” gần với hiện thực qúa khứ, tránh nhận thức sai lầm, hiện đại hóa lịch sử và hiểu lịch sử đầy đủ, sâu sắc hơn. Đồng thời tạo hứng thú, hình thành trong học sinh tình cảm, thái độ đúng đắn đối với lịch sử cũng như việc học tập bộ môn lịch sử.

Ví dụ: Khi giảng bài Tây âu thời trung đại thì giáo viên chiếu hình ảnh lãnh địa phong kiến , rồi hình ảnh lãnh chúa , nông nô … thì học sinh sẽ hình dung lãnh địa phong kiến bao gồm những vấn đề gì .

+ Tạo các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ (Insert Chart), niên biểu, bảng so sánh (Insert Table)… với nhiều màu sắc, độ chính xác cao, có hiệu ứng hoạt hình và được trình chiếu theo trình tự nội dung vấn đề, theo xu hướng phát triển… giúp học sinh hiểu được bản chất, các mối liên hệ, vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử , hay hệ thống, khái quát những kiến thức đã học, hay làm rõ những điểm giống và khác nhau .

Ví dụ: Khi giảng bài Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Để giúp học sinh nắm được tính chất của cuộc cách mạng tư sản, cũng như hình thành khái niệm cách mạnh tư sản, giáo viên có thể sử dụng bảng so sánh tính chất giữa cuộc cách mạnh tư sản Anh với cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (về mục tiêu, nhiệm vụ, động lực cách mạng, giai cấp lãnh đạo, hình thức, kết qủa, ý nghĩa) bằng cách làm ẩn nội dung trong bảng so sánh đi để học sinh trả lời, sau đó trình chiếu lại nội dung cho các em xem.

+ Dễ dàng tạo và chèn các dạng ký hiệu, biểu tượng thích hợp có sẵn trong Auto Shapes với các định dạng theo điểm, theo đường, theo diện tích… và có thể tăng giảm kích cỡ, thay đổi hướng các ký hiệu tùy ý. Ngoài ra, còn có thể tự biên vẽ các lược đồ, tự thiết kế các biểu tượng đặc biệt, thể hiện được đặc trưng sự kiện lịch sử. Các dạng ký hiệu, lược đồ trên khi được tạo hiệu ứng thích hợp sẽ giúp học sinh nhận thức rõ trình tự qúa trình diễn biến, xác định rõ các địa điểm, khu vực, các hướng di chuyển… qua đó góp phần tạo biểu tựơng rõ nét về không gian, thời gian hay giúp học sinh nắm được các mối liên hệ giữa các yếu tố, sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động cho các đối tượng (văn bản, hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ, bảng biểu…) là một trong những chức năng ưu thế của Powerpoint. Từ Menu Slide Show > Custom Animation >Add Effect giáo viên có thể chọn nhiều hiệu ứng khác nhau cho đối tượng đã được chèn trên Slide. Trong thẻ Add Effect, GV chỉ nên chọn dạng hiệu ứng Entrance, trong dạng này có khoảng hơn 50 kiểu hiệu ứng cụ thể, nhưng chỉ có một số kiểu hiệu ứng thuộc mục Basic, Subtle là phù hợp với yêu cầu xây dựng BGĐT (có thể biểu hiện tốt mục đích sư phạm).

* Xây dựng BGĐT bằng PowerPoint đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng khi tiến hành BGĐT trên lớp lại rất dễ dàng, thuận tiện. GV chỉ cần click chuột hay nhấn phím Enter hay phím  là có thể trình chiếu lần lượt nội dung của bài giảng đã được thiết kế trước đó trên Powerpoint. Điều này cho phép giáo viên trình bày nội dung bài học một cách đa dạng, phong phú, sinh động nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian mà GV bỏ ra cho việc ghi chép, kẻ vẽ lược đồ… trên bảng đen theo lối dạy truyền thống.

3.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ.

Để đạt được một bài học lịch sử hiệu qủa, GV cần tuân thủ quy trình xây dựng BGĐT gồm các bước sau:

- Xây dựng giáo án: bao gồm chuẩn bị nội dung, sưu tập tư liệu điện tử.

- Thiết kế BGĐT: sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng.

- Kiểm định sự hoàn thiện của BGĐT: trình chiếu thử, phát hiện lỗi.

3..2.1 Xây dựng giáo án.

a/ Xác định rõ mục đích yêu cầu của bài học

b/ Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà học sinh cần nắm vững trong tiết học.

c/ Sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu viết, tranh ảnh, phim tư liệu, băng ghi âm có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. Xử lý, số hoá các tư liệu đã chọn lọc sau đó đóng gói vào trong một Folder và đặt file name phù hợp để dễ tìm và nhớ đưa kèm theo khi ghi BGĐT vào CD.



3.2.2 Thiết kế bài giảng:

Xây dựng kế hoạch thiết kế cụ thể của các Slide trình diễn (kịch bản). Dự kiến số slide thích hợp với số lượng đối tượng được lựa chọn để trình diễn và tương ứng với kế hoạch cụ thể mà giáo án lên lớp đã xác định.



3.2.3 Kiểm định sự hoàn thiện của BGĐT.

- Tiến hành thiết kế và chạy thử từng phần rồi toàn bộ các slide (có đối chiếu với trình tự các hoạt động được trình bày trong giáo án), chỉnh sửa nội dung, hình thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng… cho hợp lý hơn với mục tiêu, kế hoạch sư phạm mà giáo án và kịch bản đã đề ra.



3.2.4 Vận dụng trong tiết dạy cụ thể: 

    -  Đề tài không đi quá sâu vào nội dung kiến thức vì GV nào khi lên lớp cũng phải đảm bảo kiến thức cơ bản bài học.

    -  Cải tiến phương pháp là đi sâu khai thác các khía cạnh của bài để nâng chất lượng bài giảng lịch sử.

    -  Minh hoạ cụ thể như sau:



Bài 1 Sự xuất hiện lòai người lớp 10 ban cơ bản

Đây là bài đầu tiên trong chương trình khối 10B Cơ Bản, chính vì vậy trong quá trình giảng giáo án điện tử giáo viên phải hướng các em vào các hoạt động nhận thức tìm hiểu, khám phá tri thức thông qua các bức tranh trong bài trên giáo án điện tử.

Ví dụ: Nếu phần khái niệm cho các em xem hình ảnh và nêu câu hỏi để các em tự tìm tòi và khám phá linh hoạt kiến thức bài học.

Ví dụ: Khi cho các em xem bức tranh quá trình tiến hóa từ người tối cổ thành người hiện đại giáo viên nêu câu hỏi : “Em hãy cho biết quá trình tiến hóa này được diễn ra ở những điểm nào?”.



Sau khi giáo viên cho học sinh xem bức tranh quan sát, trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra về những điểm giống và khác nhau rồi giáo viên chốt lại ý chính cho học sinh thấy được nội dung của vấn đề.

Sau khi giảng xong phần đặc điểm giáo viên lại cho học sinh xem bức hình và đặt câu hỏi: Hãy quan sát bức hình và cho biết đặc điểm của người tối cổ và quá trình tiến hóa từ vượn cổ thành người hiện đại diễn ra như thế nào?

HS quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên





Ví dụ: Trong bài 2: xã hội nguyên thủy lớp 10 BCB

Đến phần 2: Buổi đầu của thời đại kim khí giáo viên cho phần sơ đồ đã thiết kế săn trong giáo án điện tử cho học sinh xem và nhận xét



  • Quá trình tìm thấy đồng đỏ cách đây bao nhiêu năm?

  • Thời kỳ đồng thau xuất hiên cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

  • Cách ngày nay bao nhiêu năm thì đồ sắt suất hiện

Từ đó rút ra hệ quả của việc tìm thấy và sử dụng kim loại trong sản suất và trong cuộc sống?



Ví dụ dạy BÀI 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ

Tóm tắt bài dạy :

- Tổ chức các hoạt động trên lớp:



* Biện pháp tiến hành: Các nhóm lần lượt sử dụng Powerpoint hoặc viết trên giấy roki kết hợp các hình ảnh minh hoạ được in trên giấy để báo cáo kết quả các nội dung đã chuẩn bị trước ở nhà :

Mục 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh (do nhóm 1 trình bày)

-HS sử dụng bản đồ trên máy chiếu giới thiệu 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và trả lời 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi phân công 3 học sinh chuẩn bị, khi trình bày 1 học sinh kể tên các thuộc địa, 1 học sinh giới thiệu vị trí địa lí kinh tế và 1 học sinh dùng thước kẻ hay bút điện tử giới thiệu trên màn hình vị trí địa lí kinh tế và hình ảnh minh họa của từng miền theo lời trình bày của bạn trước cả lớp cùng theo dõi :



+ Kể tên và giới thiệu vị trí địa lí của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được thành lập từ năm nào đến năm nào ? “Trước khi người châu Âu đăt chân tới lục địa nầy, cư dân bản địa là người da đỏ (hay người In-đi-ân) còn sống ở giai đoạn bộ lạc, đất đai thuộc sở hữu chung. Họ sống bằng nghề trồng tỉa hái lượm, đánh cá và săn bắn, thích nghi với việc khai thác nguồn lợi thiên nhiên. Ở đây đã có nền văn minh inca của người da đỏ, họ đã xây dựng được các kim tự tháp Mặt trời còn tồn tại đến ngày nay. Sau cuộc thám hiểm phát hiện ra châu Mĩ của Cô-lôm-bô, từ đầu thế kỉ XVI quá trình xâm thực tàn bạo của thực dân châu Âu đã diễn ra ở lục địa nầy, đầu tiên là người tây Ban Nha, tiếp đến là người Pháp và người Hà Lan. Anh là nước đến sau, nhưng quá trình thực dân hoá Bắc Mĩ của thực dân Anh lại diễn ra mạnh mẽ và có hiệu quả hơn cả. Dựa vào nền kinh tế phát triển với kĩ thuật hơn hẵn các nước châu Âu thời đó, hơn nữa là vị trí độc tôn trên mặt biển của Anh đã đảm bảo cung cấp cho thuộc địa những nhu cầu thiết yếu trong quá trình khai thác “lục địa mới”, giúp Anh củng cố địa vị của mình ở Bắc Mĩ. 13 thuộc địa này lần lượt được thành lập từ năm 1607 (Viếc-gi-ni-a) đến năm 1732 (Gioóc-gi-a), là khu vực đất mới, nằm ở ven bờ biển Đại Tây Dương, rộng và giàu tài nguyên, chia thành ba miền)

+ Miền Bắc gồm các thuộc địa nào, vị trí địa lí và kinh tế ra sao ? “Miền Bắc gồm 4 thuộc địa : Ma-xa-cu-xét, Niu Hăm-sai, Con-nêch-ti-cớt, Rốt Ai-len. Đây là khu vực phát triển công thương nghiệp và ngư nghiệp, là một bộ phận quan trọng của nước Mĩ sau này cả về kinh tế, chính trị và văn hoá”.

+ Miền Trung gồm các thuộc địa nào, vị trí địa lí và kinh tế ra sao ? “Miền Trung gồm 4 thuộc địa : Niu Oóc, Niu Giơ-xi, Đơ-la-oa, Pen-xin-va-ni-a. Đây là khu vực giàu khoáng sản, gỗ … phục vụ cho công nghiệp và ngành đóng tàu”.

+ Miền Nam gồm các thuộc địa nào, vị trí địa lí và kinh tế ra sao ? “Miền Nam gồm 5 thuộc địa : Viếc-gi-ni-a, Mê-ri-len, Ca-rô-lin-na Bắc, Ca-rô-lin-na Nam và Gioóc-gi-a. Đây là khu vực phát triển kinh tế đồn điền, sử dụng lao động nô lệ để sản xuất và phát triển cây công nghiệp”.

+ Chính sách thực dân Anh ở Bắc Mĩ đã dẫn đến hậu quả gì ? (Nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh)

Mục 2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ (do nhóm 2 trình bày)

+ Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh ? (Sự kiện chè Bôx-tơn cuối năm 1773).



+So sánh tương quan lực lựng khi bắt đầu cuộc chiến ? (Anh hơn hẵn vồ số lượng, kinh nghiệm chiến đấu và vũ khí).

+ Tháng 9-1774 Đại hội lục địa lần thứ nhất đã yêu cầu vua Anh điều gì ? (Yêu cầu bãi bỏ hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ nhưng không được vua Anh chấp nhận)

+ Tháng 5-1775 Đại hội lục địa lần hai đã diễn ra sự kiện gì ? (Đại hội lục địa lần hai thành lập Quân đội thuộc địa và bổ nhiệm Oa-sinh-tơn làm Tổng chỉ huy quân đội)



+ Ngày 4-7-1776 Đại hội đã thông qua văn kiện gì ? (Bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc Mĩ)



+ Ý nghĩa của chiến thắng ngày 7-10-1777 ở Xa-ra-tô-ga ? (Tạo nên bước ngoặt cuộc chiến, được nhiều nước châu Âu ủng hộ).



+ Ý nghĩa của chiến thắng trận I-oóc-tao năm 1781 ? (Quân Anh đầu hàng, chiến tranh kết thúc).

Mục 3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập (do nhóm 3 trình bày)

+ Nội dung Hoà ước Véc-xai tháng 9-1783 ? (Hoà ước Véc-xai đượcký Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ)

+ Nội dung Hiến pháp Mĩ năm 1787 ? (Củng cố vị trí nhà nước mới tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” gồm Quốc hội nắm quyền lập pháp, Tổng thống nắm quyền hành pháp và Toà án nắm quyền tư pháp)

+ Ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ ? (Giải phóng Bắc Mĩ, thành lập nhà nước mới mở đường cho CNTB phát triển. Tính chất là cuộc CMTS triệt để thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinhcuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX).

+ So sách các cuộc CMTS ở Hà Lan, Anh và Mĩ ? (CMTS Hà Lan và CMTS Anh mang tính chất CMTS không triệt để vì sau đó vẫn con chế độ phong kiến, CMTS Mĩ mang tính chất CMTS triệt để vì do giai cấp tư sản lãnh đạo sau đó tiếp tục đưa đất nước theo chế độ TBCN).

4. KHAI THÁC TƯ LIỆU QUA INTERNET PHỤC VỤ CÁC BÀI GIẢNG LỊCH SỬ

4.1 Lựa chọn tư liệu như thế nào cho phù hợp với nội dung bài giảng.

Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên quan đến nội dung bài giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh,...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không ít quá, cũng không nhiều quá làm loãng nội dung.

Về nội dung, tư liệu phải liên quan đến nội dung bài giảng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hướng tư duy học sinh đến các nhận định, bài học, nhân vật, sự kiện, địa danh, hiện vật hay ý nghĩa lịch sử. Ví dụ, một bức ảnh chân dung của Nguyên soái Liên Xô Zucôp hay ảnh tư liệu về thành phố Stalingrad trong những ngày hè nóng bỏng năm 1942 sẽ là tư liệu phù hợp cho bài giảng về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Xô Viết.

Về hình thức, nếu đã có một tư liệu là văn bản hay kiến thức thì tư liệu khác nên được cung cấp dưới dạng ảnh. Vì tư liệu là thông tin bổ sung nên những tư liệu ảnh là rất thích hợp vì nó thường mới (chưa được biết trước), truyền đạt nhanh thông qua việc quan sát chứ không phải đọc hay giảng phù hợp với mục đích là tư liệu bổ sung.

Về dung lượng, hiển nhiên thông tin và tư liệu chỉ được chiếm một tỷ lệ vừa đủ cả về thông tin và thời gian cung cấp thông tin. Tư liệu không thể lấn át nội dung chính của bài giảng mà nó bổ sung, làm cho kiến thức được cung cấp được hấp thụ dễ dàng và toàn diện hơn.

4.2 Những hạn chế khi áp dụng bài giảng công nghệ thông tin:

- Quá lạm dụng đến hiệu ứng, kỹ thuật trình diễn trên bài giảng điện tử ví dụ như: tạo các hiệu ứng “bay nhảy” kèm theo âm thanh, trang trí các slide với mầu sắc sặc sỡ, loè loẹt, kết nối với các phim, ảnh lôi cuốn người học, nhưng chuyển tải nội dung rất ít, có khi phản tác dụng giáo dục; lựa chọn nhiều background, phông chữ, màu sắc khác nhau… thiếu tính nhất quán, ít hài hòa và nhất là không thể hiện được tính sư phạm trong cả hình thức lẫn nội dung trình bày.

- Một hạn chế khác mà giáo viên phổ thông thường hay mắc phải là ít chú ý tính hệ thống của kết cấu bài giảng (cách trình bày bảng đen truyền thống thường bảo đảm được yêu cầu này cho đến khi kết thúc tiết học), nội dung trình bày trên các slide gần như độc lập nên khi trình chiếu sang một đề mục mới thì các đề mục trước đó hầu như không còn xuất hiện nữa khiến cho nhận thức lịch sử của học sinh dễ rơi vào sự tản mạn thiếu tính hệ thống.

- Nhiều bài giảng điện tử do giáo viên lạm dụng về thời gian trình chiếu đã không đảm bảo về chất lượng giờ học, không bao quát được tình hình lớp học, tình trạng học sinh ghi chép bài không kịp hoặc không ghi chép nội dung bài học vẫn xảy ra.

Vì vậy chúng ta cần biết cách khai thác Internet để phục vụ bài giảng điện tử.

5. Cách khai thác Internet phục vụ dạy học Lịch sử

5.1 Tìm kiếm tài liệu văn bản:

a. Kích đúp chuột trái (hoặc chuột phải  chọn Open Home Page) vào biểu tượng Internet Explorer trên desktop.



b. Ở thanh Address: gõ địa chỉ của trang tìm kiếm vào: www.google.com.vnEnter.



c. Gõ cụm từ chìa khoá cần tìm kiếm vào, ví dụ: “Văn minh Sông Hồng”,…Enter



d. Kích chuột phải vào tiêu đề của kết quả, chọn Open in New Window. (Có nhiều kết quả, không nhất thiết phải chọn kết quả đầu tiên, muốn có thêm kết quả nữa ta chọn Tiếp ở dưới hoặc chọn số trang liệt kê kết quả 1,2,3,4…)





5.2 Tìm kiếm hình ảnh, bản đồ:

Làm tương tự a,b.



c. Kích chuột trái vào Hình Ảnhgõ từ chìa khoá cần tìm vào  Enter. Ở đây muốn tìm được nhiều hình ảnh thì ta nên chọn từ chìa khoá là tiếng Anh.






d. Trang web sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến từ chìa khoá, có nhiều hình ảnh ở các lĩnh vực và ở các kích cỡ khác nhau, muốn chọn cỡ Trung bình hay lớn thì ta chọn ở khung Hiển thị ở phía dưới. Trang web sẽ tự động sắp xếp các file ảnh để cho ta lựa chọn. Chọn cỡ càng lớn thì kết quả thu được ít hơn.



e. Kích chuột phải vào ảnh cần lấy  Open Link in New Window. Kích chuột phải vào ảnh thu nhỏ ở phía trên  chọn Save Target As… chọn đường dẫn và Save như trên.





Đôi khi lướt web, thấy một hình ảnh (không kể lớn hay bé) muốn lấy về thì ta làm như sau:

Kích chuột phải vào hình ảnh  chọn Save Picture As… chọn đường dẫn và Save như trên. File ảnh này đúng kích thước với ảnh khi đang xem trên web.

Một số website khác:

- http://www.cinet.vnn.vn (website của Bộ VHTT về lịch sử, đất nước, con người Việt Nam)

- http://www.menagerie.net/lyceum (Lịch sử văn hoá thế giới cổ đại)

- http://www.academic.marist.edu/history/hiseuro.htm (Lịch sử Châu Âu

- http://www.fordham.edu/halsall/sbook.html (Lịch sử thế giới trung đại)

- http://www.cinet.vnnew.com/lichsu/indexvn.htm (Lịch sử VN từ thời cổ đại đến 1975)

- http://saigon.vnn.vn/lichsu (Giới thiệu về đất nước, con người và truyền thống VN)

- http:// www .vnthuquan.net (có phần hình ảnh nhân vật LS)

- http://media.vdc.com.vn/top/hochiminh/hcm/index/html (Hồ Chí Minh Toàn Tập)

- http:// www .edu.net.vn (Website của Bộ GD-ĐT)

- http:// www .lichsuvietnam.vn

- http:// www .lichsuvietnam.vn

- Thư viện tư liệu giáo dục (http:// www .lichsuvietnam.vn)

- Tư viện bài giảng (http:// www .lichsuvietnam.vn)

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Qua quá trình giảng dạy, khi áp dụng các phương pháp này đã tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy thuận lợi hơn, giáo viên có thể tiếp cận với học sinh dễ dàng hơn, nhất là các học sinh yếu kém . Đối với các em giỏi, khá, trung bình các em có ưu thế nhiều trong việc khai thác sâu kiến thức qua đoạn tư liệu, kênh hình…, đồng thời các em sẽ được bổ sung thêm lượng kiến thức mới .

Năm 2013-2014 kết quả thực hiện đối với một lớp áp dụng dạy CNTT cuối học kì I là 10B1 và lớp không dạy CNTN là lớp 10B2:

Lớp



Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

kém

Cả lớp

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

10B1

12

32.4%

9

24.3%

6

16.2%

9

24.3%

1

2.8%

37

10B2

4

11.1%

11

30.6%

7

19.4%

11

30.6%

2

8.3%

36
Qua kết quả học kì I 2013-2014 thử nghiệm áp dụng công nghệ thông tin, bản thân tôi nhận thấy chất lượng học tập giữa lớp 10B1 và 10B2 có sự khác biệt lớn, tỉ lệ học sinh khá giỏi lớp 10B1 cao hơn lớp 10B2 và tỉ lệ học sinh yếu kém lớp 10B1 giảm hơn so với lớp 10B2.

Năm 2014-2015 kết quả thực hiện đối với một lớp áp dụng dạy CNTT cuối học kì I là 11A2 và lớp không dạy CNTN là lớp 11A3:



Lớp



Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

kém

Cả lớp

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

Số HS

Tỉ lệ

11A2

16

48.5%

10

30.3%

5

15.2%

2

6%

0

0%

33

11A3

20

48.8%

11

26.8%

5

12.2%

5

12.2%

0

0%

41
Qua kết quả học kì I 2014-2015 tiếp tục thử nghiệm áp dụng công nghệ thông tin, ở 2 lớp 11A2 và 11A3 tỉ lệ học sinh khá giỏi lớp 11A2 cao hơn lớp 11A3 và tỉ lệ học sinh yếu kém lớp 11A2 giảm hơn so với lớp 11A3.

Qua kết quả vừa đạt được càng củng cố niềm tin cho bản thân tôi đẩy mạnh hơn nữa ở những năm học tiếp theo.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc dạy học theo phương pháp hiện đại còn có nhiều vấn đề hạn chế, có bài học thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Nhưng cũng có tiết học khó khăn, đạt hiệu quả thấp. Vì vậy mỗi giáo viên cần tích cực học hỏi, áp dụng thành thạo khi đó giảng dạy CNTN hiệu quả hơn.

Trong giờ dạy CNTT học sinh không còn chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều rất thích thú, sôi động, tập trung làm tiết học thêm sinh động.



C. KẾT LUẬN

Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đòi hỏi chúng ta không ngừng thay đổi, và việc ứng dụng CNTT vào dạy học là cách để thay đổi phương pháp dạy học và ứng dụng các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.



Đối với môn Lịch sử, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình minh họa. Có thể là hình ảnh mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng hay hình ảnh các vùng kinh tế,diện tích lãnh thổ của vùng văn hóa nào đó... Nếu chỉ trình bày suông, chúng tôi nghĩ cũng chẳng có vấn đề gì cả, nhưng tại sao khi chúng ta đã chấp nhận làm giáo án điện tử chúng ta lại không làm bài tập phong phú hơn? Hiện tại những hình ảnh minh họa cho các nội dung nói trên tương đối nhiều trên Internet. Tôi thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình ảnh cần minh họa cho bài giảng thì người thầy nào cũng sẵn lòng cả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên,không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn của chúng ta. Chính vì vậy chúng ta cần có kĩ năng xử lí hình ảnh tốt hơn , để đem lại hiệu quả cao hơn . Thực tế việc ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao .





Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 131.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương